Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN mộc CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.55 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
ĐƠN VỊ: KHOA DU LỊCH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI
HUYỆN MỘC CHÂU, SƠN LA

Họ và tên : Đỗ Trọng Tôn
Mã sinh viên : 59DLH26085
Lớp : LHHD26A

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………….4
1. Lý do chọn đề
tài…………………………………………………………………….4
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………….5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………….5
4. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………5
5. Phạm vi nghiên cứu…………………………………….......................................5
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..5
7. Bố cục đề tài…………………………………………………………………………6

PHẦN NỘI DUNG………………………………………………7
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững…………….7
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.


1.3.

Khái niệm về phát triển du lịch bền vững………………………………………7
Khái niệm về du lịch………………………………………………………………7
Khái niệm phát triển bền vững…………………………………………………..8
Khái niệm phát triển du lịch bền vững…………………………………………8
Các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững………………………………..9
Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững………………………………….10

Chương 2 : Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La…………………………………………………………………12
2.1. Khái quát về huyện Mộc Châu……………………………………………………12
2.1.1.

Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………12

2.1.2.

Tài nguyên du lịch……………………………………………………………14

2.1.3.

Tình hình phát triển kinh tế-xã hội…………………………………………15

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La…………….15
2.3. Những khó khăn trong q trình phát triển du lịch theo hướng bền vững tại
huyện Mộc Châu,tỉnh Sơn
La…………………………………………………………….16



2.3.1. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về kinh tế …………16
2.3.1.1. Cơ cấu thị trường du lịch nghèo nàn, đơn điệu……………………………..16
2.3.1.2. Chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch thấp………………………………17
2.3.1.3. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn thiếu và yếu…………………….17
2.3.1.4. Liên kết và quản lý hoạt động du lịch cịn lỏng lẻo………………………..18
2.3.2. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về tài ngun- mơi
trường……………………………………………………………………………………….1
9
2.3.3. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về văn hóa – xã
hội…………………………………………………………………………………………..20

Chương 3 : Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La………………………………………21
3.1. Nhóm giải pháp với chính quyền huyện Mộc Châu……………………………..21
3.1.1. Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về kinh tế…………………
21
3.1.2. Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về tài nguyên – môi
trường……………………………………………………………………………………….2
2
3.1.3 . Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về văn hóa - xã
hội……………………………………………………………………………………………
23
3.2. Nhóm giải pháp với doanh nghiệp kinh doanh du lịch………………………….23
3.3. Nhóm giải pháp với người dân địa phương………………………………………24

KẾT LUẬN……………………………………………………………24
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………25


PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp
phần quan trọng để tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết nạn
thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Ở Việt Nam trong những năm
qua, hoạt động du lịch đã có nhiều khởi sắc. Hoạt động du lịch đã tạo ra
hàng việc làm cho hàng triệu lao động. Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã
xác định : “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.”
Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, tuy nhiên
việc phát triển của ngành du lịch hiện nay là chưa tương xứng với tiềm năng
vị thế vốn có. Thực tế này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau, từ những vấn đề tồn tại ở tầm vĩ mô và vi mô gây khó khăn cho
du lịch cần được giải quyết. Sự phát triển du lịch không được qui hoạch tốt
và quản lý hợp lý đã và đang gây ra những hậu quả, những tác động nguy
hại đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát triển du lịch
bền vững hơn lúc nào hết được đặt ra một cách cấp thiết nhằm giải quyết
những bức xúc này và đảm bảo cho sự phát triển của ngành du lịch hôm nay
và mai sau.
Phát triển du lịch bền vững là biện pháp hữu hiệu trước các vấn đề đặt ra
khi phát triển du lịch. Du lịch bền vững vừa đáp ứng nhu cầu về du lịch của
du khách vừa bảo vệ tài nguyên du lịch cung cấp cho thế hệ hiện tại và đảm
bảo cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên , hầu hết các điểm du lịch hiện nay chưa
làm được điều này vì mối quan tâm của họ chủ yếu là lợi nhuận và chưa có
giải pháp thực tế, cụ thể để thực hiện.


Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp ở vùng núi phía Bắc, có
khí hậu ơn đới gió mùa, các điểm du lịch nổi tiếng như : Hang Dơi, rừng
thông Mộc Châu, thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng…cùng với đó là sự
phong phú về ẩm thực với các món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số
nơi đây. Những năm gần đây, nhờ ưu thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và

văn hóa xã hội, du lịch huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đã có những tăng
trưởng ấn tượng, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
cho địa phương. Song, do lượng khách du lịch tăng đột biến trong thời gian
ngắn gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ tài
ngun thiên nhiên, mơi trường ở huyện Mộc Châu. Việc phát triển du lịch
nhanh, thiếu định hướng có thể hủy hoại mơi trường sống, xáo trộn đời sống
hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe dọa cộng đồng địa phương,
phá vỡ các giá trị văn hóa bản địa. Phát triển du lịch bền vững như một yêu
cầu cấp thiết được đặt ra đối với huyệ Mộc Châu trong cối cảnh hiện nay.
Với những lý do trên em đã lựa chọn đề tài : “ Phát triển du lịch theo
hướng bền vững tại huyện Mộc Châu, Sơn La” cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn
La theo hướng bền vững
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, tiểu luận tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ
chính:
- Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
- Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu
theo hướng bền vững, nêu ra được những khó khăn để phát triển du
lịch bền vững tại huyện Mộc Châu
- Đưa ra những giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu theo hướng
bền vững.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại
huyện Mộc Châu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian : đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch tại
huyện Mộc Châu



