Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.27 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HOÏC Chủ đề: Quê hương của bé Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Hoạt động học : Âm nhạc Đề tài: Bé cùng vận động: “Cùng chơi cùng hát đồng dao” Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012 I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát thuộc bài hát và thể hiện được nhịp điệu, giọng điệu của bài hát. - Trẻ vận động minh họa theo lời ca mạnh dạn, tự tin, đạt yêu cầu. - Trẻ thạm gia trò chơi âm nhạc sôi nổi, nhanh nhẹn. - Thích nghe nhạc, chú ý nghe cô hát. - Tham gia các trò chơi dân gian đạt hiệu quả, yêu thích các trò chơi dân gian, các bài hát đồng dao. - Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước, yêu các làn điệu dân ca, các bài đồng dao và các trò chơi dân gian. II/ Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Trang phục quần áo bà ba cho cô và trẻ. - Bộ gõ (5 bộ) * Phương pháp: Trải nghiệm, trực quan, đàm thoại, luyện tập. III/ Tiến hành: 1/ Hoạt động 1: - Cô cho trẻ chơi tự do với các trò chơi dân gian mà trẻ thích. - Tập trung trẻ lại và hỏi trẻ vừa chơi các trò chơi gì? Các trò chơi đó có tên gọi chung là trò chơi gì? (Trò chơi dân gian) - Trò chơi dân gian là trò chơi của dân tộc ta, của quê hương ta, trò chơi dân gian được truyền từ đời này sang đời khác, không những các bạn ở miền quê yêu thích mà các bạn ở thành phố cũng rất yêu thích các trò chơi này. Các trò chơi này thường gắn với những ca khúc đồng dao rất vui nhộn đấy. - Giới thiệu trò chơi âm nhạc. 2/ Hoạt động 2: * Trò chơi âm nhạc: - Cho trẻ nghe tín hiệu trò chơi âm nhạc trên VTV3 và hỏi trẻ tín hiệu gì? - Trò chơi âm nhạc cô cho trẻ chơi có tên "Những nốt nhạc vui” Cách chơi: Trên màn hình có 4 ô, trong đó 3 ô có nốt nhạc và 1 ô không có nốt nhạc. Trẻ chia thành 3 đội, mỗi đội chọn 1 ô, nếu trẻ chọn trúng ô có nốt nhạc thì cô click chuột vào nốt nhạc sẽ hiện ra clip trò chơi dân gian, trẻ vừa chơi trò chơi dân gian đồng thời trẻ hát bài hát đồng dao phù hợp với trò chơi đó. Nếu trẻ chọn trúng ô không có nốt nhạc thì mất quyền tham gia..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Luật chơi: Trẻ nói đúng tên trò chơi và chơi được trò chơi dân gian, đồng thời trẻ hát được bài đồng dao phù hợp thì sẽ được tuyên dương. Cô hỏi trẻ các trò chơi: Nu na nu nống, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ có trong bài hát nào? (Cùng chơi cùng hát đồng dao) - Ôn bài hát “ Cùng chơi cùng hát đồng dao” - Cho trẻ chia thành 3 đội hội ý và vận động theo ý thích. - Dạy vận động: Minh họa theo lời ca bài ”Cùng chơi cùng hát đồng dao” - Cô làm mẫu 2 lần. - Thực hành: + Trẻ chú ý và làm theo cô. + Trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. * Nghe hát: - Quê hương ta không chỉ có các trò chơi dân gian, các bài đồng dao, mà còn có các điệu lý, câu hò rất mượt mà, tha thiết và đi vào lòng người. Đặc biệt ở quê hương Quảng Nam chúng ta có một bài hát dân ca rất hay và thắm thiết đó là bài Hò ba lý, hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe. - Nghe bài: “hò ba lý”. (Cùng cô vận động theo nhịp bài hát) 4/ Hoạt động 3: Giáo dục trẻ yêu các điệu lý, câu hò, các bài dân ca, đồng dao, các trò chơi dân gian là yêu quê hương đất nước. Hát và vận động lại bài: ”Cùng chơi cùng hát đồng dao” Nhận xét sau hoạt động: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(3)</span>