Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

ỨNG PHÓ CỦA TRIỀU ĐÌNH MÃN THANH TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC VÀO TRUNG QUỐC (CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.94 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Khoa Lịch sử

BÀI TẬP CHUN MƠN
ĐỀ TÀI: ỨNG PHĨ CỦA TRIỀU ĐÌNH MÃN THANH
TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC VÀO
TRUNG QUỐC
(CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
LÊ THU TRANG
KHÓA 68 (NĂM HỌC 2018 - 2022)

Hà Nội, năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa Lịch sử, Trường Đại Học
Sư phạm Hà Nội em đã hồn thành được bài tập chun mơn chun ngành
Lịch sử Thế giới.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản
thân cịn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ trong khoa. Em chân thành
cảm ơn thầy giáo Ninh Xuân Thao, người đã hướng dẫn cho em trong suốt
thời gian làm bài tập. Em muốn gửi lời chúc tới thầy dồi dào sức khoẻ.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè trog khoa Lịch sử, thư viện trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, phòng tư liệu khoa Lịch sử đã giúp đỡ em rất tận tình trong
suốt thời gian hồn thành bài tập.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài tập khơng tránh khỏi những
thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy để bài tập này
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp


nhất!
Hà Nội, ngày 09, tháng 04 năm 2021


MỤC LỤC


I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn, đứng thứ ba trên thế
giới, với số dân đông nhất thế giới, bên cạnh đó nguồn tài ngun khống
sản cũng vơ cùng phong phú. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và
phát triển, Trung Quốc đã có biết bao biến động thăng trầm. Từng là một
trong những trung tâm của nền văn hóa thế giới nên Trung Quốc cũng ít
nhiều có sự ảnh hưởng đến các quốc gia khác, đặc biệt là với Việt Nam một nước láng giềng gần gũi. Trong suốt chiều dài lịch sử cũng ln có mối
quan hệ, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính điều đó đã tạo ra những nét
tương đồng về kinh tế, chính trị, xã hội mặc dù mỗi quốc gia vẫn giữ được
bản sắc riêng biệt. Do vậy tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc là điều cần thiết
giúp chúng ta hiểu hơn về đất nước với bề dày lịch sử 5000 năm này.
Ta từng biết đến Trung Quốc là một thiên triều với các nước chư hầu
xung quanh, cùng những cuộc xâm lược, ảnh hưởng lớn, nhỏ đến các quốc
gia xung quanh nhưng đến khoảng thế kỉ XIX triều đình nhà Mãn Thanh
Trung Quốc bước vào giai đoạn suy yếu. Với những điều kiện vô cùng
thuận lời về thị trường, nhân cơng, tài ngun, khống sản,… Trung Quốc
đã trở thành “cái bánh ngọt béo bở” mà tất cả các nước đế quốc đều thèm
muốn. Chính vì vậy ở đây tơi muốn đề cập đến đế tài: Ứng phó của triểu
đình Mãn Thanh trước sự xâm lược của các nước đế quốc vào Trung Quốc
(cuối thế kỉ XIX - đầu thế kì XX). Đây là sự kiện mở đầu thời kì lịch sử cận
đại Trung Quốc, đánh dấu sự suy tàn của phong kiến Trung Quốc, thời kì
triều đại phong kiến Mãn Thanh chìm sâu trong sự khủng hoảng, các nước

đế quốc đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược, hòng xâu xé đất nước
Trung Hoa, Trung Quốc bước vào thời kì nửa phong kiến nửa thuộc địa.
Quá trình đất nước Trung
Hoa ngày một lụi tàn dưới những cuộc chiến
4
tranh, sự nhu nhược dẫn đến sự xâm phạm lãnh thổ nghiêm trọng qua những
bản hiệp ước bất bình đẳng.


Qua tìm hiểu về đề tài này có thể giúp chúng ta hiểu được nguyên
nhân Trung Quốc - một đất nước rộng lớn với dân số đông, một thiên triều
hùng mạnh bị biến thanh “miếng mồi béo bở” cho các nước đế quốc “xâu
xé”, thấy được sự nhu nhược của triều đình Mãn Thanh mục ruỗng, thối nát.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc nói chung, lịch sử cận đại nói riêng từ
trước đến nay có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả, nhà
xuất bản khác nhau. Có thể nói đến một vài tác phẩm tiêu biểu như:
“Trung Hoa sử cương từ nguyên thủy đến 1937” của tác giả Đào Duy
Anh, NXB Bốn phương, do Viện học thuật, Bộ phổ thông tái bản.
“Các triều đại Trung Hoa” của tác giả Lê Giảng, NXB Thanh niên Hà
Nội năm 2000.
“Trung Quốc 5000 năm” của hai tác giả Chu Hữu Chí và Phương
Thiếu Ba, NXB Văn hóa thơng tin năm 1998.
“Khám phá lịch sử Trung Hoa” tác giả Hà Văn Thùy, NXB Hội Nhà
văn.
“Trung Quốc sử lược” của Phan Khoang, NXB Văn hóa thơng tin
năm 2002.
“Sử Trung Quốc” - tập 2 của tác giả Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa.
Những tác phẩm kể trên mang tính chất giáo dục, cung cấp thơng tin
cho độc giả về những kiến thức sơ lược, khái quát về lịch sử Trung Quốc

qua hàng nghìn năm nên thường sẽ không đi sâu vào vấn đề cụ thể nào. Do
vậy nghiên cứu về triều đình Mãn Thanh trước sự xâm lược của các nước đế
quốc cịn khá ít tài liệu để tìm hiểu. Tuy nhiên những tác phẩm trên cũng
cung cấp cho tôi những kiến thức khái quát, sơ lược nhất định để có được
cơng trình nghiên cứu khơng chỉ đi sâu cụ thể vấn đề mà cịn mang tính toàn
diện.

5

Cụ thể hơn về thời cận đại của Trung Quốc thì tơi có tìm hiểu về
những tác phẩm:


“Lịch sử cận đại Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Huy Quý, NXB
Chính trị Quốc gia năm 2004.
“Lịch sử cận đại Trung Quốc” - quyển 1 của tác giả Đinh Hiển Tiên
Hai cơng trình nghiên cứu này giúp tơi tìm hiểu cụ thể hơn về lịch sử
Trung Quốc thời kì cận đại, về tình hình Trung Quốc trước khi chịu sự xâm
lược của các nước đế quốc thực dân, về các phong trào đấu tranh của quần
chúng nhân dân.
3. Phạm vi đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Phạm vi đề tài

Đề tài này nghiên cứu về những ứng phó của triều đình Mãn Thanh
trước sự xâm lược của các nước đế quốc vào Trung Quốc. Đề tài này tôi sẽ
tập trung nghiên cứu từ tình hình Trung Quốc và các nước đế quốc thực dân
vào khoảng đầu thế kỉ XIX, cho đến tìm hiểu về quá trình xâm lược và mở
đầu là cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây chiến (1840 1842), tiếp theo là những ứng phó của triều đình Mãn Thanh trước sự xâm

nhập của các nước đế quốc.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về thái độ, ứng phó của triều đình Mãn Thanh trước
sự xâm lược của các nước đế quốc, thực dân vào cuối thế kì XIX đến đầu
thế kỉ XX.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1.

