Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Logistics Phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm Hồ tiêu xuất khẩu của VN ra thị trường quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.79 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ LOGISTICS
Đề tài:
“PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM
HỒ TIÊU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM RA THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ”

Giảng viên: ThS. Ngơ Thị Hải Xn
Lớp: LT22-FT003
Nhóm: 01


MỤC LỤC
1/ Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua thị trường EU................................1
2/ Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Ấn Độ qua thị trường EU......................................6
3/ Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam có được.................................................................7
4/ Mơ hình kim cương của Porter................................................................................11
a. Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất.........................................................................11
b/ Các điều kiện về nhu cầu.........................................................................................22
c/ Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ..............................................................23
d/ Chiến lược, cơ cấu và năng lực của doanh nghiệp..................................................24
5/ Những điều kiện mang tính biến thiên....................................................................26
6/ Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ......................................................................32
7/ Đối thủ cạnh tranh...................................................................................................33
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................40


Nhóm 01 - Logistics

2


1/ Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua thị trường EU:
-

Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua thị trường EU

• Tháng 1 đến tháng 12 năm 2015

( Nguồn: theo thống kê số liệu xuất khẩu hồ tiêu năm 2015 của VPA)
Trong năm 2015, Việt Nam xuất khẩu được 133.569 tấn Hồ tiêu các loại, bao gồm
115.446 tấn tiêu đen và 18.123 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ
276,2 triệu USD, tiêu đen đạt 1 tỷ 41,2 triệu USD, tiêu trắng đạt 235 triệu USD. So
với năm 2014, lượng xuất khẩu giảm 14,6% tương đương 22.827 tấn, tuy nhiên kim
ngạch xuất khẩu lại tăng 5,46%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen trong năm 2015 đạt
9.019 USD/tấn, tiêu trắng đạt 12.967 USD/tấn. So với năm trước, giá xuất khẩu tiêu
đen tăng 1.620 USD, tiêu trắng tăng 2.320 USD.
Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu Hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam với 26.787 tấn,
chiếm 20,06%. So năm 2014, Mỹ giảm 15,9% tương đương 5.067 tấn. Singapore là
thị trường nhập khẩu giảm nhiều nhất trong năm qua từ 15.658 tấn năm 2014 xuống
còn 9.614 tấn năm 2015. Hầu hết các thị trường nhập khẩu truyền thống đều giảm
Nhóm 01 - Logistics

Trang 3


lượng nhập khẩu của mình như Hà Lan, Ấn Độ, Ai Cập,.. Một vài thị trường vẫn giữ

được lượng nhập khẩu ổn định như Ả Rập, Hàn Quốc. Đặc biệt, thị trường Đức đã
tăng lượng nhập khẩu của mình năm 2015 lên 6.031 tấn so với 5.210 tấn năm 2014.
Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này vẫn còn thấp so với các năm trước đó khi Đức nhập
khẩu bình qn trên 10.000 tấn/năm.
• Tháng 1 đến tháng 12 năm 2016

(Nguồn: theo thống kê số liệu xuất khẩu hồ tiêu năm 2016 của VPA)
Trong năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu một khối lượng tiêu kỷ lục nhất từ trước tới
nay, lượng xuất khẩu đạt 179.233 tấn Hồ tiêu các loại, bao gồm 159.171 tấn tiêu đen
và 20.062 tấn tiêu trắng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 439,87 triệu USD, trong đó
tiêu đen đạt 1 tỷ 215,36 triệu USD, tiêu trắng đạt 224,51 triệu USD. So với năm 2015,
lượng xuất khẩu tăng 34,19% tương đương 45.664 tấn, giá trị tăng 12,83% tương
đương 163,7 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen đạt 7.636 USD/tấn, tiêu
trắng đạt 11.191 USD/tấn, so cùng kỳ giá xuất khẩu tiêu đen giảm 1.383 USD, tiêu
trắng giảm 1.777 USD.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 4


Năm 2016 Việt Nam xuất khẩu Hồ tiêu đến 109 Quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu
về lượng nhập khẩu là Mỹ với 39.902 tấn, tăng 48,96% tương đương tăng 13.115 tấn,
đây cũng là năm Mĩ nhập khẩu Hồ tiêu từ Việt Nam cao nhất từ trước tới nay. Lượng
nhập khẩu Hồ tiêu của Mĩ chiếm 22,39% tổng lượng xuất khẩu của Hồ tiêu Việt Nam.
Nhiều năm trước, Việt Nam xuất khẩu Hồ tiêu qua Trung Quốc theo con đường tiểu
ngạch, số lượng thống kê của TCHQ với số lượng thấp thì năm 2016 ghi nhận lượng
tiêu nhập khẩu của Trung Quốc chính ngach đạt 9.100 tấn, tăng 292,4%. Pakistan và
Philippine cũng là 2 thị trường có lượng nhập khẩu tăng đột biến, Pakistan đạt 7.586
tấn, tăng 336,8%, Philippine đạt 7,.642 tấn, tăng 261,6%. Một số thị trường khác cũng

tăng lượng nhập khẩu như Ấn Độ tăng 32,39%, Đức tăng 18,98%. Một số thị trường
giảm lượng nhập khẩu như Singapore, Hà Lan, Anh,... Xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam
những tháng cuối năm cũng ghi nhận trường hơp đặc biệt đến từ đất nước Papua New
Guinea, 5 tháng cuối năm 2016 thị trường này nhập khẩu 3.662 tấn trong khi đó các
năm trước hầu như khơng nhập khẩu.
Có hơn 150 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Hồ tiêu trong năm 2016, trong đó có 2
doanh nghiệp xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD. Đứng đầu là Phúc Sinh với 162,43
triệu USD, chiếm 11,28% tổng giá trị xuất khẩu của Hồ tiêu Việt Nam, tăng 44,97%
so với năm 2015. Tiếp theo là Olam với 136,77 triệu USD, chiếm 9,5%, tăng 3,03%.
Các DN khác cũng có mức tăng trưởng ấn tượng như Vĩnh Hiệp năm 2016 xuất khẩu
đạt 26,71 triệu USD so với 2,19 triệu USD năm 2015. Liên Thành tăng 335,6%,
Hanfimex tăng 237,7%, Nông sản DK tăng 56,85%, Trân Châu tăng 44,6%, Ngơ Gia
tăng 44,2%.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 5


• Tháng 1 đến tháng 9 năm 2017

(Nguồn: theo thống kê số liệu xuất khẩu hồ tiêu năm 2017 của VPA)
Tính đến hết tháng 9, Việt Nam xuất khẩu được 181.012 tấn Hồ tiêu các loại, bao gồm
160.674 tấn tiêu đen và 20.338 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 966,32
triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 815,93 triệu USD, tiêu trắng đạt 150,39 triệu USD.
So cùng kỳ năm 2016, lượng xuất khẩu tăng 21,85% tương đương 32.457 tấn, tuy
nhiên giá trị lại giảm 19,93% tương đương giảm 240,53 triệu USD. Giá xuất khẩu
bình quân tiêu đen 9 tháng đạt 5.078 USD/tấn, tiêu trắng đạt 7.394 USD/tấn. So với
giá xuất khẩu 9 tháng 2016, giá xuất khẩu tiêu đen giảm 2.647 USD, tiêu trắng giảm
3.935 USD.

