Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.71 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM THÁNG 4: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ 1. Mục tiêu giáo dục: - HS hiểu được nội dung của một số vấn đề như: hòa bình, dân số, bảo vệ môi trường, ma túy, xung đột sắc tộc… - Có khả năng thu nhận thông tin về một vài vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại quan tâm. - Biết tỏ thái độ rõ ràng trước những vấn đề cấp bách mà dân tộc và nhân loại đang phải giải quyết. 2. Các họat động chủ điểm của tháng: - Họat động 1: Hội vui học tập - Họat động 2: Bạn biết gì về UNESCO ( Giáo dục quyền trẻ em ). HOẠT ĐỘNG I: HỘI VUI HỌC TẬP.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS : - Nâng cao tinh thần, trách nhiệm học tập, củng cố kiến thức các môn học chuẩn bị thi cuối năm - Có phương pháp học tập thích hợp, kỹ năng huy động các kiến thức đã học cho các hoạt động tập thể. - Có nội dung học tập đúng đắn, có thái độ chăm chỉ, tích cực học tập và rèn luyện II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung: - Kiến thức các môn học, nội dung chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm. - Những kiến thức liên hệ thực tế, phục vụ cho việc củng cố bài. 2.Hình thức họat động : - Thi tiếp sức đồng đội. - Tra từ điển ngược. - Hái hoa dân chủ, vui văn nghệ, trò chơi. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: - Hệ thống câu hỏi ôn tập các môn học có liên quan. - Bài hát tập thể. - Các trò chơi. 2. Tổ chức : - GVCN trao đổi với cán bộ lớp lựa chọn các môn học làm nội dung cho hội vui học tâp - Liên hệ với GV bộ môn về các câu hỏi ôn tập. - Giao cho ban cán bộ lớp thiết kế chương trình. - Cử BGK, Thư ký là những HS giỏi, khá. IV. Tiến trình hoạt động: 1. Phần mở đầu (5’) - Hát tập thể . - Tuyên bố lý do: Sự học không bao giờ dừng lại mà nó vẫn tiếp diễn, để kiến thức không mai một đi thì học phải hành, phải biết áp dụng thực tế. Để làm được điều đó ta phải không ngừng học tập, phải tham gia các phong trào, các câu lạc bộ vui để học. - Giới thiệu đại biểu, BGK, thư ký, giới thiệu chương trình. 2. Phần hoạt động : a. Hoạt động 1: Thi tiếp sức (10’) - Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm là một đội lần lượt cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi, chuẩn bị và trả lời trong thời gian 3’. CÂU HỎI 1/ Kể tên các dây có thân leo? 2/ Kể tên các thành phố trực thuộc trung ương? 3/ Kể tên các loại rau cải thuộc xứ ôn đới? 4/ Kể tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á? b. Hoạt động 2: Ghép từ và tra từ điển ngược (10’) - Thể lệ cuộc thi: Cho 2 đội lên bốc thăm câu hỏi trong thời gian 3’ và ghép các từ sau: cái, cây, sóng, đồng . - BGK cho điểm từng đội, thư ký ghi điểm. - Văn nghệ tập thể. - Tra từ điển ngược: Thể lệ cuôc thi là một bạn hỏi, một bạn trả lời. Mỗi câu đúng 5 điểm. c. Hoạt động 3. Thi hái hoa dân chủ (10’) - Các tổ cử 1 đại diện lên bốc thăm câu hỏi để trả lời. Trả lời đúng đạt 5 điểm. CÂU HỎI 1/ Hãy giải thích sự hình thành gió?.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2/ Bạn hãy nêu một số kinh nghiệm học tập để đạt kết quả tốt? 3/ Trong hệ thống tuần hoàn O-xi gồm có bao nhiêu nguyên tố? 4/ Theo bạn có những phương pháp học như thế nào để học tốt? 5/ Nêu nguyên nhân vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? 6/ Hãy phát biểu định lý Pitago? 