Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất bưởi Da Xanh tại trang trại Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ VỸ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT BƯỞI DA XANH TẠI TRANG
TRẠI BÙI HUY HẠNH XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2015 – 2019

Thái Nguyên – năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ VỸ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT BƯỞI DA XANH TẠI TRANG
TRẠI BÙI HUY HẠNH XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K47 - TT

Khoa

: Nông học

Khóa học


: 2015 – 2019

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Nguyễn Thị Lân

Thái Nguyên – năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo
trường đại học nông lâm thái nguyên, ban chủ nhiệm khoa nông học, các thầy
giáo cô giáo trong khoa, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo:
GS.TS. Nguyễn thị lân người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Trong q trình thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất và ứng
dụng kỹ thuật cơng nghệ trong sản xuất bưởi Da Xanh (Citrus Maxima) tại
trang trại Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô, bác và các anh chị tại trang trại
mà tôi đã thực tập, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn.
Để thực hiện q trình thực tập, tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới
trang trại Bùi Huy Hạnh và toàn thể các anh chị tại trang trại giúp đỡ và cho
tôi nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong suốt q trình nghiên cứu, tơi nhận
được sự quan tâm, sự động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất lẫn
tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời
cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong q trình hình thành khóa luận, tơi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này khơng thể tránh khỏi nhiều thiếu sót vì vậy, tơi kính

mong được sự chỉ bảo, góp ý của q các thầy cơ giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Vỹ


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và ở Việt Nam ............... 3
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới ..................................... 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại Việt Nam .................................... 6
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bưởi tại Việt Nam ...... 11
2.2. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh
bưởi trên thế giới và ở Việt Nam .................................................................... 12
2.2.1. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất
kinh doanh bưởi trên thế giới.......................................................................... 12
2.2.2. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh
doanh bưởi ở Việt Nam................................................................................... 14
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................. 16
3.1. Địa điểm, thời gian nơi thực tập............................................................... 16
3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 16
3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 16
Phần 4. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 18
4.1. Điều kiện sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh .................. 18

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại Bùi Huy Hạnh .................................. 18
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 19
4.2. Hiện trạng sản xuất bưởi Da Xanh của trang trại Bùi Huy Hạnh ............ 22
4.3. Tình hình áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bưởi Da Xanh và một
số công việc được thực hiện trong đợt thực tập tốt nghiệp tại trang trại Bùi
Huy Hạnh ........................................................................................................ 24


4.3.1 Tình hình áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bưởi Da Xanh ........ 24
4.3.2. Những công việc thực hiện trong quá trình thực tập tại trang trại........ 31
4.3.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ
và thực hiện các công việc tại trang trại Bùi Huy Hạnh ................................. 32
4.4. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được và bài học
kinh nghiệm trong quá trình TTTN tại Trại trại Bùi Huy Hạnh ..................... 32
4.4.1. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được
trong thời gian TTTN ...................................................................................... 32
4.4.2. Bài học kinh nghiệm trong quá trình TTTN tại trang trại .................... 33
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 35
5.1. Kết luận .................................................................................................... 35
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 36


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa

HQKT


hiệu quả kinh tế

BVTV

bảo vệ thực vật

HD

hải dương

DX

da xanh

KD

kinh doanh

KHKT

khoa học kỹ thuật

TTTN

thực tập tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới.......................... 3

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số vùng,
nước trồng nhiều bưởi trên thế giới năm 2017 ................................................. 4
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất của một số cây trồng chính của trang trại
Bùi Huy Hạnh trong 3 năm gần đây ............................................................... 20
Bảng 4.2: Số lượng gia súc, gia cầm của trang trại Bùi Huy Hạnh ................ 21
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất bưởi Da Xanh tại trang trại Bùi Huy Hạnh ..... 23
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện ghép bưởi Da Xanh tại trang trại
Bùi Huy Hạnh, vụ thu năm 2018 .................... Error! Bookmark not defined.


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Cây bưởi có tên khoa học là (Citrus grandis Osbeck), thuộc chi (genus)
Citrus, nhóm cam quýt, họ (familia) Rutaceae, là loại cây được trồng lâu đời
và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam Việt Nam. Bưởi là một trong những
cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước khu vực
châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malayxia, philippin,… bưởi có
giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thực tế cho thấy cây bưởi sau trồng 4 đến 5
năm có thể năng suất có thể đạt 250 quả/cây ở vườn có mật độ 400-500
cây/ha, thu lãi 40-100 triệu đồng/ha/năm,. Khi xã hội ngày một phát triển như
cầu của con người về đồ ăn, thức uống tươi ngày càng được quan tâm và sử
dụng, những thực phẩm tươi đó chủ yếu được lấy từ các loại cây ăn quả, vậy
nên phát triển cây ăn quả nói chung, cây bưởi nói riêng là cần thiết.
Trang trại Bùi Huy Hạnh thuộc xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương là một vùng đất phát triển về cây ăn quả có múi tổng diện tích của
trang trại là 3 ha trong đó trồng cây ăn quả như bưởi, cam và một số loại
cây khác.

