Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bai viet Lao Hac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.71 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC


ĐỀ TÀI: VẺ ĐẸP NHÂN CÁCH VÀ TẤM LÒNG CỦA LÃO HẠC QUA TÁC PHẨM
<b>“LÃO HẠC” CỦA NHÀ VĂN NAM CAO</b>


Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ
XX. Ông sinh ra tại làng Đại Hồng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hịa Hậu, Huyện Lí Nhân)
tỉnh Hà Nam. Ơng xuất thân trong một gia đình cơng giáo bậc trung. “Lão Hạc” được
viết năm 1943 là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện
thực, nội dung truyện phần nào đã phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong
giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử
văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 một nhà văn tài năng, một người cầm bút có
trách nhiệm và dầy tâm huyết với nghề nghiệp của mình. Một trong những yếu tố dẫn
đến tài năng đặc sắc của Nam Cao chính là khả năng hư cấu và điển hình hóa nhân vật
theo cách riêng của ơng, hay nói cách khác là khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật
rất đỗi tài tình, trong số đó tác phẩm “Lão Hạc” là một tiêu biểu của ông.


“Lão Hạc” là một truyện ngắn đặc sắc, một truyện ngắn chứa chan tình người, lay
động xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn, bất hạnh của một nông dân nghèo
khổ, đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách và tấm lịng đáng q của lão Hạc.


<b>Lão Hạc là một nông dân lao động nghèo khổ, bất hạnh</b>. Cả cuộc đời vất vả, tích
góp của lão đã để lại tài sản: ba sào vườn, một túp lều, một con chó vàng…đó là vốn
liếng của lão. Vợ chết đã lâu, cảnh gà trống nuôi con, làm thuê để kiếm sống. Cái đói
nghèo ấy cứ dìm sâu đời lão xuống vũng bùn của sự tăm tối bất hạnh. Lão có một
mảnh vườn trồng hoa màu, bão đã phá sạch. Lão lại ốm không gượng dậy được nên
cuộc sống của lão càng khốn khổ, lão khơng có thức gì mà ăn, khơng có người chăm
sóc. Tình cảnh ấy thật đáng thương! Ông giáo là chỗ bạn nghèo với nhau nên đã cố
gắng giúp đỡ lão Hạc. Đối với ông giáo, lão Hạc là người nông dân nghèo cần cảm
thơng chia sẻ nên đã tìm cách chia sẻ với lão cái khó khăn, sự cơ đơn, tuổi già và cái
đói nghèo.



Lão sống trong tuổi già cơ đơn đầy lo nghĩ, cả một đời làm lụng vất vả nhưng lão đã
không lo được hạnh phúc cho con. Đứa con trai duy nhất của lão đã có người
yêu-chúng rất mến nhau, nhưng tiền thách cưới quá nặng, “mất cứng đến hai trăm bạc”, lão
không lo được. Tục lệ cưới xin lạc hậu, lão khơng làm trịn bổn phận của người cha, nỗi
đau ấy ln dày vị lão. Vợ mất, con trai bỏ đi, lão cô đơn làm sao. Đến ông giáo cũng
cảm nhận được sự cô đơn của lão “già rồi mà ngày cũng như đêm, suốt ngày chỉ thui
thủi một mình thì ai mà chả phải buồn”. Tuổi tác lão càng cao, lẽ ra đã đến tuổi vui thú
điền viên, được con cháu phụng dưỡng, vậy mà ngày ngày lão phải đi làm thuê, làm
mướn để kiếm sống qua ngày, ốm đau cũng đâu có chừa lão, cuộc sống đã khổ ngày
càng khổ hơn, bế tắc hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

câu trả lời. Rồi ông cũng hiểu ra con chó ấy là của con trai lão để lại như một kỉ vật
cuối cùng trước khi đi phu đồn điền cao su, đi biệt mãi không về. Lão Hạc ngày càng
già yếu chẳng biết bóng dáng con trai đâu mà chờ. Lão chăm sóc con chó bằng cả tình
thương của một người cha, người ơng. Trong cái xã hội mà nhiều khi con người còn đối
xử bạc bẽo với nhau, liệu có ai thương một con chó như lão Hạc? Và rồi cuối cùng lão
cũng đã bán con chó, lão cũng đã chết trong đau khổ tột cùng của một kiếp người .


