Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

SLIDE TIẾP CẬN HỌC QUA CHƠI VÀ ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Chuyên đề:
“TIẾP CẬN HỌC QUA CHƠI VÀ ĐỔI MỚI HÌNH THỨC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ”


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

Mục Tiêu:
Kiến thức

Kĩ năng

Thái độ

Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mĩ.


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

2. NỘI DUNG CHI TIẾT
Phần I. Thực trạng việc TCHĐGD thẩm mỹ trong các cơ sở GDMN

1. Ưu điểm

2. Khó khăn, hạn chế tồn
tại trong tổ chức hoạt
động GD lĩnh vực thẩm
mỹ



Phần II: Định hướng đổi mới TCHĐ giáo dục lĩnh vực PTTM

1. Định hướng phát triển
chương trình đối với lĩnh
vực giáo dục thẩm mỹ

2. Định hướng đổi mới tổ
chức các hoạt động giáo
dục.


Phần I: Thực trạng tổ chức hoạt động
thẩm mỹ trong các cơ sở GDMN
1. Ưu điểm:
- Sáng tạo thiết kế các phịng chức năng, các khu vực, sân vườn thành
khơng gian nghệ thuật đẹp hấp dẫn trẻ, có treo ảnh các nhạc sĩ nổi tiếng...
- Một số CBQL & GV nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động
giáo dục thẩm mỹ, tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ đạt hiệu quả.
- Nhiều nhà trường đã phát triển chương trình giáo dục, bổ sung các nội
dung GD, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng đa
dạng các nguyên vật liệu, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm áp dụng
các phương pháp tiên tiến, đưa các loại hình nghệ thuật hiện đại mới vào
dạy trẻ.
- Nhiều trường mầm non tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV, phối hợp với
PHHS, xã hội hóa tổ chức các chương trình, các HĐ, trò chơi cho trẻ.


2. Khó khăn, hạn chế:
- CBQL, GV: chưa thực sự nghiên cứu để hiểu tinh thần đổi mới “học

qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục” cũng như
tự học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
- Các hoạt động cịn dập khn cố định, chưa mạnh dạn thay đổi sáng
tạo nội dung, phương pháp, hình thức, tiến trình tổ chức các HĐ.
- CBQL, GV chưa có sự đầu tư quan tâm về tạo khơng gian nghệ thuật
cho trẻ, chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ.
- Một số CBQL, GV còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng âm nhạc nhưng
chưa chịu khó tự học nâng cao chun mơn, nghiệp vụ.
- Tiếp cận những sáng tác âm nhạc mới cho lứa tuổi mầm non còn hạn
chế.


Phần II: Định hướng đổi mới TCHĐ giáo
dục lĩnh vực PTTM
1. Định hướng phát triển chương trình đối với lĩnh vực giáo dục
thẩm mỹ:
- Đảm bảo mục tiêu của môn học. Từ đơn giản đến phức tạp. Đảm bảo
tính lơgic.
- Phù hợp năng lực theo độ tuổi, nhu cầu, mong muốn của đứa trẻ.
- Từ cái chung đến cái riêng (đặc điểm văn hóa vùng miền, địa
phương)
- Tính hiện đại (cập nhật) và hữu ích, nội dung giáo dục vừa giữ được
giá trị nghệ thuật tạo hình truyền thống đồng thời tiếp cận các xu
hướng tạo hình hiện đại đa dạng về thể loại, phù hợp với độ tuổi. VD:
Tạo hình: (Vẽ, Nặn, Xé, Cắt dán, Trang trí, In dập, tranh Đơng Hồ,
tranh Trừu tượng..) và chất liệu tạo hình: Bút màu, bút sáp, phấn màu,
màu nước, màu bột, sơn dầu ..


