Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.02 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Sống mãi hình tượng thiếu nhi trong thơ Bác Hồ
<b>(GD&TĐ) - Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hố</b>
<b>thế giới, mà còn là một nhà thơ lớn. Đối tượng phản ánh trong thơ Bác rất phong</b>
<b>phú, trong đó thiếu niên, nhi đồng chiếm một vị trí rất quan trọng, với số lượng</b>
<b>không nhỏ. Thơ Bác viết cho thiếu nhi được thể hiện qua các thể thơ truyền thống</b>
<b>của dân tộc, ngôn ngữ dể hiểu, ý tứ rõ ràng, mang tính giáo dục rất cụ thể mà sâu</b>
<b>sắc. </b>
Bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi là bài “Kêu gọi thiếu nhi”, viết năm 1941, trong
đó Bác khẳng định
<i> “… trẻ em như búp trên cành,</i>
<i> Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan…”</i>
Thế nhưng, trong điều kiện cách mạng chưa thành cơng, dân ta cịn trong vịng nơ lệ, thì
các em cũng chưa có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.Từ đó bác kêu gọi thiếu nhi trong
cả nước đồn kết góp sức chung tay cùng người lớn trong cơng cuộc giải phóng nước
nhà:
<i> “…Vậy nên trẻ em nước ta</i>
<i> Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh</i>
<i> Người lớn cứu nước đã đành,</i>
<i> Trẻ em cũng góp phần mình một tay…”</i>
Và với tinh thần lạc quan tin tưởng vào ngày cách mạng thành công, Bác khẳng định một
cách chắc chắn rằng:
<i> “…Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây</i>
<i> Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng…”</i>
Đặc biệt trong bài thơ Trẻ chăn trâu” viết năm 1942, Bác không chỉ cảm thông chia sẻ nỗi
thống khổ cùng các em sống trong điều kiện cùng cực, mà còn chỉ ra nguyên nhân của sự
thống khổ ấy:
Từ đó, Bác như hịa vào đời sống của thiếu nhi Việt Nam, nâng các em lên thành một bộ
phận quan trọng của lực lượng cách mạng, chỉ ra con đường để các em phấn đấu vươn lên
làm chủ cuộc đời mình:
<i> “…Nhi đồng cứu quốc, hội ta</i>
<i> Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh</i>
<i> Ấy là bộ phận Việt Minh…”</i>
Ảnh tư liệu
Thơ chúc Tết trung thu là một trong những nét đặc sắc của thơ Bác. Tuỳ theo điều kiện
hoàn cảnh của đất nước mà Bác có thơ chúc tết trung thu với những lời dạy bảo ân cần,
chia sẽ, chăm sóc chu đáo phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng. Nhân dịp trung thu
năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của nhân dân ta đi vào giai đoạn
phản công, trong niềm vui chung ấy, niềm yêu thương của Bác đối với thiếu niên nhi
<i> Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng</i>
<i> Sau đây Bác viết mấy dòng</i>
<i> Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung…” </i>
Trung thu năm 1952, Bác lại gửi cho các cháu thiếu niên, nhi đồng bài thơ chúc tết Trung
thu thấm đẫm tình thương yêu, nhưng cũng định hướng cho các em những mục tiêu phấn
đấu rất cụ thể:
<i> “…Ai yêu các nhi đồng</i>
<i> Bằng Bác Hồ Chí Minh</i>
<i> Tính các cháu ngoan ngoãn</i>
<i> Mặt các cháu xinh xinh</i>
<i> Mong các cháu cố gắng </i>
<i> Thi đua học và hành</i>
<i> Tuổi nhỏ làm việc nhỏ</i>
<i> Tuỳ theo sức của mình</i>
<i> Để tham gia kháng chiến</i>
<i> Để gìn giữ hồ bình</i>
<i> Các cháu hãy xứng đáng</i>
<i> Cháu Bác Hồ Chí Minh…”</i>
Lời thơ đã trở thành lời ca bất hủ cho bài hát truyền thống của thiếu nhi Việt Nam hơn
nữa thế kỷ nay mỗi dịp Trung thu về.
Trung thu năm 1953, lời thơ chúc tết Trung thu của Bác lại mang một niềm vui khác, mà
theo như Giáo sư Hoàng Xuân Nhị nhận định là như một bản báo cáo nghiêm túc với các
cháu nhi đồng những đặc điểm nổi bật trong năm của đất nước, với một thái độ quí trọng
<i> Các cháu khôn lớn</i>
<i> Bác rất vui lòng.</i>
<i> Thu này Bác gửi thơ chung</i>
<i> Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa.</i>
<i> Thu này hơn những thu qua,</i>
<i> Kháng chiến thắng lợi gấp ba bốn lần…</i>
<i> Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông</i>
<i> Đưa tin thắng lợi, cờ hồng tung bay.</i>
<i> Các cháu vui thay, Bác cũng vui thay,</i>
<i> Thu sau so với thu này vui hơn…”</i>
Trung thu năm 1954, sau khi có thư chúc tết các em, Bác cịn viết hai câu thơ như một lời
dự đoán tiên tri cho những mùa trung thu sau của đất nước:
<i> “…Bao giờ Nam Bắc một nhà</i>
<i> Các cháu xúm xít thì ta vui lịng…”</i>
Có thể nói, thơ viết về thiếu niên nhi đồng của Bác hồ là một tài sản tinh thần vô giá đối
với các thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Bởi trong đó các em khơng chỉ được sống trong tình
thương u bao la của Bác, mà cịn tìm thấy cho mình những bài học thiết thực để phấn
đấu vươn lên thành con ngoan, trò giỏi, thành những người chủ thực sự của tương lai
nước nhà.
Mặc dù, đã 43 năm Bác đi xa, nhưng những vần thơ của Bác vẫn sống mãi với thời gian,
thấm đẫm tình yêu thương bao la của Bác Hồ đối với các thế hệ mầm non đất nước. Ngày
nay cứ mỗi dịp quốc tế thiếu nhi hay tết trung thu về, đọc lại những vần thơ của Bác,
càng hiểu thêm tấm lòng nhân ái bao la và tầm nhìn xa trong rộng của Bác đối với sự
nghiệp chăm sóc bồi dưỡng giáo dục cho các thế hệ tương lai của đất nước.