Thuộc vùng đất màu mỡ điều kiện khí hậu phát triển tốt, giao thông vận
tải thuận tiện cho việc xuất khẩu và đi lại vì vậy để hiểu biết hơn trang trại
cũng như về cách chăm sóc bưởi và tìm hiểu về những giống bưởi và những
kinh nghiệm của trang trại nên chúng em đã về trang trại làm về cây bưởi với
tên đề tài:
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất
bưởi Da Xanh tại trang trại Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ,
Tỉnh Hải Dương”.


1.2. Mục tiêu
Đánh giá được hiện trạng sản xuất và ứng dụng KHKT trong sản xuất
bưởi Da Xanh tại trang trại Bùi Huy Hạnh.
Đánh giá được kết quả, thuận lợi, khó khăn, trong áp dụng kỹ thuật của
sản xuất bưởi Da Xanh tại trang trại.
Tìm ra bài học kinh nghiệm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
* Tình hình sản xuất
Trên thế giới sản xuất khoảng 8-9 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm
(Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis), trong đó chủ yếu là bưởi chùm
chiếm 6,5-6,8 triệu tấn. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước
châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất
ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn
Độ, Philipines, Thái Lan, Bangladesh,.. được sử dụng để ăn tươi. Trong nhiều

thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng bưởi trên thế giới không ngừng tăng.
Hiện nay vùng trồng bưởi ở Việt Nam, Thái Lan, Cu Ba, Malaixia và
miền Nam Trung Quốc,.. đang gặp những khó khăn lớn về phát triển bưởi do
một số bệnh hại trên cây có múi như bệnh Greening, Tristeza. Sức tàn phá của
các loại dịch bệnh này kiến cho diện tích cây có múi, trong đó có bưởi của
một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc khơng tăng lên được.
Tính đến năm 2017 diện tích trồng cây bưởi đạt 348.212 ha, năng suất
bình quân đạt 260.277 tấn/ha và sản lượng đạt 9.063.143 tấn. Trong vịng gần
10 năm từ 2007-2017, diện tích bưởi mặc dù giảm nhưng sản lượng tăng,
nguyên nhân chủ yếu do năng suất được tăng lên bởi áp dụng các tiến bộ khoa
học trọng sản xuất bưởi.
Bảng 2.1 diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới
Năm
2007
Diện tích (ha)
305.834
Năng suất (tạ/ha) 233,395
Sản lượng (tấn) 7.138.003
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2012

Năm 2014 Năm 2017

320.255
236,595
7.577.065


231.518
256,291
8.240.213

319311
260,689
8.324.062

348.212
260,277
9.063.143

(NGUỒN FAOSTAT 2017)


Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số vùng, nước
trồng nhiều bưởi trên thế giới năm 2017
TT

Vùng/nước

Diện tích

Năng suất

(ha)

(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)


1

Châu Á

211.797

311,366

6.594.638

2

Châu Mỹ

75.858

207,150

1.571.393

3

Châu Phi

56.802

140,196

796.338


4

Trung Quốc

90.917

512,411

4.658.672

5

Việt Nam

46.791

121,466

568.352

6

Mỹ

24.440

259,088

633.210


7

Thái Lan

24.350

93,299

236.510

8

Ấn Độ

14.922

235,899

352.000

NGUỒN FAOSTAT 2017
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cam quýt chủ yếu, riêng với cây
bưởi là vùng châu Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ
là vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Á và Địa Trung Hải.
Châu Á: là cái nôi của cam quýt và cây bưởi và cũng là khu vực sản
xuất bưởi lớn nhất trên thế giới, năm 2017 với diện tích cho thu hoạch là
211.797 ha, năng suất 311,366 tạ/ha thì sản lượng đạt được là 6.594.638 tấn.
Một số nước ở châu Á tuy có sản lượng bưởi cao như Trung Quốc, Nhật Bản
và Đài Loan, nhưng do hạn chế về trình độ canh tác nên năng xuất và chất

lượng các giống bưởi ở vùng này cịn tấp so với các vùng khác. Cơng tác
chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất
nhiều hạn chế so với các vùng trồng bưởi khác trên thế giới. Tuy nhiên nghề
trồng cam quýt ở châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Dài
Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,... ở
vùng này, hiện nay tình hình sâu bệnh hại trên cây có múi xảy ra nghiêm trọng.


