Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sự giống và khác nhau trong quan điểm nguồn của pháp luật của tác giả nguyễn thị hồi với bài viết trong giáo trình lí luận chung nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.3 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1

1


MỞ ĐẦU
Nguồn pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản, tiêu biểu của pháp luật và
cũng là một vấn đề gây nhiều sự chú ý, tranh luận sôi nổi trong giớ luật học, xã hội học,
triết học và thực tiễn pháp luật. Để làm rõ vấn đề này em xin chọn đề 09 trong danh mục
bài tập học kì.

NỘI DUNG
1. Tóm tắt bài “Về khái niệm nguồn của pháp luật” của tác giả Nguyễn Thị Hồi
Nguồn của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của lí luận nhà nước pháp
luật, đây là vấn đề gây nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học. Việc nghiên cứu nguồn
của pháp luật có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn vì xác định đầy đủ chính xác và sử
dụng đúng đắn các loại nguồn của pháp luật góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật. Vấn
đề này được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu với tên gọi khác nhau. Điểm
qua công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước ta sẽ thấy rõ điều đó.
Theo từ điển Black Law Dictionary thì nguồn pháp luật gồm có: các đạo luật, án lệ
của tòa án, tập quán, quan điểm của các chuyên gia, đạo đức và luật công bằng.
Trong phạm vi nghiên cứu pháp lí, thuật ngữ “nguồn của pháp luật” nói đến 3 khái
niệm khác nhau. Một là nguồn của pháp luật có thể nói đến nguồn gốc của các khái niệm
và tư tưởng pháp lí. Hai là nguồn của pháp luật có thể nói đến các cơ quan tổ chức chính
phủ đã tạo ra đã tạo ra các quay định pháp luật. Ba, nguồn của pháp luật có thể nói đến
những quy định pháp luật được công bố rõ ràng. Theo từ điển này thì nguồn của pháp
luật là khái niệm rộng. Theo nghĩa hẹp, nguồn của pháp luật khái niệm dùng để chỉ tất cả
những nơi chứa quy định mà thẩm phán có thể dựa vào đó để giải quyết vụ việc. Theo
nghĩa rộng là nói đến nguồn gốc của các khái niệm, các tư tưởng pháp lí, các chủ thể có


thẩm quyền ban hành luật, các quy định của pháp luật, nơi khởi nguồn của pháp luật hoặc
sự phân tích pháp lí.
Một số học giả pháp cho rằng có hai nguồn pháp luật là nguồn nội dung và nguồn
hình thức. Nguồn nội dung quan trọng nhất vì là nguồn cơ bản nhất. Trong cuốn “Nhập

2

2


mơn Luật học” Jean-Claude Ricci viết” Đó là căn ngun của pháp luật các đơng cơ
chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức, xã hội.
Theo Michel Virally nguồn hình thức nguồn gồm nguồn hình thức được thiết lập để
làm nguồn và các nguồn hình thức tự nhiên. Chúng là nguồn vì được ban hành bởi các cơ
quan quyền lực nhà nước duy nhất có thẩm quyền làm luật và làm cho luật trở nên bắt
buộc nhờ chế tài trong trường hợp cần thiết.
Về mặt lý thuyết, chúng không phải và cũng không thể là nguồn duy nhất vì chúng
được “thiết lập nên” nên có tính chất tương đối bất biến gây ra một số khó khăn. Để khắc
phục khó khăn trên người ta thừa nhận nguồn hình thức tự nhiên để giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn. Nguồn luật trong pháp luật quốc gia bao gồm: Hiến pháp, luật,
văn bản dưới luật, tập quán và án lệ; còn nguồn pháp luật quốc tế gồm: điều ước quốc tế,
tập quán, các nguồn phái sinh từ các nguồn trên.
Hans Kelsen-học giả người Đức cho rằng nguồn của pháp luật là khái niệm không rõ
ràng và hiểu theo nhiều nghĩa. Những quy phạm chung của Hiến pháp, các quy phạm
chung khác được ban hành phù hợp với hiến pháp và tập quán được coi là nguồn của
pháp luật. Quyết định của tòa án là nguồn của một nghĩa vụ đặc biệt của một bên và
tương ứng với quyền của một bên khác.
Ở Việt Nam, trong một số sách và giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật gồm có
hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Hình thức bên trong bao gồm các nguyên tác
chung của pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm

pháp luật. Hình thức bên ngoài bao gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm
pháp luật, luật tôn giáo.
Một số tác giả cho rằng tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật là
hình thức pháp luật với quan niệm đây là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng
ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Đây là quan niệm khơng chính xác về hình
thức pháp luật vì pháp luật do nhà nước ban hành và thực hiện thì nội dung mang ý chí
của nhà nước còn hình thức là cách thức nhà nước để chuyển ý chí đó thành pháp luật mà
trong cách thức vừa có ý chí của giai cấp thống trị vừa có ý chí của tồn xã hội.

