Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nghiên cứu sản xuất biodiesel từ dầu cặn cá ngừ điển hình tại công ty NEW LIFE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 86 trang )

vi

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................x
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
...................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.........................................................................................5
1.1. Nhiên liệu sinh học (Biofuels)

5

1.1.1. Giới thiệu về nhiên liệu sinh học.............................................................................5
1.1.2. Tính chất hóa lý của dầu diesel sinh học gốc B100 (TCVN 7717 : 2007)..............9
1.3. Quy trình sản xuất.....................................................................................................10
1.1.4. Tình hình sản xuất..................................................................................................10
1.1.5. Ứng dụng...............................................................................................................14
1.3. Năng lượng tái tạo (Renewable energy)

20

1.3.1. Năng lượng sinh khối (Biomass)...........................................................................21
1.3.2. Địa nhiệt (Geothermal Power)...............................................................................22
1.3.3. Năng lượng Hydro (Hydrogen Energy).................................................................24
1.3.4. Năng lượng gió......................................................................................................25
1.3.5. Năng lượng thủy triều............................................................................................27
1.4 Giới thiệu công ty New Life và nguồn nguyên liệu dầu cặn cá ngừ

28


1.4.1 Giới thiệu sơ lược công ty New Life (Đời Sống mới)............................................28
1.4.2 Giới thiệu nguồn gốc nguyên liệu dầu cặn cá Ngừ.................................................30

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................32
2.1 Đối tượng nghiên cứu

33

2.2 Hóa chất và thiết bị

33

2.3 Phương pháp nghiên cứu

34

2.3.2.1 Xây dựng mô hình hóa thống kê mơ tả hiệu suất biodiesel từ phản ứng este
hóa dầu cặn..................................................................................................................36
2.3.2.2 Chế độ cơng nghệ tối ưu..................................................................................46
2.3.2.3 Cách tính khối lượng mol trung bình dầu cặn và hiệu suất phản ứng ester.....50

mi : hàm lượng của axit i (%)....................................................................................51
Khối lượng mol trung bình (MTB) của dầu cặn (chất béo):........................................51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................52


vii
3.1 Những tính chất hóa lý của Dầu cặn cá ngừ

52


3.2 Xử lý sơ bộ dầu cặn với methanol

53

3.3 Quá trình este hóa xúc tác axit

53

3.3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác axit H2SO4 đối với phản ứng ester hóa.........57
3.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng methanol/dầu cặn đối với phản ứng ester hóa............58
3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với phản ứng ester hóa.............................................59
3.3.4 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đối với hiệu suất phản ứng ester hóa..............60
3.3.5 Ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích MeOH/dầu cặn và nhiệt độ phản ứng đối với hiệu
suất phản ứng este hóa.....................................................................................................61
3.3.6 Ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích MeOH/dầu cặn và thời gian phản ứng đối với hiệu
suất phản ứng ester hóa....................................................................................................62
3.3.7 Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác và thời gian phản ứng đối với hiệu suất phản
ứng ester hóa....................................................................................................................63
3.3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng và thời gian phản ứng đối với hiệu suất phản
ứng ester hóa....................................................................................................................64
3.3.9 Xác định điều kiện tối ưu của phản ứng tổng hợp Biodiesel từ dầu cặn................65
3.4 Thành phần acid béo của BDF

66

3.5 Những tính chất hóa lý của biodiesel điều chế từ dầu cặn

67


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.....................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASTM

Tiêu chuẩn của My

AV

Chỉ số acid (acid value)

BDF

Nhiên liệu sinh học (Biodiesel fuel)

DG

Diglycerit

DHA

Decosahesanenoic acid


viii

ĐBSCL


Đồng bằng song Cửu Long

EU

Liên minh các nước Châu Âu

FAME

Biodiesel (Fatty acid methyl este)

FFA

Các acid béo tự do (free fatty acid)

GC

Sắc ký khí

HC

Hydrocacbon

IV

Chỉ số I ốt

LNG

Khí thiên nhiên hóa lỏng


MeOH

Methanol

MG

Monoglycerit

PTSA

Acid p-toluensulfonic

PV

Chỉ số peroxit

Rpm

Vòng/phút

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

v/v

Thể tích/thể tích

w/w


Khối lượng/khối lượng

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các tiêu chuẩn của biodiesel nguyên chất B100 (TCVN 7717 : 2007)..........9
Hình 1.1 Quy trình sản xuất biodiesel từ các nguồn chất béo nói chung.....................10
Bảng 1.2 Các tiêu chuẩn của ethanol sinh học (TCVN 7716 : 2007)..........................16
Hình 1.2 Quy xuất trình sản ethanol sinh học từ các nguồn tinh bột/đường...............17
Bảng 1.3 Bảng tóm tắt các dự xây dựng nhà máy ethanol nhiên liệu tại Việt Nam.....19
Hình 1.3 Quy trình sản xuất dầu cá ngừ bán tinh luyện tại cơng ty New Life.............29
Bảng 1.4 Một số đặc tính cơ bản của xà phòng (từ dầu cá ngừ)..................................30


ix

Hình 1.4 Quy trình xử lý xà phòng tận thu dầu cặn cá ngừ.........................................31
.................................................................................................................................... 31
Hình 2.1 Máy sắc ký khí Agilent 7890A tại cơng ty New Life...................................33
Hình 2.2 Máy đo ẩm độ Aquamax KF tại cơng ty New Life.......................................34
.................................................................................................................................... 34
Hình 2.3 Máy khuấy từ, gia nhiệt Stuart tại công ty New Life...................................34
Hình 2.4 Quy trình este hóa dầu cặn bằng phương pháp khuấy, gia nhiệt truyền thống
.................................................................................................................................... 35
Bảng 2.1 Bảng mã hóa các nhân tố độc lập.................................................................37
Bảng 2.2 Bảng quy hoạch thực nghiệm và kết quả thực nghiệm................................38
Bảng 2.3 Bảng quy hoạch thực nghiệm mở rộng và kết quả thực nghiệm..................40
Bảng 2.4 Các kết quả thực nghiệm tại tâm..................................................................43
Bảng 2.5 Số các thí nghiệm bố trí với k yếu tố...........................................................47
Bảng 2.6 Bảng quy hoạch hóa bậc hai........................................................................48
Bảng 2.7 Các giá trị α đối với số khác nhau của các yếu tố........................................48

