Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Trần-Đức-Hạnh_-Lớp-02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.28 KB, 5 trang )

(bổ sung đề bài)
1. Lí do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển , con người chúng ta lại đòi hỏi nhu cầu nhiều hơn về cả
tinh thần lẫn vật chất. Chính vì vậy , Nhà nước ta mỗi năm lại sửa đổi , bổ sung luật , nghị
định , văn bản dưới luật … nhiều hơn để phù hợp với các nhu cầu đó của cơng dân nước
mình .Những năm gần đây , nhu cầu chuyển đổi giới tính ở Việt Nam ngày càng nhiều và
khơng cịn thực sự xa lạ trên thế giới . Xác định giới tính và chuyển đổi giới tính là hai
vấn đề đang rất được xem trọng trong xã hội hiện nay, với sự quan tâm của các quốc gia
trên thế giới, sự phát triển chung của xã hội Việt Nam thì việc cơng nhận quyền chuyển
đổi giới tính để đảm bảo quyền nhân thân chính đáng của các cá nhân trở thành vấn đề
cấp thiết phải giải quyết.Trong khi trên thế giới , việc chuyển đổi giới tính đã được luật
hố từ lâu ( Ở Thuỵ điển có luật về nội dung này năm 1972) thì ở Việt Nam trước khi Bộ
luật dân sự 2015 ra đời (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) thì chưa có một bộ luật nào quy
định rõ về việc chuyển đổi giới tính của cơng dân . Đây cũng coi như sự bắt đầu cho chế
định chuyển giới ở Việt Nam.
Chính vì vậy , tơi chọn đề tài “ Quyền chuyển đổi giới tính trong Bộ luật dân sự
2015 dưới góc độ quyền nhân thân của cá nhân “ để nghiên cứu , tìm hiểu rõ hơn về chế
định cũng như thực trạng về việc áp dụng chế định chuyển đổi giới tính ở Việt Nam ngày
nay.
2. Mục đích , mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích của việc nghiên cứu
là làm rõ khái niệm , bản chất của quyền nhân thân và quyền chuyển đổi giới tính
dưới góc độ quyền nhân thân của cá nhân
2.2 Mục tiêu
Đọc và giải thích cho người đọc hiểu về nội dung của các điều luật trong Bộ luật dân
sự 2015 về quyền chuyển đổi giới tính
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3


Nghiên cứu điều luật , chỉ ra thực trạng áp dụng luật vào thực tiễn cuộc sống.
. Đối tượng nghiên cứu
Quy định của Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2017) về quyền chuyển đổi
giới tính dưới góc độ quyền nhân thân của cá nhân

4

. Phân loại đề tài :
1|Page


4.1 Theo mức độ và tính chất của sản phẩm:
Đề tài thuộc loại nghiên cứu cơ bản
4.2 Theo chức năng của nghiên cứu khoa học:
Đề tài được nghiên cứu theo nghiên cứu mô tả bởi đề tài đưa ra hệ thống tri thức về
quyền nhân thân cũng như quyền chuyển đổi giới tính từ đó phân biệt được quyền chuyển
đổi giới tính với xác định lại giới tính theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
5

. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như
phương pháp nghiên cứu tổng hợp , phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp
nghiên cứu phân tích. Khảo sát , thu thập số liệu , tìm hiểu thực tế tình trạng chuyển đổi
giới tính ở tỉnh Nghệ An hiện nay.
6. Xác định ý tưởng nghiên cứu và câu trả lời sơ bộ cho câu hỏi nghiên cứu
6.1. Ý tưởng nghiên cứu :
6.1.1 Phạm vi nghiên cứu:
Ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
6.1.2. Về kết cấu :
- Lý luận chung về quyền chuyển đổi giới tính dưới góc độ quyền nhân thân;

- Khái niệm quyền nhân thân;
- Khái niệm quyền chuyển đổi giới tính;
- Sơ lược về quyền chuyển đổi giới tính dưới góc độ quyền nhân thân;
- Phân biệt quyền chuyển đổi giới tính với xác định lại giới tính;
- Quyền chuyển đổi giới tính dưới góc độ quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự
2015;
- Hiện trạng người chuyển đổi giới tính ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất, kiến nghị của người dân trong việc chuyển đổi giới tính đối với cơ quan
chính quyền.
6.2. Câu trả lời sơ bộ cho câu hỏi nghiên cứu
6.2.1 Quyền chuyển đổi giới tính quy định trong Bộ luật dân sự 2015 ?
Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện
theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay

2|Page


đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới
tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”
6.2.2 Vì sao càng ngày lại càng nhiều người mong muốn chuyển đổi giới tính được
pháp luật quy định hướng dẫn một cách rõ ràng ?
Trước tiên , họ không muốn đánh cược số mệnh của mình vào nhưng dịch vụ chui .
Họ phải tự tiêm hormone ở nhà , khiến họ kiệt sức, khơng thể đi làm, có người cịn bị sốc
thuốc... Họ cũng khơng dám đến bệnh viện vì sợ gặp phải sự kỳ thị cũng như các khó khăn
khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế. Đã có người mang thẻ bảo hiểm của mình đi khám
nhưng nhân viên y tế lại hỏi “mượn thẻ bảo hiểm của ai”. Lý do vì tên trên thẻ bảo hiểm là
nữ nhưng ngoại hình người đi khám lại là nam hoặc ngược lại. Đã có bệnh viện từ chối
khám bảo hiểm y tế. Một số người chuyển giới phải khai thông tin giả và từ bỏ quyền sử
dụng bảo hiểm của mình.
6.2.3 Cộng đồng nghĩ sao về việc chuyển đổi giới tính ?

