Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu một nghiên cứu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.16 MB, 243 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN THỊ THU HẰNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU:
MỘT NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN THỊ THU HẰNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU:
MỘT NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 62340501

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:


GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện. Tất cả nội dung
trong đề tài chưa nộp cho bất kỳ bằng cấp nào tại trường Đại
Học Bách Khoa TPHCM và các cơ sở ngoài Đại Học Bách Khoa
TPHCM.
Tất cả những phần thông tin tham khảo đều được trích dẫn và
ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.

Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành với sự hướng dẫn, hỗ trợ, góp ý và động viên rất
nhiều của Thầy Hướng Dẫn, Gia đình, Thầy/ Cơ, Bạn bè Đồng nghiệp trong suốt
thời gian qua. Tác giả xin chân thành cảm ơn:
-

Thầy hướng dẫn, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, mặc dù rất bận rộn nhưng đã
bỏ thời gian để định hướng, hướng dẫn tận tình và góp ý cho tơi trong suốt
thời gian thực hiện luận án.


-

GS Phạm Phụ, PGS.TS Bùi Nguyên Hùng, PGS.TS Lê Nguyễn Hậu,
TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, TS. Nguyễn Quỳnh Mai, TS. Vũ Thế Dũng
đã có nhiều ý kiến quý báu trong quá trình triển khai luận án.

-

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ đã truyền đạt những kiến thức về ứng dụng mơ
hình SEM.

-

PGS.TS Hồ Thanh Phong đã dành thời gian đọc luận án và có nhiều ý kiến
q báu trong q trình hồn thiện luận án.

-

PGS. TS Phan Minh Tân, TS.Võ Văn Huy đã có nhiều ý kiến xác đáng trong
quá trình thực hiện các chuyên đề tiến sĩ.

-

TS. Cao Hào Thi cùng các Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp trong Khoa Quản
lý Công nghiệp luôn ủng hộ, khuyến khích và động viên tơi trong q trình
thực hiện luận án.

-

TS. Trần Thị Kim Loan đã chia xẻ nhiều kinh nghiệm trong q trình thực

hiện luận án.

-

Cuối cùng, đó chính là gia đình, chỗ dựa vững chắc để tơi có thể thực hiện
luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010
NCS. Nguyễn Thị Thu Hằng


i

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục................................................................................................................

i

Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................

vii

Danh mục các bảng.............................................................................................


viii

Danh mục các hình vẽ.........................................................................................

xii

Tóm tắt................................................................................................................

xiii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU…...………………………...……………..................

1

1.1.

GIỚI THIỆU............................................................................................

1

1.2.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI
HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TỔ
CHỨC NÀY TẠI VIỆT NAM.................................................................

3

1.3.


MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.................................................................................

12

1.4.

NHẬN DẠNG CƠ HỘI NGHIÊN CỨU.................................................

12

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................

14

1.6.

PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI................................................................

16

1.7.

Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU..............................................................

17

1.7.1.Ý nghĩa khoa học..........................................................................


17

1.7.2.Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................

17

BỐ CỤC LUẬN VĂN.............................................................................

18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...........

20

KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU...................................................................

20

2.1.1. Khái niệm về mối liên kết.............................................................

20

2.1.2. Khái niệm về nhân tố thúc đẩy, nhân tố kìm hãm........................

21

1.8.

2.1.



ii

2.2.

2.1.3. Khái niệm về viện nghiên cứu......................................................

21

2.1.4. Khái niệm về hệ thống đổi mới quốc gia......................................

21

HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA........................................................

24

2.2.1. Những đặc điểm và thực chất của cách tiếp cận hệ thống đổi mới
quốc gia..................................................................................

2.3.

24

2.2.2. Vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia..........

26

2.2.3. Vai trò của trường đại học trong hệ thống đổi mới quốc gia........


28

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LIÊN KẾT GIỮA CÁC TỔ CHỨC..............

32

2.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp –
trường đại học...............................................................................

34

2.3.2. Lý do hình thành liên kết giữa doanh nghiệp – trường đại
học.................................................................................................

37

2.3.3. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khi thực hiện liên kết giữa

2.4.

trường và doanh nghiệp................................................................

38

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN....................................

39

2.4.1. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện
nghiên cứu.....................................................................................


39

2.4.2. Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện
nghiên cứu....................................................................................

42

2.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết giữa doanh nghiệp
và trường đại học, viện nghiên cứu...............................................

51

2.4.4. Kết quả doanh nghiệp đạt được qua mối liên kết giữa doanh

2.5.

nghiệp và nhà trường, viện nghiên cứu.........................................

61

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÙNG CÁC GIẢ THUYẾT........................

62

2.5.1. Nhân tố hoàn cảnh.........................................................................

64

2.5.2. Nhân tố tổ chức.............................................................................


66

2.5.3. Nhân tố khác biệt về đặc điểm hoạt động.....................................

68

2.5.4. Nhân tố nhận thức của doanh nghiệp về trường, viện..................

69

2.5.5. Kết quả doanh nghiệp đạt được qua mối liên kết giữa doanh
nghiệp và nhà trường, viện nghiên cứu............................................