Nguồn tư liệu

Trong đề tài này tơi có tham khảo các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử
Trung Quốc và tập trung vào thời kì cận đại, một số cơng trình nghiên cứu
về triều đình Mãn Thanh, các bài nghiên cứu về cuộc chiến tranh giữa các
nước đế quốc với Trung Quốc và những thái độ, những phong trào triều
đình Mãn Thanh đưa ra nhằm cứu vãn tình thế đất nước Trung Quốc trong
6

cơn khủng hoảng cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Các cơng trình nghiên
cứu về giai cấp tư sản ở Trung Quốc.


4.2.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng đến phương
pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp so sánh, phân tích tổng

hợp, thống kê số liệu.

7


I.

Các chương nội dung và đề mục
CHƯƠNG 1

Quá trình xâm lược của các nước đế quốc vào Trung Quốc
1. Tình hình các nước đế quốc và Trung Quốc vào thế kỉ XVIII đến
đầu thế kỉ XIX
1.1. Trung Quốc
Trong khoảng thời gian giữa thế kỉ XIX, trong khi các nước đế quốc
thực dân tăng cường hoạt động xâm lược các nước Đơng Á, thì ở Trung
Quốc, triều đại phong kiến Mãn Thanh suy yếu dưới sự tác động của cuộc
khủng hoảng trên tất cả các linh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa,…
Về kinh tế, ở địa phương chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa
chủ đã đẩy nền kinh tế nơng thơn vào tình cảnh tiêu điều, người nông dân
chịu cảnh tô cao thuế nặng khiến cho đời sống ngày một khó khăn. Phía
triều đình bọn quý tộc, quan lại địa chủ cũng ra sức vơ vét của cải, chiếm
đoạt ruộng đất của nông dân nghèo (theo thống kê năm 1812, ruộng đất trực
tiếp hoặc gián tiếp nằm trong tay hồng đế có tới 830 ngàn khoảnh, sủng
thần của vua Càn Long là Hịa Thân có tới 8 ngàn khoảnh, nông dân chiếm
trên 80% dân số cả nước nhưng chỉ có 10% ruộng đất) [12, tr.10]. Người
nông dân nghèo không chỉ phải nộp hơn 50% sản phẩm thu hoạch mà còn
phải nộp các khoản sưu, thuế các loại, chịu nhiều phục dịch.
Về chính trị, chế độ phong kiến thời kì này đã dần trở nên mục ruỗng,
thối nát, suy đồi từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương. Như đã

nói ở trên thì bọn quý tộc, quan lại ra sức chiếm đoạt của cải, ruộng đất của
nơng dân nghèo. Bên cạnh đó vấn nạn hối lộ cũng diễn ra ngang nhiên, lộ
liễu hàng ngày (chỉ riêng8 Hòa Thân đã dùng các thủ đoạn phi pháp vơ vét
được 400 triệu lạng bạc trong khi tổng thu nhập tài chính của triều đình Mãn
Thanh mỗi năm chỉ khoảng 40 triệu lạng) [12, tr.10].


Về qn sự, qn lính thời kì này đơng đảo về mặt số lượng nhưng
chế độ tổ chức và luyện tập binh sĩ còn lạc hậu, yếu kèm, thiếu sự chặt chẽ,
quân sĩ thiếu kỉ luật. Đời vua Quang Đạo nhà Thanh tuy có 22 vạn “Bát kỳ
qn” (qn chính quy Trung ương) và 66 vạn “Lục doanh quân” (quân địa
phương) [12, tr.10], nhưng vũ khí được trang bị cịn rất thô sơ, chủ yếu vẫn
là cung tên, đao kiếm, chiến thuyền cũng hư hỏng nhiều mà không được sửa
chữa. Điều đó cũng dễ hiểu khi các tướng sĩ thì ăn chơi, sa đọa, không tập
trung lo rèn binh luyện khí.
Về văn hóa, tư tưởng, giáo dục triều đình Mãn Thanh đề ra những
chính sách nhằm truyền bá tư tưởng văn hóa nhằm cố gắng duy trì chế độ
phong kiến mà ta coi nó đã ngày một trở nên lạc hậu, mục nát, cố gắng duy
trì quyền hành nằm trong tay người đứng đầu là vua. Nho giáo thời kì này
cũng được đề cao, coi trọng. Việc tổ chức thi cử, tuyển chọn quan lại tưởng
chừng rất khắt khe nhưng lại khơng có tính thực tế, khơng thuận lịng dân.
Sự thật là sĩ tử bị bắt buộc phải thuộc “Tứ thư tập chú” của Chu Hy (gồm
Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử chú thích Tứ thư của Nho
gia), tập làm văn Bát cổ, chính nền giáo dục này đã khiến cho các sĩ tử xa
rời thực tế, khơng quan tâm đến tình hình suy tàn của đất nước hiện tại.
Thời kì này triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách đóng cửa,
việc giao lưu, bn bán chỉ được thực hiện ở cửa khẩu Quảng Châu. Tất cả
việc giao lưu, buôn bán của các thương gia đều phải diễn ra dưới nhiều giám
sát, thủ tục khắt khe, nghiên ngặt. Việc áp đặt những chính sách khắt khe,
nghiêm ngặt này đã “bóp ngẹt” mối giao thương giữa Trung Quốc với các

quốc gia khác. Và chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường
xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn này (Từ năm 1781 đến năm
1790, chỉ riêng mặt hàng chè Trung Quốc xuất sang Anh đã đạt 96 triệu
đồng, nhưng từ năm 1781 đến năm 1793 tồn bộ hàng cơng nghiệp Anh bán
9

sang Trung Quốc chỉ đạt 16 triệu đồng, tức chỉ bằng 1/6 giá trị xuất khẩu
chè Trung Quốc sang Anh) [12, tr.12]. Điều này đã khiến Anh gây sức ép
nhằm “thúc giục” triều đình Mãn Thanh mở cửa cho hàng hóa Anh thơng


thương và mặt hàng họ thu lợi nhiều nhất chính là thuốc phiện, đây cũng là
nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh thuốc phiện sau này.
1.2. Các nước đế quốc
Từ giữa thế kỉ XVI, trên thế giới mà cụ thể là ở châu Âu và châu Mĩ
nổ ra hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đưa chủ nghĩa tư bản trở thành xu
thế trên toàn thế giới. Đồng thời cũng nhận thấy rằng chế độ phong kiến đã
trở nên lạc hậu, lỗi thời trước tình hình thế giới hiện nay. Cùng với đó là sự
diễn ra của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, việc áp dụng những thành
tựu đó vào sản xuất đã thay thế lao động chân tay lỗi thời, tạo ra nặng suất
lao động lớn hơn.
Là nước tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên nên đến đầu
thế kỉ XIX nước Anh đã trở thành một cường quốc Tư bản. Đến đầu thập
niên 30, 40 của thế kỉ XIX thì Anh cơ bản đã hồn thành cuộc cách mạng
cơng nghiệp, sản lượng cơng nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Hàng hóa
dồi dào, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa cũng tăng cao dẫn đến yêu cầu mở
rộng thị trường của Tư bản Anh cũng ngày một cấp thiết.
Sau Anh là Pháp cũng tiến hành cuộc cách mạng tư sản vào năm
1789, nhưng Pháp lại vướng phải trở ngại do cuộc chiến tranh Napoleon gây
bất lợi cho nền kinh tế Pháp. Phải đến năm 1825 thì tình hình mới đi theo