Giảm một nửa lượng nhập khẩu từ 6.795 tấn 9 tháng 2016 xuống còn 3.335 tấn 9
tháng 2017, giảm 3.460 tấn, Philippine là thị trường có lượng nhập khẩu giảm nhiều
nhất. Mĩ là thị trường nhập khẩu Hồ tiêu lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm qua,
lượng nhập khẩu Hồ tiêu của Mĩ 9 tháng 2017 đạt 31.963 tấn, chiếm 17,66%, tuy
nhiên so với cùng kì 2016, lượng nhập khẩu của Mĩ giảm 2.494 tấn. Một số thị trường
lớn khác cũng có lượng nhập khẩu giảm như Tây Ban Nha giảm 1.738 tấn, Indonesia
Nhóm 01 - Logistics

Trang 6


giảm 1.076 tấn, Pháp giảm 489 tấn, Mexico giảm 347 tấn, Nhật Bản giảm 248 tấn. Có
13 thị trường có lượng nhập khẩu tăng trên 1.000 tấn so với năm cùng kỳ năm trước,
đặc biệt là Papua New Guinea tăng 10.764 tấn, Ấn Độ tăng 3.318 tấn, Sri Lanka tăng
3.281 tấn, Iran tăng 2.793 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 2.176 tấn, Ai Cập tăng 2.096 tấn,
Trung Quốc tăng 1.810 tấn, Senegal tăng 1.725 tấn, Ả Rập tăng 1.667 tấn, Pakistan
tăng 1.420 tấn, Myanmar tăng 1.243 tấn, Ireland tăng 1.171 tấn, Thái Lan tăng 1.040
tấn. Mức tăng trưởng của các thị trường này đã đóng góp vào kỷ lục tăng trưởng xuất
khẩu cao nhất từ trước tới nay của Hồ tiêu Việt Nam khi lượng xuất khẩu 9 tháng
2017 cao hơn lượng xuất khẩu của cả năm 2016.
Giá xuất khẩu tiêu đen chỉ bằng 65,73% và tiêu trắng chỉ bằng 65,27% so với cùng kỳ
9 tháng 2017 nên giá trị xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp đều giảm. Chỉ có một
vài doanh nghiệp tăng như: Trân Châu, Simexco Đăk Lăk, Expo Commodities, Cà phê
Petec, Gia vị Hà Nội, TH & D Việt Nam, Am Huy, Vilaconic, Hanfimex.

(Nguồn: theo thống kê số liệu xuất khẩu hồ tiêu của VPA)
Hiện nay, Việt Nam (chiếm 20% nhập khẩu của EU) và Ấn Độ (11%) là hai nước đang
phát triển cung cấp số lượng lớn các loại gia vị xay/nghiền sang EU. Tiếp sau đó là
Nhóm 01 - Logistics


Trang 7


Indonesia (chiếm 1,5% tương đương 441 tấn trong năm 2013, tăng gấp 15 lần so với
năm 2009) và Madagascar (chiếm 0,3% tương đương 86 tấn, nhiều hơn gần 50 lần so
với năm 2009).
2/ Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Ấn Độ qua thị trường EU
• Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu sang EU của top 3 quốc gia đang phát triển năm 2016

Nhập khẩu hạt tiêu của EU từ các nước đang phát triển thay đổi tùy theo chất lượng
thu hoạch, mức giá trên thị trường quốc tế, nhu cầu và sản xuất tại nước xuất khẩu. Ví
dụ, nhập khẩu từ Việt Nam giảm 2,1% mỗi năm trong giai đoạn 2013 - 2016, trong khi
nhập khẩu từ Sri Lanka tăng 34%. Năm 2016, các nhà cung cấp hạt tiêu nguyên hạt
quan trọng nhất sang EU là Việt Nam (chiếm 40% tổng nhập khẩu hạt tiêu của EU),
Brazil (16%), Indonesia (11%) và Ấn Độ (7,1%).

Nhóm 01 - Logistics

Trang 8


3/ Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam có được:
* Từ sản xuất
Tiêu được trồng ở Việt Nam đã trên 200 năm nhưng chỉ được mở rộng diện tích từ
năm 1990, nhất là sau năm 1998 khi giá hồ tiêu tăng cao với tốc độ tăng diện tích tiêu
trung bình 11,7%/năm và 6,2%/năm trong 10 năm tiếp theo. Đến hết năm 2010, diện
tích trồng tiêu tại Việt Nam đạt khoảng 51.000 ha, trong đó diện tích thu hoạch chiếm
80%.
Vùng trồng tiêu lớn nhất hiện nay tập trung ở các tỉnh Đơng Nam bộ, chủ yếu ở 3 tỉnh
Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai. Vùng tập trung thứ hai là Tây Nguyên,

phân bổ chủ yếu ở 3 tỉnh Đăk Nông, Đăk Lăk và Gia Lai. Đây là những vùng có
nguồn tài ngun đất đai, khí hậu thích hợp với cây tiêu, cịn nhiều tiềm năng để tăng
diện tích và năng suất.
Năng suất tiêu Việt Nam cao hơn nhiều so với bình quân chung của thế giới, năng suất
thu hoạch bình quân đạt khoảng 2,2 tấn/ha, nhiều nơi đạt 4-5 tấn/ha, thậm chí cịn cao
hơn, đặc biệt một số vùng ở Gia Lai. Sản lượng hạt tiêu đã tăng đáng kể từ sau năm
1998, từ 15.000 tấn đến nay lên hơn 110.000 tấn, bằng hơn 1/3 sản lượng tiêu toàn
cầu. Kể từ năm 2002, Việt Nam trở thành nước đứng đầu về sản lượng và là nhà cung
ứng hồ tiêu lớn nhất trên thị trường tiêu thế giới. Việt Nam đã có 18 nhà máy chế biến
tiêu sạch, cơng suất khoảng 70.000 tấn/năm (2010), trong đó có 14 nhà máy có cơng
nghệ khá hiện đại, xử lý tiêu qua hơi nước, tạo ra các sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn
của Mỹ (ASTA), châu Âu (ESA), Nhật Bản (JSSA).
Ngoài sản phẩm tiêu đen sạch, chế biến tiêu trắng (tiêu sọ) ngày càng được chú trọng
hơn với tỷ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, 3 năm gần đây chiếm đến 17-19% tổng sản
lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2009, xuất khẩu tiêu sọ Việt Nam đã
vươn lên hàng đầu và đóng góp đến 50% lượng tiêu sọ xuất khẩu thế giới. Hạt tiêu
Việt Nam có chất lượng hương vị (thơm, cay) khá cao, không thua kém tiêu của
Indonesia và Ấn Độ. Các vùng tiêu ở Phú Quốc và Bắc Trung bộ có ưu thế về khí hậu
giúp tiêu có hạt chắc và hương vị đặc trưng.
Nhóm 01 - Logistics