Bảng 2.8 Bảng ma trận trực giao của quy hoạch trực giao bậc hai với k=2................49
Bảng 2.9 Các thành phần axit béo trong dầu cặn và hàm lượng (%)...........................50
Bảng 3.1 Tính chất hóa lý của dầu cặn cá ngừ............................................................52
Bảng 3.2 Bảng ma trận mở rộng và kết quả thực nghiệm...........................................54
Hình 3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất thu hồi biodiesel..............58
Hình 3.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ MeOH/dầu cặn đến hiệu suất thu hồi biodiesel............59
Hình 3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi biodiesel..............................60
Hình 3.4 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất thu hồi biodiesel.............60
Hình 3.5 Ảnh hưởng của tỉ lệ MeOH/dầu cặn và nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất thu
hồi biodiesel................................................................................................................ 62
Hình 3.6 Ảnh hưởng của tỉ lệ MeOH/dầu cặn và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu
hồi biodiesel................................................................................................................ 63
Hình 3.7 Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu
hồi biodiesel................................................................................................................ 64
Hình 3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu
hồi biodiesel................................................................................................................ 65


x

Bảng 3.3 Bảng bố trí thí nghiệm chi tiết các điều kiện thí nghiệm tại cơng ty New Life
.................................................................................................................................... 65
Bảng 3.4 Thành phần axit béo của BDF điều chế từ dầu cặn......................................66
Bảng 3.5 Bảng kết quả kiểm tra các chỉ tiêu của BDF sản xuất từ dầu cặn.................67
Hình 3.9 Biodiesel sản xuất từ nguồn dầu cặn cá ngừ.................................................71

DANH MỤC HÌNH
Bảng 1.1 Các tiêu chuẩn của biodiesel nguyên chất B100 (TCVN 7717 : 2007)..........9
Hình 1.1 Quy trình sản xuất biodiesel từ các nguồn chất béo nói chung.....................10
Bảng 1.2 Các tiêu chuẩn của ethanol sinh học (TCVN 7716 : 2007)..........................16

Hình 1.2 Quy xuất trình sản ethanol sinh học từ các nguồn tinh bột/đường...............17
Bảng 1.3 Bảng tóm tắt các dự xây dựng nhà máy ethanol nhiên liệu tại Việt Nam.....19
Hình 1.3 Quy trình sản xuất dầu cá ngừ bán tinh luyện tại công ty New Life.............29
Bảng 1.4 Một số đặc tính cơ bản của xà phòng (từ dầu cá ngừ)..................................30
Hình 1.4 Quy trình xử lý xà phòng tận thu dầu cặn cá ngừ.........................................31
.................................................................................................................................... 31
Hình 2.1 Máy sắc ký khí Agilent 7890A tại cơng ty New Life...................................33
Hình 2.2 Máy đo ẩm độ Aquamax KF tại cơng ty New Life.......................................34
.................................................................................................................................... 34
Hình 2.3 Máy khuấy từ, gia nhiệt Stuart tại cơng ty New Life...................................34
Hình 2.4 Quy trình este hóa dầu cặn bằng phương pháp khuấy, gia nhiệt truyền thống
.................................................................................................................................... 35
Bảng 2.1 Bảng mã hóa các nhân tố độc lập.................................................................37


xi

Bảng 2.2 Bảng quy hoạch thực nghiệm và kết quả thực nghiệm................................38
Bảng 2.3 Bảng quy hoạch thực nghiệm mở rộng và kết quả thực nghiệm..................40
Bảng 2.4 Các kết quả thực nghiệm tại tâm..................................................................43
Bảng 2.5 Số các thí nghiệm bố trí với k yếu tố...........................................................47
Bảng 2.6 Bảng quy hoạch hóa bậc hai........................................................................48
Bảng 2.7 Các giá trị α đối với số khác nhau của các yếu tố........................................48
Bảng 2.8 Bảng ma trận trực giao của quy hoạch trực giao bậc hai với k=2................49
Bảng 2.9 Các thành phần axit béo trong dầu cặn và hàm lượng (%)...........................50
Bảng 3.1 Tính chất hóa lý của dầu cặn cá ngừ............................................................52
Bảng 3.2 Bảng ma trận mở rộng và kết quả thực nghiệm...........................................54
Hình 3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất thu hồi biodiesel..............58
Hình 3.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ MeOH/dầu cặn đến hiệu suất thu hồi biodiesel............59
Hình 3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi biodiesel..............................60

Hình 3.4 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất thu hồi biodiesel.............60
Hình 3.5 Ảnh hưởng của tỉ lệ MeOH/dầu cặn và nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất thu
hồi biodiesel................................................................................................................ 62
Hình 3.6 Ảnh hưởng của tỉ lệ MeOH/dầu cặn và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu
hồi biodiesel................................................................................................................ 63
Hình 3.7 Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu
hồi biodiesel................................................................................................................ 64
Hình 3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu
hồi biodiesel................................................................................................................ 65
Bảng 3.3 Bảng bố trí thí nghiệm chi tiết các điều kiện thí nghiệm tại cơng ty New Life
.................................................................................................................................... 65
Bảng 3.4 Thành phần axit béo của BDF điều chế từ dầu cặn......................................66
Bảng 3.5 Bảng kết quả kiểm tra các chỉ tiêu của BDF sản xuất từ dầu cặn.................67
Hình 3.9 Biodiesel sản xuất từ nguồn dầu cặn cá ngừ.................................................71