70


iii

TÓM TẮT CHƯƠNG 2...........................................................................

74

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................

77

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................

77


3.1.1. Phương pháp nghiên cứu..............................................................

77

3.1.2. Nền tảng đánh giá thang đo...........................................................

78

3.1.3. Quy trình nghiên cứu....................................................................

80

3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO.........................................................................

84

3.2.1. Quy trình xây dựng thang đo........................................................

84

3.2.2. Thang đo nhân tố hoàn cảnh.........................................................

85

3.2.3. Thang đo nhân tố tổ chức..............................................................

86

3.2.4. Thang đo khác biệt về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.....


86

2.6.

3.2.5. Thang đo nhận thức của doanh nghiệp về trường đại học, viện

3.3.

3.4.

3.5.

nghiên cứu.....................................................................................

88

3.2.6. Thang đo liên kết trong giáo dục đào tạo......................................

90

3.2.7. Thang đo liên kết trong cung cấp dịch vụ/ tư vấn.........................

93

3.2.8. Thang đo liên kết trong hoạt động nghiên cứu.............................

95

3.2.9. Thang đo kết quả nhận được của doanh nghiệp............................


98

THIẾT KẾ MẪU......................................................................................

100

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu.................................................................

100

3.3.2. Kích thước mẫu.............................................................................

101

THU THẬP DỮ LIỆU.............................................................................

102

3.4.1. Công cụ thu thập dữ liệu – Bảng câu hỏi......................................

102

3.4.2. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi......................................................

103

3.4.3. Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu...................................

104


ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU..

105

3.5.1. Thang đo nhân tố hoàn cảnh tác động đến mối liên kết................

105

3.5.2. Thang đo nhân tố tổ chức tác động đến mối liên kết....................

106

3.5.3. Thang đo nhân tố khác biệt về đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp tác động đến mối liên kết.................................................
3.5.4. Thang đo nhân tố nhận thức của doanh nghiệp về trường đại

107


iv

học, viện nghiên cứu ảnh hưởng đến liên kết...............................

108

3.5.5. Thang đo các hình thức liên kết....................................................

109


3.5.6. Thang đo kết quả nhận được của doanh nghiệp............................

114

TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................

118

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO.....................................

120

4.1. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT........................................................................

120

4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO.........................................................................

121

4.2.1. Tính đơn hướng, độ tin cậy và độ giá trị.......................................

122

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA và nhân tố khẳng định CFA....

123

3.6.


4.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA VÀ HỆ SỐ TIN CẬY
CRONBACH’S ALPHA...............................................................................

123

4.3.1. Quy trình kiểm định......................................................................

123

4.3.2. Thang đo các nhân tố hoàn cảnh tác động đến mối liên kết........

124

4.3.3. Thang đo nhân tố tổ chức tác động đến mối liên kết....................

125

4.3.4. Thang đo nhân tố khác biệt về đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp ảnh hưởng đến liên kết .....................................................

126

4.3.5. Thang đo nhân tố nhận thức của doanh nghiệp về trường đại
học, viện nghiên cứu ảnh hưởng đến liên kết...............................

127

4.3.6. Thang đo các hình thức liên kết....................................................


128

4.3.7. Thang đo kết quả nhận được của doanh nghiệp............................

130

4.4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA............................................................
4.5. KẾT QUẢ CFA CỦA CÁC THANG ĐO.................................................

131
133

4.5.1. Thang đo các nhân tố hoàn cảnh, tổ chức, khác biệt về đặc điểm
hoạt động của doanh nghiệp và nhận thức của doanh nghiệp về
trường đại học, viện nghiên cứu...................................................

133

4.5.2. Thang đo các hình thức liên kết....................................................

135

4.5.3. Mơ hình thang đo chung kiểm định giá trị phân biệt giữa các
khái niệm nghiên cứu...................................................................

138


v


4.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 4.............................................................................

141

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.............

143

KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT.........

143

5.1.1. Kiểm định mơ hình lý thuyết........................................................

143

5.1.2. Kiểm định các giả thuyết..............................................................

147

5.1

5.2. ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU............

155

5.3. ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU VỀ
MỐI LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU

VÀ DOANH NGHIỆP...............................................................................

161

5.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 5.............................................................................

165

CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ
GIỮA DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU....

167

6.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN KẾT GIỮA
DOANH NGHIỆP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU....

167

6.1.1. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thúc đẩy và kìm hãm mối

6.2.

liên kết...........................................................................................

167

6.1.2. Các hình thức liên kết và cường độ liên kết..................................

172


6.1.3. Các hình thức liên kết và kết quả nhận được của doanh nghiệp...

174

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MỐI LIÊN KẾT GIỮA
DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU....

175

6.2.1. Giải pháp chung phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với
trường đại học, viện nghiên cứu...................................................

175

6.2.2. Giải pháp phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với trường đại
học.................................................................................................

178

6.2.3. Giải pháp phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với viện nghiên
cứu.................................................................................................
6.2.4. Hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển mối liên kết giữa doanh

180


vi

nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu...................................
6.3.


180

CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VÀ KẾT QUẢ NHẬN ĐƯỢC CỦA
DOANH NGHIỆP...................................................................................