3

3


Các học giả lại khái niệm hình thức pháp luật và nguồn pháp luật hồn tồn khơng
đồng nhất.
Có tác giả quan niệm rằng hình thức bên ngoài là sự biểu hiện ra bên ngoài, là những
cái chứa đựng nội dung các quy tắc pháp luật-quy tắc hành vi theo ý chí nhà nước.
Có tác giả sử dụng thuật ngữ “nguồn gốc nhà nước” để chỉ nguồn của pháp luật. Theo
tác giả này nguồn gốc pháp luật bao gồm nguồn gốc của pháp luật quốc nội và nguồn gốc
của pháp luật quốc tế
Qua các quan điểm trên, TS. Nguyễn Thị Hồi cho rằng nguồn và hình thức của pháp
luật là những khái niệm khác nhau. Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ
thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng ban hành, giải thích pháp luật cũng
như áp vào việc xử lí các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế. Như vậy, nguồn pháp luật
gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức. Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn
nguyên của pháp luật.Ở Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng là một trong các nội
dung quan trọng nhất của pháp luật.
Nguồn hình thức của pháp luật là phương thức tồn tại của quy phạm pháp luật trong
thực tế hay là nơi chứa đựng cung cấp các quy phạm pháp luật. Nguồn hình thức cơ bản

ba gồm tập quán, án lệ và văn bản quy phạm pháp luật.
Hình thức pháp luật gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Hình thức bên
trong là kết cấu nội tại của nó như quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, nghành luật.
Hình thức bên ngoài là cách thể hiện nội dung của nó, là cách thức mà nhà nước sử dụng
để chuyển ý chí của nó thành pháp luật, thành các quy tắc xử sự buộc mọi người phải tơn
trọng hoặc thực hiện trong tồn xã hội. Pháp luật có 3 hình thức là tập quán pháp luật,
tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Vị trí vai trị của mỗi hình thức này rất khác
nhau giữa các nước và các giai đoạn lịch sử.

2. Sự giống và khác nhau trong quan điểm nguồn của pháp luật của tác giả
Nguyễn Thị Hồi với bài viết trong giáo trình Lí luận chung nhà nước và phá
luật.
2.1. Giống nhau

4

4


Thứ nhất, cả hai bài viết của của tác giả Nguyễn Thị Hồi cũng như bài viết trong giáo
trình Lí luận chung nhà nước và pháp luật đều đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau của
các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước để chứng minh có nhiều quan điểm khác nhau về
nguồn pháp luật.
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồi đưa ra các quan điểm của các học giả người
Pháp, trong cuốn “Nhập môn học” của Jean-Claude, Hans Kelsen-học giả người Đức.
Mỗi người đều có một quan điểm khác nhau về nguồn pháp luật.
Trong cuốn Lí luận chung nhà nước và pháp luật đã nhắc đến quan niệm cho rằng:
“nguồn của pháp luật là tất cả những căn cứ mà chủ thể có thẩm quyền làm cơ sở để xây
dựng, thực hiện pháp luật, cũng như áp dụng để giải quyết những vụ việc pháp lí xảy ra
trong thực tiễn”.

Thứ hai, cả hai bài viết đều cho rằng tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm
pháp luật vừa là nguồn vừa là hình thức bên ngồi của pháp luật, hơn nữa đây cịn là các
nguồn cơ bản của pháp luật.
Thứ ba, nguồn của pháp luật gồm có nguồn nội dung và nguồn hình thức. Nguồn nội
dung là căn nguyên, xuất xứ, chất liệu làm nên các quy định cụ thể của pháp luật. Tuy
nhiên nguồn nội dung của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa nên khơng được
đề cập nhiều. ngược lại nguồn hình thức nguồn hình thức luôn được quan tâm và được đề
cập nghiên cứu nhiều hơn.
Mỗi nước trên thế giới đều có một loại nguồn khác nhau tùy theo hoàn cảnh kinh tế xã
hội trong mỗi giai đoạn phát triển của nước đó.

2.2.