Trang 9


Việt Nam có lợi thế quan trọng là chi phí nhân công thấp, lao động cần cù và nhiều ý
tưởng sáng tạo đã xây dựng những vườn cây có chi phí thấp nhưng năng suất cao, cho
phép tiêu Việt Nam nắm giữ ưu thế trên thị trường ngay cả khi giá cả sụt giảm.
* Đến thị trường
Tỷ lệ xuất khẩu chiếm 95% sản lượng sản xuất tiêu hàng năm, mang về lượng ngoại tệ
khoảng 450 – 500 triệu USD/năm (so với 100 triệu USD/năm của 10 năm trước) Năm

2012 đạt 800 triệu USD. Đây là thành quả tổng hợp của việc tăng năng suất cộng với
phát triển công nghệ chế biến, sản phẩm hạt tiêu trắng hiện nay chiếm đến 17-20%
trong tổng xuất khẩu tiêu hiện nay so với 4% đầu những năm 2000.
Tiêu Việt Nam đã đến được 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường
nhập khẩu tiêu của Việt Nam khá đa dạng. Trước năm 2000, Việt Nam xuất khẩu tiêu
chủ yếu sang các nước châu Á, đặc biệt là Singapore. Đến nay, thị trường châu Á vẫn
phát triển, thị trường châu Âu tăng mạnh, các thị trường khác như châu Mỹ, đặc biệt
là Hoa Kỳ (chiếm 15%) và các nước châu Phi đều tăng đáng kể.
Giá tiêu đen biến động mạnh từ những năm 1970, đến đầu những năm 1990 tăng ổn
định. Từ năm 1998 khi sản lượng tiêu bắt đầu tăng mạnh thì giá lại giảm, và sau đó
tăng trở lại vào năm 2004 cùng mùa bội thu ở Việt Nam. Suy thối kinh tế góp phần
làm giá tiêu giảm vào năm 2009 nhưng phục hồi 1 năm sau đó cho đến nay. Hiện tại
giá cả của Việt Nam còn thấp hơn so với một số đối thủ cạnh tranh như Malaysia, Ấn
độ, Thái Lan.
Cây hồ tiêu được trồng ở 70 nước trên thế giới với tổng diện tích 476.514 ha (IPC
2010). Diện tích được phân bổ tập trung chủ yếu tại các nước vùng xích đạo. Ấn Độ,
Indonesia chiếm gần 70% diện tích tiêu tồn cầu. Năng suất tiêu thế giới khoảng 0,7
tấn/ha và tăng rất chậm. Các nước có diện tích rất lớn như Ấn Độ, Indonesia đều có
năng suất bình quân năm cao nhất khoảng 0,4 tấn/ha. Thái Lan và Việt Nam có năng
suất khá cao bình qn khoảng 2,2 tấn/ha nhưng sản lượng tiêu của Thái Lan không
lớn. Tổng sản lượng tiêu thế giới chỉ tăng bình quân khoảng 0,6%/năm trong 10 năm
(2001-2010), năm 2010 là 338,38 ngàn tấn.
Nhóm 01 - Logistics

Trang 10


Cùng với sự lớn mạnh của ngành tiêu, Việt Nam đã dần hình thành các cơng ty xuất
khẩu tiêu lớn. Trong gần 200 doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu
hiện nay (trong đó 13 doanh nghiệp nước ngồi) có hơn 70 doanh nghiệp tham gia chế

biến xuất khẩu hồ tiêu trực tiếp, trong số này có khoảng 20 doanh nghiệp đạt năng lực
xuất khẩu trên 10 triệu USD/năm.
Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, Việt Nam đã xây dựng thành công
thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), từ đó đã chuyển hướng từ xuất khẩu hàng thô
giá rẻ sang sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn. Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê với chất
lượng sản phẩm cao, đến nay đã có tiếng trong nước và đã được nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ chú ý. Hiện nay, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đang tiếp tục xúc
tiến xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Quốc, Lộc Ninh (Bình
Phước).
Nhu cầu hạt tiêu hiện nay không chỉ được sử dụng trong các món ăn, mà cịn được
dùng cả trong lĩnh vực dược phẩm. Dầu hạt tiêu cũng được sử dụng trong các lĩnh vực
khác như mỹ phẩm, nước hoa, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, như kem đánh răng,
nước súc miệng…
Số liệu của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy trong 10 năm kể từ 2001 tiêu dùng
hạt tiêu thế giới tăng khoảng 3% mỗi năm. Ước tính trong dài hạn, thế giới sẽ thiếu
hụt nguồn cung hạt tiêu khoảng vài chục ngàn tấn mỗi năm.
Trong tình hình giá hồ tiêu duy trì ở mức cao như những năm gần đây, khả năng cạnh
tranh của tiêu Việt nam là rất lớn. Điều này thể hiện rõ khi xem xét chỉ số chi phí
nguồn lực nội địa (DRC) đã giảm từ mức 0,7 năm 2004 xuống còn 0,4 năm 2010, hệ
số nhỏ hơn 1 chứng tỏ sự tăng lên về khả năng cạnh tranh của tiêu Việt Nam. Hệ số lợi
thế so sánh trông thấy (Revealed Comparative Advantage-RCA) của mặt hàng tiêu
Việt nam lớn hơn nhiều so với các nước cùng xuất khẩu tiêu trên thế giới. Dựa vào số
liệu của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) và Tổ chức nơng lương thế giới (FAO), tính ra
hệ số lợi thế so sánh trông thấy của mặt hàng tiêu Việt Nam năm 2010 là 84,6, gấp
hơn 11 lần RCA của tiêu Brazil, Ấn độ, Malaysia, gấp 3,9 lần tiêu Indonesia.
Nhóm 01 - Logistics