Một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới gồm các quốc gia
Châu Mỹ gồm: Mỹ, Ý,Braxin, Mehico.., Châu Á gồm: Trung Quốc, Ấn Độ,
Mailayxia, Thái Lan..
Năm 2017 diện tích bưởi ở trung quốc là 90.917 ha, năng suất đạt cao
nhất thế giới (512,411 tạ/ha) và đạt sản lượng là 4.658.672 tấn quả. Trung
Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bưởi. Ở Trung Quốc bưởi được
trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết
Giang, Phúc kiến và Đài Loan. Theo một số tài liệu mới đây cho rằng: Các
loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so với các loại cây
ăn quả khác. Đặc biệt có một số giống bưởi nổi tiếng như: Bưởi Văn Đán, Sa
Điền, bưởi ngọt Quân Khê,… được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận
là hàng nông nghiệp chất lượng cao.
Thái Lan: bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của
miền Bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao phuang, Cao
fan,... Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với
giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995). Đến năm 2007, theo Somsri,
diện tích bưởi ở Thái Lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng 197.716
tấn, bao gồm cả bưởi chùm. Năm 2012, Thái Lan trồng 14.136 ha và đạt sản
lượng 19.326 tấn. Đến năm 2017, Thái Lan trồng với diện tích 24.350 ha và
đạt sản lượng 236.510 tấn
Ấn Độ: Bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số
vùng. Bưởi chùm là loại quả dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước. Những

vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể trồng
dược ở những vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm
2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm. Năm 2012, sản
lượng bưởi quả đạt 183.922 tấn xếp thứ 2 về sản xuất bưởi quả ở các nước
châu Á. Dự kiến năm 2015, Ấn Độ sẽ tăng gấp đơi diện tích trồng bưởi chùm
cho xuất khẩu và sản lượng dự kiến tăng 30%


Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ 2 thế giới, trong đó
chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói
chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng, vì vậy là quốc gia có bộ
giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới, với nhiều giống cho quả không
hạt. (thể bất dục đực, bất dục cái, thể tam bội,…). Năm 2009, sản lượng bưởi
quả (chủ yếu là bưởi chùm) của Mỹ đạt 1.182.970 tấn và là quốc gia xuất
khẩu bưởi chùm lớn nhất thế giới.
* Tình hình tiêu thụ
Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ bưởi. Trong năm
2004/2005 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng
(80.851 tấn) bưởi tươi, năm 2005/2006: 6 - 7 triệu thùng (102-119 nghìn tấn),
năm 2006/2007: 8 triệu thùng (136 nghìn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật
khoảng 6 triệu thùng (96.721 tấn) bưởi trong năm 2004/2005, tăng gần 1,55
triệu thùng so với năm 2003/2004.
Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích.
Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là loại
quả có múi quý hiếm. Năm 2004, Nga nhập 4 nghìn tấn bưởi, tăng so với 32
nghìn tấn năm 2003, 33 nghìn tấn của năm 2002 và 22 nghìn tấn năm 2001.
Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như vậy, Nga
đứng thứ ba thế giới về nhập khẩu bưởi, sau Nhật bản (288 nghìn tấn) và
Canada (51 nghìn tấn), trong tổng số 464 nghìn tấn của tồn thế giới. Các
nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Nam Phi và

Achentina.
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại Việt Nam
* Tình hình sản xuất
Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được
coi là một trong 4 loại cây ăn quả chủ lực có năng suất, sản lượng cũng như
mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Nước ta là nước trồng nhiều loại bưởi như bưởi Đoan Hùng, Diễn, Da
xanh, Phúc Trạch, Năm Roi, bưởi Quế Dương... Ở khắp các vùng miền của cả
nước bưởi có giá trị kinh tế cao nhất là Bưởi da xanh được trồng chủ yếu ở
miền Nam, hiện nay loại bưởi này đang được rất nhiều người cũng như thị
trường ưa chuộng và tin dùng.
Theo các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca. Nước ta có 3
vùng trồng cây có múi chủ yếu là:
- Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long: ở đây có một tập đồn cam quýt rất
Phong phú như: Cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống
được ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi năm roi, bưởi
Long Tuyền. Đặc biệt có các giống cây bưởi đặc sản nổi tiếng được người
tiêu dùng ưa chuộng và mua với giá cao (bưởi Da Xanh của Bến Tre, bưởi
Năm Roi của Vĩnh Long, Hậu Giang, bưởi Lơng Cổ Cị của Tiền Giang..)
- Vùng Bắc Trung bộ: Trong vùng này có hai vùng bưởi đặc sản đó là
bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Với
ưu việt của mình, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày càng được mở rộng.
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng
ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sơng Gâm, sơng
Chảy. Hiện chỉ cịn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang,
riêng cây bưởi ở vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với
giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2010-2017