Phạm vi không gian : đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng
6/2021 đến tháng 7/2021
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nghiên cứu tài liệu để thu thập
thông tin về cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, thành tựu đạt được, chủ
trương chính sách liên quan đến đến đề tài. Nguồn tài liệu : tài liệu lưu trữ ,
thông tin đại chúng, tác phẩm khoa học chuyên ngành.
Phương pháp phỏng vấn : Phỏng vấn với các du khách đã từng đến du
lịch tại huyện Mộc Châu, các chuyên gia quản lý kinh doanh trong lĩnh vực
du lịch tại huyện để biết được những khó khăn cịn tồn tại để phát triển du
lịch theo hướng bền vững tại huyện Mộc Châu.
Phương pháp thống kê, phân tích : Thơng qua các số liệu thống kê về
tình hình phát triển kinh tế, số lượng khách du lịch, từ đó nêu ra được hiện
trạng phát triển du lịch của địa phương và nêu ra các giải pháp phát triển du
lịch bền vững
7. Bố cục của đề tài
Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
Chương 2 : Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu,tỉnh Sơn La
Chương 3 : Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững tại huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La


PHẦN 2 : NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
1.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Có rất nhiều khái niệm về du lịch. Bởi hồn cảnh và góc độ nghiên cứu khác
nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union

of Official Trvel Orgnization- IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến nơi khác với địa điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải đề làm một nghề hay việc kiếm tiền sinh sống.
Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngày nay, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về
chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở
lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi các
hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc, hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt
quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ
sở,lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với các
hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy,
du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn
hố sâu sắc và tính xã hội cao.
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những nội dung cơ bản về du lịch sau:
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên


- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian
ngắn.
- Mục đích của chuyến di du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc
cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng khôn g vì mục đính định
cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đên viếng thăm.
- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung

ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa
phương
1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa…Về mặt lý
thuyết, có rất nhiều nhiều định gnhixa về phát triển bền vững.
Trong định nghĩa của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới- WCED
( nay là Ủy ban Brundtland) thì : “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt
động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai
sau”.
Một định nghĩa khái về phát triển bền vững được các nhà khoa học trên thế
giới đề cập tới một cách tổng quát hơn : “Phát triển bền vững là các hoạt
động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của
cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hồn thiện sự sống trên trái đất”.
Ở Việt Nam, lý luận về phát triển bền vững cúng được các nhà khoa học, lý
luận quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây trên cơ sở tiếp thu những
kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế và phát triển bền
vững, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về
môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio De Janeiro năm 1992
thì : “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi
vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát
triển trong tương lai-Du lịch bền vững phải có kế hoạch quản lý các nguồn
tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con
người trong khi vẫn duy trì dược sự tồn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học,



sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con
người”.
Tại Việt Nam, Phát triển du lịch bền vững được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 3
Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: “Phát triển du lịch
bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội
và môi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch,
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.”
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu : Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch
có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm
thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa-xã hội
nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm
phương hại đến nhu cầu tương lai.
1.2.

Các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững

Để phát triển du lịch và xây dựng được những nguyên tắc phát triển bền vững
trước hết cần xác định được các mục tiêu cơ bản. Đó là:
- Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh
để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát
triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.
- Phát triển cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du khách đối
với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các
điểm du lịch, khu du lịch, bao gồm phần tiêu dùng của khách du
lịch được giữ lại tại địa phương.
- Tạo ra việc làm và nâng cao mức thu nhập: Tăng cường số lượng
và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành Du lịch tạo ra và
được ngành Du lịch hỗ trợ, khơng có sự phân biệt đối xử về giới và
các mặt khác.
- Cơng bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội

thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho
tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng.
- Đáp ứng sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ
an toàn, chất lượng thỏa mãn tối đa các nhu cầu của du khách.
- Nâng cao vai trò chức năng của đơn vị tổ chức du lịch: Thu hút và
trao quyền cho cộng đồng địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra


-

-

-

1.3.

các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham khảo tư
vấn của các bên liên quan.
An sinh xã hội: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của
người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp
cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy
thối và khai thác q mức mơi trường cũng như xã hội dưới mọi
hình thức.
Bảo tồn các giá trị văn hóa: Tơn trọng và tăng cường giá trị các di
sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc
đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch.
Bảo vệ tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể
cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp.
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những
nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc

phát triển và triển khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và
rác thải từ du khách và các hãng du lịch.

Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao, muốn phát triển bền vững đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Mục tiêu
của phát triển bền vững mang tới sự hài hòa giữa kinh tế - xã hội và môi trường
nhưng không làm ảnh hưởng tới tương lai. Để thực hiện những mục tiêu trên, cần
xác định được các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững, lấy làm kim chỉ nam
cho những hoạt động tiếp theo, giúp du lịch phát triển bền vững trong tương lai.
- Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý: Nguồn lực là tổng
thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia,
nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả
trong nước và ngồi nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho
việc phát triển du lịch. Việc sử dụng, bảo tồn bền vững tài nguyên
thiên nhiên văn hóa xã hội là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát
triển lâu dài, khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính
tốn nhu cầu hiện tại.
- Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên: Việc tiêu
thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức vừa đủ một mặt giúp cho việc
phục hồi tài nguyên thiên nhiên, mặt khác giảm chất thải ra môi


-

-

-


-

trường. Các tài nguyên thiên nhiên cần được quy hoạch, quản lý
tránh sự khai thác một cách ồ ạt hoặc phát triển nóng.
Duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn: Cần
trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, xã hội, môi trường của
điểm đến, đảm bảo nhịp độ, quy mơ và loại hình phát triển du lịch,
để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa địa phương. Xem xét quy mơ
và sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch
đối với động thực vật, lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt
động của cộng đồng dân cư, ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề
truyền thống lâu đời bằng các ngành nghề hiện đại. Phát triển du
lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội, nhu cầu của sự
phát triển, đảm bảo quy mô, tiến độ của các loại hình du lịch nhằm
gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân cư sở tại...
Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã
hội: Sự tồn tại lâu dài của ngành Du lịch phải nằm trong khuôn khổ
chiến lược của quốc gia, vùng, địa phương về kinh tế - xã hội. Để
đảm bảo sự phát triển, ngành Du lịch cần phải tính tới nhu cầu
trước mắt của cả người dân và du khách, trong quy hoạch cần phải
thống nhất các mặt kinh tế - xã hội, môi trường, tôn trọng chiến
lược của quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương. Phát triển ngành Du
lịch phải phù hợp với địa phương, phù hợp với quy hoạch mà địa
phương giao cho, sự phát triển đó mới bền vững và lâu dài.
Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương: Với tính đặc
thù liên ngành, phát triển bền vững khơng phải chỉ riêng nó mà kéo
theo nhiều lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho
ngành nghề khác không chỉ các doanh nghiệp trực tiếp tham gia
hoạt động du lịch mà còn hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp gián tiếp

