Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Bài giảng Thực tập Đo lường cảm biến - CĐ Giao thông Vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 125 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
------------------0O0------------------



BÀI GIẢNG

THỰC TẬP ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIEÁN

LƯU HÀNH NỘI BỘ, NĂM 2016


LỜI NÓI ĐẦU

N

hững năm gần đây, với sự tiến bộ và ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của
các ngành khoa học kỹ thuật đã tác động tích cực vào đời sống, sinh hoạt,
lao động sản xuất và nói chung nó tác động đến mọi lónh vực của đời
sống xã hội. Yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở thành mục tiêu phấn
đấu để phát triển nền sản xuất công nghiệp của đất nước, đóng góp tích cực vào
mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Giáo trình “ Thực TẬP Đo Lường & CẢM BIẾN” đáp ứng những yêu cầu
cơ bản trong lónh vực đào tạo ngành nghề điện của Trường Cao Đẳng Giao Thông
Vận Tải TPHCM. Giáo trình phục vụ giảng dạy cho đối tượng là sinh viên Cao
Đẳng và là tài liệu nghiên cứu tham khảo cho sinh viên – học sinh trong các lónh
vực ngành nghề có liên quan, với mong muốn góp phần đổi mới nâng cao chất
lượng giảng dạy, học tập cho Giảng viên và học sinh, sinh viên ngành Điện và các
ngành khác có nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo…
Quá trình biên soạn không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được


những ý kiến đóng góp.
Trân trọng cảm ơn.
NGƯỜI BIÊN SOẠN

Trang 1


Bài thực tập

1
ĐO ĐIỆN ÁP

A. MỤC TIÊU :
Sau bài học này, người học có khả năng :
- Trình bày và giải thích được nguyên tắc đo đại lượng điện áp.
- Biết sử dụng dụng cụ đo, phương pháp đo, đo và đọc đúng trị số đo điện áp
một chiều .
- Biết sử dụng dụng cụ đo, phương pháp đo, đo và đọc đúng trị số đo điện áp
xoay chiều .

B. DỤNG CỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG :
- Vôn kế đo điện áp một chiều.
- Vôn kế đo điện áp xoay chiều.
- Mô hình mạch đo điện áp phụ tải điện.

C. CÁC YÊU CẦU KHI THỰC HÀNH :
- Thực hiện đúng quy trình thao tác.
- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ.
- Đảm bảo an toàn cho linh kiện, thiết bị, sau khi thực hành các linh kiện vẫn
có thể hoạt động tốt.


D. NỘI DUNG :
I. NGUYÊN TẮC ĐO ĐIỆN ÁP
V

Tải 1

Tải 2

Tải 3

Nguồn

V
Hình 2.1 : Cách mắc vôn kế đo điện áp
 Để đo điện áp rơi trên tải : mắc song song vôn kế với tải cần đo điện áp.

Trang 2


 Để đo điện áp nguồn điện : mắc 2 cực tính vôn kế vào 2 cực tính của nguồn
điện cần đo điện áp.
II. ĐO ĐIỆN ÁP 1 CHIỀU
1/ Dụng cụ đo:
_ Là dụng cụ đo điện áp chuyên dùng đo điện áp 1 chiều.
_ Vôn kế thường được chế tạo theo hai kiểu cơ cấu chỉ thị kim kiểu từ điện và
điện từ.
_ Thang đo các Vôn kế thường không tuyến tính, vạch chia không đều. Chỉ số
được ghi trực tiếp trên thang đo hoặc có thể suy ra dựa theo chiều cao của vạch
chia và chỉ số tầm đo lớn nhất.

_ Ngỏ ra tiếp xúc đo gồm 2 cực tính có phân cực (+) và (-). Khi lắp dụng cụ đo
vào mạch cần lưu ý đúng cực tính, tránh hiện tượng kim quay ngược.

