Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu tình hình hoạt động và phát triển thị trường của Công ty cổ phần đào tạo và phát triển tiềm năng PSL, số 66 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

LÝ MÙI MỦI
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
TIỀM NĂNG PSL, SỐ 66 ĐƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ,
THÀNH PHỐ THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: KT-PTNT

Khóa học


: 2015 - 2019

Thái Ngun – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

LÝ MÙI MỦI
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
TIỀM NĂNG PSL, SỐ 66 ĐƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ,
THÀNH PHỐ THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn


Khoa

: KT-PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên

: ThS. Vũ Thị Hải Anh

Thái Nguyên – 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung vô cùng quan trọng trong khung
chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học nói chung và trường
Đại học Nơng lâm Thái Ngun nói riêng. Đây là thời gian quý báu để em
có thể học hỏi và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, hệ thống lại
những kiến thức, lý thuyết đã học và làm quen với các công việc thực tế
tại các cơ quan, đơn vị cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực
tiễn, rèn luyện nâng cao kĩ năng làm việc, tác phong làm việc đúng đắn.
Để hồn thành khóa luận này, em xin trân thành cảm ơn Ban Giám
Hiệu, cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho em
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ

bảo và giúp đỡ tận tình của cơ giáo Ths: Vũ Thị Hải Anh người đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin trân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty Cổ phần Đào tạo và
Phát triển tiềm năng PSL và các anh chị nhân viên của công ty đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ trong việc hướng dẫn những công việc cụ thể, cung
cấp thơng tin, số liệu giúp em hồn thành khóa luận này.
Trong suốt q trình thực tập, mặc dù em đã cố gắng nhưng do thời
gian thực tập và kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân cịn hạn chế.
Vì vậy bài khóa luận này khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết và
thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ
giáo và tồn thể các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019
Tác giả

Lý Mùi Mủi


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
DANH SÁCH TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................. vi
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 5
2.1. Về cơ sở lí luận .......................................................................................... 5
2.1.1. Một số kiến thức về kỹ năng sống và kỹ năng mềm ............................... 5
2.1.2. Một số kiến thức về thị trường và phát triển thị trường .......................... 8
2.1.3. Khái niệm về khách hàng ...................................................................... 12
2.1.4. Khái niệm sản phẩm .............................................................................. 12
2.1.5. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.2.1. Kinh nghiệm về phát triển thị trường của các công ty, trung tâm đào tạo
về kỹ năng trong cả nước ................................................................................ 13
2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển thị trường, phát triển nhân lực của một số
cơng ty, trung tâm nước ngồi ........................................................................ 17
2.2.3. Bài học từ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài . 21
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP...................................................................... 23
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 23


iii

3.1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty PSL ............................. 23
3.1.2. Khách hàng của công ty PSL ................................................................ 24
3.1.3. Các sản phẩm của công ty PSL ............................................................. 25
3.1.4. Nhận biết về cơ sở thực tập ................................................................... 32
3.1.5. Bộ máy hoạt động của công ty PSL ...................................................... 33

3.1.6. Sứ mệnh và tầm nhìn của cơng ty ......................................................... 38
3.1.7. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 39
3.2. Kết quả tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường
của công ty cổ phần đào tạo và phát triển tiềm năng PSL .............................. 40
3.2.1. Kết quả tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
đào tạo và phát triển tiềm năng PSL ............................................................... 40
3.2.2. Tình hình phát triển thị trường của cơng ty cổ phần đào tạo và phát triển
tiềm năng PSL ................................................................................................. 42
3.3. Nội dung thực tập ..................................................................................... 44
3.3.1. Công việc cụ thể tại nơi thực tập .......................................................... 44
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn ................................................................ 52
3.3.3. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 54
3.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 54
3.3.5. Đề xuất giải pháp ................................................................................. 55
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 57
4.1. Kết luận .................................................................................................... 57
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58
4.2.1. Với cấp ủy Đảng, Chính quyền ............................................................. 58
4.2.2. Với Công ty Cổ phần đào tạo và phát triển tiềm năng PSL .................. 58
4.2.3. Với sinh viên ......................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Quà tặng ưu đãi theo khóa học Supper Kids năm 2018 ................... 27
Bảng 1.2. Quà tặng ưu đãi theo khóa học Supper Teen năm 2018 ................... 29

