Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa bh thương mại với bh xã hội và bh y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.75 KB, 21 trang )

2010
Thành viên nhóm:
(lớp NH06-K33)
Lê Hoàng Anh
Phạm Thị Thanh Thảo
Trần Huỳnh Anh Thư
Võ Thị Thanh Trang
Lý Thế Trung
Nguyễn Thúy Tường Vân
Đề tài 9:Phân biệt những điểm giống và
khác nhau giữa BH thương mại với BH xã
hội và BH y tế
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
2
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………3
I. Giới thiệu chung về các loại hình bảo
hiểm………………………………… 4


1. Bảo hiểm xã hội……………………………………………………………… 4
1.1 Khái niệm BHXH……………………………………………………….5
1.2 Nội dung BHXH……………………………………………………… 5
1.3 Đặc điểm BHXH……………………………………………………… 5
1.4 Phân loại BHXH……………………………………………………… 6
2. Bảo hiểm y tế……………………………………………………………………6
2.1 Khái niệm……………………………………………………………… 7
2.2 Đặc điểm BHYT……………………………………………………… 7
2.3 Hình thức BHYT……………………………………………………… 7
3. Bảo hiểm thương mại………………………………………………………… 8
3.1 Khái niệm……………………………………………………………… 9
3.2 Đặc điểm của BHTM……………………………………………………9
3.3 Phân loại BHTM……………………………………………………… 9
II. Phân biệt bảo hiểm thương mại với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y
tế…….11
A. Những điểm giống nhau………………………………………………………11
B. Những điểm khác nhau……………………………………………………….12
III. Các số liệu thống kê về bảo hiểm…………………………………………16
KẾT BÀI………………………………………………………………………………19
3
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có những nguy
cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro do nhiều nguyên nhân: do môi
trường thiên nhiên (bão, lụt, động đất, hạn hán…); do sự tiến bộ và phát triển của
khoa học kỹ thuật (khoa học kỹ thuật phát triển, một mặt thúc đẩy sản xuất và tạo
điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều
tai nạn bất ngờ như tai nạn ô tô, tai nạn hàng không, tai nạn lao động…); do môi
trường xã hội (khi xã hội càng phát triển thì con người càng có nguy cơ gặp nhiều
rủi ro như thất nghiệp, tệ nạn xã hội, lạm phát…)
Bảo hiểm là một biện pháp để đối phó với rủi ro trước khi rủi ro xảy ra với mục đích

khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra nếu có và cũng là công cụ đối phó
với rủi ro hiệu quả nhất.Trong hệ thống tài chính nói riêng và hệ thống kinh tế-xã
hội nói chung, bảo hiểm tồn tại như là một bộ phận cấu thành với 3 hình thức cơ
bản sau: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thương mại. Để hiểu rõ hơn về
các loại hình bảo hiểm này cũng như phân biệt sự giống và khác nhau giữa các loại
hình bảo hiểm, bài tiểu luận này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để giúp người
đọc có được một cái nhìn khái quát cũng như nắm được sự khác nhau giữa các loại
hình bảo hiểm.
4
I. Giới thiệu chung về các loại hình bảo hiểm:
1. Bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là công cụ quan trọng và hiệu quả để tạo nên hệ thống an sinh cho con
người. Có lẽ không một chính sách quốc gia nào lại có nhiều mối quan hệ về kinh tế,
chính trị, xã hội, về quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng, của tập thể, của cá nhân như
chính sách bảo hiểm xã hội, và có lẽ cũng không chính sách xã hội nào lại mang ý nghĩa
nhân văn, nhân đạo sâu sắc như chính sách bảo hiểm xã hội.
Với chiến lược phát triển nhằm vào con người, coi con người là vị trí trung tâm, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến
chế độ bảo hiểm xã hội với tư cách là một chính sách xã hội quan trọng, góp phần đảm
bảo ổn định xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
Bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ bảo vệ người làm công trước
hiểm họa của thế giới công việc, nguy hiểm cơ bản nhất đối
với người lao động là mất công ăn việc làm.
Sức lao động bị đe dọa bởi các nguy cơ sau:
• Tuổi già
• Thiếu chỗ làm việc
• Tai nạn
• Ốm đau
Khi tai nạn lao động xảy ra, bảo hiểm xã hội sẽ có nhiệm vụ bảo vệ người lao động
Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm bảo vệ thai sản

