Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.25 KB, 77 trang )

MỤC LỤC
STT ................................................................................................................................... 47
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
TKV Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
CBA Phân tích chi phí lợi ích.
NPV Giá trị hiện tại ròng.
BCR Tỷ suất lợi nhuận.
IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
TCCP Tiêu chuẩn cho phép.
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam.
WHO Tổ chức y tế thế giới.
TTNT Tài nguyên môi trường.
TTHN Trách nhiệm hữu hạn.
KHCN Khoa học công nghệ
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu đánh giá của phương pháp CBA 27
Bảng 2.1. Chất lượng nước thải moong khai thác mỏ than Na Dương 52
Bảng 3.1. Khái toán chi phí xây dựng 59
Bảng 3.2. Khái toán chi phí thiết bị. 61
Bảng 3.3. Chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư. 63
Bảng 3.4. Bảng chi phí ban đầu 65
Bảng 3.5. Chi phí vận hành 65
Bảng 3.6. Chi phí của dự án 67
Bảng 3.7. Lợi ích của dự án trong 1 năm 68
Bảng 3.8. Danh mục các lợi ích chưa lượng hóa được 69
Bảng 3.9. Lợi ích và chi phí của dự án. 69
Bảng 3.10. Kết quả tính toán các chỉ tiêu 70


Bảng 3.11. Các chỉ tiêu thay đổi khi thay đổi hệ số chiết khấu(r) 71
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu thay đổi khi giá bán nước thay đổi 72
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
3
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ than Na Dương
58
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi NPV khi r thay đổi
72
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của NPV khi giá bán nước sạch thay đổi
73
.

LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp
nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây
dựng, hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), dân
dụng ( làm chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xuất khẩu. Trong
4
những năm gần đây, ngành khai thác than phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu
ngày càng gia tăng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời cũng gây ra tác động
mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo
nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng
phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước,
tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra
bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO
2
, CO
2
. Theo tính

toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi
trường 5 triệu tấn CO
2
, 18.000 tấn N0
X
, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong
thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ
độc hại. Hoạt động khai thác than nếu không đi cùng với các biện pháp bảo vệ môi
trường sẽ dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ô
nhiễm môi trường sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, làm suy thoái các hệ
sinh thái.
1. Mục đích nghiên cứu.
Rõ ràng, việc xử lý nước thải mỏ trong hoạt động khai thác than là rất cần
thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, ô nhiễm nước thải mỏ vẫn đang là một vấn đề đang ở
mức cảnh báo. Các trạm xử lý nước thải mỏ chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý, hiệu
quả vận hành chưa cao. Các nhà đầu tư, khai thác than có khi còn chưa chú trọng một
cách nghiêm túc vấn đề xử lý nước thải mỏ. Thực tế là, môi trường đất, nước, sinh
5
vật, sức khỏe con người… đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do tác động của nước
thải mỏ, gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong
hoạt động khai thác than. Thông qua những kiến thức đã được học cùng với những
kiến thức thu nhận được từ đợt thực tập tại Viện KHCN Mỏ - TKV, tôi chọn đề tài “
đánh giá hiệu quả của dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương”, nhằm mục
đích nêu lên được thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung, cũng như tác động của ô
nhiễm nước thải mỏ do hoạt động khai thác than gây ra. Thông qua đánh giá hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc xây dựng nhà máy nước thải Na Dương để
có những ý kiến đề xuất cho việc xây dựng trạm xử lý nước thải cho hoạt động khai
thác than tại mỏ Na Dương nói riêng và lĩnh vực khai thác than nói chung.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chọn dự án đầu tư trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương, do Công ty

một thành viên Than Na Dương, tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam ( TKV) làm
chủ đầu tư để nghiên cứu và tính toán. Dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na
Dương nằm trong dự án Cải tạo và mở rộng công suất khai thác mỏ than Na Dương,
với các hạng mục đầu tư sẽ được trình bày kỹ hơn ở chương 3 của đề tài.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu, tính toán và đánh giá hiệu quả, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Các số liệu sử dụng trong chuyên đề
được tìm hiểu thông qua thu thập từ các nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV, qua
Internet, qua điều tra và tác giả tự tổng hợp
 Phương pháp chuyên gia:
Do thời gian nghiên cứu không dài và khối lượng kiến thức còn hạn chế, phương
pháp hỏi ý kiến chuyên gia đã giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình hơn.
Hỏi ý kiến chuyên gia về việc chỉ ra được các chi phí và lợi ích ( cả gián tiếp và
trực tiếp, lượng hóa được và không lượng hóa được) cũng như các phương pháp
tính toán, phương pháp luận đã cung cấp cho tôi thêm nhiều kiến thức cần thiết để
hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
 Phương pháp xử lý số liệu bằng phầnmmềm Excel.
6
Các số liệu thông qua điều tra, thu thập, được tiến hành phân loại và đưa vào xử
lý thông qua các phần mềm Excel. Các kết quả thu được qua quá trình xử lý được
đưa vào phân tích và là cơ sở cho các đánh giá cũng như để đưa ra các kết luận và
kiến nghị của đề tài.
 Phương pháp định giá trực tiếp
Có rất nhiều phương pháp định giá trực tiếp thiệt hại do ô nhiễm. Một trong số
phương pháp quan trọng hay sử dụng là so sánh năng suất và sản lượng, định giá tác
động đến sức khoẻ, định giá chi phí giảm thiểu tại nguồn, định giá hiệu quả sử dụng
mới, tra bảng giá trị thiệt hại….
4. Cấu trúc đề tài.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư cho môi trường.
Chương 2: Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm
nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm
xử lý nước thải mỏ Na Dương.
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CHO MÔI TRƯỜNG.
1.1. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư.
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án đầu tư, chẳng hạn, ngân
hàng thế giới (WB) định nghĩa dự án đầu tư là tổng thể các chính sách hoạt động
7
và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định trong thời gian nhất định.
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp
Quốc( UNIDO) thì dự án đầu tư là một đề nghị đầu tư để tạo ra, mở rộng hoặc
phát triển những năng lực nhất định nhằm tăng sản lượng hàng hoá hoặc dịch vụ
tại mộtcộng đồng trong một thời kỳ nhất định.
Có nhiều quan điểm cho rằng, dự án đầu tư phải nhằm vào việc sử dụng có hiệu
quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu đã định.
Trong các dự án đầu tư, đầu vào là lao động, nguyên, vật liệu, nhiên liệu, đất đai,
vốn… có thể gọi chung là tài nguyên; đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ hoặc nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào
được hiểu là tổ hợp các giải pháp công nghệ, biện pháp công nghệ, biện pháp tổ
chức quản trị và các chính sách.
Như vậy, theo cách hiểu này thì có thể xem dự án đầu tư là tổng thể các
giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn hiện có để tạo ra những lợi
ích thiết thực cho nhà đầu tư và xã hội.
1.1.2. Hiệu quả của dự án đầu tư.
 Hiệu quả đầu tư là khái niệm dùng để chỉ kết quả so sánh giữa lợi ích đầu tư