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đê.
Năng lượng hóa thạch ngày càng cạn dần, yêu cầu bức xúc về vấn đề ô nhiễm
mơi trường với những tác động gây thay đởi khí hậu toàn cầu, v.v là những lý do
khiến các nước trên thế giới từ 5 - 10 năm trở lại đây ráo riết nghiên cứu để phát triển
nguồn năng lượng thay thế.
Nhiên liệu sinh học (biofuel) không phải là nhiên liệu mới, đã được áp dụng đã
khá lâu kể từ khi động cơ diezel đầu tiên chạy bằng dầu lạc ra đời năm 1898 được
triển lãm ở Paris ( Pháp). Tác giả của động cơ diezel đầu tiên - ông Rudolf Diezel đã
từng tiên đoàn rằng nhiên liệu từ sinh khối sẽ là tương lai thực cho động cơ của mình.
Hơn 10 năm sau (1912) ngay cả khi dầu mỏ và than bắt đầu được đề cao, ông cũng

vẫn tuyên bố: "sử dụng dầu thực vật làm nhiên liệu động cơ hiện thời có thể khơng
còn ý nghĩa, song nó vẫn sẽ trở thành nguồn nhiên liệu quan trọng như dầu mỏ và than
về sau này". Cho tới năm 1920 khi các nhà sản xuất động cơ diezel phải thay đổi động
cơ của họ để sử dụng loại nhiên liệu độ nhớt thấp hơn (diezel dầu mỏ) và không dùng
dầu thực vật nữa thì các cơ sở sản xuất biofuel thời đó mới dần bị loại bỏ.
Còn một sự kiện nữa: động cơ đốt trong ô tô của tác giả Nicola Otto ra đời năm
1877 lại chạy bằng cồn. Các loại xe ô tô của hãng Ford sản xuất năm 1928 - 1929 đều
được thiết kế để chạy bằng các loại nhiên liệu khác nhau, trong đó có cồn. Xe ô tô của
hãng Studebaker những năm 1930 được thiết kế để chạy được cả xăng và cồn. Thật ra
trong thời b̉i bình minh của triều đại ơ tơ, cồn được xem là nhiên liệu đề cao như
xăng, dầu sau này. Xăng dầu phát triển mạnh sau đó đã khiến các nhà cung cấp cồn
đơn lẻ khó phát triển, tuy rằng trong giai đoạn Đại chiến II, ở những vùng khó cung
cấp xăng thì cồn vẫn được đề cao và sử dụng làm nhiên liệu chạy xe.
Ngày nay nhằm đối phó với giá dầu mỏ không ngừng tăng, nhiều nước trên thế
giới đề ra biện pháp khẩn cấp nhằm khuyến khích phát triển các nguồn nhiên liệu thay


2

thế, trong đó sản xuất nhiên liệu sinh học được nhiều nước lựa chọn vì lợi ích lớn về
kinh tế và môi trường.
Do những nguyên nhân đã nêu ở trên, các nước trên thế giới đang có xu hướng
tích cực quay trở lại với nhiên liệu sinh học (biofuel).
Việt Nam cũng đang tích cực tìm kiếm nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo. Trong đó, ưu tiên sản xuất điesel sinh học từ nguồn dầu mỡ giá trị thấp. Và tại
công ty New Life, hằng ngày vẫn liên tục sản xuất ra một lượng lớn dầu cặn cá ngừ.
Nhưng hiện nay, nguồn dầu cặn này được dùng làm chất đốt cơng nghiệp (ví dụ: dùng
cho việc đốt lò hơi), việc đốt trực tiếp nguồn dầu cặn chưa qua xử lý, chế biến (phản
ứng ester hóa thành biodiesel) này sẽ làm cho dầu cặn cháy khơng hoàn toàn, gây ra
nhiều khói bụi... Đó là ngun nhân gây ra sự lãng phí và ô nhiễm. Ngoài ra, đây là

nguồn dầu (chất béo) có AV rất cao, vì trước đó nó bị trải qua nhiều q trình oxi hóa,
thủy phân bằng axit HCL, nên hiện tại trong nước chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực
này.
Đó là mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sản xuất Biodiesel từ dầu
cặn Cá Ngừ. Điển hình tại Cơng ty New Life”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá tổng quan các nguồn năng lượng mới, sạch có triển vọng thay thế các
nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và ơ nhiễm tại Việt Nam và trên
thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các nguồn nguyên liệu chất béo (dầu/mỡ động
thực vật) có thể sử dụng để sản xuất biodiesel.
Nghiên cứu cụ thể nguồn nguyên liệu dầu cặn cá ngừ tại công ty New Life.


3

Nghiên cứu và đề xuất phương pháp sản xuất biodiesel từ dầu cặn.
Đề xuất các thông số tối ưu để sản xuất biodiesel từ nguồn dầu cặn.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nguồn nguyên liệu dầu cặn tại công ty New Life
Phương pháp và điều kiện của phản ứng este hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu đặc tính, khả năng sản xuất biodiesel từ nguồn dầu
cặn và tính chất của biodiesel được tạo ra từ dầu cặn tại công ty New Life.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp và điều kiện của phản ứng este hóa. (Vì nguồn dầu cặn có chỉ số
axit cao nên đề tài nghiên cứu sủ dụng xúc tác axit cho phản ứng ester hóa. Nếu sử

dụng xúc tác bazơ cho phản ứng chủn vị transester hóa, thì phản ứng xà phòng hóa
giữa dầu cặn và bazơ sẽ xảy ra mạnh mẽ, gây ức chế phản ứng transester hóa. Từ đó
chỉ có xà phòng được tạo thành, biodiesel khơng được tạo ra)
4. Nội dung nghiên cứu
Nguồn gốc của nguồn ngun liệu dầu cặn tai cơng ty New Life.
Các tính chất hóa, lý của nguồn nguyên liệu này.
Các phương pháp sản xuất biodiesel từ dầu cặn.
Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất biodiesel từ dầu cặn.
Cơ chế, điều kiện và các thơng số tối ưu của q trình sản xuất biodiesel
thơng qua phản ứng este hóa.