tham gia vào hoạt động này, từ đó dẫn đến hỗ trợ kinh tế cho địa
phương.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền
vững du lịch: Việc tham gia của cộng đồng địa phương là một nhân
tố đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Khi cộng đồng địa
phương được tham gia phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều điều kiện
thuận lợi cho du lịch, vì sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ
gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cư dân đối với sự phát triển
chung của du lịch.


- Lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có liên quan: Tham khảo
ý kiến của các bên liên quan và cộng đồng dân cư, các tổ chức
trong và ngồi nước, phi chính phủ, chính phủ với các ý kiến cho
dự án, là nguyên tắc quan trọng trong việc phát triển du lịch bền
vững. Chia sẻ lợi ích của các bên nhằm mục đích hài hịa về lợi ích
trong q trình thực hiện.
- Chú trọng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực: Với phát triển du lịch
bền vững, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vô
cùng cần thiết. Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch đang
thiếu hụt một lượng rất lớn, lao động được đào tạo có trình độ
chun mơn chưa đáp ứng được nhu cầu chung của ngành. Một lực
lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo, không những mang lại
lợi ích về kinh tế cho ngành mà cịn nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch.
- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành Du lịch: Để du lịch
trở thành ngành kinh tế chuyên nghiệp, hiện đại và bền vững, hoạt
động nghiên cứu khoa học đóng vai trị quan trọng trong việc xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đào tạo và thực hiện hoạt
động phát triển du lịch. Các thành tựu khoa học công nghệ về du

lịch trong các lĩnh vực thời gian qua đã trở thành những nền tảng
khoa học quan trọng với tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần vào
sự phát triển của ngành cơng nghiệp du lịch.

Chương 2 : Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La
2.1. Khái quát về huyện Mộc Châu
2.1.1.

Điều kiện tự nhiên

Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh khơ, mùa hè
mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã


do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ khơng khí trung bình/năm
khoảng 18,50C.
- Vị trí địa lý :
Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam
của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên là
1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12
huyện, thành phố của tỉnh Sơn La.
Mộc Châu tiếp giáp với các khu vực:
- Phía Đơng và Đơng Nam giáp huyện Vân Hồ;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu;
- Phía Nam giáp huyện Vân Hồ và nước CHDCND Lào;
- Phía Bắc giáp với 2 huyện là Phù Yên, Bắc n (sơng Đà là ranh giới).
Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu là khu
vực có những lợi thế khơng nhỏ thể hiện ở những điểm sau.
Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh

vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6,
đồng thời, Mộc Châu cịn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn
và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào và xa hơn là
sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar…. Đối với thủ đơ Hà Nội, Lóng
Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất.
Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên quốc
lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hịa Bình, Lào, Điện Biên,
Lai Châu.
Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với khoảng cách
không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch.
Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội
thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và
quốc tế.
Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rất đắc địa để tổ
chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Địa hình
Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt
mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950
- 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng.
Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề ngang nơi
rộng nhất đạt tới 25 km (địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ), có độ
cao trung bình so với mặt biển là 1.050 m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như
Hịa Bình, Sơn La đều có độ cao trung bình thấp hơn so với Mộc Châu.
- Khí hậu:


Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè
mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sơng Đà và sơng Mã
do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ khơng khí trung bình/năm
khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm khơng khí

trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn so với các
khu vực lân cận như thành phố Sơn La (21,10C), Hịa Bình (23,00C), Điện Biên
(23,00C).. Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như
Việt Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như Sa
Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có những điều kiện khí hậu tương
tự.
Đặc biệt thời tiết ở Mộc Châu một ngày có tới 4 mùa. Vào những ngày tháng 3tháng 8, ngày có thể có nắng, nhưng về chiều và nhất là đêm lại có cái lạnh mùa
thu.
- Thuỷ văn:
Sông Đà là sông lớn nhất và nằm giáp với huyện Mộc Châu ở phía Đơng Bắc và có
vai trị quan trọng đối với Mộc Châu. Sơng Đà vừa là nguồn nước mặt, vừa là
tuyến giao thông thủy của Mộc Châu, đồng thời sơng Đà cũng có vai trị quan
trọng đối với việc điều hịa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho Mộc Châu.
- Đất đai thổ nhưỡng
Diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu là 108.166 ha, trong đó: đất sản xuất
nơng nghiệp: 33.598 ha, chiếm 31,1% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp:
50.304 ha, chiếm 46,5%; đất ở: 813,0 ha chiếm 0,8%;
2.1.2.

Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được thiên nhiên
ban tặng cho rất nhiều những cảnh sắc tuyệt đẹp mà hoang sơ, những cảnh sắc chỉ
riêng Mộc Châu mới có. Các danh lam thắng cảnh đã đem đến cho KDLQG Mộc
Châu một nét rất riêng biệt, nơi con người có thể tham quan và hịa mình vào với
thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, như: Hang Dơi (Động Sơn Mộc
Hương), Thác Dải Yếm, Rừng thông bản Áng, Đỉnh Pha Luông, Ngũ động Bản
Ôn, Thác Chiềng Khoa…
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Mộc Châu không chỉ nổi danh với những danh lam
thắng cảnh tuyệt đẹp, mê hoặc lịng người, khơng chỉ có những đồi chè xanh ngắt,