mang lại và chi phí đầu tư đã bỏ ra.
Nguyên tắc chung xác định đúng đắn, đầy đủ các lợi ích và chi phí là so sánh giữa
trạng thái có dự án đầu tư và trạng thái không có dự án đầu tư. Sự chênh lệch giữa
hai trạng thái đó cấu thành tác động của dự án đầu tư.
Cần phân biệt giữa trạng thái không có dự án đầu tư và không có dự án
trước khi có dự án. Để có thể dễ hiểu có thể lấy trường hợp một bệnh nhân: trạng
thái trước khi uống thuốc hoàn toàn khác với trạng thái trước khi uống thuốc.
Trạng thái trước khi uống thuốc là trạng thái tại một thời điểm nhất định trước khi
uống thuốc, còn trạng thái không uống thuốc sẽ bằng trạng thái trước khi uống
thuốc cộng thêm các diễn biến của bệnh trong thời gian tiếp theo.
Tổng quan về các chi phí và lợi ích của một dự án đầu tư:
 Theo phạm vi phát sinh, có các chi phí và lợi ích:
8
Trực tiếp: Là các chi phí và lợi ích phát sinh trong phạm vi dự án.
Gián tiếp: Là các chi phí và lợi ích phát sinh bên ngoài dự án, nhưng liên quan
trực tiếp đến dự án đang xem xét, gồm các chi phí và lợi ích liên quan đến đầu
vào và đầu ra của dự án.
 Theo nội dung kinh tế, có các chi phí và lợi ích:
Tài chính: là các chi phí và lợi ích tài chính xét trong phạm vi doanh nghiệp.
Kinh tế, xã hội, môi trường: là chi phí và lợi ích xét trên phạm vi nền kinh tế
( quốc gia), bao gồm tăng thu nhập quốc dân, tạo việc làm, công bằng xã hội, bảo
vệ môi sinh, an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí…
 Theo thời gian, có các chi phí, lợi ích:
- Trước mắt.
- Lâu dài.
 Theo chủ thể hưởng thụ lợi ích và chịu chi phí, có các chi phí và lợi ích:
- Các cá nhân.
- Doanh nghiệp.
- Địa phương, vùng lãnh thổ.
- Quốc gia ( nền kinh tế).

 Phân loại hiệu quả: Theo cách phân loại chi phí và lợi ích như trên, hiệu quả
của dự án đầu tư có thể phân loại theo các tiêu chí sau:
- Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.
- Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội.
- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
- Hiệu quả doanh nghiệp, hiệu quả vùng lãnh thổ, hiệu quả quốc gia.
1.1.3. Dự án đầu tư cho môi trường và hiệu quả của dự án đầu tư cho môi
trường.
1.1.3.1. Khái niệm dự án môi trường.
Dự án đầu tư : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới mở rộng
hoặc cải tạo các đối tượng nhất định nhằm đạt được tăng trưởng về số lượng, cải tiến
hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời
gian nhất định.
9
Dự án đầu tư cho môi trường : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn nhằm
cải tạo môi trường, khắc phục hoặc hạn chế những tác động của hoạt động phát triển
đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ dự án nào cũng là lợi nhuận. Đối với dự án đầu tư
thông thường, lợi nhuận thu được từ việc bỏ vốn đầu tư cho một quá trình sản xuất
kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Đối với dự án môi trường lợi ích thu được từ việc đầu
tư để bảo vệ môi trường ( hoặc cải thiện môi trường ), thông thường những lợi ích
này khó định lượng bằng tiền.
1.1.3.2. Hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường của dự án.
a. Hiệu quả tài chính :
Hiệu quả tài chính, hay còn gọi là hiệu quả thương mại của dự án được xác định trên
giác độ doanh nghiệp. Đây là bước đầu tiên trong phân tích hiệu quả của một dự án.
Nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ kết quả tài chính. Bởi
vậy, thu nhập và chi phí của dự án được tính bằng tiền theo giá trị thị trường thực tế.
Nội dung phân tích hiệu quả thương mại của dự án đầu tư gồm có:
- Phân tích hiệu quả vốn đầu tư.