chiều hướng có lợi cho cuộc cách mạng tư sản Pháp. Nền kinh tế tư bản
cũng từ đó mà ngày một phát triển. Tuy vậy đến đầu thế kì XIX nền cơng
nghiệp của Pháp vẫn ở tình trạng phát triển yếu, Pháp vẫn mang tính chất là
một nước nơng nghiệp.
Nước Mỹ sau cuộc chiến tranh giành độc lập đã thoát khỏi sự lệ thuộc
vào Anh, điều đó đã tạo cơ hội để Mỹ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng công nghiệp mở đầu bằng sự xuất hiện của các nhà máy
dệt kiểu mới chạy bằng động cơ hơi nước vào đầu thế kỉ XIX, cho đến từ
10

những năm 30 trở đi động cơ hơi nước đã được ứng dụng rộng rãi. Ngành
cơng nghiệp dệt may cũng từ đó mà mang đến nhiều khởi sắc, sau đó lần
lượt đến các ngành luyện kim, công nghiệp nặng, đường sắt. Tuy nhiên nền


công nghiệp Mỹ vẫn đứng sau Anh và Pháp, mặt hàng chiếm số lượng xuất
khẩu lớn nhất tại Mỹ là vải dệt bơng.
Tình hình ở ba nước Mỹ, Anh, Pháp đã phần nào khái quát được sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước Âu, Mỹ.
Những ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất đang ngày một rộng rãi ở
nhiều nước và ở nhiều ngành đã tạo ra “làn gió mới” cho nền công nghiệp
các nước này. Năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra cũng ngày một
nhiều dẫn đến nhu cầu xuất khẩu ra ngoài nước. Hơn nữa, sau các cuộc phát
kiến địa lí đã tìm được nhiều vùng đất mới cùng sự phát triển của ngành
hàng hải đã thúc đẩy quá trình thực dân ở các nước tư bản.
2. Các cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với các nước đế quốc
2.1. Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (1840 - 1842)
* Tình hình bn bán thuốc phiện ở Trung Quốc và nguyên nhân
dẫn đến cuộc chiến tranh thuốc phiện
Lật ngược lại lịch sử thì thuốc phiện được nhập đầu tiên vào Trung

Quốc dưới thời nhà Đường nhưng được sử dụng với tác dụng là thuốc chữa
bệnh. Chỉ bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XVIII, người Anh bắt đầu đưa
thuốc phiện từ Arab, Ấn Độ và Đông Nam Á tới bán cho người Trung Quốc.
Số lượng thuốc phiện người Anh bán cho người Trung Quốc tăng nhanh
chóng vào nửa đầu đầu thế kỉ XIX. Trong khoảng thời gian từ năm 1833 đến
năm 1839, trong mỗi năm lượng thuốc phiện Anh bán ra cho người dân
Trung Quốc lên tới khoảng 35 500 thùng (mỗi thùng nặng khoảng 50kg).
Không chỉ có Anh coi thuốc phiện là mặt hàng bn bán có lời ở Trung
Quốc mà cịn có Mỹ và Nga nhưng với số lượng ít hơn.
Khói thuốc phiện đã bao trùm một bầu khơng khí đen tối lên tồn xã
hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Thứ nhất, cán cân thương mại thay đổi theo
chiều hướng tiêu cực cho Trung Quốc, từ một nước xuất siêu sang nhập
11

siêu. Vấn nạn “chảy máu trắng” đang ngày một nghiêm trọng. Những thùng
thuốc phiện đã nặng rồi nay thuế khóa đè lên vai quần chúng nhân dân còn
nặng hơn đã đẩy họ vào tình cảnh khốn cùng, khổ cực, khơng chỉ người dân


khổ cực mà triều đình phong kiến Mãn Thanh cũng khốn đốn trước mức thu
nhập bị giảm sút. Từ năm 1821 đến năm 1840 có khoảng 100 triệu đồng bạc
trắng từ Trung Quốc “chảy ra ngoài” [12, tr.13]. Thứ hai, sức mua cũng bị
giảm sút nghiêm trọng do người dân đổ dồn tiền vào để mua thuốc phiện,
ảnh hưởng nặng nề đến vốn đầu tư vào công thương, hạn chế sự phát triển
của công thương nghiệp. Cuối cùng, thuốc phiện đã làm suy đồi thể xác và
tâm hồn không chỉ người dân Trung Hoa mà cả bộ máy quan liêu của triều
đình Mãn Thanh cũng bị khói thuốc phiện hư ảo làm mờ mắt. Theo điều tra,
năm 1835 ở Trung Quốc có tới 2 triệu người nghiện thuốc phiện, khơng chỉ
có quan lại, dân thường, mà ngay cả tu sĩ, thái giám cũng hút thuốc phiện
[12, tr.13]. Những hậu quả đó đủ thấy rằng thuốc phiện đã kéo cả đất nước

Trung Quốc lao về phía vực thẳm của sự suy tàn, diệt vong của một triều đại
phong kiến, nó tạo điều kiện cho những thế lực xấu bên ngoài biên giới
nhăm nhe xâm lược. Có thể nói Trung Quốc giai đoạn này như một chiếc
bánh ngon mà khơng có sự bao bọc, che chở nào.
Hậu quả của thuốc phiện gây ra ngày càng nghiêm trọng đã gây ra sự
bất đồng gay gắt của một bộ phận quan lại phong kiến nhận thức được mối
nguy hại từ thuốc phiện có thể sẽ kéo cả Trung Quốc xuống bờ vực thẳm.
Họ đã có những biện pháp nhằm ngăn cấm bn bán thuốc phiện trong nhân
dân. Tiêu biểu có thể nói đến Lâm Tắc Từ (một viên quan nổi tiếng thanh
liêm) đã trực tiếp chỉ huy chiến dịch cấm thuốc phiện. Trong tháng 6 năm
1839, tại bãi biển Hổ Môn, Lâm Tắc Từ đã cho đốt hết tất cả số thuốc phiện
tịch thu được. Ngay sau đó ơng tun bố khơi phục quan hệ thương mại
bình thường giữa Trung Quốc và Anh quốc [12, tr.14]. Nhân cái cớ bị cấm
buôn bán thuốc phiện, thực dân Anh đã gây chiến với Trung Quốc.
* Diễn biến cuộc chiến tranh thuốc phiện
Tháng 6 năm 1840 lực lượng quân Anh tập trung trên vùng biển
12