những vườn hoa nở rộ, những cảnh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng,... Mộc
Châu cịn có cả những di tích lịch sử nổi tiếng như chùa Vặt Hồng, đồn Mộc Lỵ,
văn bia trung đồn Tây Tiến, di tích lịch sử bia căm thù Km 64, di tích bia căm thù


thị trấn Mộc Châu, di tích lịch sử bia căm thù Km 70, di tích lịch sử Văn bia Trung
đồn 83 quân tình nguyện Việt Nam - Lào,…
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Với sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và phát huy nội lực của
địa phương, huyện Mộc Châu đã cơ bản đạt được các tiêu chí để trở thành đơ thị
loại IV; chú trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng, điểm du lịch gắn với
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, sản xuất, chế biến nông nghiệp
gắn với tiềm năng thế mạnh của địa phương; tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp chế biến, giảm
dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp; tăng cường đầu tư phát triển đô thị, từng bước hiện
đại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị và nông thôn, gắn phát triển kinh tế với
nâng cao chất lượng sống, chú trọng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân;
nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ mơi trường
sinh thái; xây dựng củng cố quốc phịng - an ninh vững chắc.
Từ những lợi thế và tiềm năng sẵn có, huyện Mộc Châu đã tập trung nguồn lực
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cụm tương hỗ nông sản
chất lượng cao với các sản phẩm chủ lực như chè quy mô 2.000 ha; đàn bò sữa
36.000 con và các loại sản phẩm từ sữa; rau, hoa chất lượng cao 500 ha; quả các
loại quy mô 3.000 ha... Xây dựng Mộc Châu trở thành trung tâm chế biến hàng hóa
nơng sản chất lượng cao, động lực là phát triển cụm tương hỗ nông sản chất lượng
cao và sản phẩm công nghiệp chế biến, như: Sữa và các sản phẩm từ sữa, chè các
loại; bảo quản hoa quả và sản xuất rượu, nước hoa quả. Huyện cũng chú trọng việc
xây dựng thương hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản Mộc Châu; hạ
tầng kinh tế - xã hội được đầu tư khá đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi, trường

học, bệnh viện. Hiện nay, trụ sở huyện và các công trình cơ quan, trụ sở đã được
xây dựng mới khang trang, hiện đại, diện mạo đô thị du lịch ngày càng rõ nét;
Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu được cơng nhận là bệnh viện hạng hai. Bên
cạnh đó, Mộc Châu cũng đang triển khai chiến lược đầu tư và mời gọi đầu tư, trong
đó xác định rõ địa bàn đầu tư trọng điểm là khu trung tâm ở Chiềng Ði, Vân Hồ,
rừng thông Bản Áng, thác Dải Yếm, khu ngũ động bản Ơn, các điểm tham quan
nơng trường, đồi chè, khu chăn ni bị sữa và chế biến chè, sữa, các bản văn hóa
dân tộc…
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La


Theo Báo cáo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND huyện
Mộc Châu, năm 2017, du lịch Mộc Châu thu hút được 1.230.000 lượt khách
tăng , trong đó có khoảng 60.000 khách du lịch nước ngồi, chiếm khoảng 5% tổng
lượng khách.Khách nội địa cóa khảng 1.170.000 lượt khách, chiếm klhoarng 95%
tổng lượng khách.
Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, tính đến năm 2017, Mộc Châu có 158 cơ sở
lưu trú, trong đó, có 1 khu resort, 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 2 khách
sạn 2 sao và nhiều nhà nghỉ. Tổng cộng có trên 100 cơ sở lưu trú du lịch với tổng
số 1.242 phòng, 2.539 giường và 10 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tăng 09 cơ
sở với 208 phòng, 401 giường so với năm 2016.
Như vậy, trong khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt kể từ khi Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014 Quy hoạch phát triển
Mộc Châu thành Khu du lịch quốc gia theo đến nay, số lượt khách và doanh thu du
lịch của huyện Mộc Châu ln có xu hướng tăng trưởng đều và đến năm 2016
Mộc Châu đã đạt tiêu chuẩn về tiêu chí khách du lịch của Khu du lịch Quốc gia
theo Luật du lịch (1.000.000 lượt khách/ năm). Ngoài ra, kết quả điều tra xã hội
học về du lịch Mộc Châu vào hai ngày 12 và 13/8/2017 cho thấy du lịch Mộc Châu
về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và nhận được sự hài lòng, yêu mến của đa số
khách du lịch. Với tỷ lệ khách du lịch dự định quay trở lại lên đến 90% chắc chắn

trong giai đoạn sắp tới, du lịch Mộc Châu sẽ tiếp tục giữ vững được mức tăng
trưởng ổn định. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, du lịch Mộc
Châu vẫn cần phải giải quyết và khắc phục một số khó khăn cịn tồn tại.
2.3. Những khó khăn trong q trình phát triển du lịch theo hướng bền vững tại
huyện Mộc Châu,tỉnh Sơn La
2.3.1. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về kinh tế
2.3.1.1. Cơ cấu thị trường du lịch nghèo nàn, đơn điệu
Thứ nhất, tuy du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện Mộc
Châu nhưng kết cấu thị trường du lịch Mộc Châu lại khá đơn điệu với dịch vụ
ngắm cảnh truyền thống chiếm tỷ trọng lớn, trong khi du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng và du lịch văn hóa, vốn được xác định là hướng phát triển chính của du lịch
Mộc Châu, lại chưa thành công trong việc gia nhập và mang lại hiệu quả kinh tế
xứng đáng với tiềm năng. Hiện nay, du lịch huyện Mộc Châu gần như chỉ có một
số hoạt động như: Di chuyển - chụp ảnh check in - đăng lên mạng xã hội khoe bạn
bè, rồi kết thúc bằng việc thưởng thức ẩm thực Thái hoặc một số món ăn đặc sản