183

TÓM TẮT CHƯƠNG 6...........................................................................

184

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN................................................................................

185

KẾT QUẢ CHÍNH VÀ ĐĨNG GĨP CỦA NGHIÊN CỨU...................

186

7.1.1. Kết quả và đóng góp về lý thuyết.................................................

186

7.1.2. Kết quả và đóng góp về quản lý....................................................

187

CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.................


188

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................

190

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................

190

6.4.

7.1.

7.2.

CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi dành cho doanh nghiệp
PHỤ LỤC 2: Bảng câu hỏi dành cho trường đại học
PHỤ LỤC 3: Bảng câu hỏi dành cho viện nghiên cứu
PHỤ LỤC 4: Danh sách chuyên gia trong nghiên cứu định tính
PHỤ LỤC 5: Lý thuyết về độ tin cậy, tính đơn hướng và giá trị
PHỤ LỤC 6: Giá trị ước lượng các mối quan hệ trong mơ hình lý thuyết liên
kết doanh nghiệp và trường đại học (chuẩn hóa)
PHỤ LỤC 7: Giá trị ước lượng các mối quan hệ trong mơ hình lý thuyết liên
kết doanh nghiệp và viện nghiên cứu (chuẩn hóa)
PHỤ LỤC 8: Kết quả giá trị % đánh giá của doanh nghiệp về mối liên kết
doanh nghiệp và trường đại học
PHỤ LỤC 9: Kết quả giá trị % đánh giá của doanh nghiệp về mối liên kết
giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AMOS

:

Anlysis of Moment Structures

CFA

:

Confirmatory factor Analysis

CFI

:

Comparative Fit Index

CR

:

Composite Reliability


df

:

Degrees of Freedom

EFA

:

Exploratory Factor Analysis

ML

:

Maximum Likelihood

MTMM

:

Multitrait – Multimethod

NFI

:

Normed Fit Index


RMSEA

:

Root Mean Square Error Approximation

SE

:

Standard Error

SEM

:

Structual Equation Modeling

SPSS

:

Statistic Packages for Social Sciences

TLI

:

Tucker- Lewis Index


VE

:

Variance Extracted


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 2.1

Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trước về các hình

Trang
49

thức liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học, viện
nghiên cứu
Bảng 2.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của liên kết

55

Bảng 2.3

Các nhân tố ảnh hưởng kìm hãm mối liên kết giữa doanh


59

nghiệp và trường đại học
Bảng 3.1

Tóm tắt hai giai đoạn sử dụng EFA và CFA trong nghiên

80

cứu
Bảng 3.2

Thang đo nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng đến liên kết

85

doanh nghiệp, trường đại học
Bảng 3.3

Thang đo nhân tố tổ chức ảnh hưởng đến liên kết doanh

86

nghiệp, trường đại học
Bảng 3.4

Thang đo sự khác biệt về đặc điểm hoạt động của doanh

87


nghiệp ảnh hưởng đến liên kết doanh nghiệp, trường đại
học
Bảng 3.5

Thang đo sự khác biệt về đặc điểm hoạt động của doanh

88

nghiệp ảnh hưởng đến liên kết doanh nghiệp, viện nghiên
cứu
Bảng 3.6

Thang đo nhận thức của doanh nghiệp về trường đại học

89

ảnh hưởng đến liên kết doanh nghiệp, trường đại học
Bảng 3.7

Thang đo nhận thức của doanh nghiệp về trường đại học

90

ảnh hưởng đến liên kết doanh nghiệp, viện nghiên cứu
Bảng 3.8

Thang đo các hình thức liên kết trong giáo dục đào tạo

91


giữa doanh nghiệp và trường đại học
Bảng 3.9

Thang đo các hình thức liên kết trong giáo dục đào tạo
giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu

93


ix

Bảng 3.10

Thang đo các hình thức liên kết trong cung cấp dịch vụ/

94

tư vấn giữa doanh nghiệp và trường đại học
Bảng 3.11

Thang đo các hình thức liên kết trong cung cấp dịch vụ/

95

tư vấn giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu
Bảng 3.12

Thang đo các hình thức liên kết trong hoạt động nghiên

96


cứu giữa doanh nghiệp và trường đại học
Bảng 3.13

Thang đo các hình thức liên kết trong hoạt động nghiên

97

cứu giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu
Bảng 3.14

Thang đo kết quả nhận được của doanh nghiệp từ liên kết

99

giữa doanh nghiệp và trường đại học
Bảng 3.15

Thang đo kết quả nhận được của doanh nghiệp từ liên kết

100

giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu
Bảng 3.16

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo nhân tố

106

hoàn cảnh (nghiên cứu sơ bộ)

Bảng 3.17

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo nhân tố

107

tổ chức (nghiên cứu sơ bộ)
Bảng 3.18

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo

108

nhân tố khác biệt về đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp (nghiên cứu sơ bộ)
Bảng 3.19

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo nhân tố

109

nhận thức của doanh nghiệp về trường đại học, viện
nghiên cứu (nghiên cứu sơ bộ)
Bảng 3.20