Quảng Đông gồm 48 hạm tàu các loại, hơn 4000 binh sĩ, 540 khẩu pháo [12,
tr.15]. Và theo kế hoạch đã dự tính trước, quân đội Anh dàn trận chặn cửa
sông Chu Giang với mong muốn chiếm đánh vùng Quảng Đông. Ý định này


đã thất bại khi bị lực lượng quận đội Trung Quốc chặn đánh. Quân Anh lập
tức lật ngược thế cờ bằng việc đề ra một kế hoạch mới ứng biến linh hoạt là
để lại Quảng Đông một bộ phận nhỏ của lực lượng bao vậy nơi này. Còn
quân chủ lực thì tiếp tục tiến đánh về phía bắc nhằm tấn công vào Hạ Môn
và lần lược đánh chiếm Định Hải, Thiên Tân, Bạch Hà Khẩu.
Không lường trước được thế cờ này triều đình Mãn Thanh rơi vào
tình trạng hoảng sợ vội vàng chấp nhận các bồi khoản, cắt đất, thông thương

để quân Anh rút về Quảng Châu.
Tháng 1 năm 1841 quân Anh đánh vào các pháo đài Đại Giác, Sa
Giác và cướp đi sinh mạng của hơn 600 binh sĩ. Với một ý chí khơng thực
sự quyết tâm kháng chiến và khơng có kế sách cụ thể của vua Quang Đạo
nên Hổ Môn và Quảng Châu đã bị rơi vào tầm kiểm sốt của qn Anh.
Khơng dừng lại ở đó, vào tháng 8 năm 1841, quân Anh tiếp tục tiến
lên phía bắc tấn cơng Hạ Mơn, đến cuối tháng 9 tiếp tục tấn công vào Hải
Định. Trước thế tấn công nhanh và mạnh như chẻ tre của quân đội Anh, lực
lượng Trung Quốc không lường trước nên đã phải nhận lại kết cục thảm hại
là toàn bộ 5000 quân của triều đình Mãn Thanh ở Hải Định đã hy sinh sau 6
ngày đêm chiến đấu. Nhân cơ hội thừa thắng này, quân Anh đánh chiếm
Trấn Hải, Ninh Ba. Trong một thời gian ngắn nửa tháng quân Anh đã chiếm
được quyền kiểm soát của ba thành phố ven biển của tỉnh Chiết Giang. Giữa
tháng 6, quân Anh tiến vào cửa khẩu Trường Giang, đánh chiếm Thượng
Hải, Bảo Sơn, theo sông Trường Giang tiến về phía tây, đến thượng tuần
tháng 8 đã tiến sát thành Nam Kinh [12, tr.17]. Cuộc chiến tranh thuốc phiện
lần thứ nhất đã kết thúc sau ba năm với sự thất bại thảm hại của triều đình
Mãn Thanh.
* Điều ước Nam Kinh (1842)
Sự thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thuốc phiện lần
13

thứ nhất được đánh dấu bằng việc vua Quang Đạo và triều đình Mãn Thanh
đã đặt bút kí vào bản “Điều ước Nam Kinh” vào ngày 29 tháng 8 năm 1842
trên chiến hạm Anh Coruwealls trong một tâm thế vô cùng hoảng sợ, chấp


nhận toàn bộ những đề nghị do Anh đặt ra. Bản hiệp ước gồm 13 điều
khoản, đến năm 1843, Anh tiếp tục đưa ra bản điều ước bổ sung ép triều
đình Mãn Thanh phải đặt bút kí.

Bản hiệp ước này đã đưa Trung Quốc bước vào thời kì đen tối. Đây
cũng là bản hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên được kí kết giữa thực dân Anh
và triều đình phong kiến Mãn Thanh, mở đầu cho q trình nơ dịch của chủ
nghĩa đế quốc với nhân dân Trung Quốc.
Đó vẫn chưa phải là bản án nặng nhất đối với Trung Quốc khi Chính
phủ Mỹ tiếp tục gây sức ép với triều đình Mãn Thanh. Ngày 3 tháng 7 năm
1844, Mỹ ép triều đình Mãn Thanh kí “Điều ước Vọng Hạ” với những điều
khoản cho Mỹ hưởng những quyền lợi như Anh ở Trung Quốc. Nhân cơ hội
đó các nước Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy cũng yêu cầu triều đình Mãn
Thanh kí vào những bản hiệp ước tương như Anh và Mỹ. Triều đình Mãn
Thanh cũng cứ thế nhượng bộ đặt bút kí lần lượt các bản hiệp ước bất bình
đẳng đó. Cùng lúc đó, Bồ Đào Nha giành quyền cai quản Ma Cao, Nga Sa
hoàng cũng lấn chiếm nhiều vùng lãnh thổ phía đơng bắc Trung Quốc.
Từ những bản hiệp ước bất bình đẳng do triều đình Mãn Thanh nhu
nhược kí với các nước đế quốc thực dân đã tự trói buộc Trung Quốc trở
thành một nước phong kiến nửa thuộc địa.
I.2.

Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai

Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai dưới sự liên minh của bốn nước
gồm Nga, Mỹ, Anh và Pháp, đây được coi là sự tiếp tục và mở rộng của
cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất.
Ngày 23 tháng 10 năm 1856, viện cớ thủy binh Quảng Đông xâm
phạm tàu buôn Anh, quân Anh đã tiến vào sông Chu Giang, bắn phá Quảng
Châu và tiến vào trong thành cướp phá nhưng vấp phải sự phản kháng của
nhân dân nên đã rút ra Hổ Môn. Đến năm 1857, Anh - Pháp tiếp tục tấn
14

cơng và chiếm đóng Quảng Châu. Tháng 4 năm 1858, tàu chiến của Anh và

Pháp từ Quảng Châu tiến lên phía bắc tấn cơng vào pháo đài Đại Cơ (Thiên
Tân), ở đây Anh - Pháp tuyên bố sẽ đánh chiếm Bắc Kinh. Sợ hãi trước lời


đe dọa này triều đình Mãn Thanh vội vã cho người xuống Thiên Tân cầu
hòa. Đến tháng 6 năm 1858, triều đình Mãn Thanh đã lần lượt kí vào các
bản “Điều ước Thiên Tân” của các nước Nga, Mỹ, Anh và Pháp.
Dù triều đình Mãn Thanh đã kí các bản hiệp ước nhưng lòng tham
của các nước thực dân đế quốc vẫn chưa thỏa mãn. Ngày 25 tháng 6 năm
1859, tàu chiến của Anh, Pháp tiếp tục bắn phá Đại Cô. Nhưng kế hoạch
này đã bị thất bại trước sự phản kháng quyết liệt của quân Thanh. Thất bại
đó đã khiến cho Anh và Pháp quyết định điều động một lực lượng đông đảo
quân sĩ và tàu chiến ở bở biển Trung Quốc. Lần đánh chiếm này Anh và
Pháp đã khiến cho pháo đài Đại Cô, Thiên Tân thất thủ, tiếp tục tấn cơng
Bắc Kinh. Trước tình hình đó Cung Thân vương Dịch Tố khơng cịn cách
nào khác buộc phải kí vào “Điều ước Bắc Kinh” với Anh và Pháp.
Với các bản “Điều ước Thiên Tân” và “Điều ước Bắc Kinh”, chính
sách đóng cửa của triều đình Mãn Thanh đã hoàn toàn sụp đổ, chủ quyền
Trung Quốc bị xâm phạm nghiêm trọng. Cùng cơ hội này, đế quốc Nga lấn
chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn tại lưu vực Hắc Long Giang.
I.3.