địa phương như bê chao, thịt dê hoặc cá hồi và đốt lửa trại. Sự thiếu sáng tạo và
thiếu nội hàm văn hóa của hoạt động du lịch khiến du khách lưu lại Mộc Châu
trong thời gian dài hơn 1-2 ngày cảm thấy đơn điệu, nhàm chán, thiếu sức hút và
muốn dời đi. Thứ hai, các sản phẩm công nghệ và thủ công truyền thống được bày
bán tại các điểm du lịch lại rất nghèo nàn, ít ỏi với hàm lượng kỹ thuật thấp, thậm
chí đa số là hàng cơng nghiệp sản xuất hàng loạt được nhập từ bên ngoài về núp
bóng sản phẩm cơng nghệ thủ cơng truyền thống. Điều này không chỉ ảnh hưởng
tiêu cực đến ấn tượng, niềm tin của du khách và hình ảnh của du lịch Mộc Châu,
mà cịn lãng phí tiềm năng du lịch của các ngành nghề thủ công truyền thống đặc
sắc của các dân tộc thiểu số địa phương, làm giảm sức hấp dẫn của du lịch Mộc
Châu.
2.3.1.2. Chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch thấp
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, du lịch Mộc Châu phát triển vượt bậc, mang lại

nhiều hiệu quả kinh tế rõ rệt, song chất lượng của dịch vụ trong ngành du lịch
còn thấp. Theo Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa xã hội năm 2016
của UBND huyện Mộc Châu, trong tổng số 134 cơ sở lưu trú trong địa bàn
huyện Mộc Châu chỉ có 1 khu resort, 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 2
khách sạn 2 sao, chiếm 4,48% tổng số cơ sở lưu trú, còn lại là các nhà nghỉ
bình dân hoặc nhà nghỉ cộng đồng được người dân xây dựng và kinh doanh tự
phát. Có thể thấy số lượng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn ở huyện Mộc Châu
chiếm tỷ lệ thấp, trong khi cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ ở các nhà nghỉ
bình dân hoặc nhà nghỉ cộng đồng tự phát còn thấp, chưa đáp ứng được yêu
cầu của khách du lịch. Thậm chí, một số khách du lịch cho biết: “Ngay cả một
số khách sạn cao cấp ở Mộc Châu, thiết bị và cách bày trí cịn thiếu chun
nghiệp, kém sang, chưa xứng tầm với đẳng cấp ” .
Ngoài ra, số lượng các điểm vui chơi, giải trí, rèn luyện và chăm sóc sức khỏe
ở Mộc Châu cịn rất hạn chế. Ngoài một số điểm phong cảnh, buổi tối khách du
lịch thường chỉ biết tham gia đốt lửa trại ở khu vực Rừng thông bản Áng hoặc
hát Karaoke tại một vài quán có cơ sở vật chất nghèo nàn. Du lịch Mộc Châu
gần như bỏ qua hoặc không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn
luyện và chăm sóc sức khỏe của khách du lịch. Một số điểm du lịch ở huyện
Mộc Châu chưa quản lý tốt an toàn thực phẩm và an toàn của du khách tại điểm
tham quan. Như điểm du lịch thác Dải Yếm, thức ăn được bày bán lộ thiên
cạnh đường đi lại, đường vào thác Dải Yếm có nhiều chỗ sụt lún, trơn trượt mà
khơng có hệ thống bảo hiểm hay che chắn…
2.3.1.3. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn thiếu và yếu


Về chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch Mộc Châu, hiện nay, Phịng Văn
hóa, thơng tin huyện Mộc Châu là đơn vị quản lý chính các hoạt động du lịch
trong địa bàn huyện. Song, do địa bàn rộng, phải kiêm nhiệm nhiều việc một lúc
với số lượng người có hạn, thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, nên mặc
dù rất cố gắng nhưng hiệu quả quản lý hoạt động chưa cao. Hơn nữa, trong bối

cảnh thị trường du lịch cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngồi u cầu kiến thức
chun mơn về quản lý du lịch, còn cần bổ sung thêm năng lực phát triển thị
trường, xây dựng sản phẩm du lịch mới, kết nối các thị trường du lịch trong và
ngồi nước… Những khó khăn, thách thức nêu trên không chỉ là vấn đề của riêng
phịng Văn hóa - Thơng tin huyện Mộc Châu, mà vẫn đang là khó khăn chung của
các đơn vị tham gia quản lý nhà nước về du lịch Mộc Châu như Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Sơn La và Ban Quản lý Khu du lịch Mộc Châu. Về chất lượng đội
ngũ lao động trong ngành du lịch, kết nghiên cứu sâu một số quản lý cao cấp của
hệ thống khách sạn hạng sao trong huyện cho thấy “Nhu cầu sử dụng lao động
được đào tạo chuyên nghiệp của hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Mộc Châu khá
cao, nhưng số lao động được đào tạo bài bản về chun mơn, giỏi ngoại ngữ có
thái độ làm việc chuyên nghiệp và mục tiêu công việc rõ ràng tại địa phương rất
hiếm hoi”, họ “đành phải tuyển dụng lao động có trình độ văn hóa thấp, đa số là
lao động phổ thơng khơng có chun mơn, khơng biết ngoại ngữ, thiếu đam mê và
mục tiêu công việc. Kết quả quan sát tham dự và phỏng vấn sâu một số khách du
lịch còn cho thấy đa số các nhà nghỉ bình dân và nhà nghỉ cộng đồng có trình độ
quản lý kém và tố chất tổng hợp của nhân viên phục vụ thấp. Thậm chí ở một vài
khách sạn hạng sao, “thao tác của nhân viên phục vụ còn chậm chạp và độ nhiệt
tình giảm dần theo số lần quay lại của khách hàng”. Những khó khăn về cán bộ
quản lý và lực lượng lao động đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến mục tiêu
phát triển bền vững của du lịch Mộc Châu.
2.3.1.4. Liên kết và quản lý hoạt động du lịch còn lỏng lẻo
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến rất nhiều thành phần khác
nhau trong xã hội, thậm chí nội bộ ngành du lịch cũng đòi hỏi sự gắn kết chặt
chẽ, song du lịch Mộc Châu dường như chưa đáp ứng được yêu cầu này. Thứ
nhất, sự phối kết hợp giữa các ban ngành có liên quan ở huyện Mộc Châu trong
quản lý, xử lý sai phạm trong kinh doanh du lịch còn rất lúng túng. Thứ hai,
mối liên kết giữa các điểm tham quan, các cơ sở lưu trú, nhà hàng quán ăn, hệ
thống bán hàng, doanh nghiệp vận chuyển… trên địa bàn huyện Mộc Châu
cũng như mối liên kết giữa du lịch Mộc Châu với các doanh nghiệp lữ hành và