4

Nghiên cứu các tính chất hóa, lý của biodiesel từ dầu cặn.
5. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học
Ý nghĩa thực tiễn:
Việc nghiên cứu sản xuất biodiesel từ dầu cặn sẽ đóng góp một phần nguồn
nhiên liệu sinh học sạch cho nguồn năng lượng trong nước.
Dầu cặn có nguồn gốc từ dầu cá ngừ. Do đó, việc nghiên cứu này sẽ là nền tảng
để phát triển khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam nói chung. Đặc
biệt đề tài sẽ góp phần nâng cao giá trị ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá da
trơn tại khu vực ĐBSCL.
Ý nghĩa khoa học:
Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để sản xuất biodiesel từ các nguồn
dầu mỡ khơng ăn được, có chỉ số axit cao (>50 mg KOH/g).


5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Ngày nay, nhân loại đang đối mặt với 3 vấn đề lớn: an ninh lương thực, an ninh
năng lựợng, sự biến đởi khí hậu toàn cầu. Đó đều là các vấn đề rất nóng bỏng cần có
sự giải quyết với những giải pháp đúng đắn.
Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là giải quyết vấn đề năng
lượng. Cả thế giới đang tìm cách giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa
thạch. Vì vậy, ngoài năng lượng hạt nhân, chúng ta đang không ngừng tìm kiếm và
phát triển các nguồn năng lượng mới: nhiên liệu sinh học (biofuel), dầu diesel sinh
học (biodiesel), năng lượng thay thế và năng lượng tái tạo…
1.1. Nhiên liệu sinh học (Biofuels)
1.1.1. Giới thiệu vê nhiên liệu sinh học
Dầu diesel sinh học là hợp chất ester của một axit béo có nguồn gốc từ dầu thực
vật (dầu dừa, dầu cọ, dầu hoa hướng dương,…) hoặc mỡ động vật với một rượu
mạch ngắn (methanol, ethanol hoặc propanol) [43].
Phản ứng tạo dầu diesel sinh học giữa axít béo và methanol:

H2C

OCOR1

HC OCOR2
H2C

Xúc tác

+ 3CH3OH

OCOR3

Triglyceride


Methanol

R1COOCH3
R2COOCH3

H2C
+

OH

HC OH

R3COOCH3

H2C

OH

Biodiesel

Glycerine

Trong đó, R1, R2, R3 là các gốc alkyl của axit béo (có thể mạch Carbon rất dài).

Giới thiệu về phản ứng transester hóa

(1.1)



6

Transester hóa là tḥt ngữ dùng để mơ tả loại phản ứng khi các axit béo phản
ứng với alcohol, còn được gọi là phản ứng alcohol phân.
Tranester hóa dầu thực vật, mỡ động vật là phản ứng đang được sử dụng nhiều
để điều chế biodiesel. Nguyên lý cơ bản có thể được giới thiệu như sau: là phản ứng
của một phân tử triglycerit (đây có thể là axit béo no hoặc không no, độ nhớt cao) và
ba phân tử rượu tạo ra ba phân tử este và một phân tử glycerin (công thức 1.1).
Methanol, ethanol, propanol, butanol… là các alcohol được sử dụng trong phản
ứng transester hóa. Phản ứng transester hóa là q trình tḥn nghịch, có sử dụng xúc
tác bazơ, axit, enzim… để thúc đẩy quá trình phản ứng. Do đó, alcohol ln được sử
dụng với lượng dư ban đầu để hiệu suất phản ứng đạt kết quả cao nhất.
Xúc tác axit
Có thể điều chế biodiesel bằng phản ứng giữa axit béo và alcohol, điều kiện có
sử dụng xúc tác axit và nhiệt độ cao. Phản ứng này gọi là phản ứng ester hóa. Thường
sử dụng các axit H2SO4, HCl, axit Sulfonic. Cơ chế phản ứng như sau:

+

OH

OH H
H2C OC +O CH3

H2C

H2C
R1OC

OCOR1


HC OCOR2H C
H2C OCOR3

R1
OCOR2

H2C OCOR3
+

OH

OH
CH2

H+
R2OCO
CH
HC OCOR
2
R3OCO CH2
H2C

+ R1(1.2)
OCOCH3 + H+ (1.4)

OCOR3
OH H

R1CO


CH2

R2OCO

CH

R3OCO

CH2

H2C O C +O CH3
R1
+ CH3OH

HC OCOR2

(1.3)

H2C OCOR3

Sự kết hợp proton với nhóm carbonyl của axit béo tạo ra carbocation, sau đó
alcohol đi vào carbocation này hình thành hợp chất trung gian tứ diện, loại glycerin để
hình thành 1 phân tử ester mới và tái sinh xúc tác H +. Với cơ chế đó, những axit


7

carboxylic được tạo thành do phản ứng của carboncation với sự có mặt của nước trong
hỡn hợp. Vì vậy, các chất béo cần được sấy khô trước khi phản ứng ester hóa với xúc

tác axit để ngăn chặn sự tạo thành axit carboxylic, làm giảm hiệu suất phản ứng.
Phản ứng ester hóa xúc tác axit cho độ chuyển hóa các alkyl ester cao. Tuy
nhiên thời gian phản ứng dài, vì tốc độ phản ứng xảy ra chậm. Vì vậy, chỉ sử dụng xúc
tác axit khi chất béo có chỉ số axit (AV) lớn.
Xúc tác bazơ
Phản ứng transester hóa chất béo xúc tác bazơ diễn ra mạnh mẽ hơn xúc tác
axit. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho xúc tác bazơ được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp.
Bước đầu tiên là bazơ phản ứng với alcohol sinh alkoxit và xúc tác proton hóa.
Tác nhân alkoxit sẽ tấn cơng nhóm carbonyl của triglycerit (chất béo) tạo ra hợp chất
trung gian tứ diện, từ đó alkyl ester và anion tương ứng của diglycerit đươc tạo thành,
và xúc tác được tái sinh. Lúc này phân tử diglycerit tiếp tục phản ứng với phân tử
alcohol tiếp theo, bắt đầu một chu trình xúc tác mới. Các diglycerit và monoglycerit
được chuyển hóa cùng một cơ chế tạo ra hỗn hợp alkyl ester và glycerin.