Bảng 3.1. Thông tin về nhân lực trong công ty PSL năm 2018........................ 37
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đào tạo và phát
triển tiềm năng PSL 2018 .................................................................................. 41
Bảng 3.3. Khách hàng tiềm năng của công ty năm 2018.................................. 43
Bảng 3.4. Một số công việc tự nghiên cứu tài liệu tại công ty ......................... 45
Bảng 3.5. Công việc thực hiện tại công ty ........................................................ 47
Bảng 3.6. Một số công việc hoạt động tại các cơ sở khác ................................ 48


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Lo go biểu trưng của cơng ty PSL .................................................... 33
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy hoạt động của cơng ty PSL ........................................ 33
Hình 3.3. Ảnh chương trình Lễ Vu Lan ............................................................ 49
Hình 3.4. Ảnh lễ phóng sinh tại đài tưởng niệm ............................................... 49
Hình 3.5. Ảnh chương trình “Bí mật vận hành của đạo đức và hạnh phúc” .... 50


vi

DANH SÁCH TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

CÁC TỪ
VIẾT TẮT

ĐẦY ĐỦ


1

UNESCO

United Nations Education Ccientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hợp Quốc)

2

GDP

Gross Domestic Produc (tổng sản phẩm quốc nội)

3

PSL

PSL Life skills

4

KNS

Kỹ năng sống

5

WHO


World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)

6

UNICEF

United Nations International Children’s
Emergency Fund (Cơ quan cứu trợ nhi đồng liên
hợp quốc)

7

PSA

PSL Success Academy

8

NLP

Neuro-Linguistic-Programming (lập trình ngơn
ngữ tư duy)

9

HĐQT

10

QĐ- SGDĐT


11

CEO

Chief Exceutive Offcer

12

THCS

Trung học cơ sở

13

TTTN

Thực tập tốt nghiệp

14

THPT

Trung học phổ thơng

15

KNAT

Kỹ năng an tồn


16

KNGT

Kỹ năng giao tiếp

17

PPHTHQ

18

SĐTD

Sơ đồ tư duy

19

V.A.K

Visual-Auditory-Kinesthetics

STT

Hội đồng quản trị
Quyết định- sở giáo dục đào tạo

Phương pháp học tập hiệu quả



1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1 . Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là một lĩnh vực
quan trọng trong hình thành nhân cách, phát triển con người trong nhà trường.
Ðiều đó đặt ra việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống để học sinh, sinh viên có
những ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập và đời sống.
Thực trạng xã hội hiện nay cho thấy tình trạng học sinh, sinh viên có xu
hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó khơng lành
mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vơ tâm, khép mình…đồng thời kĩ
năng thực hành giao tiếp, kĩ năng phục vụ bản thân…giảm. Đã có rất nhiều
phụ huynh gặp phải vấn đề liên quan đến kỹ năng của con như: con nhút nhát,
thiếu tự tin; con giao tiếp kém; con thờ ơ với việc học hành; thậm trí là con bị
xâm hại…Vì vậy việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho thế hệ trẻ ngày nay là
vô cùng cần thiết. Hơn nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ
trẻ phải tự tin, nắm bắt kịp thời các cơ hội. Với lí do đó chúng ta lại càng thấy
sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên hiện nay.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo
dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và
phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và
đào tạo kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể là giáo dục kĩ năng sống đã được
coi trọng và thực thi ở nhiều trường lớp, có hàng loạt lớp học giáo dục kỹ
năng sống bên ngồi được mở và nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau để
giúp cho cha mẹ cũng như giáo viên có thể dễ dàng nắm bắt hơn và hỗ trợ
giáo dục các em được tốt hơn.
Một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo

dục nhân cách, giáo dục làm người. Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân


2

cách phát triển trong môi trường xã hội, nhà trường và gia đình. Hiện nay học
sinh, sinh viên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn
những giá trị phù hợp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng xu hướng phát
triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử trong
cuộc sống, học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Nhiều bạn học sinh,
sinh viên hằng ngày cắp sách đến trường nhưng lại khơng biết mình đi học để
làm gì? Các bạn sinh viên khơng biết ngành mình học sau này sẽ giúp ích gì
được cho xã hội? Bên cạnh biểu hiện của những tư tưởng, đạo đức, lối sống
tích cực, lành mạnh và hành vi ứng xử có văn hóa, vẫn cịn một bộ phận học
sinh, sinh viên có những hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện vi phạm đạo đức,
gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội như: tụ tập, rủ rê nhau sử dụng chất
kích thích (ma túy, rượu bia, thuốc lá,…), học sinh bỏ học đi chơi điện tử,
sinh viên sống thử, thế hệ trẻ không biết trân trọng những giá trị sống tốt đẹp
xung quanh mình.
Trong việc giáo dục trẻ thì giáo dục kỹ năng sống ln là điều cần thiết
nhất. Nhất là trong tình trạng trẻ em rất dễ bị bắt cóc, bị lạm dụng, bị bạo
hành như hiện nay thì việc giáo dục các kỹ năng sống khơng chỉ giúp cho các
em có khả năng tự chăm sóc bản thân tốt hơn mà cịn giúp cho các em có khả
năng tự bảo vệ mình tốt hơn mỗi khi ra ngoài.
Việc giáo dục kỹ năng sống là hết sức quan trọng, giúp học sinh, sinh
viên rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, có
khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành
mạnh của bạn bè cùng trang lứa, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức
khỏe thể chất và tinh thần của các em, giúp các em chọn lọc cách ứng xử phù
hợp trong các tình huống của cuộc sống.

Vì tính cấp thiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên nên
đã có rất nhiều lớp học, trung tâm đào tạo được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo nhân cách, đạo đức, tư duy và kỹ năng cho trẻ em. Trên địa bàn khảo


3

sát có Cơng ty Đào tạo và phát triển tiềm năng PSL đã và đang thực hiện sứ
mệnh đem kỹ năng sống đến với thế hệ trẻ. Giúp các em được tiếp cận nền
móng của đạo đức, nhân cách ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời đào tạo, rèn
luyện theo tư duy tích cực giúp các bạn trẻ biết sống đúng nghĩa hơn và trân
trọng hơn những gì mình đang có. Cơng ty đã giúp được cho rất nhiều bậc
phụ huynh giải quyết được vấn đề rắc rối của con mình. Ngồi những chương
trình đào tạo về kỹ năng cho học sinh, sinh viên PSL cịn có những khóa học
dành cho bố mẹ để giúp bố mẹ thay đổi và hỗ trợ con tốt hơn khi ở nhà. Việc
học và trải nghiệm thực tế giúp các bạn có hứng thú hơn với việc học kỹ
năng, các bạn nhận ra được những giá trị đích thực của cuộc sống mà mình đã
vơ tình bỏ qua.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
tình hình hoạt động và phát triển thị trường của Công ty cổ phần đào tạo và
phát triển tiềm năng PSL, số 66 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tìm hiểu tình hình hoạt động và phát triển thị trường của cơng ty
nhằm góp phần xây dựng lớp thanh, thiếu niên, sinh viên có lối sống tốt, văn
minh, nhạy bén, tự lập ngay từ nhỏ, giàu lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội,
có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật. Có đạo đức cách mạng và có
lỗi sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên, có tri
thức, sức khoẻ, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công
nghệ hiện đại của thế hệ những người trẻ cả nước nói chung và cả tỉnh Thái

Ngun nói riêng.
Tìm hiểu được tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây
và phương pháp tiếp cận thị trường để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt
động và thị trường của công ty.


4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về thực trạng giáo dục kỹ năng sống và tiềm năng tại thị
trường Thái Nguyên.
- Tìm hiểu mục tiêu và tầm nhìn chiến lược của công ty
- Tham khảo kỹ năng quản lý doanh nghiệp, kỹ năng tổ chức các sự kiện.
- Tìm hiểu được những giải pháp phát triển kỹ năng và giải pháp phát
triển thị trường của công ty.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố kiến thức đã học cùng với thực tiến trong quá trình đi thực tập
tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin và kỹ năng nghề nghiệp.
- Là tài liệu tham khảo cho trường, cho khoa và các sinh viên khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn về tình hình hoạt
động và phát triển thị trường của cơng ty. Từ đó cho thấy vai trò quan trọng
của giáo dục kỹ năng tại Thái Nguyên và mở rộng thị trường trong nước,
nước ngoài.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 13 tháng 08 đến ngày 23 tháng 12 năm 2018.
- Địa điểm: Tầng 5 toà nhà Sacombank, số 66 đường Hoàng Văn Thụ,
TP Thái Nguyên.