Hình 2.2 : Vôn kế đo điện áp một chiều
2/ Cách thức đo:

Hình 2.3 : Cách mắc vôn kế đo điện áp một chiều
 Để đo điện áp rơi trên tải : mắc song song vôn kế với tải cần đo điện áp đúng
theo chiều điện áp phân cực trên tải điện 1 chiều.
 Để đo điện áp nguồn điện : mắc 2 cực tính vôn kế vào 2 cực tính của nguồn điện
cần đo điện áp đúng theo dấu phân cực (+) và (-).
3/ Kỹ thuật an toàn :
_ Kiểm tra độ chính xác của mạch đo.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đo đúng chiều phân cực (+) và (-).
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xuùc …

Trang 3


III. ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU
1/ Dụng cụ đo:
_ Là dụng cụ đo điện áp chuyên dùng đo điện áp xoay chiều.
_ Vôn kế thường được chế tạo theo hai kiểu cơ cấu chỉ thị kim kiểu từ điện và
điện từ.
_ Thang đo các Vôn kế thường không tuyến tính, vạch chia không đều. Chỉ số
được ghi trực tiếp trên thang đo hoặc có thể suy ra dựa theo chiều cao của vạch

chia và chỉ số tầm đo lớn nhất.
_ Do đặc tính dòng điện xoay chiều nên ngỏ ra tiếp xúc đo gồm 2 cực tính của
vôn kế không cần phân biệt, khi lắp dụng cụ đo vào mạch không cần lưu ý
đúng cực tính và hiện tượng kim quay ngược.

Hình 2.4 : Vôn kế đo điện áp xoay chiều
2/ Cách thức đo:

Hình 2.5 : Cách mắc vôn kế đo điện áp xoay chiều
 Để đo điện áp rơi trên tải : mắc song song vôn kế với tải cần đo điện áp .
 Để đo điện áp nguồn điện : mắc 2 cực tính vôn kế vào 2 cực tính của nguồn điện
cần đo điện áp .
3/ Kỹ thuật an toàn :
_ Kiểm tra độ chính xác của mạch đo.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …

Trang 4


IV. KHUẾCH ĐẠI ĐO ĐIỆN ÁP
_ Trong một số trường hợp tín hiệu đo về điện áp xoay chiều có trị số quá lớn
hoặc quá nhỏ ngoài khả năng đo của dụng cụ thiết bị đo điện áp, khi đó
muốn đo được điện áp ta dùng thêm thiết bị gọi là biến áp đo lường.
_ Thiết bị này có cấu tạo giống như một biến áp cách ly, gồm 2 cuộn dây sơ
cấp và thứ cấp quấn trên khung sắt từ. Các cuộn dây quấn sơ cấp và thứ cấp
có số vòng dây quấn khác nhau, thông qua đó sẽ tạo ra tỉ số biến áp là tăng

áp hoặc hạ áp. Thông thường để tiện cho việc tính toán xác định kết quả trị
số đo, nhà sản xuất tạo cho biến áp đo lường có hệ số khuếch đại là số
nguyên. Sau khi đo, trị số thật của kết quả đo sẽ được tăng lên hoặc giãm đi
tương ứng theo hệ số khuếch đại của biến áp đo lường.
_ Nguyên tắc lắp mạch đo dùng biến áp đo lường là cuộn dây sơ cấp mắc
song song với điện áp đo cần khuếch đại, ngõ ra cuộn thứ cấp mắc vào các
cực tính của vôn kế xoay chiều. Khi mạch đo hoạt động chỉ số trên vôn kế là
trị số đo áp đã bị khuếch đại, trị số đo thật phải tính toán tăng lên hoặc giãm
đi tương ứng theo hệ số khuếch đại của biến áp đo lường.

E. THỰC HÀNH :
1/ Đo điện áp 1 chiều rơi trên các phần tử mạch :
a) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc nối tiếp :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 2.7 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc nối tiếp
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 2.8 : Mạch 3 bóng đèn nối tiếp hoạt động với nguồn 1 chiều
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
Trang 5



_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 2.9 : Cách mắc vôn kế đo điện áp 3 bóng đèn mắc nối tiếp
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .
b) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc song song :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 2.10 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc song song
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 2.11 : Mạch 3 bóng đèn song song hoạt động với nguồn 1 chiều

Trang 6



_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 2.12 : Cách mắc vôn kế đo điện áp 3 bóng đèn mắc song song
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .
c) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc hổn hợp :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 2.13 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc hổn hợp
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Trang 7



Hình 2.14 : Mạch 3 bóng đèn mắc hổn hợp hoạt động với nguồn 1 chiều
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 2.15 : Cách mắc vôn kế đo điện áp 3 bóng đèn mắc hổn hợp
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .
2/ Đo điện áp xoay chiều rơi trên các phần tử mạch :
a) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc nối tiếp :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 2.16 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc nối tiếp
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Trang 8



Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 2.17 : Mạch 3 bóng đèn nối tiếp hoạt động với nguồn xoay chiều
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 2.18 : Cách mắc vôn kế đo điện áp 3 bóng đèn mắc nối tiếp
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .
b) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc song song :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 2.19 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc song song
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.