5
Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm bảo vệ những cụ già
I.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bảo vệ người lao động bằng cách thông qua việc
tập trung nguồn tài chính được huy động từ người lao động (nếu có), cộng với sự hỗ trợ
của Nhà nước, thực hiện trợ cấp vật chất, góp phần ổn định đối tượng đời sống cho
người tham gia bảo hiểm xã hội gặp rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, rủi ro tuổi già, làm cho gia đình bị mất hoặc giảm thu nhập bất ngờ.
I.2 Nội dung của bảo hiểm xã hội
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội ở từng quốc gia cũng rất khác nhau về nội dung tùy thuộc
vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo nhu cầu an toàn cho đời
sống người lao động, ngoài ra còn tuy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lý
có thể đáp ứng.
Ở nước ta hiện nay, nội dung thực hiện bảo hiểm xã hội được quy định gồm 5 chế độ bắt
buộc sau:
(1) Chế độ ốm đau (trợ cấp ốm đau và chăm sóc y tế khi ốm đau)
(2) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(3) Chế độ trợ cấp thai sản
(4) Chế độ hưu trí
(5) Chế độ tiền tử
I.3 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật, nó là bộ phận của hệ thống
bảo vệ chung của quốc gia đối với người lao động. Nguồn tài chính của bảo hiểm xã hội
gồm có ba nguồn: từ người sử dụng lao động, từ người lao động, có sự hỗ trợ của nhà
nước. Nhà nước sẽ bảo hộ tiền trợ cấp khi có lạm phát xảy ra.
6
Quỹ bảo hiểm xã hội hoạt động theo nguyên tắc thu trước chi sau và đảm bảo an toàn và
phát triển theo cơ chế pháp luật và ít rủi ro nhất.
Mục đích của bảo hiểm xã hội:
• Là trợ cấp các khoản vật chất cho những người được bảo hiểm khi họ gặp rủi ro

theo nguyên tắc san sẻ rủi ro.
• Nhà nước quy định chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng
cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc phục hồi sức khỏe, góp phần ổn định đời
sống cho người lao động và bản thân họ trong các trường hợp người lao động ốm
đau, thai sản, hết tuổi lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các
khó khăn khác.
1.4 Phân loại bảo hiểm xã hội
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được tiến hành theo 2 hình thức: bảo hiểm bắt buộc và tự
nguyện áp dụng cho 2 nhóm đối tượng khác nhau: người lao động làm công ăn lương và
nhóm lao động tự do.
2. Bảo hiểm y tế:
Thế giới đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều, ở
Việt Nam cũng thế, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm…
đang ngày càng đe dọa đến sức khỏe con người. Cho dù con người ngày biết quan tâm
chăm sóc cho sức khỏe của mình thì cũng không thể nào lường trước những rủi ro có thể
bất chợt ập tới với mình.
Em N.T.N.A, ở ấp 4 xã tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM, bị nhiễm khuẩn huyết
phải điều trị hơn 1 tháng tại bệnh viện, được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hơn 83 triệu
đồng. Tương tự em V.T.P, học ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Bình Trưng
Đông, quận 2, TPHCM) được chẩn đoán bị bệnh nan y, phải điều trị hơn 2 tháng tại
Bệnh viện quận 2 và được BHYT chi trả gần 80 triệu đồng.
Trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, khó khăn,với một số tiền viện phí lớn như vậy, nếu
như không có BHYT thì chúng ta khó lòng mà chi trả nổi. Do đó BHYT- một chính sách
xã hội của Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc,
góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ,chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân.
2.1Khái niệm
7
BHYT là chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động dự đóng góp
của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí

khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT khi ốm đau.
2.2Đặc điểm BHYT:
- Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn
- Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng
đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ.
2.3Hình thức bảo hiểm y tế:
Hiện tại, chế độ BHYT ở Việt Nam có hai loại hình chủ yếu là: BHYT bắt buộc và
BHYT tự nguyện.
2.3.1 Bảo hiểm y tế bắt buộc:
Lúc ban đầu chế độ BHYT được áp dụng cho một số nhóm đối tượng, chủ yếu là
công thức nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp.Sau đó đối tưởng tham
gia BHYT được mở rộng ra, đến nay đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được
chia thành thành 24 nhóm đối tượng và 1 nhóm đối tượng khác để chính phủ tùy
tình hình cụ thể quy định thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT (theo luật BHYT
8
BẢO
HIỂM Y
TẾ
BẢO
HIỂM Y
TẾ
số 25/2008.QH12). Bên cạnh đó, Luật cũng xác định
mức trần đóng BHYT là 6%. Chính phủ căn cứ tình
hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn cụ
thể để quy định mức đóng, mức hỗ trợ đối với từng
nhóm đối tượng. Và cũng kể từ năm 2010, luật cũng quy định đối tượng học sinh,
sinh viên phải tham gia BHYT bắt buộc.
2.3.2 Bảo hiểm y tế tự nguyện:
Theo quy định hiện hành, BHYT tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng
có nhu cầu tự nguyên tham gia BHYT, kể cả đối tượng đã tham gia BHYT bắt

buộc nhưng muốn tham gia BHYT tự nguyện để được hưởng mức dịch vụ BHYT
cao hơn đối với người tham gia BHYT bắt buộc; người nước ngoài đến làm việc,
học tập, du lịch tại Việt Nam.
Mức phí BHYT tự nguyện được xác định trên nguyên tắc phù hợp với tình hình
kinh tế xã hội của địa phương, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giá dịch vụ y tế, xác
suất ốm đau của người tham gia…và bảo đảm cân đối thu chi quỹ BHYT
3. Bảo hiểm thương mại:
Cuộc sống chứa đựng vô vàn những rủi ro mà ta không thể nào lường trước được, chúng
mang lại cho ta những tổn thất có thể là nhỏ nhặt mà cũng có thể là nghiêm trọng.
Bạn sở hữu một ngôi nhà khang trang,lộng lẫy và luôn
tự hào vì điều đó, nhưng biết đâu một ngày niềm tự hào
đó biến mất với ngôi nhà của bạn trong đống tro tàn.
Bạn mới tậu một chiếc xe hơi mới cáu, hàng
ngày bạn vi vu cùng nó trên những con đường. Và
rồi một ngày xe bạn bị bẹp dúm, méo mó sau
một vụ tai nạn giao thông.
9
Bạn là người luôn quan tâm ,chăm
sóc cho gia đình, lo lắng cho tương
lai con cái của bạn sau này, liệu
bạn có thể sống khỏe sống tốt để
chu cấp cho những đứa con đáng
yêu của bạn….
Bạn tiếc nhà, tiếc xe, chỉ lo lắng hay cần phải làm một điều gì tốt hơn để bảo vệ chúng?
Để đối phó với những rủi ro trên, bảo hiểm thương mại đã ra đời cùng với hai loại hình
bảo hiểm trên góp phần đa dạng hóa các lĩnh vực bảo hiểm nhằm giảm thiểu mọi tổn thất
có thể xảy ra trong cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển ngày nay.
3.1Khái niệm:
BHTM là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên
thị trường bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm

chấp nhận rủi ro trên cơ sở những người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí
bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi
ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng
3.2Đặc điểm của BHTM:
- Trước tiên, hoạt động của BHTM là một hoạt động thỏa thuận( nên còn gọi là BH
tự nguyện)
- Hai là, sự tương hỗ trong BHTM được thực hiện trong một “cộng đồng có giới
hạn”, một “nhóm đóng”
- Ba là, BHTM cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản thân con
người mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm
3.3Phân loại BHTM:
Việc phân loại dựa trên các căn cứ để xác định, một số căn cứ tiêu biểu như sau
3.3.1 Căn cứ theo đối tượng bảo hiểm:
- Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra
rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực
tế và mức độ đảm bảo đã thỏa thuận trên hợp đồng.
10
- Bảo hiểm con người: đối tượng của loại hình này chính là tính mạng, thân thể sức
khỏe con người. Bên mua bảo hiểm tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm ,nộp phí
bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng
sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc người thụ hưởng khác sẽ nhận
được khoản tiền do người bảo hiểm trả
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do
ràng buộc của pháp luật dân sự, theo đó người được bảo hiểm phải bồi thường
bằng tiền cho người thứ ba những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự
vận hành, hoạt động của tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng của
chính mình.
3.3.2 Căn cứ kỹ thuật bảo hiểm:
- BH dựa trên kỹ thuật phân bổ (BH phi nhân thọ): là việc phân bổ quỹ BH được