8

Cơ chế phản ứng:
R’OH + B

RO- +

R3OC O CH2
R3OC
O CHCH
2
R2OCO

CH2


R2OCO

CH

H2 C O-

(1.5)

R3OCO CH2
3OCO CH
R2OCO RCH
+ R21OCOR’

OR’
R2OCO CH
H2C OCR1 + OR’
OH2C OCR1
O
R3OCO

BH+

OCO
HR22C
O- CH
H2C

(1.7)
(1.6)


OR’
O C R1
O-

R3OCO CH2
+ BH+

R2OCO CH
H2C OH

+

B

(1.8)


9

1.1.2. Tính chất hóa lý của dầu diesel sinh học gốc B100 (TCVN 7717 : 2007)
Bảng 1.1 Các tiêu chuẩn của biodiesel nguyên chất B100 (TCVN 7717 : 2007)

Tiêu chuẩn
1 Hàm lượng este

Đơn vị

Giới hạn


% khối lượng > 96,5

Phương pháp đo
EN 14103

2

Khối lượng riêng tại
kg/m3
150C

860 - 900

TCVN 6594 (ASTM D 1298)

3

Điểm chớp cháy (cốc 0
C
kín)

130

TCVN 2693 (ASTM D 93)

< 0,050

TCVN 7757 (ASTM D 445)

1,9 – 6,0A


TCVN 3171 (ASTM 445)

4 Nước và cặn
5

% thể tích

Độ nhớt động học tại
mm2/s
400C

6 Tro sulphát

% khối lượng < 0,020

TCVN 2689 (ASTM D 874)

7 Lưu huỳnh

% khối lượng
< 0,05 (< 500)
(ppm)

ASTM D 5453/ TCVN 6701
(ASTM D 2622)

8 Ăn mòn đồng

Loại


No1

TCVN 2694 (ASTM D 130)

> 47

TCVN 7630 (ASTM D 613)

Báo cáoC

ASTM D 2500

9 Trị số xêtan
10 Điểm vẩn đục

0

11 Cặn cácbonD

% khối lượng <0,050

ASTM D 4530

12 Trị số axit

mg KOH/g

< 0,05


TCVN 6325 (ASTM D 664)

13 Chỉ số iốt

g iốt/100 g

< 120

EN 14111/ TCVN 6122 (ISO
3961)

>6

EN 14112

14

C

Độ ổn định oxy hóa
giờ
tại 1100C

15 Glycerin tự do

% khối lượng < 0,020

ASTM D 6584

16 Glycerin tổng


% khối lượng < 0,240

ASTM D 6584

17 Phospho

% khối lượng < 0,001

ASTM D 4951

18

Nhiệt độ cất, 90% o
C
thu hồi

19 Na và K
20 Ngoại quan

mg/kg

< 360

ASTM D 1160

< 5,0

EN 14108 và EN 14109


Khơng có nước tự do, cặn và
Quan sát bằng mắt thường
tạp chất lơ lửng


10

1.3. Quy trình sản xuất

Hình 1.1 Quy trình sản xuất biodiesel từ các ng̀n chất béo nói chung

1.1.4. Tình hình sản xuất
1.1.4.1 Tình hình sản xuất dầu diessel sinh học trên thế giới
Châu Âu
Ở châu Âu, Đức là nước sản xuất biofuel lớn nhất từ cây cải dầu, góp phần
giảm khối lượng xăng bán ra ở đây.
Sản lượng biofuel ở Đức tập trung chủ yếu vào biodiesel, Đức là nước dẫn đầu
EU sản xuất biodiezel. Năm 2001, sản lượng biodiesel ở Đức đạt mức 360.000 tấn,
cao hơn hẳn so với 246.000 tấn vào năm 2000. Trong tương lai, Đức sẽ vẫn là nước có
tiềm năng sản xuất biodiesel lớn nhất EU, có thể đạt mức cơng suất 780.000 tấn/ năm.


11

Hiện tại Đức có một số cơ sở sản xuất biofuel, công suất trên 60.000 tấn/ năm
và một số cơ sở công suất dưới 5.000 tấn/ năm. Hai nhà sản xuất biofuel chính ở Đức
là Conneman và Cognis lại được đặt ở Pháp chứ không phải tại Đức.
Châu Mỹ
Công ty công nghệ sinh học ONC của Canađa là nơi đầu tiên sản xuất và sử
dụng biodiesel từ dầu cá.

My là nước có sản lượng đậu tương rất lớn nên nước này có ưu thế sản xuất
biodiesel. Ngoài đậu tương, nguồn nguyên liệu sinh khối để phục vụ cho việc sản xuất
biodiesel cũng hết sức đa dạng: ngô, hạt hướng dương, hạt bông, hạt cải dầu, hạt cải
cay, hạt lanh… Hiện tại ở My đậu tương là nguồn nguyên liệu phổ biến hơn cả (tương
tự như hạt cải dầu là nguyên liệu phổ biến ở châu Âu) để sản xuất biodiesel. Ngay từ
năm 1990 đã có một nghiên cứu khả thi sử dụng đậu tương sản xuất biodiesel.
1.1.4.2 Tình hình sản xuất dầu diessel sinh học trong nước
Sản xuất diesel sinh học từ mỡ cá
Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long, có thế mạnh
ni trồng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng. Tuy nhiên năm 2012, trong bối cảnh
nền kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới
kéo dài; đặc biệt là các nước thuộc khối EU (thị trường xuất khẩu chính của thuỷ sản
Việt Nam), nhiều nước nhập khẩu dựng lên các rào cản thương mại, rào cản ky thuật
nhằm hạn chế nhập khẩu đã gây ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản (trong đó có cá tra).
Bên cạnh đó tình hình khó khăn của kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến sản xuất, đó
là giá cả vật tư đầu vào như giá điện, xăng dầu, thức ăn, thuốc thú y-thủy sản liên tục
tăng, thiếu vốn và lãi suất ngân hàng duy trì ở mức cao với thời gian dài đã ảnh hưởng
khơng nhỏ đến nghề ni cá tra [10].
Tính đến hết 31/12/2012, diện tích ni cá tra đạt 5.910 ha; sản lượng cá thu
hoạch đạt 1.255.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,744 tỷ USD, giảm 3,4% so với
cùng kỳ năm 2011 [1].