Trang 11



Tuy là ngành xuất khẩu ưu thế, mang lại lợi ích cho nơng dân nhưng Chính phủ khơng
có chính sách bảo hộ. Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (norminal protection rate) NPRgiá trong nước luôn thấp hơn giá quốc tế. Chính phủ vẫn áp dụng chính sách thuế VAT
5% trên mặt hàng hồ tiêu.
Những phân tích trên cho thấy, khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam trên thị
trường thế giới rất cao, khi thị phần thương mại của Việt Nam ngày càng vượt trội và
giá hồ tiêu thế giới ngày càng cao. Nhiều loại tiêu Việt Nam có chất lượng khá tốt như
tiêu Phú Quốc có chất lượng tương đương tiêu Indonesia và Ấn Độ, tiêu Chư Sê có
các đặc trưng về độ bóng, hạt to đều, hương thơm đặc trưng, dung trọng cao, có danh
tiếng trên thị trường thế giới, kể cả những thị trường khó tính như EU và Mỹ. Các
doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu đã có khả năng xuất khẩu trực tiếp cho những nhà
cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gia vị ở các nước.
Tuy nhiên, sản xuất tiêu chủ yếu là do khu vực hộ cá thể thực hiện, quy mơ nhỏ, khả
năng kiểm sốt dịch bệnh kém. Dịch bệnh đang đe dọa khả năng phát triển bền vững
của ngành hồ tiêu Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thu mua, chế
biến, xuất khẩu tiêu trong nước còn yếu cả về vốn, kinh nghiệm thương mại quốc tế
và quản trị rủi ro. Khủng hoảng kinh tế thế giới nhất là khu vực châu Âu và Mỹ có thể
kéo dài vốn là những thị trường xuất khẩu chính của tiêu Việt Nam. Các doanh nghiệp
ngành tiêu cần đẩy mạnh đa dạng hóa các thị trường để giảm thiểu rủi ro thị trường
xuất khẩu

Nhóm 01 - Logistics

Trang 12


4/ Mơ hình kim cương của Porter
Porter giả thiết có 4 thuộc tính chung của quốc gia, tạo nên mơi trường cạnh tranh cho
các cơng ty địa phương.
a. Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất: gồm những điều kiện về tài nguyên

Hồ tiêu được trồng từ Nghệ An trở vào phía Nam, tổng số 18 tỉnh có diện tích trồng
hồ tiêu trên 100ha. Hồ tiêu cịn được trồng rải rác ở một số tỉnh khác với tổng diện
tích khoảng 650ha. Trong số các vùng trồng nhiều hồ tiêu, hai vùng có diện tích hồ
tiêu tăng nhanh nhất là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Ở Đông Nam Bộ, chỉ riêng hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu, tổng diện tích
hồ tiêu đạt khoảng 21.000ha, ba tỉnh Tây Nguyên có diện tích hồ tiêu lớn là Đăk Lăk,
Gia Lai và Đăk Nơng, tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn ở Bắc Trung Bộ là Quảng Trị và ở
Duyên Hải Nam Trung Bộ là Bình Thuận.
•Vùng hồ tiêu Bình Phước
Điều kiện tự nhiên
Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên 685.700ha, trong đó diện tích đất nơng
nghiệp chiếm 305.604ha, kế đến là đất dành cho lâm nghiệp và các loại đất khác.
Theo Vũ Cao Thái và Phạm Quang Khánh (1994), Bình Phước có đủ các loại đất hiện
diện ở nước ta bao gồm các loại đất miền đồi núi như đất đỏ, đen, xám đến các loại
đất đồng bằng như đất phù sa, đất cát biển. Trong các loại đất trên thì đất đỏ chiếm tỷ
lệ khá lớn, đất xám còn màu mỡ nhiều. Đặc điểm đa dạng của đất đai đã tạo nên
những vùng sản xuất cây ăn quả cũng như cây công nghiệp truyền thống rất lâu đời
trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Bình Phước chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, với các đặc trưng:
- Lượng mưa trung bình hàng năm 2.667 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10
(77,9% tổng lượng mưa cả năm).
Nhóm 01 - Logistics

Trang 13


- Lượng bốc hơi hàng năm 825mm, cao nhất vào tháng 2 và thấp nhất vào tháng 9.
- Độ ẩm trung bình hàng năm 81,7%, độ ẩm cao dần từ tháng 4 và bắt đầu giảm từ
tháng 11, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9.
- Tổng số giờ nắng trong năm 2.309 giờ, tập trung vào tháng 1 đến tháng 5, tháng có

số giờ nắng cao nhất là tháng 4.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,50C, nhiệt độ cao vào tháng 4, nhiệt độ thấp nhất
vào tháng 12.
Điều kiện kinh tế xã hội
Bình Phước là một trong những tỉnh nằm trong vùng miền Đơng Nam Bộ có dân số
783.600 người và mật độ dân số 114 người/km2. Theo niên giám thống kê năm 2004
thì dân số ở vùng nông thôn của tỉnh là 664.500 người chiếm 84,8% dân số của tỉnh.
Năm 2004, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt khoảng 2.200 tỷ đồng trong đó nơng lâm
nghiệp chiếm 58,4% kế đến là công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp
Cũng như các tỉnh khác ở Miền Đông Nam Bộ, Bình Phước có tổng diện tích đất
nơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao so với các loại đất khác (305.604ha), hơn nữa ở đây có
đủ tất cả các loại đất của khu vực miền Đông Nam Bộ. Đây là một trong những điều
kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp nói chung cũng như phát
triển các loại cây cơng nghiệp dài ngày nói riêng.
Diện tích bình qn một hộ dân từ 1-2ha, cá biệt có hộ dân sở hữu đến 100ha. Bình
Phước là một trong những tỉnh có địa hình đất đai cao, ít bị ngập trong mùa mưa nên
cây công nghiệp dài ngày rất phù hợp và được nông dân đầu tư trồng nhiều. Các cây
trồng dài ngày chủ lực trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm điều, hồ tiêu, cà-phê, và các loại
cây ăn quả như sầu riêng, xồi, nhãn và cam qt.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 14


Sản xuất hồ tiêu
Trong năm 2003, diện tích hồ tiêu của tỉnh đạt khoảng 14.195ha, trong đó diện tích
thu hoạch 8.350ha, sản lượng đạt 19.010 tấn. Đến năm 2004, diện tích hồ tiêu giảm
4,4% (13.571ha), nguyên nhân là do giá hồ tiêu ở mức thấp trong các năm gần đây và