các thị trường du lịch trong nước và quốc tế cịn rất lỏng lẻo. Hiện tượng cạnh
tranh khơng lành mạnh giữa các cơ sở lưu trú, giá cả không rõ ràng, lừa đảo,


chặt chém du khách… đã xuất hiện trên địa bàn Mộc Châu. Tuy không nghiêm
trọng như đa số các khu du lịch khác, nhưng nếu không thắt chặt quản lý từ đầu
thì sẽ là những vấn nạn khó khắc phục, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hình ảnh
và sự phát triển bền vững của du lịch Mộc Châu.
2.3.2. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về tài nguyên- môi
trường
Được coi là ngành kinh doanh “phong cảnh và cảm giác” nên du lịch phụ thuộc
khá mạnh nhiều môi trường sinh thái tự nhiên. Trước đây, do chạy theo lợi ích
trước mắt và mục tiêu tăng trưởng kinh tế nóng, nên mơi trường sinh thái của
huyện Mộc Châu không những không được đầu tư bảo vệ một cách thỏa đáng, mà
còn bị khai thác gần như cạn kiệt. Diện tích rừng giảm mạnh do khai thác quá độ
và chặt phá làm nương rẫy, các loài động vật quý hiếm như voi, hổ, gấu… gần như
biến mất khỏi Mộc Châu. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm bởi rác thải và nước thải,
mực nước ngầm bị sụt giảm. Đất canh tác bị bào mịn và xuống cấp nhanh chóng
bởi xói mịn và rửa trơi. Chất lượng đất và nước bị đe dọa bởi dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật và phân hóa học. Hiện tượng thời tiết cực đoan như sạt lở, lũ ống, lũ
quét thường xuyên xảy ra. Gần đây, với sự ra quân quyết liệt của các cấp chính
quyền với các biện pháp tích cực như giao đất giao rừng, khoanh nuôi và bảo vệ
rừng, cấm săn bắt và kinh doanh động vật hoang dã, thành lập Khu bảo tồn tự
nhiên Xuân Nha… diện tích rừng ở Mộc Châu tăng lên nhanh chóng cả về chất
lượng và số lượng. Các hoạt động khai thác gỗ, săn bắt và kinh doanh động vật
hoang dã, phá rừng làm nương… giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, để hồi phục lại đa dạng
tự nhiên của Mộc Châu vẫn cần nhiều biện pháp tích cực của các cấp chính quyền
và sự ủng hộ nhiệt tình người dân hơn nữa. Hiện nay, ngồi một số vườn hoa được
các doanh nghiệp hoặc tư nhân đầu tư và hoạt động tương đối hiệu quả như Vườn
hoa Happy Land…, đa số các điểm phong cảnh tự nhiên đều được giao cho chính

quyền xã hoặc được đưa ra đấu thầu quyền quản lý và thu vé tham quan, như thác
Dải Yếm, đồi thông Bản Áng, hoặc để mặc khách ra vào tự do, khơng có người
quản lý, bảo vệ, như Đồi chè trái tim. Do thiếu người, thiếu chuyên môn, thiếu
vốn, đôi khi là tư tưởng “không phải của mình nên chỉ quan tâm đến thu lợi mà
khơng cần đầu tư, giữ gìn”... nên các điểm phong cảnh rất ít được tơn tạo, chăm
sóc và bảo vệ, rác rưởi vất bừa bãi khơng có người thu gom, lại phải gánh theo một
lượng lớn hàng quán và khách du lịch nên khó tránh khỏi xuống cấp nhanh chóng.
Thậm chí, đơi khi chính quyền huyện Mộc Châu cũng gặp khó khăn trong việc lựa
chọn bảo vệ tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững hay phát triển thủy
điện, khai khoáng... như trường hợp xây dựng thủy điện trên thác Dải Yếm. Công


tác quản lý quy hoạch phát triển du lịch ở Mộc Châu cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, cảnh quan hai bên đường giao thông nối liền nhiều điểm phong cảnh với
khu trung tâm thị trấn thường bị lấn chiếm, chặt phá, đào bới nham nhở lấy mặt
bằng. Kiến trúc của hai thị trấn, các bản du lịch cộng đồng và hai bên đường dẫn
tới điểm tham quan… bị bê tơng hóa, thiếu đồng bộ, thiếu bản sắc, thiếu điểm
nhấn nổi bật. Hiện tượng “quản lý quy hoạch xây dựng không chặt chẽ” trong xây
dựng và tổ chức kinh doanh du lịch tự phát góp phần phá vỡ cảnh quan đô thị,
cảnh quan tự nhiên, kiến trúc truyền thống độc đáo tại các điểm tham quan nói
riêng và của cả Mộc Châu nói chung. Đây khơng chỉ là điểm trừ cho du lịch Mộc
Châu mà còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khó khăn cho cơng tác đền bù, giải
phóng mặt bằng, cơng tác quản lý quy hoạch và giữ gìn cảnh quan mơi trường,
bảo vệ tài ngun du lịch.
2.3.3. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về văn hóa – xã hội
Trong một thời gian dài do sai lầm của nhận thức và ảnh hưởng tiêu cực của kinh
tế thị trường, nhiều nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu
bị coi là lạc hậu, mê tín nên bị đào thải ra khỏi các hoạt động cộng đồng hoặc thu
hẹp vào trong phạm vi gia đình. Ngược lại, sự giao lưu văn hóa và sự phát triển của
các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại, truyền hình, mạng