12

Trước đây, một lượng nhỏ mỡ cá da trơn được dùng để bổ sung chất béo trong
thức ăn chă nuôi công nghiệp, một phần xuất khẩu thô, và một phần nhỏ dùng để sản
xuất biodiesel. Tại An Giang có ơng Hồ Xn Thiên (Cơng ty Agifish), tại Cần Thơ có
ơng Trịnh Minh Tú (Công ty TNHH Minh Tú) [5,6] đã nghiên cứu sản xuất thành
công dầu biodiesel từ mỡ cá. Đây là loại nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường,

không gây ô nhiễm, không gây độc hại nếu sản xuất đúng tiêu chuẩn. Tuy vậy, do các
yếu tố khách quan (giá mỡ cá tra cao) và yếu tố chủ quan (công nghệ chưa hoàn thiện)
nên việc sản xuất biodiesel chưa đạt thành tựu như mong đợi.
Ngoài ra còn các hướng nghiên cứu tổng hợp biodiesel bằng xúc tác bazơ rắn
của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh [47], phản ứng metanol phân mỡ cá tra hoặc mỡ
cá basa sử dụng xúc tác NaOH và Na 2CO3 của tác giả Bùi Tấn Nghĩa [4], xúc tác bazơ
đồng thể với sự hỗ trợ sóng siêu âm của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Thoa [16],
xúc tác KOH với sự hỗ trợ vi sóng của nhóm tác giả Lê Ngọc Thạch [8]. Dự án nghiên
cứu thử nghiệm do tác giả Nguyễn Hữu Trịnh chủ nhiệm sử dụng xúc tác dị thể cũng
đang được triển khai [17].
Sản xuất diesel sinh học từ dầu ăn phế thải
Trong bối cảnh con người đang đối mặt đồng thời 3 vấn đề như khủng hoảng
năng lượng, an ninh lương thực và vấn đề ơ nhiễm mơi trường, thì sản xuất biodiesel
từ dầu mỡ phế thải đáp án tối ưu cho tất cả.
Tại Việt Nam, sản xuất biodiesel từ dầu mỡ phế thải đã qua sử dụng với quy
mô thử nghiệm cũng đang được các trường đại học và viện nghiên cứu triển khai như
dự án của các nhóm tác giả Hồ Sơn Lâm (Viện Khoa học vật liệu ứng dụng) [9],
Nguyễn Hữu Lương [7], Nguyễn Hữu Trịnh (Đại học Bách Khoa Hà Nội) [17]. Trong
đó, nghiên cứu của tác giả Phan Ngọc Anh đã đạt hiệu suất biodiesel 88 ÷ 90 % từ
phản ứng methanol phân dầu mỡ đã qua sử dụng ở TP. HCM sử dụng xúc tác KOH
với điều kiện: tỷ lệ mol 7/1 ÷ 8/1 của MeOH/dầu, 0,75 % KOH, nhiệt độ phản ứng 30
÷ 50 0C [25].


13

Vấn đề này trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu toàn diện, sâu rộng vì nó giá rẻ
và sẵn có. Theo Canakci, mỡ thải từ nhà hàng có hàm lượng FFA từ 0,7 ÷ 41,8 %,
nước có hàm lượng 0,01 ÷ 55,38 %. Hàm lượng FFA của mỡ động vật thay đổi theo
mùa trong năm, thấp nhất vào tháng 3 (< 15 %), cao nhất vào tháng 7 ÷ 10 (22 %)

[33]. Canakci đã phát triển phương pháp 2 giai đoạn đối với dầu đậu nành có hàm
lượng axit palmitic 20 ÷ 40 %: giai đoạn 1 thực hiện phản ứng ester hóa sử dụng xúc
tác H2SO4 để làm giảm hàm lượng FFA, giai đoạn 2 thực hiện phản ứng trao đổi este
với xúc tác kiềm [34]. Phương pháp này thích hợp để tởng hợp biodiesel từ các nguồn
dầu mỡ rẻ tiền, chất lượng thấp nên được tập trung nghiên cứu khá nhiều với các
nguồn dầu thải khác nhau. Zhang đã thiết kế và mơ phỏng q trình liên tục điều chế
biodiesel từ dầu đã qua sử dụng với methanol quy mô 8000 tấn/năm sử dụng xúc tác
NaOH và H2SO4 [60]. Nghiên cứu phản ứng methanol phân dầu hoa hướng dương thải
sử dụng xúc tác KOH của Predozevic cho thấy tinh chế biodiesel bằng phương pháp
hấp phụ silicagen hoặc trung hòa bằng axit photphoric (hiệu suất 92 %) tốt hơn rửa
với nước nóng (hiệu suất 89 %) [50]. Encinar đã báo cáo ảnh hưởng các yếu tố của
phản ứng tổng hợp biodiesel từ dầu mỡ đã qua sử dụng với methanol sử dụng bốn loại
xúc tác NaOH, KOH, CH3ONa và CH3OK [39]. Các nguyên liệu dầu mỡ thải rẻ tiền
khác cũng được đề cập trong các nghiên cứu của Paola (dầu thải từ nhà máy sản xuất
dầu olive) [49], Tashtoush (mỡ động vật đã qua sử dụng của các nhà hàng) [56], Bhatti
(mỡ bò thải) [32], Maceiras [45] và Tomasevic [57] (dầu đã chiên nấu)…
Sản xuất diesel sinh học từ cây Jatropha curcas L
Jatropha thuộc họ Euphorbiaceae có nguồn gốc ở Trung My, thuộc loại cây
bụi, mọc được ở những vùng đất hoang, khơ cằn có lượng mưa hàng năm 300 mm ÷
1000 mm, chịu được thời kỳ khơ hạn kéo dài. Vì có thể làm ngun liệu cho sản xuất
biodiesel nên còn gọi là cây diesel [46]. Dầu trong nhân chiếm 46 ÷ 58 % và 30 ÷ 40
% trong hạt. Thành phần axit béo trong dầu ép từ hạt chủ yếu từ C16 đến C18. Thành
phần không no chiếm hơn 75 % chủ yếu là axit oleic và axit linoleic [51]. Đã có nhiều
nghiên cứu về các phương pháp thu hồi dầu từ hạt như ép cơ học, ly trích với dung
mơi, chiết xuất với enzym có hỡ trợ của vi sóng [54]. Tính chất nhiên liệu và thành