2. Định hướng đổi mới tổ chức các hoạt

động giáo dục:
- Giáo viên cần có khả năng quan sát, đánh giá để đáp ứng:
+ Khả năng của trẻ như thế nào?
+ Mục tiêu phải lượng hóa được, có thể quan sát, đánh giá được vào
cuối bài học
+ Trẻ cần và muốn biết cái gì? (kiến thức, kỹ năng)
+ Trẻ cần được học và chơi thông qua các hoạt động sinh động, vui vẻ
+ Các kết quả mong đợi có đạt được không?
- Tổ chức các hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ dựa trên
cách học và hứng thú nhận thức của trẻ. Đảm bảo nguyên tắc giáo dục
“lấy trẻ làm trung tâm”, mỗi đứa trẻ là một sự khác biệt, chúng khác
nhau về mức độ tiếp thu kiến thức và mức độ hình thành kỹ năng, vì
vậy không nên ép trẻ làm việc ở cấp độ cao hơn khả năng của trẻ,
không nên so sánh trẻ với trẻ khác.


- Trẻ mầm non học bằng chơi, học bằng các giác quan, bằng thử
nghiệm, thực hành, tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, bằng tư duy suy
luận. Trẻ thích khám phá những điều mới lạ xung quanh, trẻ luôn
hứng thú với các kinh nghiệm về tạo hình, âm nhạc, đóng kịch và
múa, những hoạt động này giúp trẻ có khả năng biểu cảm, sáng tạo và
tưởng tượng.
- Sự sáng tạo của trẻ phát triển tốt nhất trong một môi trường học tập
phong phú mà được hỗ trợ bởi những giáo viên có khả năng định
hướng, quan sát, biết đáp ứng khuyến khích trẻ độc lập, sáng tạo.
- Giáo viên cung cấp các nguồn nguyên liệu và phương tiện khác nhau
cho trẻ thử nghiệm và tự do bộc lộ bản thân mình.
- Giáo viên đánh giá cao những ý tưởng của trẻ và không nên mong
đợi trẻ copy lại những bức tranh, những điệu múa hay mẫu hình từ
người khác. Giáo viên giao tiếp với trẻ và hỗ trợ trẻ trong việc thể

hiện khả năng sáng tạo.


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

3. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
3.1

Tên gọi

3.2

Mục tiêu

3.3

Tổ chức HĐÂN trong giờ học, ngoài giờ học

3.4

Phương pháp dạy căn bản


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

3.1. Tên gọi
Nhà trẻ: Hoạt động Âm nhạc
Mẫu giáo: Hoạt động Âm nhạc



CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

3.2. Mục tiêu:
3.2.1. Đang thực hiện:
- Mục tiêu dựa trên kết quả mong đợi của chương trình, phù hợp với độ
tuổi.
- Trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong
tác phẩm nghệ thuật (âm nhạc)
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc.
- Là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình
thành cho trẻ lịng u thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người.
- Là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ
phát triển trí tưởng tượng.
- Hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện,
hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

3.2.2. Mục tiêu đổi mới:
- Xác định mục tiêu (mục đích yêu cầu) dựa trên kết quả mong
đợi của chương trình, phù hợp với độ tuổi.
- Trẻ thật sự yêu thích âm nhạc, sẵn sàng tâm thế đón nhận mọi
hình thức thể loại âm nhạc khác nhau.
- Trẻ tự tin thể hiện năng lực âm nhạc của mình (như hát, nhảy,
chơi nhạc cụ..), tự tin bộc lộ cảm xúc âm nhạc của bản thân.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo
dựa trên những kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân.



CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

3.3. Tổ chức hoạt động âm nhạc trong
và ngoài ngoài giờ học:
3.3.1 Đang thực hiện

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM
NHẠC TRONG GIỜ HỌC

Dạy hát

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM
NHẠC NGOÀI GIỜ HỌC

Vận động theo nhac
Nghe hát, nghe nhac

Biểu diễnvăn nghệ


TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG GIỜ HỌC

* Lứa tuổi Nhà trẻ: Tổ chức trong HĐ chơi - tập có chủ định.
1. Dạy hát
Nội dung trọng tâm: Hát
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc hoặc trò chơi âm nhạc
2. Nghe hát
Nội dung trọng tâm: Nghe hát
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc hoặc trò chơi âm nhạc

3. Vận động theo nhạc
Nội dung trọng tâm: Vận động theo nhạc
Nội dung kết hợp: Nghe hát
4. Biểu diễn văn nghệ


TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG GIỜ HỌC

*Lứa tuổi mẫu giáo: Tổ chức trong hoạt động học
1. Dạy hát
Nội dung trọng tâm: Hát
Nội dung kết hợp:
- Vận động theo nhạc hoặc trò chơi âm nhạc
- Nghe hát, nghe nhạc
2. Nghe hát, nghe nhạc
Nội dung trọng tâm: Nghe hát, nghe nhạc
Nội dung kết hợp:
- Vận động theo nhạc
- Trò chơi âm nhạc
3. Vận động theo nhạc
Nội dung trọng tâm: Vận động theo nhạc
Nội dung kết hợp:
- Nghe hát, nghe nhạc
- Trò chơi âm nhạc
4. Biểu diễn văn nghệ


TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NGOÀI GIỜ HỌC

- Cho trẻ làm quen với các bài hát, vận động, trò chơi âm nhạc.

- Ôn luyện, củng cố những kỹ năng chưa đạt trong hoạt động học.
- Tổ chức hoạt động biểu diễn nhằm đánh giá từng cá nhân và nhóm trẻ qua các
tiêu chí:
+ Ngơn ngữ.
+ Tình cảm, cảm xúc.
+ Giai điệu.
+ Cách thức trình bày (tự tin trước đám đông).
- Tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ, hoạt động giao lưu giữa các lớp
trong khối, giao lưu giữa các khối hoặc với các trường khác, các hoạt động theo
sự kiện.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ theo chủ đề, sự kiện: Hè, thời trang hè, chào
hè, tổng kết hè, Halloween, Noel…
- Hình thức phong phú, đa dạng như: Ca cảnh, hoạt cảnh, chuyển thể từ thơ kịch
lồng ghép âm nhạc Ví dụ: bài thơ Mèo đi câu cá chuyển sang bài hát, hoặc biểu
diến dưới hình thức hoạt cảnh…


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

GỢI Ý ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

- Giáo viên hiểu rõ và nắm chắc mục tiêu lĩnh vực thẩm mỹ trong chương trình
giáo dục mầm non để chủ động trong việc lựa chọn nội dung, hoạt động âm nhạc
cho phù hợp với độ tuổi, phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ (Bài hát,
bản nhạc, trò chơi, làm quen với nhạc cụ…).
- Nội dung hoạt động ÂN khơng phụ thuộc hồn toàn vào nội dung chủ đề, căn cứ
vào khả năng âm nhạc của giáo viên, của trẻ, điều kiện của lớp, của nhà trường, GV
lựa chọn các bài hát, bản nhạc để tổ chức hoạt động dạy hát, nghe nhạc, nghe hát,
dạy vận động trong giờ học hay ngoài giờ học cho trẻ. Quan trọng nhất giáo viên
tổ chức được các hoạt động khích lệ trẻ cảm nhận, bộc lộ cảm xúc với các tác

phẩm ÂN: Chăm chú lắng nghe, biểu cảm nét mặt, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ,
muốn được thử nghiệm…
- Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các thể loại, tác phẩm âm nhạc, nhạc sĩ
nổi tiếng: Nghe, xem video, thử nghiệm với tiết tấu, hát, vận động theo nhạc, sử
dụng nhạc cụ…
- Tổ chức hoạt động ÂN không nhất thiết phải lựa chọn 01 nội dung chính và 02
nội dung kết hợp => tùy vào mục tiêu của hoạt động và độ khó dễ của tác phẩm và
nhu cầu, khả năng của trẻ GV quyết định nội dung và thời lượng tổ chức cho 01
hoạt động.