Trang 9



_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 2.20 : Mạch 3 bóng đèn song song hoạt động với nguồn xoay chiều
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 2.21 : Cách mắc vôn kế đo điện áp 3 bóng đèn mắc song song
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .
c) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc hổn hợp :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 2.22 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc hổn hợp
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
Trang 10



_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 2.23 : Mạch 3 bóng đèn mắc hổn hợp hoạt động với nguồn xoay chiều
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 2.24 : Cách mắc vôn kế đo điện áp 3 bóng đèn mắc hổn hợp
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .

Trang 11


F. BÀI TẬP
1\ Thực hiện các bước thực hành đo điện áp 1 chiều trên các phần tử mạch
mắc nối tiếp ?
2\ Thực hiện các bước thực hành đo điện áp 1 chiều trên các phần tử mạch
mắc song song ?

3\ Thực hiện các bước thực hành đo điện áp 1 chiều trên các phần tử mạch
mắc hổn hợp ?
4\ Thực hiện các bước thực hành đo điện áp xoay chiều trên các phần tử
mạch mắc nối tiếp ?
5\ Thực hiện các bước thực hành đo điện áp xoay chiều trên các phần tử
mạch mắc song song ?
6\ Thực hiện các bước thực hành đo điện áp xoay chiều trên các phần tử
mạch mắc hổn hợp ?

Trang 12


Bài thực tập

2
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

A. MỤC TIÊU :
Sau bài học này, người học có khả năng :
- Trình bày và giải thích được nguyên tắc đo đại lượng cường độ dòng điện.
- Biết sử dụng dụng cụ đo, phương pháp đo, đo và đọc đúng trị số đo cường
độ dòng điện một chiều và cường độ dòng điện xoay chiều.

B. DỤNG CỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG :
- Ampe kế đo cường độ dòng điện một chiều.
- Ampe kế đo cường độ dòng điện xoay chiều.
- Mô hình mạch đo cường độ dòng điện phụ tải.

C. CÁC YÊU CẦU KHI THỰC HÀNH :
- Thực hiện đúng quy trình thao tác.

- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ.
- Đảm bảo an toàn cho linh kiện, thiết bị, sau khi thực hành các linh kiện vẫn
có thể hoạt động tốt.

D. NỘI DUNG :
I. NGUYÊN TẮC ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
A

TẢI

NGUỒN
Hình 3.1 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện
 Khi tải được cấp nguồn, sẽ có một cường độ dòng điện chạy qua tải. Để đo
cường độ dòng điện chạy qua tải ta dùng đồng hồ Ampe kế mắc nối tiếp với
mạch tải cần đo.
 Trong một mạch điện hỗn hợp vừa có nối tiếp vừa có song song, theo yêu
cầu cần biết cường độ dòng điện của mạch chính ta mắc nối tiếp Ampe kế
vào đường dây chính, còn các trường hợp cần xác định cường độ dòng điện tại
các mạch rẽ ta mắc đồng hồ ampe kế tại đầu các mạch rẽ.
II. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 1 CHIỀU
1/ Dụng cụ đo:
_ Là dụng cụ đo điện chuyên dùng đo cường độ dòng điện 1 chiều.
Trang 13


_ Ampe kế thường được chế tạo theo kiểu cơ cấu chỉ thị kim kiểu điện từ.
_ Thang đo các Ampe kế thường không tuyến tính, vạch chia không đều. Chỉ
số được ghi trực tiếp trên thang đo hoặc có thể suy ra dựa theo chiều cao của
vạch chia và chỉ số tầm đo lớn nhất.
_ Ngỏ ra tiếp xúc đo gồm 2 cực tính có phân cực (+) và (-). Khi lắp dụng cụ đo

vào mạch cần lưu ý đúng cực tính, tránh hiện tượng kim quay ngược.