internet… len lỏi khắp các cộng đồng dân cư, các bản làng dân tộc thiểu số ở Mộc
Châu, một mặt làm phong phú thêm đời sống văn hóa cho cư dân địa phương, mặt
khác lại gây nguy cơ bị thương mại hóa, suy yếu và biến mất của văn hóa truyền
thống. Ví dụ như hiện tượng trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở
Mộc Châu bị mai một. Một số nghề thủ công truyền thống như nghề đan lát, nghề
dệt, nghề rèn, nghề làm giấy… bị mai một và biến mất dưới ảnh hưởng của các
sản phẩm sản xuất hàng loạt bằng nhựa, bằng kim loại và quần áo may sẵn… Một
số sinh hoạt truyền thống như hát đối, hát giao duyên, hạn khuống, chơi xuân, xòe
Thái trong các dịp vui truyền thống…dần mai một và bị thay thế bởi hệ thống loa
đài, dàn Karaoke, trò chơi điện tử... Thanh niên dân tộc thiểu số ít hoặc không sử
dụng được ngôn ngữ mẹ đẻ, không hiểu biết và cũng khơng muốn tìm hiểu về văn
hóa truyền thống dân tộc. Bản làng của các dân tộc thiểu số, đặc biệt các bản được
chọn phát triển du lịch cộng đồng, bị bê tơng hóa, bố cục cảnh quan và kiến trúc
truyền thống bị phá vỡ. Sự thật thà, thân thiện, hiếu khách của người dân địa
phương có nguy cơ mất dần dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường và lợi nhuận
trước mắt. Một số lễ hội truyền thống tuy được phục dựng nhưng đã mất đi linh
hồn là tính thiêng, bị thế tục hóa, thương mại hóa chỉ còn lại cái vỏ hoạt động biểu
diễn với mục đích thu hút khách du lịch, phục vụ mục đích kinh doanh…


Chương 3 : Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
3.1. Nhóm giải pháp với chính quyền huyện Mộc Châu
3.1.1. Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về kinh tế
- Nghiên cứu hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc địa phương,
trên cơ sở đó lập hồ sơ đề nghị các đơn vị quản lý có liên quan cấp chứng nhận di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từng bước đưa văn hóa truyền thống địa phương
tham gia vào thị trường du lịch.
- Trên cơ sở phát huy các thế mạnh về khí hậu, địa hình, văn hóa độc đáo và nền
nông nghiệp phát triển tại Mộc Châu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, chất

lượng cao, giá cả hợp lý như: Xây dựng các điểm nghiên cứu hệ thống sinh vật bản
địa, rừng mưa nhiệt đới tại khu rừng đặc dụng Xn Nha; Khai thác mơ hình du
lịch nông nghiệp, trải nghiệm cuộc sống nông dân tại các trang trại trong huyện;
Khai thác các ngành nghề thủ công truyền thống của các dân tộc bản địa phục vụ
du lịch.
- Xây dựng tiêu chuẩn thu phí hợp lý và khoa học, thống nhất mức vé tham quan,
phí thuê xe, phí vận chuyển và giá cả hàng hóa, dịch vụ ăn uống, lưu trú... phục vụ
hoạt động du lịch trong huyện, nhằm mục tiêu quản lý hiệu quả hoạt động du lịch
Mộc Châu, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả khách du lịch lẫn các nhà đầu tư,
doanh nghiệp và cá nhân tham gia dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.
- Chủ động và tăng cường liên kết với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,
mời các giáo viên có kinh nghiệm và chất lượng, mở các lớp đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ du lịch, như hướng dẫn viên, nấu ăn, phục vụ bàn, pha chế, dọn
phòng…tạo nguồn cung cấp lực lượng lao động được đào tạo về chuyên môn ngay
tại địa phương; Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn du lịch và kiến thức
về du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững cho lao động hiện đang làm
trong ngành du lịch; Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý du lịch được học tập ở
các trường đại học lớn về chuyên ngành du lịch trong và ngoài nước; Tổ chức các
đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm của các khu du lịch có nhiều điểm tương
đồng và nổi tiếng ở trong và ngoài nước, như Đà Lạt, Hà Giang, Đà Nẵng, Vân
Nam(Trung Quốc), Thái Lan để nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn.
- Nâng cấp hệ thống đường giao thông nội bộ, tăng cường liên kết, kết nối giữa
các điểm du lịch nội vùng.


- Kết hợp với các điểm du lịch, khu du lịch trong trong tỉnh, liên tỉnh xây dựng và
kết nối các Mộc Châu với điểm du lịch khác, như: tuyến du lịch “Vòng cung Tây
Bắc” kết nối các tỉnh Tây Bắc, tuyến du lịch “Vịng cung Đơng Tây” kết nối du
lịch các tỉnh miền núi phía Bắc, tuyến du lịch Hà Nội - Bắc n - Mộc Châu - Hịa
Bình - Hà Nội, tuyến du lịch Hà Nội - Mộc Châu - Lào và các nước ASEAN khác.