- Phân tích tài chính.
Phân tích hiệu quả đầu tư là xác định hiệu quả hiệu quả của các nguồn lực được đưa
vào dự án. Nói rõ hơn là xác định số tiền lãi thu được trên số vốn bỏ ra mà không
xem xét nguồn tài chính tài trợ cho dự án như thế nào. Ngược lại, phân tích tài chính
là xem xét việc tài trợ cho dự án nhằm đảm bảo rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ
cho phép xây dựng vận hành dự án một cách trôi chảy. Thông thường các nguồn tài
trợ cho dự án bao gồm vốn cổ phần và vốn vay.
Để xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của dự án, người ta thường sử dụng các
phương pháp ( hay còn gọi là các tiêu chuẩn đánh giá) sau đây:
(1) Tỷ lệ lãi đơn giản: tỷ lệ lãi đơn giản là tỷ số giữa lợi nhuận ròng đạt được trong
năm bình thường trên số vốn đầu tư ban đầu.
Tỷ lệ lãi đơn giản của tổng vốn đầu tư:
10
R =
I
YF
+
Trong đó: F – Lợi nhuận ròng trong năm bình thường.
Y – Lãi tiền vay trong năm bình thường.
I – Tổng vốn đầu tư.
Q – Vốn cổ phần đầu tư.
Nếu R cao hơn tỷ lệ lãi tối thiểu hoặc lãi suất trên thị trường tài chính, tùy theo
nhà đầu tư xác định, thì dự án được coi là hiệu quả, tức là được chấp nhận.
(2) Thời hạn thu hồi vốn: Phương pháp này xác định thời gian cần thiết dự án hoàn
lại vốn đầu tư đã bỏ ra bằng khấu hao ( D) và lãi ròng ( F). Như vậy, thời gian thu hồi
vốn là thời gian trong đó dự án sẽ tích lũy đủ các khoản khấu hao và lãi ròng để bù
đắp tổng vốn đầu tư đã bỏ ra. Được xác định như sau:
I =

=

+
p
t
FtD
0
)(
Trong đó: t – các năm trong đời dự án được ký hiệu từ 1 đến n.
p – thời hạn thu hồi vốn.
I, D, F- như đã nêu ở trên.
(3) Giá trị hiện tại ròng ( NPV)
(4) Tỉ lệ lãi nội bộ.( IRR)
(5) Tỷ lệ Lợi ích / Chi phí.( BCR )
( Các chỉ tiêu này sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần sau)
Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của dự án, vào
môi trường kinh tế, vào giai đoạn đánh giá dự án, vào khả năng sẵn có số liệu…
Trong trường hợp có hai hay nhiều dự án so sánh với nhau thì phải sử dụng cùng
một phương pháp đánh giá để đảm bảo tính có thể so sánh được.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để lượng hoá được những lợi ích môi trường để từ đó
thẩm định dự án, xem xét dự án đó mang lại hiệu quả hay không và từ đó đưa ra
quyết định đầu tư đúng đắn.
11
b. Hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.
Mục đích của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội là đánh giá sự đóng góp của
dự án vào tất cả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, ngoài
các chỉ tiêu NPV, IRR, B/ C…thì giá trị gia tăng VA ( value added) được coi như
một tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định ảnh hưởng của dự án đối với nền kinh tế.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng một loạt các chỉ tiêu bổ sung nhằm nêu được những
tác động của dự án lên các khía cạnh riêng biệt của đời sống kinh tế- xã hội trong
phạm vi mà dự án đang xem xét. Chẳng hạn những tác động đến việc làm, phân phối
lợi ích và chi phí, thu nhập ngoại hối, khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm…

Đối với những tác động mà mức độ ảnh hưởng của chúng không thể lượng hoá được,
có thể sử dụng phân tích định tính thông qua những xem xét bổ sung như tác động
đến kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ kỹ thuật, môi trường....
Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trên giác độ kinh tế quốc dân, người ta
không sử dụng giá thị trường thực tế mà sử dụng giá điều chỉnh ( adjust) hay còn gọi
là giá ẩn, giá mờ ( shadow price) gần giống như giá xã hội ( chi phí xã hội cần thiết).
Nguyên nhân là do trong thực tế không có những nền kinh tế thị trường cạnh tranh
hoàn hảo và giá thị trường trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng chi phí xã
hội do ó sự can thiệp của Nhà nước và tính không hoàn hảo của thị trường. Tương tự,
tỷ giá hối đoái chính thức cũng được thay bằng tỷ giá điều chỉnh (tỷ giá thực) và ảnh
hưởng của yếu tố thời gian không được xác định bằng cách chiết khấu theo tỷ lệ lãi
suất thực tế trên thị trường vốn mà theo tỷ suất chiết khấu xã hội. Tóm lại, giá cả
được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải phản ánh đúng lợi ích và
chi phí thực của xã hội.
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm:
(1) Giá trị gia tăng thuần tuý ( NVA )
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giá trị gia tăng
thuần tuý là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
NVA = O –(MI+I)
Trong đó :
NVA là giá trị gia tăng thuần tuý do dự án đem lại
12
O là giá trị đầu ra của dự án
MI là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu
cầu.
I là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết
bị
Nếu NVA > 0 thì dự án khả thi và ngược lại.
(2) Các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án ( NPV), tỷ suất lợi nhuận
(BCR), hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR) tương tự như các chỉ tiêu phân tích tài chính