Hình 3.2 : Ampe kế đo dòng điện một chiều
2/ Cách thức đo:

Hình 3.3 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện một chiều
 Để đo cường độ dòng điện đi qua phụ tải điện : mắc nối tiếp Ampe kế với tải
cần đo cường độ dòng điện đúng theo chiều dòng điện phân cực trên tải điện 1
chiều đi từ dương (+) sang âm (-).
3/ Kỹ thuật an toàn :
_ Kiểm tra độ chính xác của mạch đo.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đo đúng chiều phân cực (+) và (-).
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
III. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
1/ Dụng cụ đo:
_ Là dụng cụ đo điện chuyên dùng đo cường độ dòng điện xoay chiều.
_ Ampe kế thường được chế tạo theo kiểu cơ cấu chỉ thị kim kiểu điện từ.

Trang 14


_ Thang đo các Ampe kế thường không tuyến tính, vạch chia không đều. Chỉ
số được ghi trực tiếp trên thang đo hoặc có thể suy ra dựa theo chiều cao của
vạch chia và chỉ số tầm đo lớn nhất.
_ Do đặc tính dòng điện xoay chiều nên ngỏ ra tiếp xúc đo gồm 2 cực tính của
Ampe kế không cần phân biệt, khi lắp nối tiếp dụng cụ đo vào mạch không

cần lưu ý cực tính và hiện tượng kim quay ngược.

Hình 3.4 : Ampe kế đo dòng điện xoay chiều
2/ Cách thức đo:

Hình 3.5 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện xoay chiều
 Để đo cường độ dòng điện đi qua phụ tải điện : mắc nối tiếp Ampe kế với phụ
tải điện cần đo cường độ dòng điện đi qua.
3/ Kỹ thuật an toàn :
_ Kiểm tra độ chính xác của mạch đo.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
IV. KHUẾCH ĐẠI ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
_ Trong một số trường hợp tín hiệu đo về cường độ dòng điện xoay chiều có
trị số quá lớn ngoài khả năng đo của dụng cụ thiết bị đo dòng điện, khi đó
muốn đo được cường độ dòng điện ta dùng thêm thiết bị gọi là biến dòng đo
lường.
_ Thiết bị này có cấu tạo giống như một biến áp cách ly, gồm 2 cuộn dây sơ
cấp và thứ cấp quấn trên khung sắt từ. Các cuộn dây quấn sơ cấp và thứ cấp

Trang 15


có số vòng dây quấn khác nhau và đặc biệt là tiết diện dây quấn có kích cở
khá lớn, thông qua đó sẽ tạo ra tỉ số biến dòng . Thông thường để tiện cho
việc tính toán xác định kết quả trị số đo, nhà sản xuất tạo cho biến dòng đo
lường có hệ số khuếch đại là số nguyên. Sau khi đo, trị số thật của kết quả đo

sẽ được tính toán tương ứng theo tỉ số của biến dòng đo lường.
_ Nguyên tắc lắp mạch đo dùng biến dòng đo lường là cuộn dây sơ cấp mắc
nối tiếp với dòng điện đo cần khuếch đại, ngõ ra cuộn thứ cấp mắc vào các
cực tính của ampe kế xoay chiều. Khi mạch đo hoạt động chỉ số trên ampe
kế là trị số đo cường độ dòng điện đã bị khuếch đại, trị số đo thật phải tính
toán tương ứng theo tỉ số của biến dòng đo lường.

E. THỰC HÀNH :
1/ Đo cường độ dòng điện 1 chiều đi qua các phần tử mạch :
a) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc nối tiếp :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 3.7 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc nối tiếp
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 3.8 : Mạch 3 bóng đèn nối tiếp hoạt động với nguồn 1 chiều
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch ño.

Trang 16



Hình 3.9 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện 3 bóng đèn mắc nối tiếp
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .
b) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc song song :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 3.10 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc song song
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 3.11 : Mạch 3 bóng đèn song song hoạt động với nguồn 1 chiều
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.

Trang 17



_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 3.12 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện 3 bóng đèn mắc song song
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .
c) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc hổn hợp :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 3.13 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc hổn hợp
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Trang 18


Hình 3.14 : Mạch 3 bóng đèn mắc hổn hợp hoạt động với nguồn 1 chiều

_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 3.15 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện 3 bóng đèn mắc hổn hợp
_ Cấp nguồn áp 1 chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo điện áp .
2/ Đo cường độ dòng điện xoay chiều đi qua các phần tử mạch :
a) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc nối tiếp :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Hình 3.16 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc nối tiếp
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.