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

* Ví dụ: Tổ chức hoạt động “Làm quen nhạc cụ trống”. Với 01 nội
dung giáo viên có thể tổ chức trên 03 hoạt động:
1. Nhận biết, khám phá về Trống: Nguồn gốc, đặc điểm, tính chất,
chất liệu (HĐ học)
2. Tìm hiểu ý nghĩa, cách sử dụng trống trong âm nhạc:âm thanh, tiết
tấu (HĐ học)
3. Tạo ra nhạc cụ Trống, thử nghiệm với sản phẩm tạo ra (HĐ khác)

Cách sử dụng


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

- Tùy vào nội dung bài hát, tác phẩm ÂN, giáo viên cân nhắc có cần
giảng giải nội dung hoặc ý nghĩa giáo dục đối với trẻ. Không áp đặt suy
nghĩ, cảm xúc của người lớn với trẻ.
- Tùy vào khả năng cảm thụ âm nhạc của từng độ tuổi, giáo viên cần tổ

chức những hoạt động âm nhạc khác nhau phù hợp đối tượng trẻ.
VD: Đối với trẻ MG Lớn khả năng cảm thụ ÂN tốt nhất trong độ tuổi
mầm non, trẻ có khả năng phân biệt và so sánh những dấu hiệu âm nhạc
như: Cao độ, trường độ, cường độ…, phân biệt được âm thanh cao thấp,
nhịp độ nhanh hay chậm, tính chất của bài hát vui tươi, sôi nổi hay êm ái,
dịu dàng.
- Để tăng thêm hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo, giáo viên cần bổ sung, trau dồi một số kĩ năng cần thiết trong dạy âm
nhạc như: kĩ năng biểu diễn, kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kĩ
năng tổ chức trị chơi tích hợp nhiều mơn học khác nhau như: Âm nhạctốn học, Âm nhạc- Yoga, Âm nhạc- chơi tập thể, hoạt động nhóm…
- Phân lịch hoạt động khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa phòng Âm nhạc tại
các nhà trường để tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ


CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

- Giáo viên cần đổi mới, đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt
động âm nhạc, lựa chọn các thể loại, tác phẩm hay, tác phẩm mới
phù hợp để dạy hát, nghe hát, vận động:
* Nguyên tắc lựa chọn các bài ngồi chương trình:
- Nội dung và thể loại phù hợp với lứa tuổi: vui tươi trong sáng, giản
dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Lời ca gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Loại nhịp và nhịp độ của bài mang tính vui hoạt, sơi nổi có nhịp độ
vừa, nhanh hoặc hơi nhanh, viết chủ yếu ở nhịp 2/4, 3/4, 3/8 và 4/4.
- Âm vực phù hợp với từng độ tuổi, thường dao động từ quãng 2 đến
quãng 5
- Lựa chọn giai điệu - tiết tấu: thường sử dụng nốt trắng, nốt đen, móc
đơn, dấu lặng đen, lặng đơn, đơi khi có móc kép để tạo khơng khí
nhanh vui hay sự dí dỏm ngộ nghĩnh của bài hát.



* Lưu ý:
- Muốn giờ học đạt kết quả cao nhất là giờ học của trẻ nhỏ thì trước
hết giờ học đó phải tạo được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ thấy vui và
thích khám phá.
- Để thành cơng, người giáo viên phải thực hiện một ngun tắc là tạo
khơng khí tích cực trong giờ học, kết hợp linh hoạt các phương pháp
trong quá trình dạy trẻ hoạt động âm nhạc. 
- Trước khi dạy trẻ hát, giáo viên nên sưu tầm các bài hát mới, nghiên
cứu, tìm hiểu về giai điệu, nhịp điệu, sắc thái tình cảm, nội dung lời ca,
hình tượng âm nhạc; chuẩn bị các động tác minh hoạ phù hợp; phong
cách thể hiện bài hát; chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lý để đàm thoại
với trẻ về bài hát.
- Mỗi bài hát, giáo viên chuẩn bị một hình thức giới thiệu hoặc một
hình thức học mới mang tính sáng tạo phù hợp với yêu cầu của giờ học
mà vẫn không lặp lại.