nhưng các chi phí và lợi ích có tính đến những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội.
(3) Chỉ tiêu số lao động bao gồm số lao động có việc làm và số lao động có việc
làm trên một đơn vị vốn đầu tư.
- Số lao động có việc làm : gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số
lao động có việc làm ở các dự án liên đới. Các dự án liên đới là các dự án khác được
thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét.
- Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư
(4) Các chỉ tiêu về phân phối thu nhập và công bằng xã hội.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào
việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác định được những tác động của dự án đến
quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của
chỉ tiêu này là xem xét giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đới (nếu có) sẽ
được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau ( bao gồm người làm công ăn
lương, người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào,
có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xa hội trong giai đoạn nhất định hay
không
(5) Chỉ tiêu tiết kiệm và tăng nguồn ngoại tệ.
Tiết kiệm ngoại tệ và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự lệ thuộc
vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần thiết đối
với các nước đang phát triển. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi
phân tích một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này phải tính được tổng số ngoại
13
tệ tiết kiệm được và tiết kiệm sau đó trừ đi tổng phí tổn về số ngoại tệ trong quá trình
triển khai của dự án.
(6) Các tác động khác của dự án:
 Các tác động đến môi trường sinh thái:
Việc thực hiện dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái.
Các tác động này có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực
có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân
cư địa phương…Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm nguồn nước, không khí

đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong khu vực .
 Các tác động đến kết cấu hạ tầng:
Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ
của kết cấu hạ tầng mới.
 Tác động lan tỏa của dự án:
Do xu hướng phát triển của phân công lao động, mối liên hệ giữa các ngành, các
vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy lợi ích kinh tế xã hội của
dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn có ảnh hưởng
thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Tuy nhiên ảnh hưởng này không chỉ có ý
nghĩa tích cực mà trong một số trường hợp cũng có các tác động tiêu cực.
 Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương:
Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương là rất rõ rệt, đặc biệt đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi,
nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các
địa phương này tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên không
những chỉ có tác dụng đối với chính dự án mà còn có ảnh hưởng đến các dự án khác
và sự phát triển của địa phương.
c. Hiệu quả môi trường.
Hiệu quả môi trường của dự án được đánh giá thông qua chỉ tiêu liên quan đến các
chi phí và lợi ích môi trường của dự án. Đó là mức độ cải thiện chất lượng môi
trường, giảm suy thoái và ô nhiễm môi trường, các chỉ tiêu này thường rất khó lượng
14
hóa. Để đánh giá tính khả thi của dự án môi trường xét từ quan điểm kinh tế - xã hội,
phương pháp “phân tích hiệu quả của lợi ích - chi phí”, một phương pháp rất phổ
biến trên thế giới sẽ được áp dụng với cơ chế khái niệm chung trong phương trình
đánh giá sau:
NB=Bd + Be – Cd – Cp - Ce
Trong đó
NB: Lợi ích ròng do tiến hành kế hoạch/dự án

Bd: Lợi ích sinh lãi trực tiếp
Be: Lợi ích môi trường
Cd: Chi phí trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện dự án
Cp: Chi phí cho các biện pháp phòng chống để bảo vệ môi trường, nếu
được áp dụng
Ce: Chi phí huỷ hoại môi trường do việc thực hiện dự án
Trong nhiều trường hợp, ở các dự án về các lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng, lợi
ích môi trường và chi phí huỷ hoại môi trường do việc thực hiện dự án đều bị bỏ qua
vì bị coi là “ hạng mục kinh tế ngoại lai” và “những hạng mục phí kinh tế ngoại lai”.
Cả hai loại này đều được coi là không thể tính được bằng tiền.
Trong các dự án môi trường, lợi ích sinh lãi trực tiếp tương đương với lợi ích môi
trường, và chi phí cần thiết cho việc thực hiện dự án tương đương với chi phí cho các
biện pháp phòng chống để bảo tồn môi trường. Mục tiêu chính của các dự án môi
trường trước tiên là phải bảo tồn môi trường và sau đó là nâng cao chất lượng môi
trường. Mặt khác chi phí huỷ hoại môi trường do việc thi hành dự án khó mà có thể
phát sinh từ việc thực thi các dự án môi trường. Vì vậy phương trình chi phí - lợi ích
hiệu quả nhất cho các dự án môi trường phải như sau:
NB=Be-Cp
Nếu lợi ích môi trường trong dự án môi trường vẫn không được tính thì cũng không
thể tiến hành bất kỳ công việc phân tích chi phí - lợi ích khi tính toán NB ( lợi ích
ròng do tiến hành kế hoạch/dự án ). Trong bối cảnh và bản chất các lợi ích của dự án
môi trường đánh giá khâu tính lợi ích môi trường là khâu quan trọng nhất.
1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án môi trường.
15
1.2.1. Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả.
Bất kỳ một dự án nào khi đưa vào triển khai cũng cần phải được đánh giá về
mặt hiệu quả và tính khả thi của dự án, bằng cách so sánh giữa lợi ích thu được và chi
phí bỏ ra để đầu tư cho dự án. Các dự án đầu tư cho môi trường liên quan đến các chỉ
tiêu về cải tạo và nâng cao chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm… nên thường
rất khó định lượng được các lợi ích và chi phí. Để khắc phục vấn đề này, người ta sử