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo

110

từng hình thức liên kết doanh nghiệp và trường đại học

Bảng 3.21

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo

111

liên kết chung doanh nghiệp và trường đại học (nghiên
cứu sơ bộ)
Bảng 3.22

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo
từng hình thức liên kết doanh nghiệp và viện nghiên cứu

113


x

Bảng 3.23

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo

113

liên kết chung doanh nghiệp và viện nghiên cứu (nghiên
cứu sơ bộ)
Bảng 3.24

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo


115

kết quả nhận được của doanh nghiệp (nghiên cứu sơ bộ)
Bảng 3.25

Thang đo các hình thức liên kết trong nghiên cứu đào tạo

118

giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu (hiệu chỉnh)
Bảng 4.1

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo nhân tố

124

hồn cảnh (nghiên cứu chính thức)
Bảng 4.2

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo nhân tố

125

tổ chức (nghiên cứu chính thức)
Bảng 4.3

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo nhân tố

126


khác biệt về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
(nghiên cứu chính thức)
Bảng 4.4

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo

127

nhân tố nhận thức của doanh nghiệp về trường đại học,
viện nghiên cứu (nghiên cứu chính thức)
Bảng 4.5

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo

128

liên kết doanh nghiệp và trường đại học (nghiên cứu
chính thức)
Bảng 4.6

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo

129

liên kết doanh nghiệp và viện nghiên cứu (nghiên cứu
chính thức)
Bảng 4.7

Kết quả EFA và Cronbach’s alpha cho thang đo


130

kết quả nhận được của doanh nghiệp (nghiên cứu chính
thức)
Bảng 4.8

Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm
trong mơ hình lý thuyết liên kết doanh nghiệp, trường đại
học.

139


xi

Bảng 4.9

Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm

141

trong mơ hình lý thuyết liên kết doanh nghiệp, viện
nghiên cứu.
Bảng 5.1

Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái

145

niệm trong mơ hình nghiên cứu lý thuyết liên kết doanh

nghiệp và trường (chuẩn hóa)
Bảng 5.2

Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái

147

niệm trong mơ hình nghiên cứu lý thuyết liên kết doanh
nghiệp và viện nghiên cứu (chuẩn hóa)
Bảng 5.3

Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết mơ hình liên

152

kết giữa doanh nghiệp và trường đại học
Bảng 5.4

Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết mơ hình liên

154

kết giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu
Bảng 5.5

Đánh giá của doanh nghiệp về mối liên kết giữa

155

doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu

Bảng 5.6

Đánh giá của trường đại học, viện nghiên cứu về
mối liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện
nghiên cứu

162


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên hình

Trang

Hình 1.1

Quy trình nghiên cứu

16

Hình 2.1

Mơ hình nghiên cứu liên kết giữa doanh nghiệp, trường

73

đại học
Hình 2.2


Mơ hình nghiên cứu liên kết giữa doanh nghiệp, viện

74

nghiên cứu
Hình 3.1

Quy trình thực hiện nghiên cứu

83

Hình 3.2

Mơ hình nghiên cứu liên kết giữa doanh nghiệp, viện

116

nghiên cứu (sửa đổi)
Hình 4.1

Mơ hình CFA các thang đo nhân tố ảnh hưởng liên kết

134

doanh nghiệp, trường đại học (chuẩn hóa)
Hình 4.2

Mơ hình CFA các thang đo nhân tố tác động liên kết


135

doanh nghiệp, viện nghiên cứu (chuẩn hóa)
Hình 4.3

Mơ hình CFA các thang đo các hình thức liên kết doanh

136

nghiệp, trường đại học (chuẩn hóa)
Hình 4.4

Mơ hình CFA các thang đo các hình thức liên kết doanh

137

nghiệp, viện nghiên cứu (chuẩn hóa)
Hình 4.5

Mơ hình CFA các thang đo các khái niệm trong liên kết

138

doanh nghiệp, trường đại học (chuẩn hóa)
Hình 4.6

Mơ hình CFA các thang đo các khái niệm trong liên kết

140


doanh nghiệp, viện nghiên cứu (chuẩn hóa)
Hình 5.1

Kết quả SEM mơ hình lý thuyết liên kết doanh nghiệp,

144

trường (chuẩn hóa).
Hình 5.2

Kết quả SEM mơ hình lý thuyết liên kết doanh nghiệp,
viện (chuẩn hóa).

146


xiii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ của doanh nghiệp với trường đại học, viện nghiên
cứu trên cơ sở xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết về liên kết giữa các doanh
nghiệp với trường đại học, viện nghiên cứu; xác định các nhân tố tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm đến mối liên kết và các kết quả mà doanh nghiệp đạt được thông qua
thực hiện liên kết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc xây
dựng mơ hình lý thuyết và kiểm định mơ hình sẽ được thực hiện trên đối tượng điều
tra khảo sát là doanh nghiệp.
Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ tiến hành qua hai phương pháp định tính và định
lượng. Phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với một số nhà quản
lý nhà nước và một số nhà quản lý doanh nghiệp nhằm điều chỉnh và bổ sung thang