5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lí luận
2.1.1. Một số kiến thức về kỹ năng sống và kỹ năng mềm
2.1.1.1 Khái niệm kỹ năng sống
UNESCO định nghĩa: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Tổ chức y tế thế giới
(WHO) cho rằng, “KNS là những kỹ năng thiết thực mà con người cần để có
cuộc sống an tồn khoẻ mạnh. Theo quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF,
1996), “KNS bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên
định và kỹ năng đạt mục tiêu”. [11]
Trong đề tài này tôi hiểu: KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
người, khả năng phản ứng phù hợp với những người khác, với xã hội, khả
năng ứng phó thích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2.1.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên
quan đến việc sử dụng ngơn ngữ, khả năng hoà nhập xã hội, thái độ và hành
vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Kỹ năng mềm là
những kỹ năng có liên quan đến việc hồ mình vào sống với hay tương tác
với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người,
khơng mang tính chun mơn, khơng thể sờ nắm, khơng phải là kỹ năng cá
tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể thành nhà lãnh đạo, thính
giả, nhà thương thuyết hay người hồ giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở
nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn của

bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. [18]


6

2.1.1.3. Phân biệt giữa kỹ năng mềm và kỹ năng sống
Khi bạn quan tâm đến các vấn đề kỹ năng, điều đầu tiên và quan trọng
nhất bạn cần nắm rõ là: Kỹ năng sống và kỹ năng mềm không phải là hai thứ
khác nhau, và càng không phải là hai thứ giống nhau, mà kỹ năng mềm chính
là một phần của kỹ năng sống, hay kỹ năng sống bao gồm kỹ năng mềm và
một số kỹ năng khác.
- Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hồ mình vào
sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức thí dụ như:
+ Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm.
+ Kỹ năng lãnh đạo người khác, kỹ năng nói chuyện với đám đơng.
+ Kỹ năng giải quyết xung đột và hồ giải.
+ Kỹ năng thấu hiểu và thông cảm với người khác.
+ Kỹ năng thương lượng, kỹ năng bán hàng.
+ Kỹ năng xây dựng đội ngũ, kỹ năng tạo ảnh hưởng.
+ Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng từ chối một cách khéo léo….
- Kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng mềm nói trên, cộng thêm những
kỹ năng giúp chúng ta phản ứng hiệu quả trước những thách thức của cuộc
sống, và từ đó vươn lên mạnh mẽ để thành cơng hơn như là:
+ Lòng tự trọng, sự tự tin
+ Kỹ năng tự tạo động lực hay tự động viên bản thân
+ Kỹ năng tự nhận thức giá trị của bản thân
+ Kỹ năng nhận thức điểm mạnh và điểm yếu của mình
+ Kỹ năng tự đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống
+ Kỹ năng làm chủ và đánh giá bản thân
+ Kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng học tập và tự học

+ Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự nhận thức làm chủ bản thân, kỹ
năng thích ứng cao, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹ năng tư duy…


7

+ Năng lực thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia cuộc sống
hàng ngày
+ Hành vi làm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các thách
thức của cuộc sống
+ Những kỹ năng liên quan đến tri thức, những giá trị
- Năng lực đáp ứng những hành vi tích cực giúp con người có thể giải
quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. [11]
2.1.1.4. Khái niệm về giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích,
có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới
kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã
hội, thực hiện cơng việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của
cuộc sống hàng ngày. [12]
Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc
vào môi trường sống và giáo dục... Trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm
non, mẫu giáo, đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động
cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với
các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với
cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khoẻ tinh
thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. [11]
Theo một số nghiên cứu cho thấy, các kỹ năng sống khác nhau theo địa
lý, thời gian...ví dụ như trẻ em vùng biển thì có một số kỹ năng sống khác với
trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống

của trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày nay khác với kỹ năng
sống của trẻ em ngày xưa.... Tuy nhiên có thể thấy rất rõ là kỹ năng sống ln
gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh truyền lại như sự
tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu


8

biết... Các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống
chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ xã hội...
Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất
lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hố. Các
kỹ năng sống có được thơng qua rèn luyện. Kỹ năng sống chỉ được hình thành
thông qua giáo dục, đào đạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và
hỗ trợ cho nhau. [11]
Giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục
kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp,
ngơn ngữ, tư duy một cách tồn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai
đoạn tiểu học...
- Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự
kiên trì, bền bỉ, tháo vát... thông qua các bài học và các hoạt động vận động
trong quá trình dạy kỹ năng sống. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo,
kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.
- Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ,
sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.
- Về giao tiếp - ngôn ngữ: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin,
giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ
phép, hoà nhã.
- Về nhận thức: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến
thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ nhiều ham mê học tập

- Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai
đoạn tiểu học: việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm cho trẻ có khả năng thích nghi
với mơi trường sống, khả năng hoà nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1. [12].
2.1.2. Một số kiến thức về thị trường và phát triển thị trường
2.1.2.1. Khái niệm thị trường
Có thể hiểu thị trường theo nghĩa sau:


9

Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt
động mua bán giữa người mua và người bán. [13]
Thị trường là biểu hiện thu gọn của q trình mà thơng qua đó các
quyết định của các tổ chức, đơn vị kinh tế và tiêu dùng các mặt hàng nào, các
quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và
quyết định của người lao động về việc làm bao lâu, cho ai đều được quyết
định bằng giá cả. [13]
Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua
và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán
nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên
mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan
hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết
hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá. [13]
Thị trường theo quan điểm Marketing được hiểu là bao gồm tất cả
những khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng
và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Tóm lại, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một
loại hàng hoá, dịch vụ hàng hố hay cho một đối tác có giá trị. [13]
Thị trường kỹ năng sống: Là nơi cung cấp cho người học một chương
trình đào tạo giáo dục về kỹ năng sống đáp ứng cho người học những kỹ năng

mong muốn, đối tượng cho những người có nhu cầu muốn thay đổi bản thân
theo hướng tích cực và giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống, những
chương trình đào tạo dựa trên nghiên cứu có khoa học đào tạo đầy đủ về tổ
hợp kỹ năng sống. [13]
2.1.2.2. Phát triển thị trường là?
*) Marketing (Phát triển thị trường) là một thuật ngữ đặc biệt, bao gồm
nội dung rộng, nên không dễ dàng dùng phiên âm trọn vẹn và ngắn gọn cho
các ngôn ngữ của từng nước. Do vậy trên trường quốc tế cũng như Việt Nam


10

hiện nay đều dùng nguyên bản âm “Marketing” trong giao dịch cũng như
trong các văn bản, sách báo. Và người ta đã quen dùng và đều hiểu với nội
dung và ý nghĩa của nó. [19]
Có rất nhiều định nghĩa về Marketing. Ở mỗi thời kỳ, ở mỗi cương vị, ở
mỗi lĩnh vực đều có những định nghĩa và quan niệm khác nhau về Marketing
dựa trên mục đích của người sử dụng.
Lúc đầu theo một khái niệm đơn giản thì Marketing chỉ giới hạn trong
lĩnh vực thương mại. Toàn bộ hoạt động của marketing chỉ là để bán hàng, chỉ
để tiếp thị, tiêu thụ nhanh chóng những hàng hố và dịch vụ đã được sản xuất
ra (tức là tiêu thụ những sản phẩm đã có sẵn) nhằm đạt lợi nhuận cao mà
không chú trọng tới khách hàng. Và trên thực tế, trong giai đoạn dài hoạt
động của nội dung marketing này cũng đã mang lại nhiều hiệu quả cho các
nhà sản xuất kinh doanh. Người ta gọi marketing trong giai đoạn này là
Marketing truyền thống (tradition Marketing). [19]
Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh
nghiệp để đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ lên thị trường đạt mức tối đa.
Phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp ngoài việc đưa sản
phẩm hiện đại vào bán trong thị trường mới, còn bao gồm việc khai thác tốt

thị trường hiện tại để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ đó gia tăng và
mở rộng thị phần.
Tất nhiên một định nghĩa Marketing như vậy không phản ánh đầy đủ
nội dung cơ bản của một Marketing hiện đại ngày nay, cũng như đáp ứng đầy
đủ yêu cầu của tình hình kinh tế thế giới cũng như của từng nước đã có nhiều
thay đổi về mọi mặt, chính vì vậy, thuật ngữ về Marketing được hiểu và định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là những định nghĩa mang tính học
thuật về Marketing


11

- Theo Philip Kotler: Marketing là những hoạt động của con người
hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng
thơng qua q trình trao đổi.
- Viện Marketing Anh quốc cho rằng Marketing là quá trình tổ chức và
quản lý tồn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua
của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản
xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho
doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa.
- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Marketing là quá trình lập kế hoạch
và thực hiện các chính sách sản phẩm giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh
doanh của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi
nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân. [19]
- Theo Mc.Carthy Marketing là quá trình nghiên cứu khách hàng là ai,
họ cần gì và muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ nhằm tạo ra lợi
nhuận tối đa cho doanh nghiệp bằng cách: Cung cấp sản phẩm dịch vụ mà
khách hàng cần, đưa ra mức giá khách hàng cần, đưa ra mức giá khách hàng
chấp nhận trả, đưa ra sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng, và cung cấp
thông tin giao tiếp với khách hàng. [19]