Khác nhau

Cùng một vấn đề bên cạnh những quan niệm giống nhau thì mỗi tác giả cũng có
những quan nệm riêng cho mình.
Thứ nhất, trong bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” cho rằng “nguồn của
pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây
dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc
pháp lí xảy ra trong thực tế”. Cịn trong giáo trình Lí luận chung nhà nước và pháp luật
cho rằng “nguồn pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí để

5

5


các chủ thể thực hiện hành vi thực tế” Như vậy theo TS.Nguyễn Thị Hồi thì chủ thể có
thẩm quyền được sử dụng các nguồn để giải quyết các vụ việc pháp lí trong thực tế cịn

theo TS.Nguyễn Văn Năm bao gồm cả cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền
cũng như các chủ thể khác có trong xã hội.
Thứ hai, Tác giả Nguyễn Thị Hồi cho rằng nguồn và hình thức của pháp luật là những
khái niệm khác nhau không thể đồng nhất với nhau mặc dù chúng có mối liên hệ gắn bó
với nhau. Cịn trong giáo trình lí luận trung nhà nước và pháp luật thì quan niệm nguồn
của pháp luật và hình thức bên ngồi của pháp luật có mối liên quan chặt chẽ với nhau
Như vậy cùng một đề tài bên cạnh những quan niệm giống nhau các tác giả vẫn luôn giữ
cho những quan điểm lập trường riêng và bảo vệ quan điểm đó.

3. Vị trí vai trị của từng loại nguồn trong pháp luật Việt Nam hiện nay
Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí để
các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Hay nói cách khác nguồn của pháp luật là tất cả các
yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà
chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.
Đến nay pháp Luật Việt Nam chủ yếu bao gồm các nguồn là văn bản quy phạm pháp
luật, tập quán pháp, án lệ, đường lối chính sách của Đảng. Bên cạnh đó một số quan niệm
về lẽ phải, lẽ công bằng cũng được thừa nhận là nguồn của pháp luật Việt Nam.

3.1.

Đường lối chính sách của Đảng

Đường lối chính sách của Đảng được coi là nguồn nội dung quan trọng của pháp luật
vì chúng xác định mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong
giai đoạn nhất địnhcũng như những phương pháp cách thức cơ bản để thực hiện những
mục tiêu phương hướng này. Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện
trong thực tế. Nội dung các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, từ hiến pháp cho
đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp không được trái đường lối. Đường lối chính
sách của Đảng có giá trị bắt buộc phải tơn trọng và thực hiện đối với tồn xã hội khi nó
được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.


3.2.
6

Nhu cầu quản lý kinh tế – xã hội của đất nước

6


Đây cũng là một trong những nguồn nội dung quan trọng của pháp luật, một trong
những cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luật. Để tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải ban hành các quy định
pháp luật cụ thể nhằm xây dựng đồng bộ các loại thị trường (thị trường lao động, thị
trường hàng hố, thị trường bất động sản, thị trường tài chính…); cụ thể hố các chính
sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập…; sắp xếp, cơ cấu lại các ngành kinh
tế, điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo chiều hướng mà Nhà nước mong muốn, chiều
hướng vừa thúc đẩy sự tăng trưởng, vừa bảo đảm sự cân đối và ổn định của nền kinh tế –
xã hội.
3.3.

Các tư tưởng, học thuyết pháp lý

Các tư tưởng, học thuyết pháp lý cũng có thể trở thành nguồn nội dung của pháp luật.
Chẳng hạn, theo Điều 2 của Hiến pháp hiện hành của nước ta thì, “Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Quy định này của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa tư tưởng của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; tư tưởng chủ quyền
nhân dân; tư tưởng nhà nước pháp quyền và tiếp nhận các yếu tố hợp lý của học thuyết
phân chia quyền lực nhà nước.

3.4.

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo
trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa các quy tắc xử xự
chung để điều chỉnh các moiis quan hệ xã hội 1

7

7


Văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức pháp luật quan trọng bậc
nhất. Đây là hình thức pháp luật thành văn, thể hiện rõ nét nhất tính xác định về hình thức
của pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta bao gồm nhiều loại với giá trị pháp lí cao, thấp
khác nhau. Đứng đầu thang bậc giá trị pháp lí trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
là Hiến pháp, đạo luật gốc, luật cơ bản của nhà nước. Tiếp đó là các đạo luật, các nghị
quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Văn bản quy phạm pháp luật không chỉ là nguồn hình thức mà cịn có thể là nguồn nội
dung của pháp luật, bởi, nếu xét về nội dung thì các quy định trong các văn bản có giá trị
pháp lí cao hơn lại có thể trở thành nguồn nội dung cho các loại văn bản pháp lí thấp hơn.
Chẳng hạn, các quy định của Hiến pháp là nguồn nội dung của tất cả các VBQPPL khác
vì các quy định trong các văn bản ấy được xây dựng, ban hành dựa trên cơ sở các quy
định của Hiến pháp, trong nhiều trường hợp là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá nhằm thực hiện

Hiến pháp trong thực tế… Hoặc một đạo luật nào đó có thể trở thành nguồn nội dung cho
các nghị định hướng dẫn thi hành nó.