dụng phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả. Phương pháp này được áp dụng đối
với các dự án chỉ lượng hóa được chi phí mà không lượng hóa được lợi ích ( lợi ích
mang tính xã hội rộng lớn).
Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của phương pháp này chọn phương án có chi phí thấp
nhất để thu lại được một lợi ích như nhau của dự án, hoặc là chọn phương án thu
được nhiều lợi ích nhất cho cùng một lượng chi phí bỏ ra.
1.2.2. Phương pháp phân tích đa mục tiêu.
Mỗi dự án đều có các phương án khác nhau, trong trường hợp không có phương án
nào “ lấn át” các phương án khác thì phương pháp phân tích đa mục tiêu nên được sử
dụng để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Để thực hiện phương pháp này, cần liệt kê
các mục tiêu chung của dự án, sau đó phân tích các mục tiêu cụ thể, so sánh các mục
tiêu cụ thể có thể đạt được của mỗi phương án đưa ra (định tính hoặc định lượng).
Dựa vào kết quả của phân tích đa mục tiêu và “ý đồ” của nhà phân tích để có thể lựa
chọn được phương án tối ưu nhất.
1.2.3.Phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
Phân tích chi phí-lợi ích được sử dụng đối với các dự án ở bất cứ giai đoạn
nào. Đây là phương pháp phân tích kinh tế so sánh những lợi ích thu được( bao hàm
lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội) với những chi phí bỏ ra khi thực hiện hoạt động phát
triển. Trong thực tế, nhiều lợi ích rất khó định lượng( chẳng hạn cuộc sống hoang dã,
vẻ đẹp tự nhiên,...) trong khi đó chí phí lại được đo bằng tiền thực của dự án. Chính
vì lý do đó mà các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến kết quả phân tích tài chính.
16
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động của dự án đầu tư ngày càng tác
động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn. Hàng
loạt các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường ra đời nhằm điều chỉnh các hành
vi tác động xấu tới môi trường. Suy thoái và ô nhiễm ngày càng nhiều không chỉ ở
Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên cấp bách hơn
bao giờ hết bởi môi trường chính là tương lai của chúng ta. Nhà nước bắt đầu đầu tư
cho các dự án bảo vệ môi trường. Song không chỉ các dự án bảo vệ môi trường mà
các dự án kinh tế cũng cần phải tính đến các lợi ích môi trường và chi phí môi

trường vì sự phát triển bền vững. Như vậy việc sử dụng phân tích chi phí- lợi ích mở
rộng là tất yếu để có quyết định hợp lý nhằm sử dụng lâu bền các nguyền tài nguyên
khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong hoạt động
phát triển kinh tế -xã hội.
1.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích đối với một dự án môi trường.
1.3.1. Khái niệm phân tích chi phí lợi ích.
Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem
đây có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển
khai các dự án được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để
đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau.
Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng
như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ
bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án
đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.
Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những
dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng. Trong trường hợp phải chọn
một dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại
lợi ích ròng lớn nhất. Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các
đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất chắc.
Mặc dù ý tưởng thì đơn giản song trong thực tế sẽ có nhiều khó khăn để có thể
tiến hành được một CBA có chất lượng. Chỉ đơn giản là việc xác định đâu là chi phí,
17
đâu là lợi ích cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng có thể có nhiều
ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Trong khi một số đầu vào, đầu ra có thể có
các mức giá phổ biến và ổn định thì một số khác lại có mức giá biến đổi trong quá
trình triển khai dự án. Và có thể có một số đầu vào, đầu ra không được đưa ra buôn
bán trên thị trường. Điều này khiến cho chúng ta cần phải đưa ra những phương pháp
định giá khác nhau.
CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định.
Điều này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem

liệu một dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không. Trong khi chúng ta có những kỹ
năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể làm
như vậy với một số mặt hàng nhất định. Ví dụ như không khí trong lành và sức khỏe
tốt đều rất đáng quý song sẽ là một thách thức lớn để có thể xác định chính xác lợi
ích ròng của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức khỏe tốt cho mọi
người. Tuy nhiên, ta có thể xác định được một khoảng chi phí nào đó mà nếu chi phí
của chương trình nằm trong khoảng đó thì chương trình là có giá trị và ngược lại.
Cần phải nhận thấy một điều rằng người ta đưa các quyết định liên quan đến các
dự án không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA. Các tính toán chính trị và xã hội nằm
ngoài CBA có thể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích kinh tế
trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không. Điều này đúng nhất là trong
trường hợp đưa ra các quyết định công. Lúc đó, các tài nguyên thường được phân bổ
dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu quả kinh tế. Những vấn đề công bằng,
bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế chỗ cho thậm chí là những nguồn
lợi ròng lớn về kinh tế. Nhưng ít nhất cũng có thể hy vọng rằng một CBA có thể tác
động tới quyết định của một người còn đang do dự hay có thể đưa chúng ta đến với
lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội tương tự như nhau.
1.3.2. Mục đích và ý nghĩa của CBA.
Mục đích bao quát của CBA là trợ giúp cho nhỡng đánh giá có tính xã hội, cụ thể
hơn là hỗ trợ cho việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
18
Phân tích chi phí - lợi ích có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đây là công cụ phân bổ chi phí - lợi ích
nhằm đạt hiệu quả Pareto,hạn chế tối đa sự thất bại của thị trường.
1.3.3. Các bước tiến hành CBA.
Để đánh giá được chính xác các vấn đề phân tích chi phí- lợi ích của một dự án
đầu tư thì phải tuân thủ 9 bước sau:
Bước 1: Quyết định lợi ích thuộc về ai và chi phí thuộc về ai
Bước 2: Lựa chọn danh mục các phương án thay thế (có thế lựa chọn giữa phương án
không và có dự án)

Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng vật chất tiềm năng và lựa chọn chỉ số đo lường
Bước 4: Dự đoán những khả năng biến đổi về lượng và ảnh hưởng cuả chúng trong
suốt quá trình tồn tại của dự án
Bước 5: Lượng hoá bằng tiền đối với tất cả các tác động
Bước 6: Xác định tỷ lệ chiết khấu và khấu hao cho khoảng thời gian để tìm giá trị
hiện tại
Bước 7: Tính tổng lợi ích và chi phí
Bước 8: Tiến hành phân tích độ nhạy
Bước 9: Tiến cử phương án có lợi ích xã hội tốt nhất
1.3.4. Các chỉ tiêu trong phân tích CBA.
1.3.4.1. Lựa chọn các thông số liên quan.
 Chọn biến thời gian thích hợp.
Về mặt lý thuyết, phân tích dự án kinh tế đầu tư phải được kéo dài trong thời
gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa
chọn biến thời gian thích hợp, cần lưu ý đến hai nhân tố sau:
- Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra, các lợi
ích kinh tế mà dựa vào đó mà dự án được thiết kế. Khi lợi ích thu được của dự án trở
nên rất nhỏ thì thời gian sống hữu ích của dự án coi như kết thúc.
- Hệ số chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án. Việc lựa chọn hệ
số chiết khấu là hết sức quan trọng vì hệ số chiết khấu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
với việc lựa chọn biến thời gian thích hợp. Hệ số chiết khấu càng lớn thì thời gian
19
hữu ích của dự án sẽ càng giảm bởi vì nó làm giảm giá trị hiện tại ròng của dự án
theo thời gian.
 Chiết khấu.
Chiết khấu là một cơ chế mà nhờ đó so sánh chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác
nhau trên trục thời gian. Trong sử dụng chiết khấu cần đảm bảo 2 điều kiện sau:
- Mọi biến số đưa vào tính chiết khấu( Chí phí, lợi ích) phải được đưa về cùng một
đơn vị.
- Giá trị một đơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại lớn hơn một đơn vị lợi ích hoặc chi

phí trong tương lai.
 Hệ số chiết khấu thích hợp.
Trong phân tích chi phí-lợi ích để lựa chọn hệ số chiết khấu thích hợp cần chú ý các
điều kiện sau:
- Trong phép phân tích kinh tế chỉ sử dụng một hệ số chiết khấu mặc dù khi phân tích
có thể thực hiện lặp đi lặp lại với nhiều giá trị khác nhau của hệ số chiết khấu.
- Hệ số chiết khấu không phản ánh lạm phát, mọi giá cả sử dụng trong phân tích là
giá thực gọi là hệ số chiết khấu thực. Ngược lại hệ số chiết khấu bao hàm cả lạm phát
gọi là chiết khấu danh nghĩa.
Để xác định và điều chỉnh hệ số chiết khấu cần căn cứ vào chí phí cơ hội của dự án,
chi phí của việc vay mượn tiền để đầu tư cho dự án
Khi phân tích dự án cần thiết phải có sự hướng dẫn của cơ quan Nhà nước và quyết
định đối với hệ số chiết khấu đang được sử dụng.
1.3.4.2. Các chỉ tiêu tính toán:
Khi mốc thời gian và hệ số chiết khấu đã được lựa chọn, việc tính toán được tiến
hành dựa trên các chỉ tiêu sau:
a, Giá trị hiện tại ròng (NPV-Net Present Value)
Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằng cách so sánh
lợi ích và chi phí theo thời gian.
NPV là đại lượng dùng để xác định giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu dòng lợi ích
và chi phí về năm đầu tiên. Nó được xác định theo công thức:
20










+
+−
+
=
∑∑
==
n
t
t
t
n
t
t
t
r
C
C
r
B
NPV
1
0
0
)1()1(

Trong đó:
Bt là lợi ích năm t
Ct là chi phí năm t
Co là chi phí ban đầu

r là hệ số chiết khấu
n là tuổi thọ của dự án
t: thời gian tương ứng ( )
NPV là một chỉ tiêu kinh tế trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư hay lựa chọn một
phương án tối ưu trong danh mục các phương án thay thế.
Dự án có lãi khi NPV > 0
Dự án hoà vốn khi NPV = 0
Dự án bị lỗ khi NPV < 0
NPV là chỉ tiêu hữu ích nhất vì nó có ít hạn chế và được sử dụng phổ biến trong phân
tích dự án. Thông qua chỉ tiêu này để đo lường khả năng sinh lời bằng tiền của dự án.
Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của hệ số chiết khấu. Vì vậy, khi
sử dụng NPV trong quá trình phân tích phải chú ý đến mặt hạn chế này bằng cách xác
định hệ số chiết khấu thích hợp cho dự án đang phân tích.
b, Tỷ suất lợi nhuận (B/C).
Tỷ suất lợi nhuận so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Nó được xác định
qua công thức:


