Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai 6 cn8 thi bdtd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.41 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần:……….. Tiết:………… Gv: Lê Ngọc Quang. Ngày soạn:……………….. Ngày dạy:………………… BÀI 6: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY. I.Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu, chóp cầu, đới cầu nón cụt,.... 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ các vật thể và các hình chiếu của hình trụ, hình nó, hình cầu. - Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu 3.Thái độ: - Rèn ý thức học tập nghiêm túc tự giác và hiệu quả. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung SGK ,tham khảo SGV,Giáo trình vẽ kỹ thuật . - Chuẩn bị các hình 6.1 đến 6.5 phóng to. - Mô hình các vật mẫu :hình trụ ,hình nón,hình cầu. 2. Học sinh : - Học bài cũ và xem trước bài 6 III.Phương pháp dạy học :Trọng tâm dùng phương pháp trực quan,vấn đáp,thảo luận nhóm. huấn luyện - luyện tập,quan sát.họat động cá nhân, thực hành trên giấy. IV. Hoạt động dạy học. 1.Ổn định lớp :Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp (1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ :(5 phút)  Câu hỏi 1 : Thế nào là khối đa diện? -> Trả lời : Khối đa diện do nhiều hình đa giác phẳng ghép lại với nhau.  Câu hỏi 2 : Mỗi hình chiếu thể hiện được mấy kích thước? -> Trả lời : Mỗi hình chiếu thể hiện được hai trong ba kích thước : chiều dài, chiều rộng, chiều cao của khối đa diện. 3.Bài mới: (2 Phút) - Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều vật thể có dạng khối tròn xoay. Những vật thể đó có thể gặp trong nhà bếp (như : cái chén, chai thuỷ tinh, dĩa, . . .), trên bàn học (lọ cắm bút, vỏ bút bi, . . .) hoặc nhiều loại vật dụng gia đình khác (chụp đèn, bình hoa, . . .). Để nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp và đọc được bản vẽ của chúng chúng ta cùng nghiên cứu bài 6: “BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY”.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH. NỘI DUNG GHI BẢNG. Hoạt độngI: Tìm hiểu các khối tròn xoay :7 phút GV:Đặt lên bàn một số khối hình sẽ phải I. Khối tròn xoay : NC .Em hãy quan sát và cho biết tên gọi các - Khối tròn xoay được tạo thành khi hình trên? quay một hình phẳng quanh một trục cố HS: quan sát,trả lời. định của hình. GV:Trong đời sống hằng ngày em còn thấy có những hình tròn xoay nào khác? Theo em các vật đó được tạo ra theo cách nào? HS: Vật có dạng hình tròn xoay trong đời sống: Bát, đĩa ,chai, lọ, chum ,vại ,bóng đèn....... -Để tạo thành khối tròn xoay ta quay các dạng hình phẳng quanh một trục của hình. GV: ; yêu cầu HĐ nhóm (3 phút) điền từ còn thiếu trong ba phát biểu ĐN hình ở SGK(23) HS:hoạt động nhóm,đại diện trả lời. GV:Nhận xét. GV : Vậy theo em các khối hình trụ, hình nón, hình cầu được tạo thành từ những hình phẳng nào? HS : Chúng được tạo thành từ các hình như : hình chữ nhật, hình tam giác, nữa hình tròn, . Hoạt động II: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu ( 25 phút) GV:Để vẽ được hình chiếu của một vật thể ta II.Hình chiếu của hình trụ,hình cần phải làm như thế nào ? nón,hình cầu. HS: Để vẽ được hình chiếu của một vật thể ta cần phải xác định vị trí và hướng đặt sao cho 1.Hình trụ: phù hợp và dễ vẽ nhất. Gv: Sau khi xác định hướng và vị trí đặt vật xong ta phải làm như thế nào ? HS: Ta phải xác định hướng chiếu của vật sao cho