7/ Bạn hãy cho biết tên các con sông lớn của nước ta? 8/ Bạn hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớp 8 mà bạn biết? - BGK cho điểm, thư ký ghi điểm. V. Kết thúc hoạt động : (5’) BGK công bố kết quả và xếp hạng cho các tổ. 1/ Nhận xét : - GVCN nhận xét hoạt động. 2/ Dặn dò: - Chuẩn bị cho hoạt động : Bạn biết gì về UNESCO ( Giáo dục quyền trẻ em ) VI. Đánh giá kết quả họat động: ( 5’ ) Tốt: khá: Tb: Yếu * Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. HOẠT ĐỘNG II: BẠN BIẾT GÌ VỀ UNESCO ( Giáo dục về quyền trẻ em ) Hoạt động giáo dục “GIÁ TRỊ CÔNG BẰNG ”. I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO, tổ chức quốc tế về khoa học giáo dục và văn hóa. - Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO. - Ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động về sự phát triển của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế. II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung: - Mục đích hoạt động của UNESCO. - Chức năng của của UNESCO. - Cơ cấu tổ chức của UNESCO. 2.Hình thức họat động : - Thi tìm hiểu về tổ chức UNESCO dưới hình thức hái hoa dân chủ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: - Tư liệu về UNESCO, sách báo về UNESCO (nguồn gốc và sự ra đời của UNESCO, là viết tắt của chữ United Nations Educational Scentìic and Centucal Craganisiations là tổ chức lớn của Liên Hiệp quốc văn kiện này có hiệu lực từ ngày 4/11/1946. Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hiệp quốc. Chương trình hoạt động của UNESCO. Là thông qua giáo dục, khoa học và văn hóa xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau. Chức năng của tổ chức này là tổ chức liên bộ và cơ quan đầu mối trong quốc gia, trong quan hệ giữa Việt Nam và UNESCO) - Sơ đồ tổ chức của UNESCO. - Phiếu câu hỏi. - Cây hoa để cài câu hỏi. 2. Tổ chức : - GVCN phát động phong trào toàn lớp sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, sách báo nói về UNESCO. - HS sưu tầm tư liệu, cán bộ lớp thảo luận về kế hoạch chương trình - Cử người điều khiển chương trình, BGK, Thư ký. IV. Tiến trình hoạt động: 1. Phần mở đầu (3’) - Hát tập thể, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, BGK, thư ký, giới thiệu chương trình. 2. Phần hoạt động : a. Hoạt động 1: Thi hái hoa dân chủ (15’) - Người điều khiển chương trình nêu lần lượt mời đại diện các tổ lên hái hoa và trả lời câu hỏi - Ban GK theo dõi và cho điểm (Mỗi câu 10 điểm) CÂU HỎI Câu 1/ Việt Nam gia nhập UNESCO vào tháng, năm nào? (7/1976) Câu 2/ Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? (15/6/1977) Câu 3/ Đến năm 2003 Việt Nam có bao nhiêu di sản thế giới công nhận? Có 6 di sản thế giới: Vịnh Hạ Long,Cố đô Huế, Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Động Phong Nha, Kẽ Bàng. Câu 4/ Việt Nam phê chuẩn công ước 1972 về bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên vào năm nào? (1987) Câu 5/ Việt Nam có mấy danh nhân được công nhận? Đó là những danh nhân nào? Có 3 danh nhân: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Câu 6/ Việt Nam có bao nhiêu trường trong mạng lưới các trường liên kết của UNESCO?(2 trường) b. Hoạt động 2: Giới thiệu về kết quả sưu tầm (10’).
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Đại diện lên trình bày kết quả sưu tầm, cần nêu rõ từng thể loại khác nhau để thấy được tính đa dạng của kết quả sưu tầm. * Hoạt động 3. Kể chuyện ( 5’ ) - “ Sự công bằng” - HS kể và sau đó hỏi? - HS rút ra được giá trị sống từ câu chuyện vừa kể. * Hoạt động 3. Thảo luận ( 5’ ) - Thiếu công bằng sẽ dẫn đến hậu quả gì? - Đại diện trình bày rồi rút ra nhận xét. - HS nhận xét và phát biểu - Kết thúc: bạn VTM bắt giọng bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. V. Kết thúc hoạt động : (5’) 1/ Nhận xét : - GVCN nhận xét hoạt động. 2/ Dặn dò: - Chuẩn bị cho hoạt động “ Bác Hồ với thiếu nhi” VI. Đánh giá kết quả họat động: ( 2’ ) Tốt: khá: Tb: Yếu * Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>