Theo khảo sát ở địa bàn thành phố Vinh , tỉnh Nghệ An thì 80 % người dân có thái
độ tích cực với chuyển đổi giới tính , 10% cịn chưa hiểu rõ về chuyển đổi giới tính và
10 % cịn lại có thái độ kì thị những người chuyển đỏi giới tính.
6.2.4 Mọi người đã thực sự phân biệt được chuyển đổi giới tính và xác định lại giới
tính ?
Hầu như mọi người đều chưa phân biệt được chuyển đổi giới tính và xác định lại
giới tính , chỉ có một số % nhỏ thực sự quan tâm và tìm hiểu về chuyển đổi giới tính mới
phân biệt được hai thuạt ngữ này.
7. Các tài liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan tới đề tài và có thể được sử dụng để
tham khảo khi nghiên cứu đề tài
7.1 Tài liệu sơ cấp:
7.1.1 Số liệu những người chuyển đổi giới tính ở tỉnh Nghệ An tháng 6/2020;
7.1.2 Bảng điều tra ý kiến về việc chuyển đổi giới tính ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ
An.
7.2 Tài liệu thứ cấp:

3|Page


7.2.1 Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2017)

7.2.2 Chuyển đổi, xác định lại giới tính ( />7.2.3 Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự (tapchitoaan.vn);
7.2.4 Quy định về chuyển đổi giới tính (luatsuphamtuananh.com);
7.2.5 Bàn về quyền chuyển đổi giới tính dưới góc độ quyền nhân thân

(tapchitoaan.vn)
Câu 2 : Nghiên cứu tình huống và lựa chọn cơ sở pháp lí phù hợp để đưa ra câu
trả lời theo cấu trúc lập luận IRAC nhằm đưa ra phương án trả lời câu hỏi trong
tình huống:
“ Năm 19 tuổi , qua mai mối , N gặp P . Sau đó hai gia đình N và P đồng ý định

ngày cưới cho đôi trẻ . Lúc đám hỏi nhà trai mang sính lễ đến cho nhà gái theo đúng
phong tục địa phương gồm 10 chỉ vàng 24K, 10 triệu đồng tiền mặt và mâm quà trà
rượu . Ai nấy đều vui vẻ mong đến ngày ngày thành hôn. Lúc chuẩn bị đám cưới hai gia
đình nảy sinh mâu thuẫn gay gắt . Trong một buổi gặp gỡ dàn xếp , cha đẻ của chú rể
bỗng đứng lên tuyên bố huỷ hôn. Ơng cịn dứt khốt : “ Khơng địi tồn bộ vòng vàng ,
tiền bạc của lễ ăn hỏi mà để lại hết cho nhà gái , coi như …xui rủi.” Đám cưới đã không
diễn ra đúng như lời tuyên bố của nhà trai.
Tuy nhiên, sau 01 tuần cha đẻ của chú rể đã làm đơn khởi kiện ra cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền u cầu phía nhà gái phải trả tồn bộ lễ vật . Nhà gái có phả trả lại tồn bộ
số lễ vật trên hay khơng ? “
Bài làm
I : Vấn đề pháp lý
1.1 Cha của chú rể có quyền địi lại số lễ vật trên hay khơng ?
1.2 Nhà gái có phải trả lại số lễ vật trên hay không ?
R: Luật , Cơ sở pháp lí (Đây là gì)
Áp dụng Bộ luật dân sự 2015 ( có hiệu lực từ 1/1/2017)
Quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản , giao dịch tặng cho tài sản.
A : Vận dụng luật vào tình huống
- Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS): “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở
hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

4|Page


Việc bố chú rể và gia đình mang những đồ sính lễ qua nhà gái để cầu hơn, gia đình
nhà gái anh đã nhận, là một dạng của hợp đồng tặng cho tài sản.
Cụ thể, đây là sự thoả thuận giữa các bên, bên tặng cho ( nhà chú rể ) giao tài sản
của mình (10 chỉ vàng 24K, 10 triệu đồng , mâm quà trà rượu) và chuyển quyền sở hữu
cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho (nhà gái ) đồng

ý nhận.
- Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 458 BLDS 2015 quy định:
“1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho
nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Thì giao dịch tặng cho tài sản trong trường hợp này có hiệu lực kể từ thời điểm nhà
gái nhận tài sản.
C : Kết luận (Có A và có C nhưng k thấy có B)
Xem xét dưới góc độ pháp lý cũng như truyền thống của dân tộc Việt Nam trong
việc tổ chức cưới hỏi thì giao dịch này là hợp pháp. Tại buổi lễ đính hơn, gia đình nhà trai
đã trao sính lễ dựa trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc. Nhà trai cũng không đặt ra
bất cứ điều kiện hay thỏa thuận nào khác với nhà gái về việc sẽ tổ chức lễ cưới hay kết
hôn sau khi nhà gái nhận đồ sính lễ. Và việc bó chú rể đã tun bố khơng địi lại vịng
vàng , tiền bạc của lêc ăn hỏi mà đẻ lại hết cho nhà gái.
Cho nên, dù nhà trai đã hủy hơn nhưng nhà gái khơng có nghĩa vụ phải trả lại số tài
sản này.

5|Page



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×