=
=
+
+
+
=
n
t
t
t
n
t

t
t
r
C
C
r
B
C
B
1
0
1
)1(
)1(

Nếu: B/C > 1 Quyết định đầu tư.
B/C = 1 Có thể đầu tư tuỳ thuộc vào mục đích của dự án.
21
B/C <1 Không nên đầu tư.
c, Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR-Internal Rate of Return).
Hệ số hoàn vốn nội tại là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu thì giá
trị hiện tại ròng bằng 0.
Việc đưa ra quyết định đầu tư được thực hiện trên cơ sở so sánh hệ số hoàn vốn nội
tại (IRR) với hệ số chiết khấu. Dự án chỉ được chấp nhận khi IRR ? r. Trong trường
hợp phải lựa chọn thì dự án nào có IRRmax và lớn hơn r sẽ được chọn.
IRR được sử dụng khá phổ biến. Giá trị IRR sau khi tính toán được so sánh với lãi
suất hoặc hệ số chiết khấu.
IRR > lãi suất hoặc hệ số chiết khấu thì dự án có lãi
IRR = lãi suất hoặc hệ số chiết khấu thì dự án hoà vốn
IRR < lãi suất hoặc hệ số chiết khấu thì dự án bị lỗ

Tổng hợp cả ba chỉ tiêu đã trình bày ở trên, căn cứ vào giá trị hiện tại của dòng lợi
ích và chi phí, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá của phương pháp CBA
NPV B /C IRR Quyết định
> 0 Thì > 1 Và > r Đầu tư có lãi
< 0 < 1 < r Không đầu tư
= 0 = 1 = r Có thể đầu tư hoặc không
Trường hợp NPV = 0; B/C = 1 và IRR = r mà vẫn nên đầu tư cho dự án, đó chính là
những dự án tạo công ăn việc làm, bảo vệ và khắc phục môi trường vì có rất nhiều lợi
ích không thể lượng hoá hết được bằng tiền, nó tạo ra lợi ích cho xã hội không nhỏ.
1.3.5. Phân tích độ nhạy.
Bất kỳ một dự án nào đều gắn với hàng loạt các con số được đề xuất khác nhau.
Chúng là ước tính khối lượng vật liệu và lao động cần thiết, mức giá của các đầu vào
này, số người hưởng lợi cuối cùng, giá trị quy đổi của việc họ sử dụng sản phẩm làm
ra, mức lãi suất thích hợp dùng để khấu trừ chi phí và lợi ích của dự án. Các con số
này đều có nguy cơ bị dự đoán sai. Người ta cũng rất dễ lâm vào tình trạng không thể
nhất trí về một con số dự kiến nhất định. Câu trả lời có trách nhiệm nhất cho việc có
hàng loạt những giá trị ước tính hay gợi ý là đưa ra những tính toán dựa trên nhiều
22
kịch bản khác nhau rồi thảo luận những thay đổi trong từng kịch bản tạo ra tác động
gì trong phân tích độ nhạy cảm. Điều này có nghĩa là nên chỉ rõ việc thay đổi các
mức giá trị khác nhau có tác động như thế nào đến đánh giá dự án. Ví dụ, nếu phí xây
dựng thực tế cao hơn mức phí dự đoán là 10% thì lợi ích ròng của dự án thay đổi như
thế nào? Nếu dùng một mức lãi suất cao hơn để khấu trừ các chi phí và lợi ích tương
lai thì liệu dự án còn được mong đợi nữa hay không? Nếu như giá trị cho các lợi ích
của một dự án mang lại cho tình hình sức khoẻ ở mức thấp chứ không phải ở mức
cao trong miền lợi ích ước tính thì giá trị của dự án thay đổi như thế nào?
Kiểm tra độ nhạy là một cách tính lại lợi ích xã hội ròng với bộ dữ liệu khác cùng
với sự giải thích lại sự mong muốn tương đối của các phương pháp.
Lợi ích xã hội ròng của một phương án sẽ luôn thay đổi khi dữ liệu của nó