- Chọn tiết tấu trên đàn Organ, Piano... xác định giọng phù hợp với
giọng của trẻ; cách đánh nhịp; dự kiến những chỡ khó trong bài để
chuẩn bị phương án sửa sai (nếu có).
- Chuẩn bị phương pháp và nghệ thuật lên lớp cho tốt; chuẩn bị giáo
án và các phương tiện đồ dùng dạy học như nhạc cụ, máy tính, máy
nghe nhạc, nhạc cụ vỡ đệm để trẻ vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp điệu
bài hát. Hệ thống câu hỏi đàm thoại củng cố ghi nhớ tác phẩm phải
hợp lý và dễ hiểu để trẻ trả lời được thì trẻ mới thích thú và say mê
khám phá những điều mới lạ.



CHƯƠNG TRÌNH: BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019

* Gợi ý đổi mới cách dạy hát, nghe nhạc, nghe hát, dạy vận động.
1. Dạy hát:
* Hình thức: Để đa dạng các cách hát khác nhau, trẻ còn được tiếp cận,
thực hành các cách hát khác như: hát đệm, hát bè, lĩnh xướng, đọc rap,
hợp xướng.....Có thể nói và hát với giọng cao/thấp, to/nhỏ, nhanh/chậm
hoặc Hát một bài hát và đề nghị trẻ đi nhón chân khi thì thầm hát…
- Hình thức dạy hát từ đơn giản đến phức tạp: Cho trẻ nghe, đọc lời ca,
hát theo cơ. Trẻ trình bày theo tổ, nhóm...
- Nâng cao: Hát nối tiếp, hát đối đáp, hát rook, hát rap, kết hợp động tác
phù hợp nội dung lời ca.
+ Dạy trẻ một số bài hát chung cho toàn trường để trẻ hát cùng nhau
trong những buổi sinh hoạt tập thể của khối/trường.
+ GV có thể lựa chọn các bài hát, bản nhạc mới phù hợp với độ tuổi để
dạy trẻ: Làm quen nốt Đô (Mi, Sol, La), học hát hợp xướng, làn điệu dân
ca…


* Cách tiến hành: Trước khi dạy hát GV cho trẻ làm quen với
bài hát ở mọi lúc mọi nơi để:
- Biết được mức độ bài hát dễ hay khó.
- Xem trẻ biết bài hát hay chưa nhằm xác định mức độ cảm nhận
âm nhạc của trẻ.
- Cách dạy hát: Gồm 2 cách khác nhau
Cách 1: Làm quen với bài hát được áp dụng cho các bài hát
ngắn, dễ hát.
Cách 2: Dạy trẻ hát (hát cùng trẻ) được áp dụng cho những bài
hát dài, khó hát.



- Trong quá trình dạy 2 loại bài hát này:
- Khi sửa sai, cần sửa trọn vẹn câu hát, không nhắc lại lỗi sai.
- Dạy trẻ thể hiện sắc thái tình cảm bài hát.
- Dạy trẻ hát nâng cao, hát nối tiếp, hát đối, hát nhanh, hát chậm…Hát theo
tiết tấu, theo sắc thái, hát kết hợp vận động theo ý thích của trẻ.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để khơi gợi cảm xúc của trẻ: Cần rõ ràng, cụ thể,
khơng mang tính trừu tượng:
+ Cháu cảm thấy bài hát vui hay buồn.... nhanh hay chậm...có sơi động hay
thiết tha tình cảm?
+ Bài hát này nói về ai, cái gì…?
+ Cháu có cảm nhận (cảm xúc) gì về bài hát (giai điệu)? Vì sao cháu lại có
cảm nhận như vậy?
+ Cháu nghĩ là tác giả muốn nói gì qua bài hát (tác phẩm âm nhạc) này?


×