Chiến tranh Trung - Pháp (1883 - 1884)

Từ những năm 50 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã bắt đầu có ý đồ
lăm le xâm lược Việt Nam. Ý đồ này cũng xuất phát từ kế hoạch sâu xa
muốn xâm lược Việt Nam để từ đó làm bàn đạp tiến lên vùng Tây Nam của
Trung Quốc. Triều đình Mãn Thanh cũng nhận thấy rõ được âm mưu đó của
Pháp nhưng nội bộ triều đình lại chia làm hai phe là phe chủ hòa và phe chủ
chiến. Người nắm quyền lực lớn nhất lúc đó là Từ Hy thái hậu thiếu quyết

đoán mà do dự đứng ở “ranh giới” giữa hai phe này. Vì lẽ đó nên triều đình
Mãn Thanh một mặt lên án tội ác thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhưng
mặt khác lại muốn thỏa hiệp với Pháp. Nhận ra được thái độ hai mặt đầy
khiêu khích ấy của triều đình Mãn Thanh nên thực dân Pháp đã gây chiến
15

một cuộc chiến tranh mới - chiến tranh Trung - Pháp (ngày 11 tháng 12 năm
1883).


Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh từ tháng 12 năm 1883 đến tháng 6
năm 1884, chiến sự chủ yếu diễn ra ở vùng châu thổ sông Hồng của Việt
Nam. Quân Pháp mở màn cuộc tấn công vào Sơn Tây, quân Thanh đóng ở
đó chống trả một cách thụ động, yếu ớt, liên tiếp thất bại, sau ba ngày thì
thành Sơn Tây thất thủ. Nhân thắng lợi đó quân Pháp tấn công Bắc Ninh,
Thái Nguyên và tiến gần hơn về biên giới Việt - Trung. Hay tin thất bại,
triều đình Mãn Thanh tỏ ra vộ cùng hoảng sợ. Trước thất bại mau chóng chỉ
trong vịng sáu tháng kể từ khi cuộc chiến vừa bắt đầu đã đưa triều đình
Mãn Thanh đến bàn đám phán với Pháp. Hai bên đã kí vào Điều ước vắn tắt
Trung - Pháp với việc thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam,
quân Thanh sẽ phải rút quân về nước, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích Trung Quốc là mở cửa biên giới Trung - Việt để thông thương.
Giai đoạn hai diễn ra từ tháng 6 năm 1884 đến tháng 4 năm 1885.
Giai đoạn này trận chiến diễn ra trên lãnh thổ Trung Quốc. Pháp mượn cớ
tiếp quản Lạng Sơn để tấn công quân Thanh ở Bắc Lệ nhưng đã bị quân
Thanh kháng cự. Dù vậy nhưng một cuộc đàm phán vẫn được mở ra. Quân
Pháp vừa đàm phán vừa cho hạm đội tiến về phía Phúc Châu, Cơ Long để
chuẩn bị tấn công Trung Quốc. Ngày 15 tháng 7, Pháp tiến sát Cơ Long theo
kế hoạch sẽ đổ bộ chiếm Bắc Đài Loan nhưng quân Thanh đã đẩy lùi được.
Pháp cũng nhanh chóng thay đổi kế hoạch tấn cơng sang cảng Mã Vĩ. Do

lệnh không được nổ súng nên trận đánh ở cảng Mã Vĩ quân Thanh chấp
nhận thất bại. Phía quần chúng nhân dân cũng nổi lên làn sóng phẫn nộ,
triều đình Mãn Thanh cũng từ đó mới chính thức tuyên chiến với Pháp,
đồng thời đưa ra lệnh Quảng Tây, Vân Nam và các tỉnh ven biển chuẩn bị
đối phó với hoạt động xâm lược của Pháp. Với lần quyết chiến này, mở đầu
có lẽ diễn ra khá sn sẻ với quân đội nhà Thanh khi Pháp với ý định đánh
chiếm Đài Bắc và Trần Hải nhưng đều bị quân Thanh đẩy lùi. Quân Pháp
16

cũng tăng cường thêm bộ binh ở ven biên giới Việt - Trung. Sau khi Trần
Nam Quan thất thủ, triều đình Mãn Thanh vội vã sai lão tướng Phùng Tử
Tài điều quân sang viện trợ cho Quảng Tây. Nhờ vậy mà đến tháng 4 năm


1885, quân Thanh giành lại được Trấn Nam Quan từ tay Pháp. Dù vậy
nhưng triều đình vẫn ln muốn giảng hịa với Pháp nên đã ra lệnh đình
chiến.
Đến ngày 9 tháng 6 năm 1885, tại Thiên Tân Hòa ước Trung - Pháp
được kí liên quan đến vấn đề Việt Nam. Với hòa ước này Trung Quốc phải
thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam, mở cửa biên giới phía Tây
Nam, Pháp cũng có được quyền xây dựng đường sắt ở Trung Quốc. Hậu quả
cuộc chiến tranh Trung - Pháp một lần nữa đã đẩy Trung Quốc chịu tình
cảnh nô dịch.
I.4.

Chiến tranh Trung - Nhật

Sau cuộc cải cách duy tân Minh Trị, Nhật Bản phát triển theo định
hướng chủ nghĩa tư bản kết hợp với chế độ quân phiệt Thiên hồng. Trên đà
phát triển đỏ, Nhật Bản cũng ni hi vọng bành trướng “làm chủ châu Á” và

mong muốn to hơn là “bá chủ toàn cầu”.
Thực hiện giấc mộng “làm chủ châu Á”, Nhật tiến hành xâm lược
bước đầu vào Triều Tiên. Năm 1876, Nhật Bản sử dụng sức mạnh quân sự
để ép Triều Tiên kí vào hiệp ước Giang Hoa, bước đầu tiến hành xâm nhập
Triều Tiên. Không dừng lại ở đó, đến năm 1882, Nhật Bản lại ép Triều Tiên
kí hiệp ước Nhân Xun, qua đó Nhật Bản được phép đóng quân ở Hán
Thành.
Năm 1894, Triều Tiên nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân với quy mô
lớn. Triều Tiên dưới danh nghĩa là “phiên thuộc” của Trung Quốc nên đã
cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Nhật Bạn
cũng nhanh chóng lợi dùng tình hình này đưa quân sang Triều Tiên, bao vây
qn Thanh ở Nha Sơn.
Trước tình hình đó, một lần nữa phía triều đình nhà Thanh lại tiếp tục
phân chia làm hai phe hòa và chiến. Ngày 25 tháng 7 Nhật Bản bất ngờ tấn
17

công hải quân Trung Quốc và cũng từ đây chiến tranh Trung - Nhật bùng
nổ.