3.5.

Tập quán pháp

Tập quán pháp là những tập quán của cộng đòng được nhà nước thừa nhận nâng lên
thành pháp luật.
Đây vừa là một loại nguồn vừa là một hình thức thể hiện, một dạng tồn tai của pháp
luật trên thực tế. Ở hình thức này pháp luật tồn tai dưới một dạng thói quen ứng xử của
cộng đồng. Việc nhà nước thừa nhận tập qn nó có nghĩa vơ cùng lớn đối cả nhà nước
và xã hội. Đối với nhà nước tập quán pháp đóng vai trị quan trọng tạo nên hệ thống pháp
luật của một quốc gia. Đối với xã hội, tập quán pháp thể hiện sự chấp nhận của nhà nước
đối với một thói quen ứng xử của cộng đồng, đó chính là sự thống nhất giữa ý chí nhà
nước với ý chí cộng đồng.
Có thể nói tập qn pháp là loại nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại một
cách khá phổ biến trong thời kì chưa có pháp luật thành văn. Trong điều kiện hiện nay,
tập quán pháp đóng vai trị là nguồn bổ sung quan trọng cho những khoảng trống trong
các văn bản quy phạm pháp luật.

8

8


3.6.

Tiền lệ pháp (án lệ)


Tiền lệ pháp là những bản án quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các
vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khn mẫu để giải quyết các vụ
việc khác tương tự.1
Tiền lệ pháp cũng vừa là nguồn, vừa là hình thức của pháp luật, bao gồm nhiều loại
như án lệ bắt buộc, án lệ để giải thích, án lệ gốc. Án lệ là loại nguồn rất quan trọng của
pháp luật. Án lệ đề cập đến các vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà không phải là những
giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, vì vậy, nó
thường phong phú và đa dạng hơn pháp luật thành văn; góp phần bổ sung cho những
thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp
luật; tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuân lợi hơn. Hơn nữa án lệ
cịn làm tăng tính thuyết phục trong các quyết định của tòa án.

3.7.

Điều ước quốc tế

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, điều ước quốc tế là một loại nguồn
pháp luật quan trọng. Nó có thể được nội luật hóa thành các quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật nước ta cũng có thể được áp dụng một cách trực tiếp. Pháp luật Việt
Nam có các quy định cụ thể về áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế. Đặc biệt trong xu thế
tồn cầu hóa hiện nay, điều ước quốc tế ngày càng được nêu cao vai trị quan trọng và có
vị thế ngày càng cao.

3.8.

Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội

Các quan niệm đạo đức xã hội nhiều trường hợp được pháp luật dẫn chiếu căn cứ
pháp lí để chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Các quan niệm, quan điểm đạo đức này đã
đóng vai trị quan trọng trong việc hôc trợ bổ sung, hình thành và thực hiên pháp luật

trong đời sống. Đây là nguồn giúp cho pháp luật mềm dẻo và đầy tình người.

3.9.

Hợp đồng

Pháp luật tôn trọng thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự, thương
mại, tất nhiên nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với

9

9


đạo đức xã hội. Đây là căn cứ pháp lí quan trọng để chủ thể có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp nếu có.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hóa đang có sự xích lại gần nhau của các hệ thống
pháp luật trong đó có cả các quan niệm và vận dụng nguồn pháp luật. Vì lẽ đó đây là một
vấn đề mang tính thời sự cần đi sâu nghiên cứu

10

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trính Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản tư pháp, 2016.
2. Giáo trính Lí luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2015

3. PGS.TS Nguyễn Văn Động, Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2008
4. PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan, Hướng dẫn môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2014
5. Giáo trình Lí luận chung nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2005
6. Về khái niệm nguồn nhà nước của TS. Nguyễn Thị Hồi(Tạp chí Luật học số 2/1008)
7.Các loại nguồn của pháp luật VIệt Nam hiện nay của TS. Nguyễn Thị Hồi ( số 12/128,
tháng 12/2008)

11

11



×