Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bai viet so 3 lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.92 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1/ Kiểu bài: Tự sự kết hợp miêu tả. 2/ Nội dung: Kể lại những kỉ niệm, những ấn tượng về một con vật mà em đang hoặc đã từng nuôi. Vd: Nét đáng yêu, sự thông minh của nó... 3/ Nghệ thuật: Cần miêu tả vật nuôi cho sinh động cũng như bày tỏ được tình cảm của em với nó( yếu tố biểu cảm) B/ DÀN BÀI: I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết. II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó. 1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?... 2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em? 3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không? 4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v.... 5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...) 6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....) III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó. - Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc. -Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình BÀI THAM KHẢO Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó " Lúc", một con chó mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân. " Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là" Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một con chó ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày ....trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó. Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một con chó đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó. Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay. Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thìnghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóng...Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí" chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn. Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một con chó nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" ...eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy.. Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 1943, khi tôi 14 tuổi, làng lâm vào cảnh thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra... Những ngày ảm đảm ấy, tôi thường sang nhà ông Giáo.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> hàng xóm chơi. Bạn già của ông Giáo là lão Hạc. Đó là một lão nông dân nghèo, goá vợ, con trai đã đi làm phu đồn điền cao su. Lão sống kham khổ với một con chó Vàng bầu bạn... Một buổi vô tình được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo cứ mãi còn ám ảnh trong lòng tôi... ...Hôm ấy là một ngày bão rớt. Cơn bão thật sự đã qua nhưng hậu quả rất nặng nề. Gió lạnh vẫn còn rít qua làng... Tôi co ro trong tấm áo mỏng. Tấm áo dù được mẹ tôi vá rất khéo vẫn không giấu nổi sự chằng khíu. Như lệ thường, tôi chui rào vào vườn nhà ông Giáo rồi hối hả chạy lên thềm. Đến cửa, tôi đứng lại. Ông Giáo đang có khách. Đó là lão Hạc. Tôi vốn không lạ gì với ông lão thuần phác này. Nhưng hôm nay hình như có điều gì khang khác... Tôi nép bên ngoài cửa lắng nghe... Thật ra, nhà nghèo phên nứa trống huơ trống hoác, nhưng vì mải nói chuyện nên họ không thấy tôi... Lão Hạc cười như mếu, nói to với ông Giáo: "Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ!... Bán rồi! Họ vừa bắt xong..." À, thì ra họ đang nói về con chó của lão Hạc! Cái con chó Vàng ấy thì tôi cũng biết. Con chó ấy khá đẹp. Mỗi khi sang lão Hạc chơi tôi thường tắc lưỡi với nó... Đó là con chó mà con trai lão để lại trước khi đi làm đồn điền cao su tận trong Nam. Lão gọi nó là "cậu Vàng", cho nó ăn cơm trong một cái bát, đem nó ra ao tắm, nói chuyện với nó như nói với trẻ con... Tóm lại, lão yêu nó lắm. Sao lão lại bán nó? To6i đưa mắt quan sát chợt giật mình. Đôi mắt lão Hạc ầng ậng nước... Tiếng ông Giáo hỏi nhỏ: "Thế nó cho bắt à?" Câu hỏi làm mặt lão Hạc đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Vừa khóc, lão vừa kể lão đã lừa con chó như thế nào. Lão đã gọi nó về ăn cơm. Nó đang ăn thì hai người mua chó tóm cẳng và trói chặt... Gương mặt lão Hạc đầm đìa nước mắt. Ông Giáo cúi mặt lắng nghe,dáng vẻ rất ngậm ngùi... Sự việc diễn ra trước mắt làm tôi ngạc nhiên. Sau ngạc nhiên thì tôi nghe mắt mình ươn ướt. Thì ra tôi đang khóc theo lão Hạc! Trong tâm trí tôi cho đến tận bây giờ vẫn còn nỗi niềm xúc động khi hình dung lại cái cảnh ông già nghèo khổ, ốm yếu hom hem ngồi khóc