Cũng như cuộc chiến tranh Trung - Pháp dưới sự tranh giành ảnh
hưởng với một nước thứ ba mà cụ thể ở đây là Triều Tiên, cuộc chiến tranh
mở màn diễn ra ở Triều Tiên với kết quả quân Nhật thắng thế, nắm quyền
khống chế trên biển Hoàng Hải.
Giai đoạn hai xảy ra ngay trên lãnh thổ Trung Quốc diễn ra vào tháng
10 năm 1894, quân Nhật đã bắt đầu lộ rõ âm mưu thâu tóm Trung Hoa,
chúng đổ bộ vào lãnh thổ Trung Quốc. Trận đánh kết thúc bằng cuộc tấn
công vào Uy Hải Vệ, hải quân nhà Thanh Bắc Dương bị tiêu diệt hồn tồn.
Triều đình Mãn Thanh vội vã đưa ra quyết định cầu hòa với Nhật
Bản. Ngày 17 tháng 4 năm 1895, Lý Hồng Chương thay mặt triều đình Mãn

Thanh kí vào Hiệp ước Mã Quan với những điều khoản bất bình đẳng, xâm
phạm nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh hưởng trực
tiếp đến Trung Quốc là Nhật Bản sẽ chiếm Đài Loan nhằm phát triển hoạt
động xâm lược xuống phía Đơng Nam Trung Quốc, cùng với đó là khoản
bồi thường chiến phí khổng lồ đã làm kiệt quệ nền kinh tế Trung Quốc, đổ
dồn tất cả lên gánh nặng thuế khóa của quần chúng nhân dân. Hơn nữa việc
Nhật bản được quyền xây dựng cơng xưởng tại Trung Quốc đã hợp pháp
hóa việc xuất khẩu tư bản của chủ nghĩa đế quốc sang Trung Quốc, biến
Trung Quốc thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, thành thuộc địa vơ vét
nguyên liệu và nhân công lao động.

18


CHƯƠNG 2
Những ứng phó của triều đình Mãn Thanh trước sự xâm lược
của các nước đế quốc vào Trung Quốc
1. Phản ứng của triều đình Mãn Thanh trong hai cuộc chiến tranh
thuốc phiện
Để bùng nổ cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất cũng phải xét
đến nguyên nhân sâu xa là do chính sách của triều đình Mãn Thanh cấm các
cửa biển xuất phát từ sự cảnh giác, đề phòng xâm nhập của ngoại bang. Suy
nghĩ về việc đề phòng, cảnh giác trước sự xâm nhập của các nước bên ngồi
của triều đình Mãn Thanh là một điều đúng đắn, hướng đến lợi ích quốc gia
dân tộc nhưng việc đề ra chính sách sai lệch đã tạo ra sơ hở để thực dân Anh
nhân cái cớ đó gây chiến với Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh thuốc phiện nổ ra năm 1840 với sự kiện quân Anh
dàn trận trên vùng biển Quảng Đông. Quân Anh đã bao vây được Quảng
Châu, tấn công Hạ Môn, chiếm được Định Hải, tiến đánh Thiên Tân, tới
Bạch Hà Khẩu. Hoảng sợ nên triều đình Mãn Thanh đã chấp nhận bồi

khoản, cắt đất, thông thương để quân đội Anh rút lui về Quảng Châu. Và
người đứng ra thương lượng với Anh là Kỳ Thiện. Thất bại ngay trong trận
đánh mở đầu và buộc phải chấp nhận những bồi khoản, đặc biệt là cắt đất
cho thực dân Anh là một điều quá nhu nhược nhưng đối với triều đình Mãn
Thanh mà cụ thể là vua Đạo Quang lại cho rằng đó là điều đúng đắn.
Vua Đạo Quang cho rằng Kỳ Thiện là người có cơng trong việc đứng
ra thương thuyết nhượng bộ để quân Anh lùi xuống Quảng Châu, nên đã
phong cho làm “Khâm sai đại thần” đến Quảng Đông tiếp tục thương thuyết
19 lại cách chức Lâm Tắc Từ - người đã nhận ra
với phía Anh quốc. Nhưng

thảm kịch từ việc buôn bán thuốc phiện đối với xã hội Trung Quốc và đứng
đầu chiến dịch cấm thuốc phiện, và Đặng Đình Trinh với lí do “xử lí công


việc không tốt”. Tới Quảng Châu, Kỳ Thiện đã thực hiện những chính sách
thỏa hiệp. Trái với mong muốn của triều đình Mãn Thanh, quân Anh vẫn
tiếp tục gây tội ác với nhân dân Trung Quốc. Trước hành động quận Anh
giết hại hơn 600 binh sĩ Trung Quốc và chính sách thỏa hiệp của Kỳ Thiện
đã tạo nên làn sóng phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Nhân dân yêu cầu
triều đình phải triệu hồi Kỳ Thiện và kiên quyết chống thực dân Anh. Trước
tình thế đó, vua Đạo Quang đã buộc phải tuyên chiến với Anh quốc, cách
chức Kỳ Thiện, sai Ngự tiền đại thần Dịch Sơn tiến quân từ các tỉnh về
Quảng Đông. Dường như những hành động đó của vua Đạo Quang chỉ
mang tính chất chống đối nhằm vơi đi làn sóng phản đối mạnh mẽ của quần
chúng nhân dân, thực chất vẫn luôn lo sợ trước thế mạnh của thực dân Anh
và luôn muốn nhượng bộ. Vua Đạo Quang không thực sự quyết tâm kháng
chiến và cũng khơng có kế sách cụ thể để kháng chiến. Kết quả là Hổ Môn,
Quảng Châu đã nằm trong tầm kiểm soát của thực dân Anh.
Thái độ nhu nhược của vua Đạo Quang một lần nữa lặp lại vào năm