*) Các hình thức Marketing:
- Marketing online (facebook, youtobe, email, internet, google…)
+ Ưu điểm: Tốc độ lan truyền nhanh, dễ kiếm nhân sự, chi phí thấp, linh
động thời gian…
+ Nhược điểm: Ít có cơ hội gặp trực tiếp khách hàng, khó nắm bắt thái
độ khách hàng, cơ hội chốt đơn không cao…
- Marketing offline
+ Ưu điểm: Tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, nắm bắt, xử lý ngay
tức khác, dễ tạo lòng tin với người tiêu dùng, chốt đơn hiệu quả…
+ Nhược điểm: Nhân sự, thời tiết và môi trường…


12

2.1.3. Khái niệm về khách hàng
2.1.3.1. Khái niệm
Khách hàng là một tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh
nghiệp…có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty và mong muốn được thoả
mãn nhu cầu đó. Là người trực tiếp chi trả giá trị sản phẩm của một công ty
hay doanh nghiệp nào đó. [16]
2.1.3.2. Phân khúc khách hàng
- Khách hàng hiện tại: Những khách hàng đang sử dụng sản phẩm, khóa
học tại cơng ty
- Khách hàng tiềm năng: Là tất cả những khách hàng biết đến và đã từng
ít nhất sử dụng một sản phẩm nào đó của cơng ty
- Khách hàng tiềm tàng: Là những khách hàng chưa tìm thấy được
2.1.4. Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm (product): Là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc
tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu địi
hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu

hình hoặc vơ hình. [17]
2.1.5. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
 Hồ sơ năng lực của công ty. [2]
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
 Số 218/QĐ – SGDĐT Quyết định về việc cấp phép hoạt động giáo
dục kỹ năng sống ngoài giờ chính khóa. [1]
 Thư ngỏ tổ chức các chương trình trải nghiệm cho các trường.
 Cơng văn tuyển dụng giáo viên


13

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm về phát triển thị trường của các công ty, trung tâm đào
tạo về kỹ năng trong cả nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường của trung tâm ngoại ngữ OCEAN
EDU tại Thái Nguyên
Trung tâm ngoại ngữ OCEAN EDU được thành lập năm 2007, đã thành
một trong những tổ chức giáo dục Anh ngữ uy tín hàng đầu tại Việt Nam với
hệ thống hơn 30 chi nhánh đào tạo khắp 22 tỉnh thành trên toàn quốc bao gồm
cả Thái Nguyên. Với đội ngũ 100% giáo viên nước ngoài gồm các giáo viên
bản ngữ (đến từ Mỹ, Anh, New Zealand, Úc) và các giáo viên Châu Á (đến từ
Philipine, Singapore), có trình độ chun mơn sư phạm cao, tận tâm yêu
nghề, cùng các chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình. Hơn 90% học viên
quay lại sau khi sử dụng dịch vụ đào tạo nơi đây.
Chương trình học được nghiên cứu và biên soạn theo tiêu chuẩn quốc tế,
giảng dạy dựa trên tính thực tiễn cao, sử dụng trong cuộc sống và công việc.
Tại Ocean Edu, các khóa học được thiết kế khoa học với nội dung đa dạng
phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho cả gia đình ở mọi lứa tuổi. Sự khang
trang của cơ sở vật chất hiện đại và linh hoạt luôn tạo không gian thoải mái

cho học viên giúp cho học viên tự tin hơn, thỏa sức sáng tạo và thể hiện năng
lực bản thân.
- Các hoạt động xã hội
Thường xuyên tổ chức các chương trình “Back to school – mùa chinh
phục đỉnh cao tri thức” với nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút sự tham gia của
học sinh, sinh viên. Trao tặng các xuất học bổng cho những học sinh có hồn
cảnh khó khăn nhằm động viên học sinh học tập tốt và khuyến khích học tiếng Anh.
- Trung tâm tư vấn
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn, giảng dạy nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực đào tạo tiếng anh dành cho học sinh, sinh viên, người đi làm...