đo cho phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu định
lượng thực hiện bằng phương pháp bảng câu hỏi với một mẫu thuận tiện có kích
thước n = 78 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM để đánh giá sơ bộ thang đo.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và độ
tin cậy Cronbach’s alpha thông qua phần mềm SPSS được sử dụng ở bước này.
Nghiên cứu chính thức sẽ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng,
dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu qua thăm dò bảng câu hỏi với kích thước mẫu n=269.
Đối tượng trả lời bảng câu hỏi là các nhà quản lý doanh nghiệp trên địa bàn
TP.HCM. Nghiên cứu này nhằm khẳng định lại độ giá trị và độ tin cậy của các
thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết. Phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc
tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) được sử dụng nhờ phần mềm
AMOS (Analysis of Moment Structures) để kiểm định thang đo và mơ hình nghiên
cứu. Liên kết giữa doanh nghiệp và trường, viện luôn phải dựa trên nền tảng đem lại
lợi ích cho cả hai bên. Do đó, đề tài còn điều tra khảo sát 32 bảng câu hỏi từ trường
đại học và 40 bảng câu hỏi từ viện nghiên cứu. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi là
trưởng khoa trong trường đại học và các nhà quản lý trong các viện nghiên cứu.


xiv

Nghiên cứu đã rút ra 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa doanh nghiệp và
trường, viện. Trong đó có 2 nhóm nhân tố có ảnh hưởng thúc đẩy liên kết là nhân tố
hoàn cảnh và nhân tố tổ chức, 2 nhóm nhân tố có ảnh hưởng kìm hãm mối liên kết
là khác biệt về đặc điểm hoạt động và nhận thức của doanh nghiệp về trường đại
học, viện nghiên cứu.
Nghiên cứu đã bổ sung một thang đo tồn diện hơn bao gồm 3 biến quan sát trong
nhóm nhân tố khác biệt về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến
việc thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường, viện.
Kết quả kiểm định các mơ hình đo lường cho thấy, thang đo các khái niệm nghiên
cứu đều đạt yêu cầu về độ tin cây và độ giá trị. Kết quả kiểm định mơ hình nghiên

cứu cho thấy mơ hình lý thuyết thích hợp với bộ dữ liệu khảo sát và các giả thuyết
được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng liên kết của doanh nghiệp với
trường tốt hơn so với doanh nghiệp với viện nghiên cứu. Khi thực hiện liên kết với
trường, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm của các trường thơng
qua uy tín/ danh tiếng của trường và mối quan hệ sẵn có từ trước để tiếp tục thiết
lập mối quan hệ. Nhân tố mang tính chất kìm hãm mối liên kết doanh nghiệp và
trường mạnh nhất là doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay chưa quan tâm đến việc sử
dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, chủ yếu sử dụng lao động phổ thơng, vì vậy
chưa thực hiện liên kết nhiều với nhà trường, đặc biệt là trong đào tạo.
Về mặt khoa học, đề tài đã làm rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến liên
kết giữa doanh nghiệp với trường đại học, viện nghiên cứu và kết quả mà doanh
nghiệp đã đạt được qua mối liên kết, là cơ sở khách quan để đưa ra các giải pháp
phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học, viện nghiên cứu,
nhằm tạo nguồn lực, nâng cao năng lực quốc gia.
Về thực tiễn, việc thực hiện liên minh giữa doanh nghiệp và trường đại học, viện
nghiên cứu nhằm tận dụng nguồn nội lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng
tổ chức cũng như trên phương diện toàn bộ quốc gia sẽ nâng cao được hiệu quả sử
dụng tài nguyên, nâng cao năng lực cạnh tranh.


1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

GIỚI THIỆU

Vai trị của cơng nghệ trong phát triển đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Trong
môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng hiện nay, cơng nghệ là một yếu tố

chiến lược sống cịn cho phát triển nhanh chóng kinh tế – xã hội. Nếu có kế hoạch
và chuẩn bị một cách thích hợp cho việc sử dụng cơng nghệ, nó có thể là chìa khóa
cho một xã hội phồn vinh, cho tồn thể nhân loại. Tuy nhiên công nghệ không phải
là một lực lượng độc lập hay tự trị, nó đơn thuần chỉ là một công cụ để giải quyết
vấn đề. Kết quả của việc ứng dụng, khai thác công nghệ phụ thuộc vào việc chúng
ta tạo ra được những công nghệ phù hợp, có khả năng áp dụng được vào hoạt động
thực tiễn của các doanh nghiệp. Nhờ đổi mới công nghệ, doanh nghiệp có nhiều cơ
hội để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như nâng cao khả năng trong
thiết kế dây chuyền sản xuất mới, sản phẩm mới và nâng cao hiệu quả trong quản lý
và vận hành doanh nghiệp. Phát triển của thị trường công nghệ lại chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ và nhu cầu sử dụng công nghệ
tại doanh nghiệp. Điều này lại liên quan đến các đối tượng tham gia trực tiếp của
bên cung cấp công nghệ như viện nghiên cứu, trường đại học và bên cầu công nghệ
như doanh nghiệp. Chúng ta sẽ có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao năng lực công
nghệ quốc gia khi phối hợp được hiệu quả từ tác động của chính sách quản lý nhà
nước, cấu trúc tổ chức của hệ thống khoa học và công nghiệp đến mối quan hệ và
hoạt động của trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp. Nâng cao năng
lực công nghệ quốc gia đạt được từ quá trình vận hành hệ thống đổi mới quốc gia.
Theo Nelson, hệ thống đổi mới quốc gia là “một sự kết hợp, liên quan giữa kiến
thức của các tổ chức nghiên cứu và việc thực hiện đổi mới tại các doanh nghiệp
trong quốc gia” (Nelson, 1993, trích trong Annamária Inzelt, 2004).
Trong hệ thống đổi mới quốc gia, quan hệ của ba đối tượng doanh nghiệp, trường/
viện, và quản lý nhà nước luôn dựa trên nền tảng của quá trình đổi mới khoa học -