giá vật tư và cơng lao động tăng cao, ngồi ra sâu bệnh hại cũng là một nguyên nhân
gây ra việc giảm diện tích hồ tiêu của tỉnh. Tuy tổng diện tích có giảm nhưng diện tích
thu hoạch hồ tiêu tăng 19,6% (10.389ha) trong năm 2004 do các vườn tiêu mới trồng
trong khoảng thời gian 1997-2002 đã cho thu hoạch, sản lượng tăng 23,7% (24.933
tấn) so với năm 2003.
Ở Bình Phước diện tích trồng hồ tiêu tập trung chủ yếu ở các huyện Lộc Ninh
(3.758ha), Bình Long (3.519ha) và Bù Đốp (1.149ha), các huyện cịn lại có trồng hồ
tiêu nhưng diện tích khơng đáng kể (Cục Thống Kê Bình Phước, 2005). Diện tích
trồng hồ tiêu trung bình/hộ khoảng 0,5-1,0ha tuy nhiên có rất nhiều hộ có diện tích
trồng hồ tiêu đạt 2-3ha và cá biệt cũng có hộ lên đến vài chục hec-ta.
• Vùng tiêu Bà Rịa-Vũng Tàu
Điều kiện tự nhiên
Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, ảnh hưởng của gió
mùa, tổng lượng bức xạ cao và ổn định (bình quân 390-520 cal/cm2/ngày), nhiệt độ
cao đều quanh năm, trung bình 27,480C, thấp nhất là tháng 1 (25,70C) và cao nhất là
tháng 4 (28,90C), tổng tích ơn 9.2170C/năm, số giờ nắng 2.377 giờ/năm, trong đó các
tháng mùa khơ có số giờ nắng 193,2-271,5 giờ/tháng, ít bão và sương mù. Đây là
những yếu tố thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây hồ tiêu.
Yếu tố chi phối lớn nhất của khí hậu đối với sản xuất hồ tiêu là mưa và phân bố mưa.
Bà Rịa-Vũng Tàu có lượng mưa trung bình năm 1.933mm, tăng dần từ phía Nam lên
phía Bắc. Mùa mưa tập trung lượng mưa cao, trong khi mùa khô kéo dài gay gắt nên
ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây cũng như chi phí tưới, thốt nước. Nhìn
chung, điều kiện khí hậu thời tiết cơ bản là thuận lợi cho việc phát triển hồ tiêu.
Nhóm 01 - Logistics

Trang 15


Tổng diện tích tự nhiên của Bà Rịa-Vũng Tàu là 197.537ha, với 9 nhóm đất chính,
trong đó đất đỏ bazan và đất đỏ vàng chiếm 40,8%, đất xám 14,3% và đất cát biển

10,2%, cịn lại là những nhóm đất khác. Đặc tính đa dạng về đất cho phép mở ra triển
vọng phát triển được nhiều loại cây trồng, nhất là các cây cơng nghiệp có giá trị kinh
tế.
Điều kiện kinh tế xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Dân số năm 2003 là 885.166 người, mật độ trung bình 448
người/km2. Dân số khu vực nơng thơn hiện có trên 108.350 hộ với số nhân khẩu
525.991 người, chiếm 57,33% dân số trên địa bàn. Đây là nguồn nhân lực thuận lợi để
phát triển trồng cây lâu năm. Tổng sản phẩm GDP năm 2003 của Bà Rịa-Vũng Tàu
đạt 62.000 tỷ đồng, tăng 24,74% so với năm 2002 và nộp vào ngân sách Nhà nước
41.000 tỷ đồng.
Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh từ các ngành hoạt động khai thác
dầu khí, dịch vụ du lịch, đánh bắt và chế biến xuất khẩu thủy, hải sản. Trong đó phát
triển trồng cây lâu năm đã góp phần cung cấp nguồn ngun liệu phục vụ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
giải quyết việc làm ở khu vực nông thơn.
Sản xuất nơng nghiệp
Bà Rịa-Vũng Tàu có tổng diện tích tự nhiên 198.200 ha, đất phục vụ sản xuất nông
lâm nghiệp là 89.188 ha (chiếm 44,9% diện tích đất), trong đó diện tích đất đỏ bazan
63.934 ha (chiếm 32,36%) có nhiều thuận lợi và tiềm năng lớn để phát triển cây lâu
năm. Cũng như các tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ, các cây trồng chính được người
dân đầu tư chủ yếu ở Bà Rịa-Vũng Tàu như cây tiêu, điều, cao su, cà phê và các loại
cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được thị trường tiêu thụ nhiều. Trong các loại cây
trồng trên thì cây hồ tiêu chiếm 12% tổng diện tích đất.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 16



Sản xuất hồ tiêu
Hầu hết các huyện trong tỉnh đều có trồng hồ tiêu (riêng huyện Cơn Đảo diện tích
khơng đáng kể). Tuy nhiên, diện tích hồ tiêu tập trung chủ yếu ở một số huyện như
Châu Đức (5.330,5ha), Xuyên Mộc (1.244,7ha), Tân Thành (366,5ha), và thị xã Bà
Rịa (263,5ha). Đây là những địa phương có diện tích đất đỏ bazan nhiều, thích hợp
cho cây hồ tiêu phát triển. Các huyện thị cịn lại có diện tích hồ tiêu khơng đáng kể. Ở
Bà Rịa-Vũng Tàu sự chênh lệch về diện tích giữa các hộ, các vùng cũng rất lớn, diện
tích bình qn/hộ khoảng 0,4ha. Tổng sản lượng hồ tiêu tồn tỉnh năm 2003 đạt 9.911
tấn, chủ yếu từ các vùng trồng hồ tiêu có diện tích lớn.
Diện tích trồng mới hồ tiêu gia tăng nhiều nhất ở huyện Châu Đức (1.192,3 ha), các
địa phương khác diện tích trồng mới tăng khơng đáng kể. Diện tích hồ tiêu bị hủy bỏ
chủ yếu ở Xuyên Mộc (188ha) do đây là khu vực nhiễm bệnh chết nhanh do
Phytophthora gây chết hàng loạt trong một vài năm trước đây. Một số vườn bị bệnh
nặng không khắc phục được buộc phải hủy bỏ và chuyển đổi sang trồng điều.
Từ năm 2001 đến nay, diện tích hồ tiêu có xu hướng giảm, từ 8.413ha xuống 7.246ha
vào năm 2003. Lý do diện tích giảm là giá hồ tiêu ở mức thấp, khơng kích thích nơng
dân trồng mới, và một số diện tích được chuyển sang trồng các cây khác.
• Vùng Tây Ngun
Điều kiện tự nhiên
Tây Ngun có khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1800mm chủ yếu
phân bố trong các tháng mùa mưa. Mùa khô kéo dài 5-6 tháng, do vậy chủ động nước
tưới là điều rất cần thiết để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Chế độ nhiệt và ẩm nhìn
chung thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển và phù hợp với yêu cầu sinh thái
của cây hồ tiêu. Biên độ nhiệt ngày và đêm cao là điều kiện thuận lợi để tích lũy chất
thơm cho một số loại nơng sản phẩm.
Nhóm 01 - Logistics