1841 khi ba thành phố ven biển thuộc tỉnh Chiết Giang rơi vào tay giặc. Vua
Đạo Quang hoảng loạn điều quân với hi vọng lấy lại được ba thành phố đó
nhưng kết quả hồn tồn nằm ngồi dự tính. Một lần nữa vua lại sai người
đi cầu hòa với thực dân Anh.
Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất nổ ra và kết thúc với thắng lợi
cho các nước phương Tây và đứng đầu là thực dân Anh. Thất bại trong cuộc
chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất, Mãn Thanh buộc phải đặt bút kí vào
“Điều ước Nam Kinh”, thừa nhận tất cả những điều khoản do thực dân Anh
đề ra. Đây là bản hiệp ước chấp nhận đầu hàng của triều đình Mãn Thanh và
cũng là xiềng xích đầu tiên của bọn đế quốc tròng vào cổ nhân dân Trung
Quốc.
Sau hiệp ước Nam Kinh, triều đình Mãn Thanh cịn buộc phải kí
20

những điều ước với các nước tư bản khác nhau như Mỹ, Pháp, Bỉ, Bồ Đào
Nha, Thụy Điển, Na Uy,… Các điều ước đó đã đáp ứng một phần yêu cầu


thị trường bn bán có lợi cho bọn đế quốc và đẩy Trung Quốc vào tình
trạng phụ thuộc.
Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất kết thúc với sự thất bại thảm hại
của triều đình Mãn Thanh và thực dân Anh cũng phần nào nhận ra được
điểm yếu của triều đình Mãn Thanh nên đã cùng các nước Nga, Mỹ, Pháp
liên minh với nhau phát động cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai với
cái cớ thủy binh Quảng Đông xâm phạm tàu buôn của Anh. Lịch sử một lần
nữa được lặp lại, triều đình Mãn Thanh bị mất quyền kiểm soát với Quảng
Châu. Trước lời đe dọa của Anh và Pháp sẽ đánh chiếm Bắc Kinh, triều đình
Mãn Thanh hoảng sợ mà khơng suy nghĩ gì, lần lượt kí các “Điều ước Thiên
Tân” Trung - Nga, “Điều ước Thiên Tân” Trung - Mỹ, “Điều ước Thiên
Tân” Trung - Anh, “Điều ước Thiên Tân” Trung - Pháp.

Lòng tham của bọn thực dân đế quốc thì chưa bao giờ gọi là thỏa
mãn, triều đình Mãn Thanh thì vẫn ln trong thế nhượng bộ. Trước hành
động Anh - Pháp đánh chiếm Châu Sơn, Đại Liên, Diên Đài, pháo đài Đại
Cô, Thiên Tân và có nguy cơ sẽ chiếm được Bắc Kinh, triều đình Mãn
Thanh đã không ngần ngại chủ động nhờ công sứ Nga dàn xếp để gặp đại
diện Anh - Pháp đưa đến một buổi thương lượng bằng việc kí “Điều ước
Bắc Kinh” Trung - Anh, Trung - Pháp.
Hơn nữa vào năm 1861 đã diễn ra cuộc đảo chính trong triều đình
Mãn Thanh hay cịn gọi là “Chính biến Tân Dậu”. Sau khi vua Hàm Phong
chết, Từ Hy thái hậu đã tiến hành một cuộc đảo chính, trị tội tám đại thần,
đưa Tải Thuần là thái tử mới 6 tuổi lên ngôi và đặt niên hiệu là Đồng Trị.
Nhưng trên thực tế mọi quyền lực đều nằm trong tay của bà thái hậu đầy dã
tâm thuộc phe bảo thủ trong triều đình. Sau khi đã nắm mọi quyền lực trong
tay, Từ Hy thái hậu đã một mặt câu kết với các nước đế quốc, một mặt ra
sức đàn áp phong trào Thái bình Thiên quốc.
21

Qua hai cuộc chiến tranh thuốc phiện, các nước thực dân đế quốc đã
nhân thấy rõ được sự nhu nhược của triều đình phong kiến Trung Quốc nên
ln tìm những cớ và những trận đánh nhằm lơi kéo triều đình Mãn Thanh


kí vào những bản “Điều ước Thiên Tân” và “Điều ước Bắc Kinh”. Sự nhu
nhược ấy cũng chỉ muốn bảo vệ quyền lợi của gia tộc dòng họ mà chấp
nhận khoản bồi thường chiến phí khổng lồ mà Anh - Pháp đề nghị, chính
sách đóng cửa cũng hồn tồn thất bại, chủ quyền đã bị xâm phạm nghiêm
trọng, các thế lực xâm lược ngày càng lấn sâu vào đất nước Trung Hoa bằng
các cuộc chiến tranh và những lần nhượng bộ kí hiệp ước của triều đình
Mãn Thanh.
2. Phong trào Dương vụ (1861 - 1895)

2.1. Sự xuất hiện phong trào Dương vụ
Thất bại trong cả hai cuộc chiến tranh thuốc phiện lần một và lần hai,
tình cảnh “lưỡng đầu thọ địch” khi phải kí thêm hàng loạt các hiệp ước bất
bình đẳng, đã đẩy Trung Quốc phải chịu tình cảnh “cổ đeo gông” ngày càng
nặng của các nước thực dân đế quốc. Mối nhục và tình trạng bất ổn của xã
hội của xã hội đã đẩy Trung Quốc vào tình cảnh khó khăn chưa từng có. Đặt
ra yêu cầu lúc này cần phải thay đổi một hướng đi mới, một căn bệnh chữa
hồi khơng khỏi với một liều thuốc thì cần phải thay thế một liều thuốc
khác.
Một số quan viên có tư tưởng tiến bộ trong triều đình nhà Thanh đã
sớm nhận ra điều đó. Qua tìm hiểu họ nhận thấy được điểm mạnh của người
phương Tây là khoa học kĩ thuật và cũng một phần là lí do khiến Trung
Quốc ln thất bại trong các trận chiến. Chính vì thế, họ đã quyết định đưa
ra “liều thuốc mới” là học tập kĩ thuật tiên tiến của phương Tây để bảo vệ
lãnh thổ Trung Hoa cũng như giữ vững ngôi vị của vương triều nhà Thanh.
Đề ra biện pháp canh tân đất nước nên bản thân trong nội bộ giai cấp thống
trị Mãn Thanh đã có sự phân hóa, hình thành nên hai phái: “phái Dương vụ”
và “phái Ngoan cố”.
Phái Dương vụ gồm những người có cùng chủ trương canh tân bằng
22

việc học tập kĩ thuật tiên tiến của phương Tây. Họ nêu cao khẩu hiệu “Trung
học vi thể, Tây học vi dụng” nhưng không “vứt bỏ tất cả” những luân
thường đạo lý của Trung Quốc. Thành viên của phái Dương vụ đều là những


người có học thức uyên thâm, đa số là những “cơng thần” đã giúp triều đình
trấn áp được các cuộc khởi nghĩa nơng dân, các cuộc chính biến cung đình.
Đối đầu với phái Dương vụ là phái Ngoan cố hay có tên khác là phái
Bảo thủ. Đúng như tên gọi của phái này, tuyệt đối không thừa nhận những