2

cơng nghệ. Trong mối quan hệ này, nhà trường ngồi nhiệm vụ truyền thống là đào
tạo nguồn nhân lực và cung cấp những kiến thức cơ bản, cịn đóng vai trị giống như
viện nghiên cứu cung cấp cơng nghệ và những trợ giúp nhằm giúp doanh nghiệp

phát triển, đổi mới (Loet Leydesdorff và cộng sự, 2001). Do đó, theo thời gian, sự
phát triển của hệ thống kiến thức và khoa học công nghệ sẽ giúp cho nền kinh tế
ngày càng phát triển hơn (Etzkowitz và cộng sự, 2001).
Đổi mới luôn tồn tại trong doanh nghiệp, nhưng nền tảng kiến thức tạo ra đổi mới
lại đến từ các trường đại học (Narin, 1997). Trường đại học với giả thiết đóng vai
trị không chỉ là nhà cung cấp các kiến thức và kỹ năng con người, mà còn tạo nên
quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao phát minh sáng chế tới doanh nghiệp. Ngồi ra,
về phía chính phủ cũng tác động bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, không chỉ cung
cấp nguồn lực mà cịn thơng qua hệ thống chính sách, luật lệ hỗ trợ cho từng đối
tượng phát triển trong hệ thống đổi mới này (Leydesdorff, 2001).
Những hợp đồng liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu của nhà nước và doanh
nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn vấn đề đặt ra là các tổ chức nghiên cứu
thường thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản, do đó có thể áp dụng vào trong
nghiên cứu và triển khai (R&D) được hay khơng? Và vai trị của các trường đại học
trong nghiên cứu cơ bản, theo chính sách khoa học tại Mỹ từ năm 1845 đã đề ra là
phải “đóng góp trực tiếp cho tiến bộ của kỹ thuật trong các ngành cơng nghiệp”
(Crow và Tucker, 2001, trích trong Aldo Geuna và các cộng sự, 2002). Vì vậy, chìa
khóa của sự thành cơng trong q trình đổi mới đó chính là mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với các tổ chức khác như trường đại học, viện nghiên cứu. Hợp tác giữa các
tổ chức trong hệ thống đổi mới quốc gia có thể thơng qua nhiều hình thức khác
nhau. Mối liên kết giữa doanh nghiệp, trường/ viện và chính phủ có thể theo nhiều
cấp, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phát triển, lịch sử và đặc thù của từng
quốc gia (Conceicão và Heitor, 2001; Senker, 2001; Crow và các cộng sự, 1998;
Geisler và Rubenstein, 1989).
Một vấn đề thông thường trong phát triển kinh tế xã hội là khó khăn trong việc
truyền bá kiến thức, cách thức để hợp tác cũng như kết quả nhận được từ việc hợp


3


tác. Trong các quốc gia, vai trị của chính phủ chính là hỗ trợ và tạo điều kiện giúp
cho các mối liên kết này trở nên dễ dàng, nâng cấp mức độ liên kết và chuyển hình
thức liên kết ngày càng tinh vi hơn.
Tại Việt Nam, với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, đất nước ta từ một
nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển, hiệu quả và sức
cạnh tranh còn thấp. Và chúng ta phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận
dụng mọi khả năng để đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến, khoa học công nghệ phải
hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mối quan hệ giữa trường đại học, viện
nghiên cứu, các doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia nếu được khai thác
và tổ chức tốt sẽ đem lại được những kết quả vô cùng to lớn, không những giúp cho
từng tổ chức đạt được mục tiêu hoạt động của mình mà cịn góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh của quốc gia, tạo dần chỗ đứng ngày càng vững chắc trong phân
công lao động quốc tế, gây ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế nói chung về kinh
tế, chính trị, xã hội và ngoại giao. Hiện nay, mối quan hệ giữa các tổ chức này tại
Việt Nam vẫn còn chưa phát huy được hết thế mạnh của mình cũng như chưa khai
thác hết được lợi thế gia tăng từ việc tận dụng sự phối hợp sức mạnh của các tổ
chức trong q trình phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI
HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TỔ
CHỨC NÀY TẠI VIỆT NAM