đóng góp bởi nhiều người để bồi thường tổn thất cho một số ít người. Hợp đồng
BH loại này thường là ngắn hạn.
- BH dựa trên kỹ thuật dồn tích (BH nhân thọ): là các loại BH đảm bảo rủi ro có
tính chất thay đổi theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con
người. Các hợp đồng này thường là trung và dài hạn.
3.3.3 Căn cứ tính chất số tiền bồi thường:
- BH có số tiền BH trả thêm nguyên tắc bồi thường: số tiền được bảo hiểm không
bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế
- BH có số tiền BH trả theo nguyên tắc khoán: số tiền được bảo hiểm sẽ khoán theo
một mức nhất định đã thỏa thuận trên hợp đồng
3.3.4 Căn cứ phương thức quản lý:
- BH tự nguyện: hợp đồng được giao kết dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận
thức của bên mua BH
- BH bắt buộc: hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân
trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế xã hội
3.3.5 Căn cứ vào nghị định 100CP ngày 18/12/1993 có 13 loại hình BH
1) BH nhân thọ
2) BHYT tự nguyện và BH tại nạn con người
11
3) BH tài sản và BH thiệt hại
4) BH vận chuyển đường bộ, đường biển
5) BH thân tàu và TNDS chủ tàu
6) BH trách nhiệm chung
7) BH hàng không
8) BH xe cơ giới
9) BH cháy
10) BH tín dụng và rủi ro tài chính
11) BH thiệt hại kinh doanh
12) BH nông nghiệp
13) Các dịch vụ BH khác do BTC quy định

II. Phân biệt Bảo hiểm thương mại với Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế
A/. Những điểm giống nhau:
Do cùng là các loại hình bảo hiểm nên Bảo hiểm thương mại và Bảo hiểm xã hội có
chung các đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm:
1. Bản chất
Là một loại hình dịch vụ tài chính đặc biệt, vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không
bồi hoàn, doanh thu có trước chi phí, nhằm mục đích sinh lợi cho bên bảo hiểm.
2. Nguyên lý hoạt động
Cả hai loại hình bảo hiểm này đều hoạt động dựa trên Quy luật số đông: Phân chia tổn
thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu.
3. Nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng quỹ Bảo hiểm
Quỹ bảo hiểm được hình thành dựa trên cơ sở đóng góp của tất cả các thành viên tham
gia Bảo hiểm. Mục đích sử dụng Quỹ bảo hiểm là để khôi phục lại vị thế tài chính của
các thành viên bị tổn thất như lúc trước khi tổn thất xảy ra, không hơn không kém.
4. Các nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm:
• Nguyên tắc chỉ bảo hiểm rủi ro, không bảo hiểm chắc chắn: Cả 2 loại hình Bảo
hiểm thương mại và Bảo hiểm xã hội đều chỉ bảo hiểm cho rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu
12
nhiên, nằm ngoài ý muốn con người chứ không bảo hiểm cho một sự việc chắc chắn
xảy ra.
• Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm phải tuyệt
đối trung thực trong tất cả mọi vấn đề, đặc biệt là các vấn đề quy định trong hợp đồng
bảo hiểm.
• Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Người được bảo hiểm muốn mua bảo
hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
• Nguyên tắc thế quyền: Bên bảo hiểm sau khi bồi thường cho bên được bảo hiểm có
quyền đại diện bên được bảo hiểm yêu cầu bên thứ ba bồi thường lại cho mình nếu bên
thứ ba có trách nhiệm phải bồi thường cho bên được bảo hiểm.
B/. Những điểm khác nhau:
1. Đối tượng bảo hiểm