14

phần khói xả của biodiesel điều chế từ dầu jatropha cũng đã được đề cập trong nhiều

báo cáo của Azam[30].
Jatropha bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần
đây với các báo cáo của nhóm tác giả Nguyễn Công Hào [15], Lê Võ Định Tường
[13], Mai Ngọc Chúc [14], Trịnh Minh Tú [6]. Mặc dù có nhiều tiềm năng cho sản
xuất biodiesel và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, dầu
jatropha vẫn cần được khảo sát và nghiên cứu sâu hơn về giống, thổ nhưỡng, phương
pháp nuôi trồng và chế biến dầu.
Sản xuất diesel sinh học từ rong tảo
Hai dòng tảo nước ta được chú ý nhiều nhất là Nannochloris còn gọi là
Nannochloropsis sinh sống trong vùng biển mặn và Botryococcus trong môi trường ao
hồ nước ngọt, chưa kể nhiều loài khuê tảo và lục tảo khác [20].
Các tập đoàn dầu khí ngoài đầu tư sản xuất biodiesel từ cây trồng trên cạn còn
nhắm vào các loài rong tảo, đặc biệt vào nhóm tảo phù du - phytoplankton - vốn có
cấu trúc tế bào đơn giản, tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh và hàm lượng chất béo lại rất
lớn.
Ba ky tḥt chìa khóa cho cơng nghệ sản xuất dầu tảo nhằm tăng nhanh sản
lượng biodiesel và hạ thấp giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với nhiên liệu dầu
mỏ là nâng cao hàm lượng chất béo từ 15 - 30% trong điều kiện tự nhiên lên 75 - 85%
trọng lượng khô của tảo thông qua hoạt động của enzyme chuyển hóa acetyl - CoA
carboxylase, thu hoạch hiệu quả tảo phù du trên các mặt nước bằng bơm hút ly tâm và
trích ly hiệu suất cao dầu tảo bằng khí carbonic ở áp suất tới hạn (SCO 2). Hiện nay
vùng dự án được chú ý nhất là vịnh Thái Lan và vùng nam Biển Đơng, nơi có nhiệt độ
nóng ấm và giàu chất dinh dưỡng.
1.1.5. Ứng dụng
Dầu diesel sinh học có thể được sử dụng dưới dạng nguyên chất (B100) hoặc
pha với dầu diesel có nguồn gốc dầu mỏ ở bất kì tỷ lệ nào để chạy động cơ diesel.


15


1.2. Bioethanol
1.2.1. Khái niệm
Bioethanol (ethanol sinh học) được sản xuất từ các loại nguyên liệu thực vật
chứa đường bằng phương pháp lên men vi sinh hoặc từ các loại nguyên liệu chứa tinh
bột và cellulose thông qua phản ứng trung gian thủy phân thành đường. Hiện nay trên
thế giới, nguyên liệu chứa đường và tinh bột được sử dụng phổ biến do chi phí sản
xuất thấp [44].
Phản ứng thủy phân tinh bột:
(C6H10O5)n + n H2O = n C6H12O6

(1.9)

Phản ứng tạo ethanol từ đường:
C6H12O6 = C2H5OH + CO2 + Q

(1.10)

1.2.2. Tính chất hóa lý của ethanol biến tính (TCVN 7716 : 2007)


16
Bảng 1.2 Các tiêu chuẩn của ethanol sinh học (TCVN 7716 : 2007)

Tiêu chuẩn

Đơn vị

Giới hạn

1


Hàm lượng ethanol

% thể tích

>92,1

2

Hàm lượng methanol

% thể tích

< 0,5

3

Hàm lượng nhựa đã rửa
mg/100 Ml
qua dung mơi

< 5,0

4

Hàm lượng nước

<1,0 (1)

% thể tích


Hàm lượng chất biến tính
% thể tích
(xăng, naphta)
5.1
% thể tích
> 1,96
5.2
% thể tích
< 5,0
mg/L
(ppm
6 Hàm lượng clorua vô cơ
< 32 (40)
khối lượng)

Phương pháp
đo
ASTM
D
5501
TCVN 6593
(ASTM
D
381)
ASTM E 203
hoặc ASTM E
1064

5


7

Hàm lượng đồng

mg/kg

<0,1

8

Độ axit (như axit axêtic % khối lượng
< 0,007 (56) (3)
CH3COOH)
(mg/L)

9

pH

6,5 - 9,0

10 Lưu huỳnh

Pp khối lượng < 30

11 Sulfat

mg/kg
(ppm

<4
khối lượng)
o

3

12 Khối lượng riêng ở 15 C kg/m

Báo cáo

13 Ngoại quan

Khơng nhìn thấy tạp chất lơ lửng
hoặc kết tủa (trong và sáng)

1.2.3. Quy trình sản xuất

ASTM D 51281
ASTM
D
1688
ASTM
D
1613
ASTM
D
6423
TCVN 6701
(ASTM
D

2622)

ASTM D 891
hoặc ASTM D
4052


17

Hình 1.2 Quy xuất trình sản ethanol sinh học từ các ng̀n tinh bợt/đường

1.2.4. Tình hình sản x́t ethanol sinh học
1.2.4.1 Tình hình sản xuất ethanol sinh học trên thế giới
Braxin
Braxin đang là nước đi đầu về sản xuất biofuel. Nước này đã có 320 nhà máy
sản xuất ethanol từ cây mía; 50 nhà máy sản xuất ethanol từ mía sẽ được xây dựng
trong năm năm tới. Các công ty nội địa và đa quốc gia sẽ đầu tư 6 tỷ USD vào các đồn
điền trồng mía ở Braxin trong năm năm tới.
Ethanol tại Braxin sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu mía đường. Người ta
thấy rằng nguyên liệu này hiệu quả hơn so với ngô, mặc dù Braxin cũng là nước trồng
nhiều ngô nhất thế giới.