Từ khi bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, chuyển từ nền kinh tế chỉ huy tập trung
sang nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp khu vực tư nhân đã hình thành
và chính thức được thừa nhận vào năm 1990 theo Luật Công ty và Luật Doanh
nghiệp. Từ đó đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Trong khi

số lượng các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển nhanh chóng trong một môi


4

trường pháp lý thuận lợi thì các doanh nghiệp nhà nước đang trong tiến trình đổi
mới cơ chế quản lý tiến hành cổ phần hóa mạnh và chuyển đổi hình thức sở hữu.
Đặc điểm phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay trong bối cảnh điều kiện cạnh
tranh không cân sức: trình độ khoa học cơng nghệ, năng lực quản lý thấp và vốn ít.
Ngồi việc chịu ảnh hưởng bởi mơi trường hoạt động vĩ mơ như các chính sách
quản lý nhà nước thì bản thân hoạt động của từng tổ chức như trường đại học, viện
nghiên cứu, doanh nghiệp cũng như mối quan hệ tương tác giữa chúng hiện nay
chưa đáp ứng giải quyết được bài toán làm thế nào để khai thác và sử dụng hiệu quả
mối quan hệ giữa các đối tượng này. Cụ thể:
 Đối với các doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức,
khó khăn của thị trường. Nền kinh tế thị trường đã buộc các doanh nghiệp phải tạo
được các lợi thế cạnh tranh trên thị trường mới có thể đứng vững. Hơn nữa, khi
tham gia vào q trình tồn cầu hóa, tự do hóa kinh tế, sức ép này càng lớn địi hỏi
các doanh nghiệp phải đổi mới để có thể có được vị trí nhất định trên thị trường
quốc tế. Trước những khó khăn này, cơng nghệ trở thành một cơng cụ quan trọng
đối với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp được thành lập ở nước ta xét trên quy mô lao động và vốn đầu tư
phần lớn là vừa và nhỏ, chiếm trên 80% tổng số doanh nghiệp cả nước. Đây là lọai
hình phù hợp để phát huy mọi tiềm năng cho phát triển kinh tế và thực hiện cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và được chính phủ rất khuyến khích (Ngơ Tất
Thắng, 2004).
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp
cơng nghiệp, trình độ công nghệ lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với thế giới. Thiết bị, máy
móc sử dụng ở nhiều doanh nghiệp đã q cũ, thậm chí có những thiết bị đã có niên

hạn sử dụng đến trên 30 năm chưa được thay thế. Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê năm 2004, có 8% số doanh nghiệp có cơng nghệ tiên tiến, 75% có cơng nghệ
trung bình và lạc hậu. Theo khảo sát của Sở KH- CN TP.HCM trên 630 doanh


5

nghiệp, số doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ ở mức mức khá chỉ 4%, trung bình
khá 8%, trung bình 36% và yếu chiếm tới 51%; cịn trình độ tiên tiến chỉ có 3 doanh
nghiệp đạt, chiếm tỷ lệ nhỏ nhoi 1% (VnEconomy, 2009). Công nghệ lạc hậu đặt
các doanh nghiệp đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập khu vực và
quốc tế đang diễn ra. Năng suất lao động thấp, tiêu hao nhiều nguyên liệu và năng
lượng, gây ô nhiễm môi trường và giá thành sản phẩm cao khơng có sức cạnh tranh
trên thị trường. Đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất là con đường tất yếu
và cấp bách đối với doanh nghiệp hiện nay.
Theo báo cáo điều tra từ các nguồn khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
đổi mới công nghệ ở mức thấp: chi phí đổi mới cơng nghệ chỉ khoảng 0.2-0.3%
doanh thu, so với mức 5% ở Ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc (Nguyễn Vĩnh Thanh,
2005). Xét về đổi mới cơng nghệ có thể tạm phân chia các doanh nghiệp thành hai
nhóm như sau:
-

Doanh nghiệp có qui mơ lớn, chịu sức ép cạnh tranh, có kinh nghiệm và khả
năng đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp nhà nước độc quyền không chịu
nhiều sức ép cạnh tranh nên đổi mới cơng nghệ cịn chậm và khơng đồng bộ.

-

Doanh nghiệp nhỏ ít có khả năng và hiểu biết để đổi mới công nghệ.


Doanh nghiệp nhà nước xây dựng chiến lược kinh doanh và sản phẩm theo yêu cầu
từ cơ quan chủ quản cấp trên, việc xây dựng dự án đầu tư cho kinh doanh chưa thực
sự xuất phát từ nhu cầu của thị trường, vẫn tồn tại tư duy bán ra thị trường những
“cái doanh nghiệp có sở trường sản xuất” chứ không phải là sản xuất và bán ra thị
trường những “cái mà thị trường cần” là một sai lầm nghiêm trọng trong nền kinh tế
thị trường. Tư tưởng thích “cái mới, cái hiện đại” mà khơng cần lưu ý đến hiệu quả
và đầu tư từ tiền nhà nước cũng còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp nhà nước được ưu đãi vốn....Tư duy này đã làm sai lệch các hành vi quản lý
công nghệ trong các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Các doanh nghiệp tư nhân xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược sản phẩm
xuất phát từ thị hiếu của thị trường. Đa số các doanh nghiệp tư nhân sản xuất sản