thay đổi trong tình hình thế giới và trong nước sau hai lần thất bại trong hai
cuộc chiến tranh thuốc phiện, tiếp tục nuôi ảo tưởng chủ trương khôi phục
lại đất nước Trung Hoa với diện mạo như thời “bế quan tự thủ” trước chiến
tranh. Họ khơng nhận ra rằng chính sách “bế quan tự thủ” lại chính là
nguyên nhân đưa Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa
và cũng chính là điểm yếu dẫn đến nhiều thất bại liên tiếp trong các trận
chiến với các nước đế quốc. Họ đề cao tư tưởng “Thiên triều thượng quốc”.
Chính sự đối lập về tư tưởng nên đã nảy sinh cuộc đấu tranh nội bộ
trong triều đình giữa phái Dương vụ và phái Ngoan cố. Sự thắng thế thuộc
về phái Dương vụ từ sau sự kiện “Chính biến Tân Dậu” (tháng 11/1861),
với việc Từ Hy thái hậu giết một số nhân vật có tiếng trong phái Ngoan cố.
Từ đó hình thành nên “phong trào Dương vụ”.
2.2. Chủ trương hoạt động của phong trào Dương vụ
Phong trào Dương vụ còn gọi là phong trào Đồng Quang tân chính những chính sách mới giữa hai thời vua Đồng Trị (1862 - 1874) và vua
Quang Tự (1875 - 1908). Có thể coi đây là phong trào tự cứu đất nước ra
khỏi “bờ vựa thẳm” do những quan lại, sĩ phu thuộc phái Dương vụ tiến
hành, nhằm bảo vệ lãnh thổ Trung Hoa trước sự xâm lược ngồi biên giới,
đồng thời duy trì nền thống trị phong kiến.
Phong trào Dương vụ hình thành với nhiệm vụ canh tân đất nước
bằng việc học hỏi kĩ thuật tiên tiến của phương Tây chính vì vậy cần phải có
sự giao thiệp với người phương Tây, từ đó “Tổng lý các quốc sự vụ Nha
môn” được lập ra dưới sự phê chuẩn của triều đình nhà Thanh (1861). Đây
23

cũng là cơ quan đầu tiên do nhà Thanh lập ra, phụ trách việc giao thiệp với
người phương Tây. Hoạt động của “Tổng lý các quốc sự Nha môn” ngay từ


khi mới thành lập là lấy thông thương làm chủ đạo, đây cũng chính là chủ
trương chính mà phái Dương vụ hướng tới.

Tồn tại trong hơn 30 năm, phong trào Dương vụ đã tích cực học tập
những trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến của người phương Tây với mong
muốn Trung Quốc thốt khỏi “gơng cùm”, đưa Trung Quốc phát triển cương
thịnh hơn. Phong trào Dương vụ chủ trương hoạt động cải cách, canh tân đất
nước diễn ra rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt nổi bật hơn cả là các
lĩnh vực kinh tế, giáo dục và quân sự ngay từ đầu được xem là lĩnh vực chủ
đạo của phong trào. Họ chú trọng tổ chức những đơn vị quốc phịng kiểu
phương Tây. Chính trị cũng là một lĩnh vực trong yếu đã từng được đế xuất
cải cách nhưng phái Dương vụ ít đề cập đến nên nó khá mờ nhạt trong
phong trào này. Phong trào hoạt động mang tất cả niềm hi vọng muốn đất
nước Trung Hoa lấy lại tất cả những gì đã mất, niềm hi vọng đó đang ngày
một ni lớn thì cuộc chiến tranh Trung - Pháp, Trung - Nhật đã phá tan tất
cả.
Tuy phong trào thất bại khi chưa hoàn thành mục tiêu ban đầu đặt ra
nhưng có thể nói, giữa lúc chế độ phong kiến Trung Hoa bước vào thời kì
suy tàn, những cuộc chiến tranh với những bản hiệp ước bất bình đẳng của
các nước đế quốc như gơng cùm kẹp lấy Trung Quốc thì phong trào Dương
vụ đã đưa đất nước bước vào thời kì cải cách đầu tiên trong lịch sử cận đại.
3. Phong trào Duy Tân năm Mậu Tuất (1898)
Thất bại trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật, triều đình Mãn Thanh
bộc lộ rõ sự mục nát, suy tàn. Đối mặt với những khoản bồi thường chiến
phí ln luôn đi kèm trong các bản hiệp ước ngày một nhiều và để có thể
chi trả, nhà Thanh đã phải đi vay nước ngồi 300 triều lạng bạc, nếu tính cả
lãi cần phải chi trả có thể lên đến 600 triệu lạng bạc. Mỗi lần cho vay là luôn
đi kèm những điều kiện khắt khe đang muốn bóp chết nền kinh tế Trung
24

Quốc đang ngày một lụi tàn.
Đứng trước tình trạng khủng hoảng đó, triều đình đã nỗ lực tiến hành
một số cải cách nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh này và duy trì nền



thống trị phong kiến nhưng đều đi vào bế tắc và chỉ đẩy thêm đất nước gần
hơn với bờ vực thẳm.
Khi đó một bộ phận giai cấp tư sản đã hồn tồn thất vọng trước
những cải cách của triều đình và muốn thực hiện cuộc cải cách mới nhằm
cứu vãn tình thế của đất nước lúc nguy cấp này. Và người tiêu biểu cho xu
hướng này là Tôn Trung Sơn.
Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật, ở Trung Quốc đã xuất hiện một
phong trào chính trị mang quy mơ lớn nhằm cứu nguy đất nước vượt qua
cuộc khủng hoảng. Lãnh tụ phong trào này là Khang Hữu Vi. Vào năm
1888, Khang Hữu Vi đã từng viết một bản tấu lên vua Quang Tự xin được
thực hiện “biến pháp duy tân” nhưng do một số bọn quan lại mang tư tưởng
bảo thủ ngăn cản nên bản tấu cũng ko đến được tay vua. Cho đến đầu năm
1890, Khang Hữu Vi dạy học ở Quảng Châu, tuyên truyền tư tưởng duy tân.
Muốn thực hiện phong trào tất nhiên phải lôi kéo được thành viên tham gia
và cần phải chuẩn bị cho họ về mặt tư tưởng, hai điều này Khang Hữu Vi đã
thực hiện được một phần. Cụ thể một số học trị của ơng đã trở thành lực
lượng nịng cốt của phong trào này, có thể nói đến nhân vật có tên tuổi đã
gắn liền với Khang Hữu Vi là Lương Khải Siêu. Trong thời gian đầu, hoạt
động của phong trào chủ yếu vẫn mang tính chất truyền bá tư tưởng duy tân
đất nước. Họ biên soạn nhiều sách báo lý luận và nổi bật là “Tân học ngụy
kinh khảo” và Khổng Tử cải chế khảo”. “Tân học ngụy kinh khảo” và
Khổng Tử cải chế khảo” nói về lý luận biến pháp duy tân. Ông đã chứng
minh rằng trong ba triều đại Hạ, Thương, Chu khơng phải khơng có thay đổi
về chế độ; rằng lịch sử tất phải phát triển qua ba thời kì “loạn thế, thăng
bình, thái bình”, phát triển từ thấp đến cao, như chế độ chính trị từ quân chủ
đến lập hiến, rồi đến chế độ cộng hòa [12, tr.67].
Ngày 2 tháng 5 năm 1895, Khang Hữu Vi đã cùng các cử nhân đang
25


dự thi tại Bắc Kinh trình lên vua Quang Tự bản tấu nhắm ngăn cản triều
đình Mãn Thanh kí vào Hiệp ước Mã Quan. Nhưng đáng tiếc là bản tấu này


×