Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.44 KB, 11 trang )

TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO


Trần Hưng Ðạo sinh ngày 10-12-1228 (Mậu Tý), là con An Sinh Vương Trần Liễu
(anh ruột Trần Thái Tông - Trần Cảnh). Trần Hưng Ðạo dung mạo hùng vĩ, thông minh
hơn người, xem rộng biết nhiều, đủ tài văn võ, chuyên tâm nghiên cứu lục thao tam
lược của người xưa và dành cả tâm huyết và hiểu biết để viết các tác phẩm: Binh thư
yếu lược, Vạn Kiếp tơng bí truyền thư và Hịch tướng sĩ để dạy các tướng cầm qn
đánh giặc, khích lệ lịng u nước của qn dân Ðại Việt.Tài năng của Trần Quốc Tuấn
biểu hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh
đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến,
bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngài chủ trương: "Khoan thư sức dân,
làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước".


Trần Hưng Ðạo xem việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo
thành sức mạnh. Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mơng thắng lợi. Ngài
xác định: "Vua tơi đồng lịng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm
cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bị tựu tự cầm). Ngài rất coi trọng đoàn kết quân và
dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà". Chính nhờ nguồn sức mạnh đó
mà dân tộc Việt Nam đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của
họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Nguyên - Mông gây ra.


Trần Quốc Tuấn là vị thống sối có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu
chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, Ngài chủ trương lấy đoản binh chống
trường trận, xem đó là điều thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của
quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương:
"tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu". Cái tài giỏi của Trần Quốc Tuấn là biết
chuyển tình thế từ hiểm nghèo thành thuận lợi, xoay chuyển thế trận tạo nên thời cơ.
Và khi thời cơ đến thì chuyển sang phản cơng, tiến cơng; chọn đúng hướng, đúng mục


tiêu, đánh những trận quyết định, khiến kẻ thù không kịp trở tay, trong chốc lát đã bị
thất bại.


Tài thao lược của Trần Quốc Tuấn nổi bật là tính chủ động và linh hoạt "biết người,
biết mình", chủ động điều địch, chủ động đánh địch, "xem xét quyền biến... tùy thời
mà làm". Câu trả lời của ông với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn" khi
quân Nguyên tiến công xâm lược lần thứ ba (1288), chứng tỏ vị chủ tướng đã biết rõ
địch, biết rõ ta, phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn và làm chủ được quy luật của
chiến trận. Trong cuộc kháng chiến này, giặc chưa bị đánh lớn mà đã sợ hãi rút chạy,
rốt cuộc bị tiêu diệt trên sông Bạch Ðằng và ở biên giới. Ðó là kết quả kỳ diệu của
phương pháp dùng binh độc đáo của Trần Hưng Ðạo.


Trần Quốc Tuấn khơng chỉ là vị thống sối lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà
còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng, từ lời Hịch kêu gọi tướng
sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên
tiến ấy đã được khẳng định. Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận
quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự
Việt Nam.Những quan điểm tư tưởng chính trị - quân sự dựa vào dân, khoan thư sức
cho dân, về xây dựng khối đại đồn kết trong hồng tộc và triều đình, trong tồn quân
và cả nước, về phương châm chiến lược "dĩ đoản, chế trường" (lấy ngắn trị dài), "quân
đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con..." là những tư tưởng tiên
tiến, đúng đắn và sáng tạo, vượt thời đại mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.


Trần Hưng Đạo là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng qn sự mà cịn có đạo
đức tiêu biểu của một vị chủ tướng. Ngài luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung
nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đồn kết tơng thất, triều đình và tướng
lĩnh, tạo nên một cội nguồn của thắng lợi. Ngài chủ trương "bạt dụng lương tướng"

dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử
những người tài giúp nước. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến cơng và thành tích của các
vị tướng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản,
Trần Bình Trọng, Ðỗ Khắc Chung cho đến Yết Kiêu, Dã Tượng...



Hưng Ðạo Ðại Vương đã để lại cho dân tộc ta tư tưởng chính trị tiến bộ và tài thao
lược bất hủ - để đời này sang đời khác, dân tộc ta đã vận dụng và đã đánh thắng mọi
kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp bội.





×