khi vẽ hình chiếu được dễ dàng hơn. Gv:Theo em cách vẽ hình chiếu đứng,hình chiếu cạnh,hình chiếu bằng của vật thể như thế nào ? HS: Ta xác định hướng chiếu của từng hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước chiếu và chọn mặt chiếu sao cho phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: Theo em kích thước của hình chiều Đứng H. chữ đứng ,bằng,cạnh là gì và chúng có mối liên hệ nhật như thế nào ? Bằng Hình tron HS: HCĐ : Chiều dài ,chiều cao. Cạnh H. chữ HCC: Chiều cao,chiều rộng . nhật HCB: Chiều dài,chiều rộng . 2 . Hình nón : Mối liên hệ của chúng: Mỗi hình chiếu đều thể hiện 2 chiều kích thước vì vậy chỉ cần ta biết được 2 trong 3 hình chiếu thì ta sẽ vẽ được hình chiếu của hình còn lại. Vậy thì hình chiếu của khối tròn xoay có gì đặc biệt chúng ta cùng tìm hiểu qua các hình chiếu của hình trụ,hình nón,hình cầu. GV:yêu cầu học sinh quan sát các vật mẫu của 1 trái banh,1 cái nón và một cái ống trụ miệng Hình chiếu Hình dạng mỏng (0.1mm) Đứng tam giac HS :Quan sát can GV:Yêu cầu học sinh xác định hướng chiếu Bằng Hình tron của các hình chiếu .Và gọi 3 học sinh lên vẽ Cạnh tam giac hình chiếu của 3 hình. can HS:thực hiện quan sát và vẽ. GV:Yêu cầu học sinh ở dưới lớp vẽ vào vở.Gv quan sát và uốn nắn cho học sinh. Sau khi 3 HS đã vẽ xong 3 hình chiếu của mỗi vật,GV yêu cầu Hs khác nhận xét về các hình 3. Hình cầu ; chiếu của bạn. HS :Nhận xét và bổ sung GV:yêu cầu HS quan sát vào 3 hình chiếu (đứng,bằng ,cạnh) của mỗi vật để xác định chiều kích thước của mổi vật . HS: HCĐ:Chiều dài ,chiều cao. HCC:Chiều cao,chiều rộng HCB: Chiều dài,chiều rộng Gv:Giảng giải cho học sinh hiểu về hình chiếu bằng của của 3 vật mẫu đều là hình tròn nên Hình chiếu Hình dạng chiều dài và chiều rộng của chúng bằng nhau Đứng Hình tron và bằng đường kính nên khi biểu diễn kích Bằng Hình tron thước của vật chỉ cần ghi kích thước đường Cạnh Hình tron kính (d). HS:Lắng nghe và ghi nhận. GV: Theo em 2 hình chiếu (đứng,cạnh) của. d.h d d.h. Kích thước d.h d d.h. Kích thước d d d.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> mổi hình có giống nhau không.? HS:Có. GV:đối với các vật thể tròn xoay hình chiếu dứng và hình chiếu cạnh của vật thể có thể giống nhau .Vì vậy khi vẽ hình chiếu của vật thể chỉ cần chúng ta xác dịnh 2 trong 3 hình chiếu là được. Hs:lắng nghe và ghi nhận. Sau khi các bạn đã hoàn thành hình vẽ và xác định kích thước . Gv: yêu cầu học sinh hoàn thành các bảng 6.1; 6.2;6.3 vào vở. V.Củng cố và dặn dò: (5 phút)  Câu hỏi 1 : Khối tròn xoay được tạo thành như thế nào? -> Trả lời : Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định của hình.  Câu hỏi 2 : Ta có thể sử dụng ít nhất mấy hình biểu diễn để thể hiện hình chiếu của hình trụ và hình nón? -> Trả lời : Ta sẽ sử dụng hai hình biểu diễn là thể hiện đầy đủ ba chiều (dài, rộng, cao) của vật thể.  Câu hỏi 3 : Ta có thể sử dụng ít nhất mấy hình biểu diễn để thể hiện trên bản vẽ hình chiếu của hình cầụ? -> Trả lời : Ta sẽ sử dụng một hình biểu diễn là thể hiện đầy đủ ba chiều (dài, rộng, cao) của vật thể. - Đọc kĩ phần ghi nhớ. - Trả lời các câu hỏi và thực hiện bài tập trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị thước, êke, compa, bút chì, tẩy, giấy A4. - Xem trước bài 7 để thực hiện bài thực hành. VI.Rút kinh nghiệm bài dạy. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………....

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×