Trang 17



Trên địa bàn Tây Ngun đất có địa hình đồi dốc chiếm hơn 85%, bề mặt thống, ít bị
chia cắt, thuận tiện cho việc tổ chức, quản lý và sản xuất nơng nghiệp cũng như kinh
doanh. Các cây trồng chính ở Tây Nguyên chủ yếu là cao su, cà phê, hồ tiêu và điều.
Ngồi ra cịn có các loại cây ăn quả, bắp lai, đậu đỗ, lúa.
Tây Nguyên có năm nhóm đất chính:
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá macma kiềm và trung tính cịn gọi là đất bazan,
có tầng đất canh tác dày hơn 1m. Tầng A có màu nâu đỏ hoặc nâu thẫm, hàm lượng
hữu cơ khá cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình. Loại đất này khá màu
mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây cơng nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma acid (Fa), loại đất này phân bố trên các
kiểu địa hình núi thấp, bình nguyên và đồi thấp. Tầng đất mặt dưới 50cm, thường có
lẫn đá sỏi. Hàm lượng hữu cơ khá, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, đất
chua.
- Ba nhóm đất cịn lại là Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến hoặc đá biến chất, đất
bồi dốc tụ ven sông hoặc chân núi và đất ngập nước chiếm tỷ lệ thấp.
Phần lớn diện tích hồ tiêu được trồng trên đất bazan bằng phẳng hoặc dốc nhẹ. Đây là
loại đất lý tưởng cho các cây cơng nghiệp do có tầng canh tác dày, thốt nước tốt và
khá màu mỡ.
Điều kiện kinh tế xã hội
Khu vực Tây Ngun có tổng diện tích 54.473km2 với dân số 4.674.200 người và
mật độ dân số khoảng 86 người/km2. Dân số ở khu vực nông thôn 3.405.800 người.
Theo số liệu thống kê năm 2001, dân số Chư Sê là 112.500 người trong đó dân tộc
Kinh chiếm 46,5% cịn lại là các dân tộc Ja Rai, Ba Na và các dân tộc khác. Đồng bào
Kinh sống tập trung ở thị trấn và các tụ điểm dân cư dọc theo quốc lộ 14, quốc lộ 25.
Một bộ phận lớn của dân tộc Kinh là các hộ đi xây dựng kinh tế mới theo kế hoạch và
dân di cư tự do từ phía Bắc vào. Phần lớn lao động làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng
Nhóm 01 - Logistics


Trang 18


cà phê, hồ tiêu, làm công nhân trong các nông trường cao su, chăn nuôi và kết hợp
buôn bán. Đời sống kinh tế khá cao. Các buôn làng người dân tộc thường ở xa đường
giao thơng, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn thấp, thường sinh hoạt
theo phong tục tập quán riêng của từng cộng đồng. Phần lớn các hộ đồng bào dân tộc
trồng cây ngắn ngày để tự túc lương thực và thực phẩm, như lúa rẫy, bắp, sắn, bầu bí
và rau đậu các loại.
Nơng lâm nghiệp là hướng kinh tế chủ đạo của huyện Chư Sê, trong đó trồng trọt là
lĩnh vực quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn. Chư Sê có địa hình bằng phẳng thuận lợi
cho việc sản xuất kinh doanh, có quốc lộ 14 là huyết mạch giao thông và quốc lộ 25
chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với các tỉnh Duyên
Hải miền Trung và các tỉnh phía Nam. Sản phẩm hàng hóa chủ yếu của Chư Sê là càphê, hồ tiêu, cao su, thực phẩm và hoa quả. Việc vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện.
Đời sống nhân dân Chư Sê ngày càng được cải thiện, thu nhập đầu người bình quân
tăng rõ rệt, trong giai đoạn 1999-2000 bình quân tăng 20,1 USD/năm. Thực tế cho
thấy ở một bộ phận lớn dân cư đời sống trở nên khá giả, nhiều hộ giàu có vốn sản xuất
hàng tỷ đồng. Tuy vậy, một bộ phận khác vẫn ở trong tình trạng nghèo đói, nhất là các
hộ người dân tộc có thu nhập bình qn đầu người thấp. Huyện cũng đã có những
chính sách hợp lý để thực hiện xóa đói giảm nghèo, đặc biệt chú ý nâng cao đời sống
của đồng bào dân tộc, tăng cường hạ tầng cơ sở cho các xã khó khăn.
Sản xuất hồ tiêu
Hồ tiêu là cây trồng tạo công ăn việc làm, đem lại nguồn thu nhập chủ lực cho hàng
vạn hộ nông dân trên địa bàn huyện Chư Sê. Trong các tỉnh Tây Nguyên, huyện Chư
Sê của tỉnh Gia Lai là một trong những huyện có diện tích hồ tiêu lớn nhất vùng. Theo
số liệu niên giám thống kê năm 2003, huyện Chư Sê có 1.825ha hồ tiêu với tổng sản
lượng 5.020 tấn tiêu đen. Tuy nhiên, diện tích thực tế cao hơn nhiều. Theo ước tính
của phịng Kinh tế huyện, số liệu khơng chính thức về diện tích hồ tiêu lên đến
3.000ha, sản lượng niên vụ 2005 vừa qua ước tính lên đến 10.000 tấn tiêu đen.


Nhóm 01 - Logistics

Trang 19


Hồ tiêu được sản xuất dưới hình thức sản xuất nông hộ với quy mô từ vài trăm trụ đến
vài ngàn trụ, trung bình khoảng 1.000-2.000 trụ, cá biệt có hộ trên 10.000 trụ. Tuy vậy
số này rất ít và chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng số hộ trồng tiêu của huyện. Do chi phí
đầu tư ban đầu rất lớn nên hầu hết nơng hộ đều trồng mở rộng diện tích dần qua các
năm tiếp theo. Thường trong một vườn tiêu có từ 2-4 độ tuổi. Nhìn chung các vườn
tiêu ở Chư Sê còn khá trẻ. Các vườn tiêu trẻ dưới năm tuổi ở Chư Sê chiếm tỷ lệ cao ở
một số xã như Nhơn Hòa, IaBlang và Thị Trấn. Chứng tỏ diện tích tiêu được mở rộng
khá nhanh trong các năm vừa qua. Các vườn tiêu trẻ sẽ đạt năng suất cao trong các
năm kế tiếp và đây sẽ là nguồn cung cấp hồ tiêu dồi dào.
• Vùng tiêu Quảng Trị
Điều kiện tự nhiên
Mùa khô ở Quảng Trị kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam. Nhiệt độ khơng khí có lúc lên đến 39-400C, nắng hạn kéo dài gây ra hiện tượng
thiếu nước trầm trọng. Mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc nên thường có mưa phùn kéo dài sang tận tháng 2 năm sau. Mùa mưa
ở đây thường chịu ảnh hưởng của các trận bão lớn ven biển Miền Trung, nhiệt độ
không khí giảm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đó là đặc
trưng khí hậu của Quảng Trị ở các huyện đồng bằng. Riêng huyện Hướng Hố điều
kiện khí hậu có phần ơn hịa hơn vì nó chịu chi phối bởi khí hậu của vùng Tây Trường
Sơn. Ở đây mùa mưa đến sớm hơn, mưa rải đều từ cuối tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ
không khí trung bình vùng này dao động từ 18,2-25,60C, nhiệt độ cực đại chỉ 35,70C.
Tuy nhiên, thời gian có nhiệt độ cao như vậy không kéo dài như một số vùng trồng
tiêu khác của Quảng Trị như Cam Lộ, Vĩnh Linh hay Gio Linh, nhiệt độ tối thấp
không dưới 120C vào một số ngày của tháng 1, 2, 3 và khơng kéo dài nên thời tiết khí
hậu vùng này khá thuận lợi cho một số cây công nghiệp như cà-phê, hồ tiêu, cao su.