6

phẩm dựa theo các hợp đồng làm gia công cho các doanh nghiệp lớn nên khơng có
chiến lược sản phẩm mà phụ thuộc theo việc sản xuất của các doanh nghiệp lớn,
nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành cơ khí. Cũng có một thực tế tồn tại ở
các doanh nghiệp nhà nước trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm (hay chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp) là từ khi xây dựng cho đến khi ra quyết định
thực hiện chiến lược thường bị kéo dài hoặc không được thực hiện do phải đợi ý
kiến của cơ quan chủ quản, cho nên việc chiếm lĩnh thị trường tiềm năng khó được
thực hiện (Phạm Thị Bích Hà, 2003).
Về liên kết với viện, trường: nhu cầu liên kết với viện, trường của doanh nghiệp
khơng cao do thiếu những sức ép địi hỏi doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ
một cách mạnh mẽ; mặc dù trình độ cơng nghệ thấp, nhưng nhu cầu đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp không cao; hoạt động đổi mới công nghệ chủ yếu là tập
trung đi mua máy móc từ bên ngồi và ít chú ý đến nghiên cứu đổi mới công nghệ.
Các doanh nghiệp chưa có tầm nhìn xa, mang tính chiến lược, do đó chưa có những
kế hoạch đổi mới cơng nghệ dài hạn nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Kết quả

điều tra các doanh nghiệp tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phịng và Thành phố
Hồ Chí Minh của Vũ Minh Khương và Jonathan Haughton (2004) đã rút ra những
kết luận quan trọng. Thứ nhất, trong khi coi trọng sự cộng tác chặt chẽ với các nhà
cung cấp nước ngồi thì mối liên kết của các doanh nghiệp với viện, trường chưa
chặt chẽ, và việc tăng cường mối liên kết này chưa được ưu tiên cao. Thứ hai, nhìn
chung các doanh nghiệp đề cao những hoạt động như sử dụng máy vi tính, thư điện
tử,… hơn là liên kết với viện, trường để đổi mới công nghệ. Đó cũng có thể coi là
tình hình chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Khả năng liên kết với viện, trường của các doanh nghiệp khá hạn chế do ngân sách
chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp còn thấp, nhiều doanh
nghiệp thiếu bộ phận nghiên cứu và phát triển, khả năng nghiên cứu khoa học và
nhân lực cho các hoạt động này còn yếu. Tuy nhiên, với hạn chế về nguồn vốn, việc


7

doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị, cơng nghệ từ nước ngồi sẽ gặp khó
khăn hơn là thực hiện liên kết với các nhà cung cấp trong nước như trường, viện.
 Đối với trường đại học
Với nhiệm vụ chính của các trường đại học hiện nay là giảng dạy đào tạo sinh viên,
sáng tạo tri thức và ứng dụng cơng nghệ để giải quyết bài tốn thực tiễn. Tuy nhiên,
cơng tác giảng dạy tại nhà trường cịn mang nặng tính lý thuyết, ít gắn liền với thực
tiễn, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
Việc xây dựng chương trình đào tạo của nhiều trường chưa dựa trên kết quả khảo
sát thị trường, phân tích nhu cầu đào tạo, tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp. (Hạnh
Vân, 2007).
Theo ông Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật TP HCM, đánh giá
chất lượng giáo dục đại học phải dựa trên mục tiêu đào tạo của mỗi trường. Mục
tiêu đào tạo không rõ ràng sẽ kéo theo chất lượng đào tạo không hiệu quả.
"Hầu hết sinh viên hiện nay, bước chân vào trường đại học chỉ biết học và học, mà

không xác định được mình sẽ trở thành người như thế nào, làm gì sau khi tốt
nghiệp. Khơng ít giảng viên chưa hiểu hết mục tiêu đào tạo của nhà trường, chỉ biết
hoàn thành vai trị của mình trong phạm vi nhỏ của mơn dạy". Kết quả kiểm định thí
điểm của Bộ giáo dục tại 20 trường, vẫn có 4 đại học hàng đầu chưa đáp ứng được
các yêu cầu về việc xác định mục tiêu đào tạo.
Hơn nữa, trong khi cơ sở vật chất của các viện, doanh nghiệp thường rất tốt, thì các
trường lại thiếu phịng thí nghiệm tiêu chuẩn cho sinh viên, dẫn đến tình trạng sinh
viên học "chay", khi ra làm việc luôn ở thế bị động, bỡ ngỡ. Giáo sư Đào Trọng
Thi, giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra một so sánh : tỷ lệ đầu tư cho giáo
dục mới đạt 3 % GDP, trong khi tỉ lệ này ở Philippines là 4,2 %, ở Thái Lan là 5,4
% và ở Malaysia là 6,7 %; tỉ lệ này ở Mỹ vào năm 1995 đã là 5,3 %, ở Anh là 5,5
%, ở Canada là 7,3 % (Lê Hạnh, 2004).
Về liên kết của trường với doanh nghiệp: Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến
Long tại hội thảo quốc gia “Đào tạo theo nhu cầu” đã phát biểu: “Từ nhiều năm


×