Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DE KHAO SAT VAN 9 THANG 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.4 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề Khảo sát chất lợng tháng 11</b>



<b>Môn:</b>

<b> ngữ văn</b>

<b> Lớp 9</b>



<i><b>Ngày 21/11 /2012 - Thời gian: 90 phót</b></i>



<b>Câu 1 : ( 2 điểm )</b>



Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:



<i>a.</i>

<i>Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời. (Vũ Bội Tuyền)</i>


<i>b.</i>

<i>Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận)</i>



<i>c.</i>

<i>Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi</i>



<i> Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm)</i>


1.Trường hợp nào mặt trời là thuật ngữ?



2.Trường hợp nào mặt trời được dùng làm phép tu từ? Đó là phép tu từ gì?


3.Trường hợp nào mặt trời được dùng với nghĩa gốc?



<b>Câu 2: ( 2 điểm)</b>



Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu đã khẳng định cơ sở của tình


đồng chí trước hết là cùng chung cảnh ngộ, chung giai cấp.



Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu diễn dịch


có độ dài khoảng 10 – 15 câu.



<b>Câu 3: (6 điểm)</b>




<i>Những chiếc xe từ trong bom rơi</i>


<i>Đã về đây họp thành tiểu đội</i>


<i>Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới</i>


<i>Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.</i>



<i>Bếp Hồng Cầm ta dựng giữa trời</i>


<i>Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy</i>


<i>Võng mắc chơng chênh đường xe chạy</i>


<i>Lại đi, lại đi trời xanh thêm.</i>



<i>Không có kính, rồi xe khơng có đèn</i>


<i>Khơng có mui xe, thùng xe có xước,</i>


<i>Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:</i>


<i>Chỉ cần trong xe có một trái tim.</i>



a. Ba khổ thơ trên có trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ?



b. Nội dung của những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào cùng chủ đề đã


học trong chương trình Ngữ văn 9?



c.Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe qua đoạn thơ trên?




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 1: 2 điểm</b>


1.Trường hợp mặt trời là thuật ngữ: <b>0,5 đ</b>


<i><b>Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời</b></i>
2.Trường hợp mặt trời được dùng làm một phép tu từ: <b>1 đ</b>



<i><b>Mặt trời xuống biển như hòn lửa ->so sánh</b></i>
<i> Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.->ẩn dụ</i>
3.Trường hợp mặt trời được dùng với nghĩa gốc: <b>0,5 đ</b>


<i> Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.</i>


<b>Câu 2: 2 điểm</b>


<i><b>*Về hình thức: 0,5 đ</b></i>


- Viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch


- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau làm rõ cho câu chủ đề
<i><b>*Về nội dung: 1,5 đ</b></i>


- Những người lính đều sinh ra và lớn lên ở những miền quê nghèo, đất đai cằn cỗi, khó cấy trồng
canh tác. Những hình ảnh sóng đơi: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” đã cho ta hiểu hồn
cảnh xuất thân nơng dân nhọc nhằn của những người lính. Cùng chung giai cấp, cùng chung cảnh
ngộ, tình cảm đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu sa và trước hết ở sự tương đồng ấy. Chính sự đồng
cảm giai cấp, cảnh ngộ đã khiến những con người từ nhiều phương trời xa lạ chẳng hẹn mà quen tập
hợp lại trong hàng ngũ cách mạng cùng nhau chiến đấu…


<b>Câu 3: 6 điểm</b>
<b>a. 0,5 đ</b>


- Ba khổ thơ trên có trong Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.


<b>b. 0,5 đ</b>


- Ba khổ thơ trên gợi nhớ đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu



<b>c.5 đ</b>


A.Yêu cầu:


- Bài viết bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB <b>(0,5 đ)</b>


- Về cơ bản, hs cần triển khai các ý sau:


<b>*Những người chiến sĩ lái xe có tình cảm đồng chí, đồng đội cao đẹp: (2,5 đ)</b>


+ Những chiến sĩ lái xe sơi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh ln chan hồ trong tình đồng đội, đồng chí :
<i>Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới</i>


<i>Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.</i>


Tình cảm của những chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn biểu hiện thật giản dị, chân thật mà sâu sắc. Cái
bắt tay ấy đã truyền sang nhau tình cảm đồng đội và ý chí quyết tâm vượt qua gian khổ để chiến đấu.
+Những phút dừng chân nghỉ ngơi, những người lính trẻ gắn bó với nhau thân thiết như anh trong
gia đình : chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. Câu thơ ngầm so sánh tình cảm của người lính lái xe
với nhau gắn bó khơng khác gì anh em một nhà. Câu thơ đẹp cả về cách nhìn, cách nghĩ. Tình đồng
đội nơi chiến trường thật thiêng liêng. Tình cảm ấy đã làm ấm lòng người chiến sĩ khi xa nhà và tiếp
thêm sức mạnh để họ vượt qua những lần “bom giật, bom rung”, để họ được bên nhau trong vô vàn
cái chunng gần gũi : chung bát đũa. chung nhịp võng, cùng bắt tay qua cửa kính vỡ, để rồi họ lại tiếp
tục lên đường: Lại đi, lại đi trời xanh thêm.


<b>*Những người chiến sĩ lái xe có lí tưởng sống đẹp: (2 đ)</b>


+Họ sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, hi sinh hạnh phúc cá nhân để lên đường chiến đấu vì sự nghiệp giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước “vì miền Nam phía trước”



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+Câu thơ cuối vang lên dõng dạc, rắn chắc như một lời thề đầy quyết tâm: Chỉ cần trong xe có một
<i>trái tim. Thơng qua phép tu từ hốn dụ tác giả đã khẳng định, ngợi ca sức mạnh tinh thần của lịng</i>
u nước, của phẩm chất người lính lái xe dũng cm can trng.


Căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh gv cho điểm phù hợp


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×