Đất trồng hồ tiêu ở Quảng Trị chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng hoặc nâu vàng phát triển
trên đá bazan. Một số xã ở huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh trồng hồ tiêu trên đất
sa phiến thạch và đất dốc tụ. Đất trồng hồ tiêu của các huyện chủ yếu tập trung ở vùng
Nhóm 01 - Logistics

Trang 20


đồi, do vậy huyện nào có diện tích đất đồi nhiều thì huyện đó có tỷ lệ diện tích trồng
hồ tiêu so với diện tích đất tự nhiên cao hơn các huyện khác.
Diện tích và tỷ lệ diện tích trồng hồ tiêu so với đất tự nhiên chỉ dao động từ 2,5614,0%. Huyện có diện tích lớn nhất là huyện Cam Lộ (922ha) chiếm 14% đất tự
nhiên. Riêng huyện Hướng Hố mặc dù diện tích đồi núi nhiều, đất tự nhiên và đất
nông nghiệp lớn hơn huyện Cam Lộ song diện tích trồng hồ tiêu khơng lớn vì phần
lớn ở đây là đất rừng, đất nông nghiệp so với đất tự nhiên chỉ chiếm 10%, mặt khác
tập quán trồng hồ tiêu chưa trở thành truyền thống như các nơi khác, ngồi ra tỷ lệ
đồng bào thiểu số khá đơng và họ chưa quen với việc trồng trọt các cây công nghiệp
lâu năm. Diện tích trồng hồ tiêu ở vùng này tập trung chủ yếu vào các gia đình người
Kinh đi xây dựng kinh tế mới.
Điều kiện kinh tế xã hội
Quảng Trị là một trong những tỉnh nằm ở vùng Duyên Hải miền Trung của Việt Nam
với diện tích 4.745km2, dân số khoảng 616.600 người và mật độ dân số 130
người/km2. Theo niên giám thống kê năm 2004 thì dân số ở vùng nông thôn là
466.000 người, đây là một trong những lợi thế để đáp ứng cho nhu cầu lao động của
tỉnh nói chung cũng như phát triển nghành nơng nghiệp nói riêng.
Sản xuất nơng nghiệp
Quảng Trị có tổng diện tích đất tự nhiên 474.600ha bao gồm đất nơng nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở. Trong bốn nhóm đất kể trên thì đất dùng cho lâm
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 33,7% (160.300ha) kế đến là đất dùng cho sản xuất
nông nghiệp khoảng 73.800ha, chiếm 15,5% diện tích đất tồn tỉnh. Tuy diện tích đất
dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao nhưng diện tích bình qn trên

nơng hộ lại thấp, khoảng 0,57 ha/hộ. Đối với người nơng dân Quảng Trị thì ngồi tập
quán trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, bắp, khoai, sắn thì các cây trồng lâu năm
cũng được người dân đầu tư trồng rất nhiều như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, dâu tằm
và thuốc lá.
Nhóm 01 - Logistics

Trang 21


Sản xuất hồ tiêu
Diện tích cây hồ tiêu của Quảng Trị năm 2001 là 2.025ha, hàng năm có bổ sung thêm
diện tích trồng mới, tuy nhiên việc tăng diện tích của các vùng khơng lớn, chỉ khoảng
100-200 ha/năm. Diện tích tăng thêm chủ yếu tập trung vào các huyện trọng điểm như
Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ, các huyện khác diện tích mở rộng hàng năm khơng
đáng kể. Quy mơ diện tích năm 2004 là 2.484ha và gần như ổn định ở con số này.
Trong các huyện có trồng tiêu ở Quảng Trị thì huyện Cam Lộ là một trong những
huyện có diện tích trồng tiêu lớn nhất, chiếm 14,1% so với đất nơng nghiệp. Diện tích
trồng hồ tiêu bình quân ở Quảng Trị khoảng 0,3 ha/hộ. Sự chênh lệch về diện tích giữa
các hộ khá lớn. Diện tích hồ tiêu vào giai đoạn cho thu hoạch dao động khoảng 1.0001.500ha và tập trung chủ yếu vào các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Các
huyện khác một mặt do quỹ đất giành cho cây hồ tiêu bị hạn chế, mặt khác những năm
gần đây giá tiêu hạt trên thị trường ở mức thấp nên hồ tiêu cũng chỉ phát triển ở mức
vừa phải.
Năng suất hồ tiêu Quảng Trị thấp hơn so với năng suất ở các vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên, chỉ đạt 10,3 tạ/ha vào năm 2000. Những năm gần đây năng suất có xu
hướng tăng khá rõ, đạt 13,4-13,8 tạ/ha trong hai năm 2003 và 2004. Do diện tích hồ
tiêu tăng khơng đáng kể trong những năm gần đây nên nông dân trồng hồ tiêu có cơ
hội đầu tư thâm canh cao hơn trên vườn hồ tiêu sẵn có của mình. Mặc dù diện tích hồ
tiêu tăng khơng đáng kể nhưng nhờ năng suất tăng khá nên sản lượng hồ tiêu năm
2004 tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và 2001.
• Vùng tiêu Phú Quốc

Điều kiện tự nhiên
- Lượng mưa trung bình hàng năm 2.950mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, với
81,5% tổng lượng mưa cả năm.
- Lượng bốc hơi (đo theo Piche) hàng năm 1.165mm, cao nhất vào tháng 12 và thấp
nhất vào tháng 10.
Nhóm 01 - Logistics