thay đổi. Nhưng những vấn đề chính yếu lại liên quan đến sự mong muốn tương đối
của các phương án. Có phải dự án trở nên không thể chấp nhận được về mặt kinh tế
( hoặc có thể chấp nhận) khi dữ liệu thay đổi hay không? Tương tự, khi dữ liệu thay
đổi, sự sắp xếp hạng các dự án có thay đổi không?
Kiểm tra độ nhạy sẽ giúp đánh giá những tác động của sự không chắc chắn
bằng cách:
- Nhận ra phạm vi của một ( nhiều) biến số cụ thể trong đó một phương án là đáng
mong muốn về mặt kinh tế.
- Nhận ra giá trị của một ( nhiều) biến cụ thể tại đó sự xếp hạng của phương án thay
đổi.
- Nhận ra giá trị những biến số làm lợi ích xã hội ròng dễ bị ảnh hưởng nhất. Đó là
những biến số gây nên tỷ lệ thay đổi lớn nhất trong lợi ích xã hội ròng
Kiểm tra độ nhạy cũng giúp người phan tích hiểu được cấu trúc kinh tế của dự
án. Những yếu tố gây tác động mạnh mẽ nhất lên sự mong muốn về kinh tế sẽ trở nên
rõ ràng, và những yếu tố có ít ảnh hưởng cũng sẽ rõ ràng hơn. Quy trình đầy đủ về
kiểm tra độ nhạy bao gồm 4 giai đoạn liên tục:
+ Tính lại lợi ích xã hội ròng với bộ dữ liệu khác.
+ Nhận dạng các biến số chủ yếu và mô tả nguồn gốc của sự không chắc chắn.
+ Giải thích lại sự mong muốn tương đối với tất cả dữ liệu về lợi ích xã hội ròng.
23
+ Thu nhập thêm dữ liệu về các biến số chủ yếu, thiết kế lại phương án để giảm thiểu
những ảnh hưởng của sự không chắc chắn, và giám sát mức độ của các biến số chủ
yếu khi dự án tiến hành.
Tiểu kết chương 1.
Như vậy, ở chương 1, tôi đã trình bày về hiệu quả của dự án đầu tư cho môi
trường, các phương pháp tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một dự án.
Trong đó, do tính ưu việt và phù hợp của phương pháp phân tích chi phí lợi ích
( CBA), tôi đã chọn phương pháp này cho việc đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng
trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương. Vì vậy, tôi đã tập trung giới thiệu và phân
tích phương pháp CBA ở chương này. Và sau đây, ở chương 2, tôi sẽ trình bày về các

tác động môi trường của hoạt động khai thác than.
Chương 2. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THAN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỎ THAN NA DƯƠNG.
2.1.Tác động môi trường của hoạt động khai thác than
2.1.1. Môi trường không khí.
Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi không chỉ ở những khu
vực khai thác mà cả ở các khu vực dân cư, trong các làng mạc và các khu đô thị.
Bụi bao phủ lên khắp các làng mái nhà, ruộng vườn, trên cá thảm xây xanh dọc
theo đường vận chuyển than. Bụi tích tụ trên lá cây làm giảm khả năng quang
hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh do có các độc tố chứa trong bụi...
Bụi gây tác hại đến các công trình và vật liệu, máy móc vì bụi có chứa các chất
hoá học, khi bám vào bề mặt của vật liệu sẽ gây ra các phản ứng hoá học, làm hư
hỏng các công trình máy móc thiết bị. Bụi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng
đồng. Bụi gây bệnh bụi phổi và các bệnh đường hô hấp. Kết quả khám định kỳ
cho 1700 công nhân ngành than cho thấy trên 40% người mắc bệnh viêm mũi,
viêm họng; 17% mắc bệnh viêm xoang sau 5 năm làm việc; 40% mắc bệnh phế
24
quản sau 5 năm làm việc. Số công nhân ngành than bị bệnh bụi phổi chiếm 85%
tổng số người mắc bệnh của cả khối công nghiệp.
Mức độ ô nhiễm bụi tuỳ theo mùa và cường độ hoạt động khai thác liên quan.
Nguồn sinh bụi chủ yếu là do các khâu khoan nổ mìn, khai thác gương lò chợ,
sàng tuyển tại các nhà máy tuyển than, bốc rót than tại các bến cảng, bụi từ cá bãi
thải mỏ lộ thiên cao hàng trăm mét, dài hàng chục km theo dọc bờ biển từ vịnh
Hạ Long đến Bái Tử Long do gió cuốn theo, bụi do vận chuyển than và đất đá
bằng ôtô từ khu vực khai thác qua các khu dân cư đến nhà máy tuyển, kho chứa
hoặc đến các bến cảng.
Ngoài bụi từ các mỏ than hầm lò còn thoát ra một lượng lớn khí độc như khí CO,
SO
2
, H

2
S, NO
x
, CH
4
... Tại các khu vực sàng tuyển, nghiền , chế biến than còn xảy
ra quá trình ôxy hoá dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy cần thiết để hô hấp ( <12%).
2.1.2 Tiếng ồn.
Độ ồn, rung do các hoạt động trong khai thác lộ thiên, hầm lò, các nhà máy
tuyển, các nhà máy cơ khí gây nên nhe cá máy khoan, xe goòng, các thiết bị, bãi
nổ mìn, máy xúc, máy gạt, xe vận tải cỡ lớn , các băng tải, quang lật, búa hơi
máy, gò, tiện, sàng, rung, máy nghiền than... Độ ồn ngay sát các thiết bị máy móc
cỡ lớn đang hoạt động thường vượt TCCP 20-40 dB. Các tuyến băng tải, các
đường ô tô chở than, đất đá và nhà máy tuyển là các nguồn gây ô nhiễm mạnh
cùng với phát tán bụi lớn nhất.Tại các khu vực khai thác hầm lò thường có độ ồn
cao vì âm khó phát tán trong các đường lò.
2.1.3. Môi trường nước.
Môi trường nước bị ô nhiễm do hai nguồn chính là nước chảy trên bề mặt,
nước mưa và nước thải từ các khu mỏ. Hầu hết các đơn vị khai thác, sàng tuyển
và chế biến đều thải ra một lượng nước thải rẩt lớn. Đặc biệt, các hoạt động khai
thác than đều nằm trong các khu vực có hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái các lưu
vực, môi trường đất...và nằm xen kẽ các khu vực dân cư. Do đặc thù của loại hình
khai thác nên nước thải hầm lò bị axit hoá mạnh, có chất rắn lơ lửng cao, có hàm
25

×