Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.75 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Câu 1 : Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai : ♀AABb x ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? d. án : 12 Giải: - Cơ thể đực, một số tế bào cặp Aa không phân li ở phân bào I nên cho tối đa giao tử Aa và 0 - Những tế bào vẫn giảm nhiễm bình thường cho giao tử A, a. - Cặp Bb vẫn giảm phân bình thường nên cho tối đa giao tử B và b => Cơ thể đực cho tối đa các loại giao tử AaB, Aab, B, b và AB, Ab, aB, ab. - Cơ thể cái cho 2 loại giao tử là AB và Ab => F1 cho tối đa 12 loại KG. Cách để nhẩm nhanh bằng phương pháp xác suất: - Những tế bào đực không giảm nhiễm cho giao tử Aa và giao tử 0 nên khi kết hợp với cái có KG AA sẽ cho F1 tối đa 2 loại kiểu gen là AAa và A(1) - Những tế bào đực giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử A, a kết hợp với cái sẽ cho F1 tối đa 2 loại kiểu gen là AA và Aa (2) => Từ (1) và (2) => Nếu xét với cặp gen Aa thì F1 cho tối đa là 2 x 2 = 4 loại KG. (*) - Xét cặp gen Bb: Cả đực và cái đều dị hợp Bb và giảm phân bình thường nên F1 cho tối đa 3 loại KG là:1BB: 2Bb: 1bb (**) => Từ (*) và (**) => nếu xét cả 2 cặp gen thì F1 cho tối đa là 4 x 3 = 12 KG Câu 2 : Ở một loài thú, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai lôcut này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về hai lôcut trên là? Giải: - Tính số loại KG: Ta áp dụng công thức tính số kiểu gen như sau: Gen A có x alen Gen B có y alen * Nếu A và B liên kết trên NST thường: ta có số loại giao tử sinh ra từ 2 gen là xy => số loại kiểu gen khác nhau của 2 gen =. xy (xy+ 1) 2. => Gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ 2 cũng có 2 alen nên số KG tối đa về hai 2x2(2 x 2 1) 2 lôcut này = = 10 loại KG.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tính số loại KH: + Vì lôcut gen quy định màu lông, các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau mà gen này có 2 alen nen lôcut này có 3 kiểu gen vì vậy có 3 KH ( di truyền trung gian) (1). + Lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen , alen trội là trội hoàn toàn nên có 2 loại KH ( Quy luật phân li 3 trội : 1 lặn) (2) => từ (1) và (2) suy ra số loại kiểu hình tối đa có thể có là 3 x 2 = 6 D.a : 10 kiểu gen và 6 kiểu hình Câu 3: : Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là: d. án : 8 Giải: Bài này cách thức hỏi giống bài 1 - Do một số tế bào , cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I nên cặp này cho giao tử Aa và 0; cặp NST giới tính phân li bình thường nên cho tối đa 2 loại giao tử là XB và Y=> xét cả 2 cặp NST thì những tế bào này cho tối đa 4 loại giao tử là Aa XB; AaY, XB và Y (1) - Những tế bào giảm phân bình thường ở cả 2 cặp NST cho tối đa 4 loại giao tử là A XB, AY; a XB, aY (2) => Kết thúc quá trình giảm phân sẽ cho tối đa là 4 + 4 = 8 loại giao tử Chú ý: Đáp án và cách giải này chỉ đúng trên lý thuyết, còn trên thực tế thì nhóm tế bào trên chỉ cho 2 loại giao tử là loại mang X và loại mang Y nhé). ĐỀ CỦA TRƯỜNG CHUYÊN NGUYỄN HUỆ Câu 2: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có KG AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có KG AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành A. lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình ( A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. B. lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu genAABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD C. lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo được F2; chọn các cây F2 có kiểu hình ( A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. D. lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình ( A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD. Giải: Trước hết phải hiểu một số phương pháp:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - phương pháp tạo dòng thuần là tự thụ phấn qua một số thế hệ. Còn lai trở lại ( lai giữa F1 với một trong hai dạng bố mẹ ban đầu) là phương pháp để duy trì củng cố ưu thế lai - Phương pháp xác định, kiểm tra kiểu gen của cơ thể lai là phương pháp lai phân tích. Còn phường pháp phân tích tế bào không thể xác định được kiểu gen. Từ những hiểu biết trên ta đã loại trừ được phương án B và D. Chưa kể đến phương án B còn sai ở chỗ : cây có kiểu hình ( A-bbD-) không thể chắc chắn là kiểu gen AAbbDD vì kiểu gen AabbDd cũng cho kiểu hình tương tự AAbbDD. - Phương án A sai vì P thuần chủng nên F1 chỉ có 1 loại kiểu hình A-B-Dkhông có kiểu hình A-bbD=> Do vậy phương án đúng ở đây phải là C. Câu 5: Nếu 1 mARN được cấu tạo từ 4 loại nu là A, U, G, X thì tối đa có bao nhiêu loại bộ ba chứa ít nhất 2 U? Giải: Số bộ ba chứa ít nhất 2U = số bộ 3 chứa 3U( UUU = 1) + số bộ ba chứa 2U ( tính cả cách sắp xếp khác nhau = 33 VD: AUU, UUA, UAU) = 1+ 33 = 10 (Hoặc tổng số bộ 3 là 64 - số bộ 3 không chứa U và số bộ 3 chỉ chứa 1U. Những làm cách này phức tạp và dễ nhầm lẫn hơn). Câu 13: Cơ thể đực ở một loài khi giảm phân đã tạo tối đa 512 loại giao tử, biết rằng trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng xảy ra trao đổi chéo tại một chỗ, cặp NST giới tính bị rối loạn giảm phân I . Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu? Giải: - Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Nếu n cặp NST có cấu trúc khác nhau thì số loại giao tử tối đa tạo thành = 2n - Cặp NST giới tính bị rối loạn ở giảm phân I nên vẫn cho tối đa 2 loại giao tử. - Do có 3 cặp NST xảy ra TĐC tại một điểm nên tổng số giao tử tối đa có thể có là: 2n+3 = 512 =>n= 6=> 2n = 12 Câu15: Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt trắng thuần chủng, được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ, 20% con đực thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân đen, mắt trắng, 5% con đực thân xám mắt trắng, 5% con đực thân đen mắt đỏ. Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật nào sau đây: 1. Di truyền trội lặn hoàn toàn 2. Gen nằm trên NST X di truyền chéo 3. Liên kết gen không hoàn toàn 4. Phân li độc lập. Giải: - Do mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và P thuần chủng ,F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ nên thân xám, mắt đỏ là 2 tính trạng trội hoàn toàn (1)..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Ở F2 chỉ xuất hiện con đực thân đen, mắt trắng=> 2 tính trạng phân bố không đồng đều ở hai giới nên gen nằm trên NST giới tính . Mặt khác, F1 cả đực và cái đều thân xám, mắt đỏ => nên cả 2 gen nằm trên NST giới tính X. (2) - F2 Cho tỉ lệ kiểu hình ≠ 3:1 ≠ 1:2:1 => 2 đã xảy ra hoán vị gen (3). => Đáp án đúng là 1,2,3 Câu 23: Muốn phân biệt hai tính trạng nào đó là do hai gen liên kết hoàn toàn quy định hay chỉ do tác động đa hiệu của một gen người ta cần tiến hành A. gây đột biến. B. cho lai thuận nghịch C. lai phân tích D. cho tự thụ phấn. Giải: Ở câu này ta sử dụng phương pháp loại trừ như sau: - Phép lai thuận nghịch cho ta biết được gen nằm ở đâu và di truyền theo quy luật nào. - Lai phân tích nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp - Tự thụ phấn là cách đề tạo dòng thuần. - Gây đột biến: Nếu là gen đa hiệu nó sẽ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của cả hai tính trạng đó, còn nếu do liên kết gen hoàn toàn thì chỉ có một tính trạng bị biến đổi. => A là phương án đúng. Câu 29: Thực hiện phép lai sau: Cái AABb x Đực AaBb, biết trong quá trình giảm phân cỏ thể dùng làm bố có một số tế bào rối loạn phân li ở giảm phân I của cặp NST mang Aa. Biết rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lý thuyết đời con của phép lai trên có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? Giải: Bài này chính là Câu 1 và đáp án là 12 loại KG Câu 42: Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả 2 gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu 1 trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lý thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Giải: - Tần số a= 1-0,4= 0,6 - Tần số b = 1- 0,3 = 0,7 => tần số các loại giao tử là: AB= 0,3 x 0,4 =0,12; Ab = 0,4 x 0,7 = 0,28 ; aB= 0,6 x 0,3 = 0,18; ab= 0,42 - Cây hoa đỏ có các KG: 1AABB, 2AABb, 2AaBB, 4AaBb Tính tổng tần số các KG trên sẽ ra kết quả. VD cô tính KG AaBb còn các KG khác em tự tính và cộng lại nhé: AaBb= (AB đực x ab cái)+ (AB cái x ab đực) + (Ab cái x aB đực) + ( Ab đực x aB cái ) = 2 x 0,12 x 0,42 + 2x 0,28 x0,18 =.... Tương tự KG AaBB =.... .........................................................Hết................................................................. Thực ra trong các đề mình gặp thấy rằng đề của trường CHUYÊN NGUYỄ HUỆ “ là hay nhưng vẫn có dáp án của trường vẫn bị sai xót 1 số chỗ ..!.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ........................................“ Lời giải trên dc tham khảo từ 1 giảng viên trường THPT Kiến An , hiện cô là tiến sĩ đang dảng dạy bộ môn sinh học” đã có rất nhiều thành tích trong ôn thi HSG Quốc Gia .!.....................................................
<span class='text_page_counter'>(6)</span>