Năm
2010
2012
2014
2015
2017

Diện tích (ha)
36.042
37.407
38.813
39.547
46.791

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
111,017
400.126
116,939
437.436
120,225
466.630
119,195
471.380
121,466
568.352
NGUỒN FAOSTAT 2017


Bảng 2.3 cho chúng ta thấy rằng tình hình sản xuất bưởi có xu hướng
tăng đồng đều về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Đến năm 2017 cả nước

có 46.791 ha, sản lượng đạt 568.352 tấn. Dễ dàng nhận thấy ở nước ta bưởi
được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước, và có nhiều vùng sản xuất tập
trung nổi tiếng tới hàng trăm hecta bưởi là: vùng bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ
(khoảng 300 ha), bưởi Diễn – Hà Nội (riêng xã Phú Diễn có khoảng 53 ha với
600 hộ trồng, xã Thượng Mỗ, huyện Hoài Đức – hà Tây diện tích bưởi Diễn
khoảng 125 ha), bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh (1.250 ha), bưởi Thanh Trà –
Thừa Thiên Huế (165,2), bưởi Biên Hòa - Đồng Nai vv..., đặc biệt là bưởi
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam,
chỉ riêng bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long diện tích đã khoảng trên
10.000 ha, sản lượng đạt 60.000 tấn/năm, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long với
diện tích 4,5 nghìn ha. Với giống bưởi Da Xanh mới chọn lọc cách đây hơn
20 năm tại tỉnh bến tre diện tích tăng rất nhanh, vì vậy trồng bưởi là một lợi
thế, là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, các hộ trồng
bưởi da xanh ở tỉnh Biến tre đều thu nhập trên 150 triệu đồng/ha. Ở Trung
Mỗ, Hà Tây người ta tính được hiệu quả kinh tế của trồng bưởi gấp 4 - 5 lần
so với trồng lúa. Giá trị thu nhập của một sào bưởi lên khoảng trên 40 triệu
đồng. Còn đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây
bưởi cũng thu được 15 - 20 triệu đồng/năm.
* Tình hình tiêu thụ
Trước đây bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và sản xuất bưởi
của nước ta chỉ đủ để cung cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần
đây đã có một số cơng ty như Hồng Gia, Đông Nam đã bắt đầu những hoạt
động như đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo
GAP, đăng ký thương hiệu một số giống bưởi ngon ở nước ta như Năm Roi,
Da Xanh, Phúc Trạch vv... Với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngồi. Bưởi
Năm Roi ở Đồng bằng sơng Cửu Long được nhiều khách nước ngoài ưa chuộng.


Hiện nay mặt hàng bưởi da xanh là đặc sản của tỉnh Bến Tre, đã được
xuất khẩu sang 50 thị trường khác nhau trên thế giới.

Tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu khắp các tỉnh,
đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống đặc trưng mang
tính đặc sản địa phương. Một số giống nổi tiếng ở các địa phương với mục
đích sản xuất hàng hóa như:
- Bưởi Da Xanh: Có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã
Bến Tre. Toàn tỉnh Bến Tre hiện tại có trên 4000 ha. Ngồi tiêu thụ nội địa,
bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Thái Lan.
- Bưởi Năm Roi: trồng nhiều trên đất phù sa ven sơng Hậu ở huyện
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Hậu Giang. Theo Viện Quy hoạch thiết kế
Nông nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nơng thơn, đến năm 2010 diện
tích trồng bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long là 13.000 ha, sản lượng
150.000 tấn. Không những tiêu thụ trong nước, bưởi Năm Roi còn được xuất
khẩu đi một số nước. Doanh nghiệp Hoàng Gia đã đăng ký độc quyền kinh
doanh thương hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và lập trang web riêng nhằm
quảng bá cho loại quả đặc sản này.
- Bưởi Đường Lá Cam: trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai,
hiện nay ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển trồng nhiều
giống bưởi này. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch, sản phẩm
chủ yếu tiêu thụ nội địa.
- Bưởi Lơng Cổ Cị: là giống bưởi đặc sản của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang. Hiện nay, diện tích bưởi Lơng Cổ Cị vào khoảng 1.700 ha, sản phẩm
chủ yếu dùng tiêu thụ nội địa.
- Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên
Huế, đã trở thành biểu trưng của văn hố ẩm thực Cố đơ Huế. Diện tích bưởi
Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà,


Phong Điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Trong quy hoạch của tỉnh, diện
tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha.