- Chủ động tham gia và tổ chức các hoạt động liên kết thương mại, triển lãm du
lịch trong và ngoài nước, nhằm học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu, quảng bá du lịch
Mộc Châu đến các thị trường du lịch khác.
3.1.2. Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về tài nguyên – môi
trường
- Tổ chức nghiên cứu một cách khoa học và chính xác hiện trạng tài nguyên, nhân
khẩu, kinh tế, xã hội và môi trường tại địa điểm dự kiến khai thác tài nguyên du
lịch, trên cơ sở đó đánh giá những tác động của du lịch, tính tốn sức tải của mơi
trường sinh thái và tài ngun du lịch, đồng thời đưa ra và kiên quyết thực hiện
các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, bảo vệ và tôn
tạo tài nguyên du lịch tại đó.
- Đối với những tài nguyên du lịch đang được khai thác, cần đứng trên quan điểm
du lịch bền vững từng bước điều chỉnh, chuyển hướng hoặc đình chỉ những hoạt
động du lịch gây ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường sinh thái và tài
nguyên du lịch tự nhiên, cũng như kiên quyết cải tạo hoặc di dời những cơng trình,
điểm du lịch đe dọa sự bền vững của môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch tự
nhiên.
- Dựa trên hệ thống pháp luật và các quy định của nhà nước về phát triển du lịch,
bảo vệ di sản vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên du lịch
như Luật Du lịch, Luật Môi trường,... để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và các quy
định trong hoạt động du lịch, nhằm tăng cường quản lý và đảm bảo bằng luật pháp
du lịch Mộc Châu phát triển theo hướng bền vững.
- Sử dụng các biện pháp tích cực để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức,
cũng như động viên người dân và doanh nghiệp tích cực, chủ động tham gia bảo vệ
mơi trường sinh thái, giữ gìn tài ngun du lịch, xây dựng du lịch Mộc Châu phát
triển theo hướng bền vững, từ đó bảo vệ lợi ích lâu dài về môi trường, kinh tế, xã
hội của cộng đồng và của mỗi cá nhân.
3.1.3 . Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về văn hóa - xã hội



- Kết hợp giữa cơng tác tìm kiếm, sưu tầm, phục dựng, phổ biến các nét văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số địa phương với việc động viên, đẩy
mạnh hoạt động sáng tác, biểu diễn các tác phẩm ca múa nhạc dựa trên nền tảng
văn hóa và ngơn ngữ dân tộc thiểu số.
- Tích cực tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt tại các
điểm du lịch cộng đồng, tình yêu, niềm tự hào và trách nhiệm truyền thừa và phát
triển văn hóa truyền thống.
- Đầu tư xây dựng một Bảo tàng các dân tộc Mộc Châu và thường xuyên tổ chức
các hoạt động trưng bày, trình diễn theo chủ đề nhằm lưu giữ, tái hiện, giới thiệu
và quảng bá nguồn gốc, tiến trình lịch sử và những nét văn hóa truyền thống đặc
sắc của vùng đất và con người Mộc Châu một cách sinh động và chính xác nhất.
Thơng qua đó kết hợp linh hoạt giữa bảo tồn, truyền thừa văn hóa cổ truyền với
khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của địa phương, phát triển du lịch
bền vững.
- Xác định rõ mối quan hệ, quyền lợi, trách nhiệm, công sức và mức báo đáp của
du khách, chủ thể tham gia khai thác du lịch, người dân và chính quyền địa
phương, đảm bảo phân chia lợi ích cơng bằng, hợp lý.
3.2. Nhóm giải pháp với doanh nghiệp kinh doanh du lịch
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm của những dịch vụ hiện có nhằm
khai thác sáng tạo và hiệu quả các nhu cầu tổng hợp của khách du lịch gồm các
nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lưu trú, nhu cầu ăn uống, nhu cầu tham quan giải trí,
và một số nhu cầu đặc biệt khác như nhu cầu thông tin liên lạc, mua sắm hàng lưu
niệm, chăm sóc sức khỏe, y tế, làm đẹp và hoạt động thể dục thể thao.
- Căn cứ vào đặc điểm khách hàng, khả năng thanh toán, tính chất tài nguyên du
lịch và dịch vụ du lịch để xây dựng chiến lược giá cả hợp lý, thiết kế các mức giá
khác nhau cho những dịch vụ và sản phẩm du lịch khác nhau phù hợp với từng đối
tượng khách hàng.
- Tìm kiếm và điều chỉnh cơ cấu nguồn khách phù hợp với mục tiêu phát triển bền
vững, sử dụng các biện pháp sáng tạo, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tăng
cường quảng bá nhằm thu hút nguồn khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, có tố

chất và ý thức bảo vệ mơi trường tốt, ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự
nhiên và nhân văn tại Mộc Châu.


- Xây dựng chế độ đãi ngộ tốt về tiền lương và điều kiện sống, đồng thời thường
xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ để tạo hứng thú và lòng yêu nghề cho lao
động trong ngành du lịch.
- Chủ động và tăng cường liên kết với các công ty lữ hành, kết hợp xây dựng chế
độ đãi ngộ và phân chia lợi nhuận hợp lý để thu hút và giữ mối quan hệ chặt chẽ,
đơi bên cùng có lợi, đồng thời thông qua các công ty lữ hành quảng bá du lịch Mộc
Châu đến thị trường nguồn khách mới trong và ngồi nước.
- Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ tài ngun mơi trường, giữ gìn mơi trường
văn hóa xã hội trong sạch, thân thiện ở địa phương.
3.3. Nhóm giải pháp với người dân địa phương
- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài ngun du lịch, mơi trường
sinh thái ở địa phương.
- Tích cực, chủ động xây dựng hình ảnh du lịch Mộc Châu thành một điểm đến
thân thiện, giàu bản sắc văn hóa.
- Nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển du lịch bền vững.

KẾT LUẬN
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, du lịch Mộc Châu đã có những tăng trưởng ấn
tượng, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho địa phương,
song để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi lâu dài cho du
khách, chính quyền, doanh nghiệp, người dân tại địa phương, du lịch Mộc Châu
vẫn cần phải xây dựng và hoàn thiện thị trường du lịch theo hướng phát triển bền
vững, kết hợp với các biện pháp giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái và tài
nguyên du lịch, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch lên kinh tế,
mơi trường và văn hóa, xã hội địa phương. Có như vậy mới đưa Mộc Châu trở
thàng điểm đến hàng đầu của cả du khách trong và ngoài nước.



Tài liệu tham khảo
Tapchicongthuong.vn “ tác giả Ths.Dương Thị
Hồng Nhung, Ths Vũ Thị Thu Huyền
Baosonla.org.vn “ Tác giả Duy Tùng
Mocchau.sonla.gov.vn “ Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế- xã hội 05 năm
2016-2021.Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2021-2026”
Mocchautourism.com “ (Trích THUYẾT
MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH QUỐC
GIA MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030)


×