Bảo hiểm thương mại
 Đối tượng của bảo
hiểm thương mại tương đối
rộng, bao gồm:
• Tài sản.
• Con người.
• Trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm xã hội
 Đối tượng của bảo
hiểm xã hội hẹp hơn, đó là
thu nhập của người lao
động.
Khi thu nhập của người lao
động bị giảm hoặc mất đi
do giảm hoặc mất:
• Khả năng lao động
• Sức lao động
thì bảo hiểm xã hội sẽ chi
trả để khôi phục phần thu
nhập bị mất này cho người
lao động.
Bảo hiểm y tế
 Đối tượng của bảo
hiểm y tế là sức khỏe của
các đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế.
 Khi sức khỏe của
người tham gia bảo hiểm
y tế bị suy giảm thì bảo
hiểm y tế sẽ chi trả chi

phí chẩn đoán xét
nghiệm, chi phí điều trị
bệnh cho người tham gia
bảo hiểm y tế.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm
13
Bảo hiểm thương mại
• Các tổ chức có tư cách
pháp nhân
• Các cá nhân có đủ
năng lực hành vi, năng
lực pháp lý
Bảo hiểm xã hội
• Người lao động
• Người sử dụng lao
động
Bảo hiểm y tế
• Các cá nhân theo
quy định của Luật Bảo
hiểm y tế
3. Đối tượng thụ hưởng
Bảo hiểm thương mại
• Người được bảo hiểm
• Người thụ hưởng ghi
trên hợp đồng bảo hiểm
• Người thụ hưởng theo
Luật định
Bảo hiểm xã hội
• Theo Luật định
Bảo hiểm y tế

• Theo Luật định
4. Quỹ bảo hiểm
Bảo hiểm thương mại
 Hình thành từ sự
đóng góp phí của những
người tham gia, được bổ
sung từ lãi đầu tư quỹ nhàn
rỗi, dự phòng bảo hiểm.
 Mục đích sử dụng
chủ yếu:
• Bồi thường chi trả
Bảo hiểm xã hội
 Hình thành chủ yếu
từ ba nguồn:
• Đóng góp của người
lao động
• Đóng góp của người
sử dụng lao động
• Nhà nước bù thiếu
 Mục đích sử dụng
chủ yếu:
• Chi trả cho các chế
Bảo hiểm y tế
 Hình thành chủ
yếu từ bốn nguồn:
• Đóng góp của
người tham gia bảo hiểm
y tế
• Đầu tư từ quỹ bảo
hiểm y tế

• Nhà nước hỗ trợ
cho các đối tượng chính
sách, đối tượng có công
với cách mạng.
• Các nguồn khác
 Mục đích sử dụng
chủ yếu:
• Chi trả cho các chế
14
• Dự trữ dự phòng
• Đề phòng hạn chế tổn
thất
• Nộp ngân sách Nhà
nước
• Chi quản lý
 Được quản lý theo
cơ chế hạch toán kinh
doanh có lãi. Điều này được
thể hiện rõ trong việc lãi
suất cho công ty bảo hiểm
được tính vào cơ cấu phí
toàn phần cho mọi nghiệp
vụ bảo hiểm cụ thể, bảo
hiểm thương mại có thể
tham gia tái bảo hiểm với
các công ty bảo hiểm ở
nước ngoài.
độ bảo hiểm xã hội
• Chi sự nghiệp quản
lý bảo hiểm xã hội

 Được quản lý theo
cơ chế cân đối thu chi,
không đặt nặng mục đích
sinh lời.
độ bảo hiểm y tế
• Chi sự nghiệp quản
lý bảo hiểm y tế

 Được quản lý theo
cơ chế cân đối thu chi,
không đặt nặng mục đích
sinh lời.
5. Cơ quan chủ quản
Bảo hiểm thương mại
• Các tổ chức kinh
doanh bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội
• Cơ quan quản lý bảo
hiểm xã hội của Nhà
nước.
• Các Bộ ngành,
nghiệp đoàn, cơ
quan do Nhà nước
quản lý.
Bảo hiểm y tế
• Bộ y tế, bộ tài
chính
• Cơ quan quản lý
bảo hiểm y tế của Nhà
nước