- Bưởi Đoan Hùng: trồng tập chung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng
Luân và Cát Lâm của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven
sông Lô và sơng Chảy. Bưởi Đoan Hùng có 2 giống là bưởi Tộc Sửu, nguồn
gốc ở xã Chí Đám và bưởi Khả Lĩnh, nguồn gốc ở thôn Khả Lĩnh xã Đại
Minh, huyện n Bình, tỉnh n Bái với diện tích cây cho quả khoảng trên
300 ha. Trong những năm gần đây bưởi Đoan Hùng liên tục mất mùa, năng
suất, sản lượng suy giảm một cách rõ rệt, sản phẩm hiện không đủ cho tiêu
thụ nội tỉnh.
- Bưởi Diễn: có nguồn gốc từ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trước đây
được trồng nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh huyện Từ Liêm, Hà Nội, hiện
nay đã được trồng và phát triển tốt tại một số địa phương như: Hà Nội (Đan
Phượng, Phúc Thọ, Hoài đức, Chương Mỹ, Quốc Oai,...); Bắc Giang (Hiệp
Hoà, Tân Yên, Yên Thế,...); Hưng Yên (Văn Giang, Tiên Lữ,...) với diện tích
ước khoảng trên 1.000 ha và đang tiếp tục được mở rộng.
- Bưởi đỏ (Bưởi đào): giống bưởi này có nhiều dạng khác nhau, điển
hình là bưởi đỏ Mê Linh, trồng nhiều ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, bưởi
gấc ở Đại Hoàng, tỉnh Nam Định, huyện Hoài Đức, Hà Nội và một số tỉnh
trung du miền núi phía Bắc. Ngồi những giống bưởi chính kể trên cịn có
nhiều giống bưởi ngon được trồng rải rác ở các tỉnh trong cả nước như: bưởi
Ổi, bưởi Da Láng (Biên Hồ, Vĩnh Long), bưởi Luận Văn (Thanh Hố), bưởi
Quế Dương (Hoài đức - Hà Nội), bưởi Hoàng Trạch (Văn Giang - Hưng
Yên). Ở mỗi vùng, các giống bưởi đều có vai trị nhất định trong sản xuất
nơng nghiệp.
Tập đồn bưởi ở nước ta rất đa dạng, nhiều nguồn gen quý, nhiều giống
có tiềm năng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Trồng bưởi mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên, sản xuất vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên


còn nhiều bất cập. Trong những năm gần đây hiện tượng mất mùa liên tục xảy
ra với một số giống bưởi đặc sản, nguyên nhân cụ thể chưa được nghiên cứu

sâu. Để nâng cao và ổn định năng suất, phẩm chất các giống bưởi đặc sản cần
có những nghiên cứu cơ bản cho từng giống, ở mỗi vùng sinh thái khác nhau.
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bưởi tại Việt Nam
Cây bưởi là loài cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân bổ rộng rãi,
thích nghi với khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, yếu tố khí hậu thời
tiết cũng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, mã quả, độ lớn quả, năng suất và chất
lượng quả.
- Thuận lợi: Quả bưởi dễ bảo quản, vận chuyển, có thể để trên cây
trong thời gian dài sau khi chín, được xác định là loại quả tương đối an tồn,
vì thế giá bưởi quả ln cao hơn các loại quả có múi khác. Bưởi có thể thích
nghi rộng, có thể trồng được ở nhiều nơi và tạo nên những vùng đặc sản cho
từng vùng sinh thái.
- Khó khăn: Hiện nay, kỹ thuật chăm sóc cây có múi nói chung và cây
bưởi nói riêng cịn nhiều hạn chế. Năng suất và chất lượng chưa thể hiện hết
tiềm năng của giống là do kỹ thuật bón phân chưa cân đối, hợp lý, cơng tác
phịng trừ sâu bệnh hại thực hiện chưa đúng, người nông dân sử dụng quá
nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Kỹ thuật quản lý độ ẩm chưa đảm bảo, chủ yếu
là phụ thuộc vào tự nhiên hoặc khi nào thấy lá héo mới tưới nước, quả còn bị
nám, cháy, ruồi vàng gây hại... những tồn tại dẫn đến vườn cây sinh trưởng
kém, tán không cân đối, sâu bệnh hại nặng,..
Do được trồng trọt lâu đời cùng với kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc mang
tính kinh nghiệm, sự phát sinh của sâu bệnh hại, sự biến đổi của điều kiện thời
tiết nên các vùng trồng bưởi của nước ta trong đó có vùng bười ở Đồng Bằng
Sông Hồng đang đặt ra các vấn đề cần được quan tâm như suy thoái giống,
năng suất, chất lượng giảm đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản


phẩm lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, quả bưởi sản xuất ra
chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của loại quả hàng hóa.
2.2. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh

bưởi trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh
bưởi trên thế giới
Thụ phấn là sự chuyển hạt phấn có chứa giao tử đực tới bầu nhụy của
cùng một hoa hoặc khác hoa. Thụ phấn được chia làm hai kiểu, thụ phấn sinh
học và thụ phấn phi sinh học. Trong tự nhiên có khoảng 80% lồi thụ phấn
sinh học và 20% loài thụ phấn phi sinh học. Trong các lồi thụ phấn phi sinh
học thì có đến 98% số lồi thụ phấn nhờ vào gió, phần cịn lại thụ phấn nhờ
các tác nhân khác như nước. Theo Cục Nông nghiệp Quảng Tây - Trung
Quốc (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến tỷ lệ đậu quả
và năng suất quả trên giống bưởi Sa Điền cho thấy thụ phấn bằng bưởi chua
nâng cao tỷ lệ đậu quả của bưởi Sa Điền từ 1,99% lên 25% và năng suất quả
cũng tăng lên rõ rệt. Nghiên cứu đậu quả trên giống bưởi Thái Lan cũng cho
thấy tỷ lệ đậu quả của bưởi khi tự thụ phấn rất thấp chỉ đạt từ 0 - 2,8%. Nhưng
khi cho nguồn hạt phấn khác cây thì tỷ lệ đậu quả tăng lên 9 - 24%
+) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thụ phấn, thụ tinh
Những nghiên cứu về thụ phấn cho cây bưởi (Citrus grandis) chủ yếu
được nghiên cứu ở Trung Quốc, Thái Lan.
Trong khi thụ phấn chéo bằng tay cho 4 giống bưởi tham gia thí
nghiệm tại Thái Lan thấy tỷ lệ đậu quả đạt từ 9 - 24%, cao nhất ở công thức
thụ phấn chéo giữa giống Thong Di và Khao Namphung, thì tự thụ phấn cho
tỷ lệ đậu rất thấp (từ 0 - 2,8%). Hình dạng, kích thước quả và số hạt khơng có
sự sai khác. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung tới tỷ lệ đậu quả
và chất lượng quả của giống bưởi Yongjia Zaoxiangyou 7 năm tuổi, các tác
giả Chen Qiu Xia và Huang Pinhu (2004) chỉ ra rằng: tỷ lệ đậu quả, phần trăm


các hợp chất tan trong dịch quả (độ Brix) ở công thức thụ phấn bổ sung cao
hơn hẳn so với đối chứng không thụ phấn bổ sung. Tác giả Chen Qiu-xia1 và
cộng sự (2005) cũng kết luận: thụ phấn bổ sung bằng tay cải thiện một cách rõ

rệt chất lượng quả của giống Yongjia Zaoxiangyou.
+) Ứng dụng biện pháp khoanh vỏ
Khoanh vỏ là một biện pháp tiến hành khá đơn giản nhưng có hiệu quả
cao trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả cho hầu hết các giống bưởi hiện trồng
tại Trung Quốc Có 2 hình thức khoanh vỏ thường được áp dụng là tiện
khoanh (tiện thân/cành nhưng khơng bóc vỏ) và tiện bóc (tiện thân/cành có
bóc vỏ), kỹ thuật khoanh vỏ được thực hiện liên tục 10 năm vẫn không phát
hiện thấy ảnh hưởng đến thể trạng của cây. Sử dụng kỹ thuật tiện khoanh và
tiện bóc với giống bưởi Sa điền cho thấy: Vào những ngày đầu sau tắt hoa tỷ
lệ đậu quả của cơng thức tiện bóc đạt tới 7,5%, của công thức tiện khoanh đạt
5,4%, trong khi đó tỷ lệ đậu quả của cơng thức đối chứng chỉ đạt 1,8%. đặc
biệt, trải qua quá trình rụng quả sinh lý hiệu quả của tiện bóc so với tiện
khoanh và với đối chứng là rất rõ rệt
Khoanh vỏ có hai tác dụng chính là thúc đẩy q trình ra hoa và nâng
cao tỷ lệ đậu quả, có thể áp dụng biện pháp này trên các loại bưởi nhằm thúc
đẩy cho ra hoa sớm cũng như nâng cao tỷ lệ đậu quả.
+) Ứng dụng biện pháp tưới nước tiên tiến, tiết kiệm
Hệ thống tưới nhỏ giọt khá đơn giản bao gồm bơm hoặc tháp nước, hệ
thống lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải, hệ thống phân bón hoặc chất dinh
dưỡng đi kèm, đường ống dẫn và thiết bị tạo giọt. Hệ thống bơm và các van
xả có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động bằng máy tính, hiện nay hệ thống
tưới tiêu nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất.
Phương pháp tưới nước nhỏ giọt giúp phân bố lượng nước đồng đều
cho tất cả các điểm mà khơng làm xói mịn hoặc nén chặt đất trồng trọt. Mặc