Trang 22


- Độ ẩm trung bình hàng năm 82%, độ ẩm cao dần từ tháng 5 và bắt đầu giảm từ
tháng 10, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9.
- Tổng số giờ nắng trong năm 2.302 giờ, tập trung vào tháng 1 đến tháng 4, tháng có
số giờ nắng cao nhất là tháng 3.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 27,3oC, nhiệt độ cao nhất 34,5oC vào tháng 3 và
tháng 4, nhiệt độ thấp nhất 19,1oC vào tháng 1.
Huyện Phú Quốc là quần đảo nằm ở cực Tây Nam vùng biển phía Tây của nước ta, có
tọa độ địa lý 103,8-104,1 độ kinh Đông, 10-10,4 độ vĩ Bắc. Đảo có dạng hình tam
giác, rộng ở phía Bắc và hẹp dần ở phía Nam, chiều dài lớn nhất theo hướng Bắc Nam
(49km), chiều rộng lớn nhất ở Bắc đảo (27km), chu vi đảo khoảng 150km.
Huyện đảo Phú Quốc có tổng diện tích đất tự nhiên 59.305ha, trong đó 7.761ha đất
nơng nghiệp. Đất trồng hồ tiêu ở Phú Quốc phần lớn được khai hoang từ đồi núi, bao
gồm đất xám trên đá macma axít, đá cát, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất vàng
nhạt trên đá cát. Đất Phú Quốc thuộc loại nghèo dinh dưỡng, cát chiếm tỷ lệ cao trong
thành phần cơ giới, chất hữu cơ từ 1,0-1,4%, đất chua, pHKCl 5,1, hàm lượng Ntổng
số0,08-0,12, Ptổng số 0,03-0,04 và Ktổng số 0,02-0,09 (Phân Viện Qui hoạch và Thiết
kế Nông nghiệp miền Nam, 1999).
Điều kiện kinh tế xã hội
Trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực trong nhiều ngành kinh tế. Tuy
nhiên đối với hai ngành nông nghiệp và thủy sản là hai ngành thế mạnh của huyện

đang nằm trong tình trạng đi xuống, nhất là ngành nông nghiệp. Với kết quả nhiều
cuộc điều tra định kỳ và các cuộc điều tra khác phối hợp với thơng tin thu thập từ các
cơ quan, ban ngành đồn thể, phịng Thống kê ước tính dự kiến GDP tăng 8,99%
trong năm 2004, nhưng không đạt kế hoạch đề ra do nhiều nguyên nhân, trong đó
đáng chú ý là ngành thủy sản, ngành kinh tế chủ lực giảm 3,61%, ngành nơng lâm
nghiệp giảm 5,8%.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 23


Sản xuất hồ tiêu
Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của huyện đảo, sản phẩm hồ tiêu Phú Quốc đã nổi tiếng
trong và ngoài nước từ lâu. Cũng như các địa phương trồng hồ tiêu khác, ngành nông
nghiệp huyện đang gặp nhiều khó khăn do giá tiêu hạt giảm liên tục và ở mức thấp
trong mấy năm gần đây, buộc lịng nơng dân phải bán đất để lấy tiền trả nợ ngân hàng
và đảm bảo cuộc sống gia đình.
Ở Phú Quốc, hồ tiêu được trồng tập trung tại ba xã: Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương
Tơ. Năm 2001, diện tích hồ tiêu toàn huyện là 775ha, đạt sản lượng 1.690 tấn, đến
năm 2004 diện tích giảm 245ha chỉ cịn 530ha, với sản lượng 1.364 tấn (Phòng Thống
kê huyện Phú Quốc, 2004). Theo kết quả sơ bộ tổng hợp từ cuộc điều tra cây hồ tiêu
vừa qua, diện tích hồ tiêu giảm mạnh nhất ở xã Cửa Cạn với 90,1ha, xã Cửa Dương
giảm 90ha và xã Dương Tơ giảm 48,6ha. Do diện tích giảm, chỉ khoảng 24ha hồ tiêu
trồng mới kể từ năm 2003 chưa cho thu hoạch, phần lớn diện tích cịn lại đã cho thu
hoạch với năng suất bình quân khoảng 2,7 tấn/ha, thấp hơn năng suất bình quân trên
3,0 tấn/ha trong những năm 2001-2002, chủ yếu do mức đầu tư và chăm sóc giảm.
b/ Các điều kiện về nhu cầu:
Sản phẩm tiêu sạch của Việt Nam vẫn đang là nguồn hàng được ưa chuộng của các
khách hàng khó tính như thị trường Mỹ, Đức, châu Âu, Nhật Bản,…

Theo ông Nguyễn Ngọc Luân, Giám đốc Hợp tác xã Hồ tiêu Lâm Sang (Đồng Nai),
trong 6 tháng đầu năm 2017, hợp tác xã đã xuất khẩu 300 tấn tiêu sạch, đạt tiêu chuẩn
của thị trường Đức và châu Âu, gấp đơi số lượng so với cùng kì năm ngối. Nhu cầu
của thị trường khó tính này cịn rất lớn, họ sẵn sàng đặt hàng với Hợp tác xã Lâm
Sang 5.000 tấn tiêu mỗi năm, nhưng khả năng sản xuất hiện nay để đáp ứng được tiêu
chí chất lượng vẫn cịn rất ít. Do đó, ngành hồ tiêu khơng lo thiếu khách hàng tiêu thụ
mà phải tập trrung vào chất lượng tốt để chủ động hơn trong giao dịch hợp đồng.
Vừa qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới về tiêu sạch, Việt Nam đã phải nhập
khẩu hơn 20.000 tấn tiêu sạch từ Campuchia về chế biến xuất theo đơn đặt hàng của
Nhóm 01 - Logistics

Trang 24


nhà nhập khẩu. Như vậy, trước mắt hồ tiêu Việt Nam đã giữ vai trò chủ động trong
việc đàm phán giá bán, điều chỉnh số lượng cung ứng ra thị trường, nhưng thời gian
tới phải chú trọng chất lượng thì mới giữ được vai trò đứng đầu thế giới về số lượng
lẫn chất lượng của ngành hồ tiêu.
c/ Các ngành cơng nghiệp liên kết và phụ trợ:
Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có
15 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, có 5 doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu.
Hiện nay, 95% tổng lượng sản xuất để phục vụ xuất khẩu. Công nghệ chế biến hồ tiêu
Việt Nam đã đạt được mặt bằng phổ thông chung, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
khắp thế giới. Hiện nay, dù sản lượng từ các doanh nghiệp có nhà máy chế biến cơng
nghệ cao theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA và xu hướng tạo sản phẩm đa dạng: tiêu
đen, trắng nguyên hạt, tiêu nghiền bột, đóng gói nhỏ … tăng lên nhưng hồ tiêu Việt
Nam chủ yếu vẫn xuất thô, đạt mức giá xuất khẩu 7.738 USD/1 tấn, thấp hơn giá bán
của nhiều nước. Nếu ngành hàng hồ tiêu Việt Nam được tổ chức chế biến tốt hơn sẽ
gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, giá hồ tiêu Việt Nam sẽ tương đương và có thể

cao hơn giá của một số nước trên thế giới.
Vì vậy, Hiệp Hội hồ tiêu Việt Nam khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm từ
khâu trồng, các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, chế biến sạch, đa dạng hóa sản
phẩm, đa dạng hóa thị trường nhằm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng hạt tiêu tịan
cầu.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 25


×