18

Kinh nghiệm từ Braxin cho thấy một tấn mía thu được 145kg bã mía khơ, 138
kg mật (trong đó có 112 kg đường và 23 kg rỉ đường), lên men rượu sẽ thu được 72 lít
ethanol. Lượng bã mía này có thể tạo ra 80 kWh điện năng, thừa đủ phục vụ cho bản
thân hệ thống sản xuất. Chi phí sản xuất trung bình, kể cả khâu canh tác, vận chuyển,
gia công, chưng cất cho mỗi gallon ethanol là 0,63 USD. Do giá một lít ethanol sinh

học được bán ở Braxin chỉ bằng một nửa giá một lít xăng, số lượng các loại xe sử
dụng ethanol trực tiếp, hoặc được pha với xăng, sẽ ngày càng tăng ở đây [35].
Ngành sản xuất cồn ở Braxin hoàn toàn tư nhân hóa, ln được đầu tư cải tiến
ky tḥt trồng mía và sản xuất etanol nên sản lượng ethanol hàng năm đều đạt 3.000 3.500 lít/ ha. Suốt từ 1978 đến nay tỉ lệ tăng trung bình đạt 3,5%/ năm.
Mỹ
Hiện nay với sản lượng bio-ethanol sản xuất một năm hơn 20 tỷ lít, My trở
thành nước sản xuất bio ethanol lớn thứ hai thế giới sau Braxin.
Do dư thừa ngô, từ năm 1986 My đã có chính sách cung cấp ngơ miễn phí cho
các nhà sản xuất ethanol. Hiện nay, có khoảng 2 tỉ gallon ethanol tại My được sản xuất
riêng từ ngơ và phế thải ngơ. Kết quả phân tích cho thấy, nhu cầu ethanol ở My vào
năm 2020 sẽ là 5 tỉ gallon/ năm. Trong tương lai, với tiềm năng nguyên liệu sinh khối
dồi dào và đa dạng, lượng ethanol được sản xuất tại đây có thể sẽ là 9 - 10 tỉ gallon/
năm, vượt xa nhu cầu thị trường ở My.
Trung Quốc
Là nước sản xuất ethanol lớn thứ ba thế giới, Trung Quốc đang xây dựng các
nhà máy sản xuất etanol sinh học lớn nhất thế giới từ ngô và đang sản xuất thí điểm
biofuel từ sắn, mía và khoai tây.
Sản lượng ethanol của Trung Quốc hiện đứng thứ 3 thế giới với con số 3 tỉ lít/
năm. Trung Quốc đang xây dựng 11 nhà máy sản xuất etanol và đang có kế hoạch xây
dựng thêm 60 nhà máy mới trong thời gian tới. Cuối năm 2003, một nhà máy sản xuất
ethanol công suất 600.000 tấn/ năm với số vốn đầu tư 350 triệu USD đã được khánh


19

thành tại tỉnh Cát Lâm. Hiện nhà máy này sản xuất 2,5 triệu lít etanol/ ngày, tiêu thụ
1,92 triệu tấn ngơ/ năm. Nước này cũng đang sản xuất thí điểm biofuel từ sắn, mía và
khoai tây. Trung Quốc sẽ có thể cho ra đời nhiều nhà máy sản xuất ethanol khởng lồ
như vậy nhờ có khả năng tập trung nguồn nguyên liệu lớn từ các vùng canh tác quy
mô lớn.

1.2.4.2 Tình hình sản xuất ethanol sinh học trong nước
Nhận thức được tiềm năng thị trường Việt Nam, một số doanh nghiệp trong
nước đã tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy ethanol tại các địa phương có nhiều
nguyên liệu. Một số công ty nước ngoài đến từ Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung
Quốc cũng đang đẩy mạnh việc tìm kiếm đối tác đầu tư trong nước [11].
Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất ethanol
thường là các nhà kinh doanh sắn lát khô hoặc sản xuất tinh bột sắn có mối quan hệ
với địa phương và có kinh nghiệm trong việc thu mua nguyên liệu. Đa số các doanh
nghiệp này sử dụng công nghệ sản xuất ethanol từ Trung Quốc với chi phí đầu tư thấp,
đặc biệt là chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải. Tuy nhiên cho tới thời điểm
hiện nay chưa có doanh nghiệp nào xây dựng và vận hành thành công toàn diện nhà
máy sản xuất ethanol nhiên liệu.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đi tiên phong trong việc đầu tư xây
dựng và phân phối nhiên liệu sinh học ở Việt Nam. Các công ty thành viên của Tập
đoàn đã đầu tư ba nhà máy ethanol tại ba miền Bắc, Trung, Nam với cơng suất mỡi
nhà máy 100 triệu lít một năm đủ để cung cấp cho nhu cầu ethanol pha xăng trong
tương lại ở Việt Nam. Các nhà máy ethanol của Tập đoàn sử dụng công nghệ tiên tiến
của My và Ấn độ [11]. Các công nghệ này đã được thực tế kiểm chứng mức độ thành
công và hiệu quả tại Thái Lan.
Bảng 1.3 Bảng tóm tắt các dự xây dựng nhà máy ethanol nhiên liệu tại Việt Nam

Tên nhà máy

Công suất

Ngày hoạt đợng

Nhà máy Đại

125 triệu lít/năm


2008


×