vì trót lừa bán chó năm xưa... ... Lão Hạc khóc vơi thì hai người đàn ông trong nhà quay ra nói chuyện đời cho nguôi ngoai nỗi buồn. Trong câu chuyện tiếp theo của họ tôi nghe được hai việc quan trọng. Một là lão Hạc nhờ ông Giáo giữ hộ con trai mảnh vướn. Hai là lão gởi ông Giáo ba mươi đồng (kẻ cả 5 đồng bạc vừa bán chó) để phòng lo hậu sự nếu chẳng may lão chết, con cái ở xa mà để phiền hàng xóm thì chết không nhắm mắt... ...Rồi họ còn nói nhiều chuyện loanh quanh nữa nhưng trí óc non nớt lúc bấy giờ của tôi đã mỏi. Không quan sát chủ khách trong nhà nữa, tôi đưa mắt nhìn ra xa xa. Trong gió bấc, căn nhà xiêu vẹo của lão Hạc như đang rung lên từng đợt. Điều đó và những giọt nước mắt tuôn trào của lão lúc nói chuyện bán chó khiến tôi cảm thấy buồn quá đỗi... Tại sao một ông lão nhân hậu như lão Hạc lại khốn khổ như vậy...? Ngày hôm ấy và cả mấy ngày sau đó nữa tôi không đi đâu chơi cứ quanh quẩn ở nhà lão Hạc, nhà ông Giáo... Dự cảm non nớt của tôi bỗng dậy lên nỗi lo lắng mơ hồ về một điều gì thật khủng khiếp sắp xảy ra... ...Bao nhiêu năm trôi qua, giờ tôi đã là một cụ già. Người ta nói người già hay hồi tưởng. Thật đúng như vậy! Thỉnh thoảng, quá khứ nghèo khó, cơ cực lại hiện lên trong tôi một cách rõ nét qua cảnh tượng lão Hạc ngồi nói chuyện với ông Giáo trong căn nhà tồi tàn giữa một ngày bão rớt... Lão Hạc, ông Giáo... đã không còn và tôi rồi sẽ cũng nằm xuống lòng đất mẹ... Tuy nhiên, khác họ, lòng tôi tràn nag65p niềm vui. Giớ đây, tôi rất tin vào tương lai tươi sáng, hạnh phúc của lớp con cháu tôi hôm nay... _______________ B: Ngôi kể thứ I( tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo) Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể. 2. TB: - Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: + Lão Hạc báo tin bán chó + Lão Hạc kể lại chuyện bán chó Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo. + lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó. - Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc - Biểu cảm: + Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện + ________________ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc) 3. KB: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ép lốp là dép của quân giải phóng trong thời kỳ chiến tranh việt nam , do miền bắc việt lúc này kinh tế khó khăn ko đủ nguyên liệu để sản xuất giày dép cho quân đội nên đã sử dụng lốp xe tải xe hơi các loại cắt ra làm thành dép cho binh sĩ mang hành quân nên gọi là dép lốp vừa rẻ vừa hợp với cách chiến đấu của quân đội du kích gọn nhẹ là chính dép lốp xuất hiện từ những năm 50 hình dạng đôi dép cong làm từ vỏ lốp ô tô, còn quai là những dây cao su được xỏ qua các khe hẹp trên đế dép. Bốn cái quai cao su, hai cái chéo bên trên, hai cái song song bên dưới ,đủ chưa đó là dép lốp đó .Xuất hiện từ những năm 80 xin lỗi ai nói cho bạn biết vậy hay bạn đoán đối với cựu binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thì dép lốp với cây gậy trường sơn là biểu tượng những năm chiến đấu của họ Dép lốp - ký ức tuổi thơ tôi.(bài trích từ địa chỉ dưới) Đôi dép lốp là hình tượng gắn với ký ức tuổi thơ của các chàng trai cô gái thế hệ 5x, 6x, 7x chúng tôi. Những đôi dép cong làm từ vỏ lốp ô tô, còn quai là những dây cao su được xỏ qua các khe hẹp trên đế dép. Bốn cái quai cao su, hai cái chéo bên trên, hai cái song song bên dưới, đơn giản! thế mà bền chắc ra phết. Đã đi dép lốp trong túi thế nào chả găm sẵn cái rút dép - làm bằng một miếng sắt dẹt hình chữ I dài gập đôi lại. Mỗi khi dép tụt quai là mắm môi mắm lợi mà rút. Cái dép cô bạn cùng trường tụt quai ... cũng là một cơ hôi là một cơ hội làm quen thật tuyệt. Dép lốp cùng chúng tôi đi học, đi làm, thậm chí đi chơi cũng vẫn là dép lốp. Cái dép tụt ra cho bạn một cái, mình một cái cùng kê dưới đít ngồi xem phim chiếu giữa trời. Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng dài cuộc sống vất vả mà tươi đẹp bởi đầy tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sống để làm việc. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường. Những kỷ niệm hãi hùng của chiến tranh...với đôi dép lốp ở chiến trường. Giờ đây chiến tranh đã qua đi, chúng tôi và con cháu chúng tôi không còn phải đi những đôi dép lốp. Mong sao những ngày tháng gian khổ qua đi vĩnh viễn và chiến tranh không bao giờ trở lại trên đất nước này, để những đôi dép lốp chỉ còn là những kỷ niệm về quá khứ, cho ta thêm yêu quý cuộc sống hôm nay..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×