dù rất hiện đại, nhưng công nghệ này dễ thao tác và lắp đặt, không cần hỗ trợ
kỹ thuật nhiều.
Tưới nhỏ giọt ít phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như địa hình dốc
hay chia cắt, thành phần cũng như cấu trúc đất, giúp tiết kiệm nước so với

phương pháp tưới truyền thống có trên thị trường trong nước, lắp đặt một lần
sử dụng lâu dài. Ở một số nước có thời tiết khí hậu khơ hạn đã áp dụng biện pháp
tưới nhỏ giọt vừa tiết kiệm vừa giữ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy nếu tưới bằng các phương pháp
tưới nhỏ giọt thì năng suất cây trồng tăng lên khoảng 50% và lượng nước tiết
kiệm khoảng 40-70% so với các biện pháp tưới thơng thường.
+) Sử dụng máy móc để thu hái và chăm sóc
Hiện nay, các quốc gia đang phát triển, nơi công nghệ đang thay thế
cho mọi công đoạn trong q trình sản xuất bao gồm có Mỹ, Nhật Bản, Hà
Lan và nhiều cường quốc công nghệ khác. Với sự bùng nổ của cơng nghệ
máy móc, những cỗ máy tân tiến đồ xộ đang dần làm thay hầu hết mọi việc
của nông dân các nước này.
+) Ứng dụng biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình ứng dụng về sâu bệnh hại trên
cây có múi trong đó có bưởi. trên 30 giống khác nhau trong nhóm cây có múi
cho thấy bưởi bị sâu vẽ bùa gây hại nặng hơn so với các lồi khác. Ngồi ra
cịn nhiều đối tượng gây hại như nhện, rệp. Nhằm xây dựng quy trình phịng
trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây bưởi ở những vùng sản xuất tập trung.
2.2.2. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bưởi ở Việt
Nam
Tuy những năm gần đây Việt Nam đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất cây có
múi nói chung và cây bưởi nói riêng góp phần làm giàu, nâng cao đời sống


cho người lao động. Sản phẩm quả đảm bảo vệ sinh an tồn tực phẩm khơng
gây ơ nhiễm mơi trường, nâng cao sức khỏe cho người lao động và tiêu dùng.
+) Ứng dụng biện pháp phun phân bón lá
Cây trồng hút dinh dưỡng qua đường rễ, ngồi ra có thể lấy dinh
dưỡng qua lá thơng qua khí khổng và tầng citin (chủ yếu là qua tế bào khi

khổng). Khi phun phân bón qua lá, cây trồng có thể hấp thu được tới 90-95%
dưỡng chất có trong phân và được đánh giá là cứ 1 tấn phân phun qua lá có
hiệu suất bằng 20 tấn phân bón dưới đất.
Chính vì vậy, việc bổ sung phân bón cho cây trồng nói chung và cây
có múi nói riêng qua đường lá là một việc làm rất cần thiết, nhằm bổ sung
kịp thời dinh dưỡng để tăng chất lượng của quả.
+) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng biện pháp khắc phục hiện tượng
rụng quả
Thường xun tạo hình, tỉa cành thơng thống. Tưới, tiêu nước hợp lý.
Không để vườn cây bị quá ẩm. Nếu vườn cây bị trũng, úng nước thì phải bổ
sung thêm đất, lên luống, làm rãnh để thốt nước, Phịng trừ tốt các bệnh do
nấm gây ra. Sau các đợt mưa to, mưa kéo dài tiến hành phun thuốc có chứa
gốc đồng (Cu) lên toàn bộ tán cây và đất xung quanh gốc cây hoặc vào mùa
mưa định kỳ phun thuốc phịng bệnh 15-20 ngày/lần. Rải vơi bột sau mùa
mưa. Vào tháng 11-12 hàng năm, qt thuốc Bc-đơ 10% hoặc vôi dưới gốc.
Sử dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma trừ bệnh cây (Trico-DHCT-108 bào
tử/gam) để phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng hại rễ cây, vừa tạo điều kiện tốt
cho vi sinh vật có ích trong đất phát triển, kích thích sự tăng trưởng và phục
hồi bộ rễ, phân giải các chất xơ, kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo
đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ cơn trùng có ích và giữ được
độ phì của đất. Bón phân vơ cơ, hữu cơ cân đối hợp lý. Bổ sung dinh dưỡng
qua lá để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây vào những thời kỳ nhạy cảm
như phát triển lộc, ra hoa đậu quả, điều kiện thời tiết bất thuận.


Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Địa điểm, thời gian nơi thực tập
Địa điểm : trang trại Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn Huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải
Dương

Thời gian thực tập: Từ ngày 21/06/2018 đến ngày 21/11/2018
3.2. Nội dung thực hiện
- Đánh giá điều kiện sản xuất, kinh doanh của trang trại.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh bưởi Da xanh của trang
trại.
- Tình hình áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bưởi Da Xanh và
một số công việc được thực hiện tại trang trại.
- Xác định những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được
trong quá trình thực tập tại trang trại.
3.3. Phương pháp thực hiện
Đánh giá nhanh nông thơn có sự tham gia (PRA):
 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội… của xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Hiện trạng trồng trọt
và tình hình quản lý trồng bưởi của xã, nguồn cung cấp số liệu có sẵn lưu trữ
tại các bộ phận chức năng của chính quyền: UBND xã, HTX sản xuất nông
nghiệp, thư viện, sách báo, internet…
 Phỏng vấn bằng phiếu điều tra
Các phiếu câu hỏi dùng để phỏng vấn điều tra các công nhân trong lĩnh
vực trồng trọt, tổng số công nhân phỏng vấn là 06 công nhân. Các công nhân
được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong danh sách các công nhân ở
trang trại. Nội dung điều tra bằng phiếu phỏng vấn về quy mô, số lượng cây
bưởi, diện tích đất đai, các mơ hình trồng trọt, phương pháp áp dụng kĩ thuật


tiên tiến trong trồng bưởi của trang trại Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương. Điều tra trực tiếp ý kiến đánh giá của công nhân về việc
áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiên tiến trong trồng bưởi tại trang trại.
 Quan sát trực tiếp trên đồng ruộng
Quan sát trực tiếp mơ hình trồng bưởi tại trang trại và môi trường xung
quanh nhằm quan sát, chụp ảnh, nắm bắt và thu thập thông tin về trồng bưởi

và các hình thức áp dụng khoa học kĩ thuật tại trang trại và địa bàn nghiên cứu.


Phần 4
KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại Bùi Huy Hạnh
+) Vị trí dịa lý
Trang trại nằm tại xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương có tổng
diện tích trang trại là 3 ha. Cũng giống như các huyện khác của tỉnh Hải
Dương, Tứ Kỳ nằm ở giữa vùng hạ lưu của sơng Thái Bình, phía đơng bắc
giáp huyện Thanh Trà (ranh giới là sơng Thái Bình), phía tây bắc giáp thành
phố Hải Dương, phía tây giáp huyện Gia Lộc, phía tây giáp huyện Ninh
Giang đều thuộc tỉnh Hải Dương. Phía đơng nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh
giới là sơng Luộc), phía đơng giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn
sơng Thái Bình).
+) Địa hình đất đai
Địa hình của xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ tương đối bằng phẳng nhưng bị
chia cắt bởi các dịng suối nhỏ.
Nằm hồn tồn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, đất đai
của huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương được hình thành nhờ sự bồi đắp của hệ
thống sơng này.
+) Điều kiện khí hậu
Trang trại tại xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ nằm trong vành đai khí hậu
nhiệt đới gió mùa, dao động về nhiệt độ trong năm tương đối cao, thể hiện rõ
ở bốn mùa. Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, nhiệt độ trung bình 250C buổi trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 – 380C.
Độ ẩm từ 75 – 82 %, trời nắng gắt, thường xuyên có mưa giơng và gió lốc.
Mùa Đơng kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau, với những đợt gió
mùa đơng bắc, nhiệt độ thấp, độ ẩm khơng khí thấp, lượng mưa không đáng



×