6. Phí bảo hiểm
Bảo hiểm thương mại
 Phí bảo hiểm
thương mại được xác định
bằng số tuyệt đối và phụ
thuộc chủ yếu vào số tiền
bảo hiểm, xác suất rủi ro.
Bảo hiểm xã hội
 Phí bảo hiểm xã hội
được xác định bằng số
tương đối và phụ thuộc chủ
yếu vào tiền lương và quỹ
lương của doanh nghiệp.
Bảo hiểm y tế
 Phí bảo hiểm y tế
được xác định bằng số
tương đối và phụ thuộc
chủ yếu vào tiền lương
và quỹ lương của doanh
15
 Phí bảo hiểm
thương mại là giá cả của
sản phẩm bảo hiểm và
được xác định theo công
thức:
P = f + d
Trong đó:
P là phí bảo hiểm toàn bộ
f là phí thuần
d là phụ phí

 Trên thực tế mức
phí bảo hiểm toàn bộ còn
được xác định theo công
thức:
P=Tỷ lệ phíxSố tiền bảo
hiểm
Trong đó tỷ lệ phí phụ
thuộc rất nhiều vào xác
suất rủi ro, cường độ tổn
thất.
 Phí bảo hiểm
thương mại được nộp ngay
khi hợp đồng bảo hiểm
thương mại được ký kết.
Trong trường hợp phí bảo
hiểm thương mại là một
khoản tiền lớn thì người
tham gia có thể thỏa thuận
với công ty bảo hiểm để
đóng làm nhiều lần, lúc đó
công ty bảo hiểm có thể thu
định kỳ 3 tháng hoặc 6
tháng.
 Theo kết cấu các chế
độ bảo hiểm xã hội thì mỗi
chế độ có một loại phí
tương ứng, đồng thời có phí
bảo hiểm xã hội tổng hợp
chung cho tất cả các chế độ
gọi là phí tổng hợp hay phí

toàn phần.
 Phí toàn phần được
xác định theo công thức:
Ptp = Ptt + Pql + Pdp
Trong đó:
Ptp là phí toàn phần
Ptt là phí thuần túy
Pql là chi phí quản lý
Pdp là phần an toàn, dự
phòng phí
 Phí bảo hiểm xã hội
được đóng đều đặn theo
tiền lương hoặc thu nhập
hàng tháng của người lao
động từ lúc bắt đầu tham
gia bảo hiểm xã hội cho
đến khi hết tuổi lao động.
nghiệp.
 Mức đóng tối đa
cho các đối tượng tham
gia bảo hiểm y tế là 6%
mức lương tối thiểu, trừ
một số trường hợp do
Nhà nước quy định.
 Phí bảo hiểm y tế
được đóng đều đặn theo
tiền lương hoặc thu hập
hàng tháng của người
tham gia bảo hiểm y tế
trong suốt thời gian tham

gia bảo hiểm y tế.
16
7. Thời hạn và hình thức bảo hiểm
Bảo hiểm thương mại
 Hình thức bảo hiểm
trong quan hệ bảo hiểm
giữa người tham gia với
công ty bảo hiểm trong bảo
hiểm thương mại chủ yếu
mang tính tự nguyện (trừ
nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự).
 Đồng thời mối quan
hệ này chỉ phát sinh và tồn
tại trong một khoảng thời
gian xác định kể từ khi
người tham gia bảo hiểm
ký kết hợp đồng bảo hiểm,
thời hạn này thường là một
năm hoặc một chu kỳ hoạt
động.
Bảo hiểm xã hội
 Quan hệ trong bảo
hiểm xã hội là mối quan hệ
lâu dài, tương đối ổn định
và hình thức bảo hiểm chủ
yếu là mang tính chất bắt
buộc dựa trên quan hệ lao
động và quan hệ phân phối
theo quy định của Nhà