Trang 19


_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc …

Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 3.17 : Mạch 3 bóng đèn nối tiếp hoạt động với nguồn xoay chiều
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 3.18 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện 3 bóng đèn mắc nối tiếp
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo dòng điện .
b) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc song song :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Trang 20


Hình 3.19 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc song song
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản

trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 3.20 : Mạch 3 bóng đèn song song hoạt động với nguồn xoay chiều
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Hình 3.21 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện 3 bóng đèn mắc song song
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo dòng điện.
c) Mạch đo 3 phần tử mạch mắc hổn hợp :
Bước 1 : Lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý.
Trang 21


Hình 3.22 : Mạch đấu ghép 3 bóng đèn mắc hổn hợp
Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn.
_ Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch thí nghiệm.
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản

trở khó chạm khó tiếp xúc …
Bước 3 : Vận hành mạch chưa lắp dụng cụ đo.

Hình 3.23 : Mạch 3 bóng đèn mắc hổn hợp hoạt động với nguồn xoay chiều
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đánh giá hoạt động của mạch đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 4 : Lắp dụng cụ đo và vận hành mạch đo.

Trang 22


Hình 3.24 : Cách mắc ampe kế đo dòng điện 3 bóng đèn mắc hổn hợp
_ Cấp nguồn áp xoay chiều vào mạch.
_ Đọc kết quả đo và ghi nhận trị số đo.
_ Ngắt nguồn cung cấp.
Bước 5 : Tổng kết đánh giá.
_ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo.
_ Tổng hợp kết quả ghi nhận ở bước 4.
_ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo dòng điện.

F. BÀI TẬP
1\ Thực hiện các bước thực hành đo cường độ dòng điện một chiều đi qua các
phần tử mạch mắc nối tiếp ?
2\ Thực hiện các bước thực hành đo cường độ dòng điện một chiều đi qua các
phần tử mạch mắc song song ?
3\ Thực hiện các bước thực hành đo cường độ dòng điện một chiều đi qua các
phần tử mạch mắc hổn hợp ?
4\ Thực hiện các bước thực hành đo cường độ dòng điện xoay chiều đi qua
các phần tử mạch mắc nối tiếp ?

5\ Thực hiện các bước thực hành đo cường độ dòng điện xoay chiều đi qua
các phần tử mạch mắc song song ?
6\ Thực hiện các bước thực hành đo cường độ dòng điện xoay chiều đi qua
các phần tử mạch mắc hổn hợp ?

Trang 23


Bài thực tập

3
ĐO ĐIỆN TRỞ, ĐIỆN DUNG, ĐIỆN CẢM

A. MỤC TIÊU :
Sau bài học này, người học có khả năng :
- Trình bày và giải thích được các phương pháp đo đại lượng điện trở, điện
dung, điện cảm.
- Biết sử dụng dụng cụ đo, phương pháp đo, đo và đọc đúng trị số đo điện
trở, điện dung, điện cảm.

B. DỤNG CỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG :
- Mô hình mạch đo điện trở, điện dung, điện cảm dùng Vôn kế và Ampe kế.
- Mô hình mạch đo điện trở, điện dung, điện cảm dùng mạch cầu đo cân
bằng.

C. CÁC YÊU CẦU KHI THỰC HÀNH :
- Thực hiện đúng quy trình thao tác.
- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ.
- Đảm bảo an toàn cho linh kiện, thiết bị, sau khi thực hành các linh kiện vẫn
có thể hoạt động tốt.


D. NỘI DUNG :
I. ĐO ĐIỆN TRỞ
1. Đo dùng vôn kế và ampe kế
_ Nguyên tắc của phương pháp đo điện trở dùng Vôn kế và Ampe kế được áp
dụng dựa trên nguyên lý của định luật Ohm. Khi ta xác định được 2 đại lượng
dòng, áp trên phần tử mạch thì có thể suy ra đại lượng còn lại thông qua việc
tính toán. Đây là phương pháp xác định phần tử điện trở đang hoạt động (đo
nóng) theo yêu cầu. Có hai cách mắc mạch để đo điện trở:

Hình 4.1 : Mạch đo R vôn kế mắc trước, ampe kế mắc sau
Trang 24


×