<b> Cả cuộc đời</b> <b>sống trong đau khổ bất hạnh, nhưng ẩn sâu trong tâm hồn lão Hạc</b>
<b>là vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của một nông dân</b>. <i>Vẻ đẹp ấy của lão tốt lên thật</i>
<i>cảm động về hình ảnh, tấm lòng của một người cha rất mực yêu thương con.</i> Lão ln
nhớ đến con. Lão đang nói chuyện với ông giáo về việc bán con vàng, lão cũng nhắc
đễn con “ thằng bé nhà tôi dễ đến hơn một năm khơng có thư từ gì đấy ơng giáo ạ”. Nói
chuyện với con vàng, lão cũng nhắc đến con. Có lẽ hình ảnh đứa con lúc nào cũng hiện
lên trong nỗi nhớ, lão trông mong từng ngày con trai trở về. Nhớ con bao nhiêu, lão
chắt chiu dành dụm cho con bấy nhiêu. Có mảnh vườn vợ chồng lão mua được, lão coi
đó là của con, tiền thu được từ mảnh vườn, lão tích góp để dành cho con, để phụ với
con khi cưới vợ, hay thêm vào chút vốn để làm ăn. Có thể nói mỗi đồng tiền bịn được
từ mảnh vườn thấm đượm mồ hôi, nước mắt và tình thương yêu của người cha đối với


con. Đến khi ốm đau không làm được, phải tiêu vào tiền của con, lão dằn vặt “ bây giờ
tiêu một xu cũng là tiền của cháu”. Vì vậy, dù u q con vàng lão cũng phải bán đi.
Lão chấp nhận cuộc sống đắp đổi qua ngày chứ quyết không phạm vào tiền của con.
Khi khơng vừa tự kiếm sống, vừa bịn vườn cho con lão, lão gởi ông giáo mảnh vườn để
“con lão về thì nó nhận vườn làm”. Lão hiểu với người nông dân, tấc đất quan trọng
như thế nào. Lão cũng biết mảnh vườn của con lão đang bị kẻ có thế lực dịm ngó. Và
thế là lão vờ nhượng lại cho ông giáo để giữ mảnh vườn cho con. Chao ơi, lão sống đầy
trách nhiệm và đầy tình thương yêu con.


<i>Tình thương yêu con trai của lão là vậy và lão cũng rất yêu thương con vàng</i>. Con chó
vốn là lồi vật trung thành với chủ, nhưng cũng thường bị coi thường, xem rẻ. Thế
nhưng lão Hạc lại rất q con vàng. Lão gọi nó là “cậu vàng”, cho nó ăn trong bát như
chó của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trị
chuyện, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như con, cháu, lão cịn coi nó
như là người bạn để lão vơi bớt nỗi buồn, cô đơn trống trải . Hơn thế, cậu vàng còn là
nguồn động viên, an ủi của một ơng lão cơ đơn. “Người bạn” u q vậy mà giờ lão đã
có ý định “có lẽ tơi bán con chó đấy”. Bao lần chần chừ khơng thực hiện được nhưng
rồi cuối cùng cậu vàng cũng đã bán đi với giá năm đồng bạc.


Cậu vàng bị bán đi có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất của đời lão. Năm đồng bạc là
món tiền to, nhất là giữa buổi “đói deo đói dắt”. Lão bán cậu vàng khơng phải vì tiền
mà bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão khơng đủ sức.
Cậu vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu vàng đi rồi lão lại đau khổ, dày vị chính
mình trong tâm trạng nặng trĩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của người phải bán đi con vật
bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác thật ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột
biến trên gương mặt: “ mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép
cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoeọ về một bên và cái miệng móm mém của lão
méo như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống


lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “ Thì ra tơi già bằng này
đầu tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện,
tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu nghĩa tình, trung thực và
giàu lịng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng khơng chỉ
có vậy, <i>lão Hạc đã phải trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp</i>
<i>người</i>, ý thức về thân phận nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp
chó: “kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có
sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tơi chẳng hạn”.


Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lịng của một người cha thương
con, lo lắng cho con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã
đẩy đứa con trai ra khỏi vòng tay lão, cái đói nghèo tiếp tục cướp đi của lão người bạn
“ cậu vàng”. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối
cảnh đe dọa của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng
độc giả. Đặc biệt tác giả diễn tả tập trung vào tâm trạng lão Hạc xoay quanh việc bán
chó, đã giúp ta hiểu thêm tấm lịng của một con người có nhân cách đáng quý và một sự
thực phủ phàng phủ đè lên cuộc đời của những con người lương thiện. Bản thân lão như
bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “ cười gượng” một cách khó
khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy cái chết của chính mình. Những lời gởi gắm,
món tiền trao cho ơng giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăn
trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người
bất ngờ, thương cảm. Quyết định tìm đến cái chết thật dữ dội bằng bả chó là giải pháp
duy nhất đối với lão Hạc để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hóa.
Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư nhưng để lại bao suy
ngẫm về số phận mỗi con người. Lão sống đã khổ, đến chết cái khổ cũng không buông
tha lão bởi giây phút cuối cùng của đời lão “ lão đang vật vả… đầu tóc rủ rượi… hai
mắt long sịng sọc… bọt mép sùi ra…” Tác giả tả thực, tả tỉ mỉ từng cử chỉ, hành động
của lão trước khi từ giã cõi đời. Cái chết thật đau đớn, bất ngờ và bí ẩn đến thế. Xót xa
thay, thương cảm thay cho một kiếp người sống trong túng đói, dằn vặt, cơ đơn, chết
trong đau đớn vật vả.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Lão còn là người giàu lòng tự trọng</i>, sống trong túng thiếu nhưng lão không phiền
lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ qua ngày của lão, ông giáo đã ngấm ngầm
giúp đỡ lão nhưng lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch. Sự giúp đỡ
của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng “một miếng
khi đói bằng một gói khi no” hẳn là rất đáng q . Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão
hiểu rằng bà giáo cũng khơng thoải mái gì. Ơng giáo tốt bụng thật , nhưng lão không
thể lợi dụng lịng tốt của người khác, khơng thể để phiền lụy đến người khác. Lão đã
từng nói với ơng giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết khơng nhắm mắt được”. Ngay đến
cả đám ma của mình, lão cũng gởi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Một biểu hiện thật
cao đẹp mà cũng thật chua xót của lịng tự trọng là lão thà chết để giữ trọn đạo làm cha,
nhân cách làm người , không thể làm như Binh Tư, không thể phạm vào tiền của con,
lão đã âm thầm “dọn cho mình con đường sạch sẽ nhất để đi đến nhà mồ” (Văn Giá).
Nỗi nghẹn ngào trào dâng khi ta hiểu rằng: con người cô đơn, bất hạnh ấy đã sống bằng
một tình thương yêu sâu sắc, bằng nhân cách cao thượng và chết đi trong ý thức tự
trọng vô cùng lớn lao. Cái chết của lão là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngồi “gàn
dở bần tiện” hay chỉ làm bộ đạo đức giả. Lão Hạc – người nơng dân bình thường nghèo
khổ nhưng lại tỏa ra ánh sáng rạng ngời của vẻ đẹp nhân cách.


Truyện được xây dựng theo cốt truyện tâm lí, đi sâu vào việc diễn biến tâm lí nhân
vật. Xuyên suốt truyện, ta thấy từng suy tính, cân nhắc, lựa chọn của lão Hạc. Sự tính
tốn thời gian con đi, giá tiền từng bữa ăn, việc bán con vàng, thậm chí cả cái chết cho
mình. Tác giả đã kết hợp kể, tả và biểu cảm, lập luận thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật
với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động. Chọn ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân
vật hiểu, chứng kiến tồn bộ câu chuyện và cảm thơng với lão Hạc, kể theo lối khách
quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao đã làm cho câu chuyện
dễ đi vào lòng độc giả gây ấn tượng sâu sắc.


Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn phơi bày hiện thực về số phận người nông dân trong
xã hội phong kiến đồng thời lên án gay gắt cái xã hội bất lương, vô nhân đạo ấy. Từ bi


kịch về cái nghèo, về nhân phẩm lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tiếng nói đồng cảm, trân
trọng và nâng niu vể đẹp ở lão Hạc, giúp người đọc có niềm tin yêu vào con người.
Truyện thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×