nước mục đích nhằm bảo
vệ người lao động trước
những sự kiện, "rủi ro xã
hội" như: ốm đau, tai nạn
lao động - bệnh nghề
nghiệp vv…
 Bên cạnh đó, quan
hệ này còn ràng buộc trách
nhiệm của chủ sử dụng lao
động đối với người lao
động, từ đó thắt chặt tình
đoàn kết giữa "chủ" với
"thợ" góp phần thúc đẩy ổn
định xã hội.
Bảo hiểm y tế
 Quan hệ trong
bảo hiểm y tế là mối
quan hệ lâu dài, tương
đối ổn định; hình thức
bảo hiểm vừa mang tính
bắt buộc vừa mang tính
tự nguyện theo quy định
của Nhà nước nhằm bảo
vệ sức khỏe toàn dân.
III.Các số liệu thống kê về bảo hiểm
Thống kê tình hình tham gia bảo hiểm:
17
Đơn vị: triệu người 2007 2008 2009
Bảo hiểm y tế 40 39.7 49.5
Bảo hiểm xã hội 8.1 8.7 9.13

Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội số 38/BC-CP
TÌNH HÌNH THAM GIA BHXH GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 38/BC-CP ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ)
Đơn vị tính: đơn vị, người, %
18
19
TT
Loại hình
quản lý
Năm 2008 Ước năm 2009 Năm 2010 (dự kiến)
Số đơn
vị
Số người
Tỷ
trọng
Số đơn
vị
Số người
Tỷ
trọng
Số đơn
vị
Số người
Tỷ
trọng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
A
Bảo hiểm
xã hội bắt
buộc

166,826 8,539,467 179,020 9,101,040 199,379 9,655,400
1
HCSN,
Đảng, ĐT,
LLVT
61,801 3,128,209 36.6% 62,419 3,177,986 34.9% 63,040 3,210,000 37.6%
2
Ngoài công
lập
4,987 119,033 1.4% 5,427 129,877 1.4% 5,905 135,000 1.6%
3
Xã, phường,
thị trấn
11,279 212,800 2.5% 11,335 221,015 2.4% 11,392 223,000 2.6%
4
Doanh
nghiệp Nhà
nước
8,180 1,315,102 15.4% 8,180 1,330,374 14.6% 8,180 1,335,000 15.6%
5
Doanh
nghiệp có
vốn nước
ngoài
8,761 1,753,800 20.5% 9,637 1,963,550 21.6% 10,408 2,270,000 26.6%
6
Doanh
nghiệp
Ngoài quốc
doanh

63,102 1,951,153 22.8% 75,722 2,198,624 24.2% 89,352 2,395,000 28.0%
7 Hợp tác xã 8,618 56,935 0.7% 6,198 74,113 0.8% 10,997 81,600 1.0%
8
Lao động có
thời hạn ở
nước ngoài
98 2,435 0.03% 102 5,500 0.1% 105 5,800 0.07%
B
Bảo hiểm
xã hội tự
nguyện
6,110 34,669 118,000
C
Bảo hiểm
thất ngiệp
5,411,886 5,835,190
Thống kê số thu bảo hiểm qua các năm:
Đơn vị: tỷ đồng 2007 2008 2009
Bảo hiểm xã hội 28357 30821.6 39873.6
Bảo hiểm thương
mại 17757 21218 25473
Nguồn:
Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội số 38/BC-CP,
www.avi.org.vn.
Trải qua bao thăng trầm của xã hội, bảo hiểm đã xuất hiện, tồn tại và phát triển
ngày càng rộng lớn hơn. Ngày nay, hoạt động bảo hiểm không ngừng mở rộng, trở
20
thành một ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi
con người sinh ra và lớn lên, chắc chắn đều phải tham gia ít nhất một loại hình bảo
hiểm. Là công nhân viên chức nhà nước thì phải tham gia bảo hiểm xã hội; là học

sinh sinh viên, ai cũng đã từng tham gia bảo hiểm y tế. Là người điển khiển xe cơ
giới thì bắt buộc phải có bảo hiểm xe môtô (bảo hiểm thương mại)… Do đó việc so
sánh về các loại hình bảo hiểm này giúp cho người đọc có thể hiểu, biết và vận dụng
chúng một cách đúng đắn nhất, góp phần làm giảm thiểu tổn thất hoặc được đền bù
thỏa đáng cho những rủi ro khôn lường trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.
21

×