14

trung tâm anh ngữ Ocean Edu luôn sẵn sàng tư vấn cho tất cả những khách
hàng quan tâm, có nhu cầu đối với tiếng Anh theo số điện thoại 0208 375
7565 hoặc 0208 375 7464.
- Chăm sóc khách hàng
Phịng chăm sóc khách hàng ln định kỳ gửi các Chương trình khuyến
mãi cho phụ huynh, học sinh, sinh viên... đồng thời gửi tài liệu học của học
sinh cho phụ huynh để có thể giám sát và đồng hành cùng con. Thường xuyên
tổ chức các chương trình để các phụ huynh, học sinh có thể gặp gỡ, vui chơi,
trao đổi học tập. [20]
2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường của trung tâm tiếng anh
Langmaster
Xu thế hội nhập và tồn cầu hóa, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ
chung của mọi quốc gia. Từ việc giao tiếp đến những cơ hội học tập và làm
việc. Tuy nhiên, 90% sinh viên Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc giao
tiếp bằng tiếng Anh. Trong bối cảnh đó, ngày 11/11/2011, Tổ chức giáo dục
quốc tế Langmaster được thành lập nhằm giúp thế hệ trẻ Việt Nam bắt nhịp

với xu hướng hội nhập quốc tế và nhu cầu sử dụng tiếng Anh sâu rộng. Chúng
tôi luôn nỗ lực trở thành tổ chức giáo dục và đào tạo tiếng Anh hiệu quả nhất
bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo tiếng Anh kết hợp với huấn
luyện về tư duy, truyền cảm hứng và tạo động lực giúp người học phát triển
bản thân.
Langmaster là tổ chức giáo dục đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và ứng
dụng NLP trong huấn luyện và đào tạo.
NLP là viết tắt của Neuro-Linguistic Programming (Lập Trình Ngơn
Ngữ Tư Duy). Nó chứa đựng ba thành tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình
thành những kinh nghiệm cá nhân của mỗi chúng ta: thần kinh học, ngôn ngữ
học, và các mô thức được lập trình sẵn.


15

NLP nghiên cứu tỉ mỉ về cách mỗi cá nhân hành xử theo thói quen như
thế nào. Với NLP, chúng ta có thể học hỏi từ người khác những mơ thức nào
có ích và phục vụ chúng ta. Sau đó chúng ta có thể luyện tập những mơ thức
mới cho hành vi của mình (giống như tái lập trình não bộ) nhằm tiến bộ hơn
trong những trường hợp mà trước kia chúng ta đã ứng xử không hiệu quả.
NLP nhằm vào việc thay đổi tận gốc của hành vi, tức thay đổi lối tư
duy dẫn đến hành vi. Cuộc sống, năng lực cũng như trình độ đều là hệ quả
của cách chúng ta suy nghĩ. Việc thay đổi tận gốc vì vậy là điều bắt buộc
nếu một người muốn nâng cao bất cứ kỹ năng nào, hoặc thay đổi các thói
quen đã bám rễ. Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi này khá dễ dàng và
mang lại hiệu quả cao.
Mr Vas - Một trong 4 bậc thầy về đào tạo NLP tại châu Á: tốt nghiệp 2
trường đại học NLP, được đào tạo trực tiếp bởi GS. Richard Bandler và GS.
John Grinder 2 nhà sáng lập ngành lập trình ngơn ngữ tư duy. Hiện nay ông
được xem là một trong những Guru về đào tạo ứng dụng Lập trình Ngơn ngữ

Tư duy – NLP hàng đầu tại Châu Á, kiêm Sáng lập & CEO Leading
Performance Singapore - ơng có hơn 10 năm kinh nghiệm đào tạo về NLP.
Cho đến thời điểm hiện tại, ông đã giúp hàng ngàn người ở Singapore,
Myanma, Ấn Độ, Việt Nam... thành công đột phá trong cuộc sống bằng cách
ứng dụng NLP để khai phá năng lực tiềm ẩn của họ .
Bằng việc ứng việc ứng dụng NLP vào các chương trình đào tạo của
mình Langmaster đã tạo ra sự thay đổi đột phá trong cuộc sống cũng như học
ngoại ngữ nhanh hơn gấp 5 – 10 lần so với cách học truyền thống.
Tính đến tháng 10/2015, sau 4 năm liên tục nghiên cứu và ứng dụng các
phương pháp học tập hiện đại, Langmaster đã đào tạo trên 40.000 học viên, tổ
chức gần 200 Hội thảo Tiếng Anh, tư duy, kỹ năng sống, định hướng nghề
nghiệp cho đối tượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội


16

Với tầm nhìn trở thành tổ hợp giáo dục và đào tạo tiếng Anh kết hợp tư
duy hàng đầu Việt Nam vào năm 2020. Chúng tôi cam kết chuyển giao kiến
thức thực tiễn dựa trên nền tảng tư duy giáo dục định hướng & phát huy tối đa
khả năng sáng tạo của học viên với mục tiêu tối thượng là giúp người học
thay đổi tư duy, phát triển kỹ năng cần thiết, nghe nói tiếng Anh dễ dàng, trơi
chảy và tự động. [21]
2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường của trung tâm DolphinKids
Được coi là tổ chức giáo dục tiên phong trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh từ 3 – 18 tuổi tại Việt Nam, DolphinKids hợp tác với các
đối tác giáo dục uy tín hàng đầu trên thế giới giúp cho trẻ rèn luyện các kỹ
năng xã hội quan trọng để tự tin thành công trong trường học và cuộc sống
hiện đại của thế kỷ 21.
Là một tổ chức khá chú trọng đến sự tương tác giữa thầy và trò nên đội
ngũ giáo viên tại Trung tâm DolphiKids được tuyển dụng một cách chọn

lọc, có chuyên môn cao (tốt nghiệp các ngành tâm lý, giáo dục mầm non, giáo
dục tiểu học…), có nghiệp vụ sư phạm và có khả năng tiếp thu và ứng dụng
cơng nghệ, phương pháp giáo dục mới. Bên cạnh đó, giáo viên ln tận tâm,
u nghề, u trẻ, ln có khát khao được đóng góp vào sự phát triển chung
của nền giáo dục Việt Nam và sự phát triển, thành công của thế hệ trẻ Việt Nam.
Với các chương trình học như:
FasTracKids giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các kỹ năng: Giao tiếp,
thuyết trình, lãnh đạo, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, tập trung.… Chương
trình phù hợp với trẻ em từ 3 – 8 tuổi.
iSmartKids giúp trẻ phát triển các kỹ năng: Tự phục vụ, tự lập, bảo vệ
bản thân, ứng xử, tăng cường vốn từ vựng, khả năng diễn đạt, quản lý thời
gian, lập mục tiêu học tập, giáo dục giới tính…. Chương trình phù hợp
với học sinh mầm non và tiểu học.


17

iSmartSummer là khóa học hè bán trú. Với tiêu chí “học mà chơi, chơi
mà học” trẻ sẽ được trải nghiệm một mùa hè đúng nghĩa, ở đó trẻ được khơng
bị áp lực học tập kiến thức nặng nề, khơng cịn áp lực thi cử. Khóa học sẽ rèn
luyện các kỹ năng xã hội cho trẻ, giúp cho trẻ phát triển cả về tinh thần và thể
chất. Chương trình phù hợp với học sinh tiểu học trở lên. [22]
2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển thị trường, phát triển nhân lực của một số
cơng ty, trung tâm nước ngồi
2.2.2.1. Kinh nghiệm về phát triển thị trường của Học viện Quản lý và Phát
triển Singapore (MDIS)
Thị trường việc làm tại Việt Nam đang dần bão hòa với rất nhiều sinh
viên mới tốt nghiệp đại học nhưng thất nghiệp, và một trong những yếu tố rõ
ràng nhất tạo nên khoảng cách giữa nhà tuyển dụng với người tìm việc chính
là sự thiếu kỹ năng mềm. Nhiều nhà tuyển dụng tiềm năng cho biết một lượng

lớn sinh viên mới tốt nghiệp chỉ có kiến thức trên sách vở mà khơng được đào
tạo kỹ năng có thể vận dụng kiến thức vào tư duy phân tích, sáng tạo, giải
quyết các vấn đề phức tạp và làm việc nhóm hiệu quả.
Tỉ lệ biết chữ ở Việt Nam đạt 93%, với tỉ lệ nhập học bậc tiểu học khá
cao, lên đến 98%. Tuy nhiên, cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới dành cho
các đơn vị tuyển dụng trong năm 2014 cho thấy có rất nhiều lỗ hổng về các kỹ
năng thực hành trong công việc, các kỹ năng nhận thức, tư duy như giải quyết
vấn đề và tư duy phân tích, cũng như trong những kỹ năng cốt lõi khác như
làm việc nhóm và giao tiếp.
Với sứ mệnh cung cấp cho sinh viên các chứng chỉ được cơng nhận trên
tồn cầu và một nền giáo dục tồn diện, Học viện Phát triển Quản lý
Singapore (MDIS) từ lâu đã thúc đẩy việc xây dựng và phát triển tính cách
cũng như kỹ năng mềm trong sinh viên. Học viện cũng khuyến khích các sinh
viên nên xem việc học tập là sự nghiệp cả đời để giữ cho mình ln nắm bắt
và theo kịp xu hướng.


×