Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Tác dụng của quất pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.04 KB, 2 trang )

Tác dụng của quất
Từ xa xưa, trong dịp Tết Nguyên đán,
có một loại cây cảnh dùng trang trí không
phải bằng hoa mà bằng quả. Đó chính là cây
quất. Những quả quất tròn trĩnh với màu đỏ
cam hấp dẫn không những làm đẹp cảnh
quan ngày Tết mà còn là vị thuốc hay trong y
học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Giá trị
chữa bệnh của quả quất bắt nguồn từ một
truyền thuyết như sau:
Cách đây hơn 800 năm, vào giữa tiết trời
đông giá lạnh, cả kinh thành Thăng Long vô cùng
lo lắng bởi nhà vua và văn võ bá quan trong triều
cùng hàng ngàn người dân đột nhiên mắc một chứng bệnh thời khí như sổ mũi, hắt
hơi, đau nhức chân tay mình mẩy. Vua Lý Thần Tông đã hạ chiếu cho pháp sư Giới
Không Thiền Sư lập đàn tế lễ, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày một lan
rộng. Các quan ngự y được lệnh sưu tầm dược liệu để chế ra những phương thuốc
trị bệnh. Sau một thời gian chạy chữa, các chứng bệnh lui dần duy chỉ còn chứng
ho, mất tiếng là dai dẳng kéo dài đến tận giáp tết Nguyên đán. Nhà vua phải xuống
chiếu cho nhân dân cả nước xem ai biết môn thuốc gì chữa khỏi chứng ho kéo dài
này sẽ được trọng thưởng. Chiếu chỉ ban hành được vài ngày thì có một nông dân
tên Hoàng Quyết xin dâng lên nhà vua một vị thuốc dân gian, đó là quả quất luyện
với đường phèn để chữa bệnh. Nhà vua bèn dùng thử thấy thuốc vừa chua, vừa
ngọt, lại cay tê, đăng đắng, thơm mùi quất, chỉ trong hai ngày là khỏi bệnh. Bài thuốc
được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và từ đó, cây quất cũng được trồng và dùng
làm thuốc chữa bệnh tại kinh thành Thăng Long.

Quả quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc đã chín. Về thành phần
hóa học, dịch quả quất chứa pectin 10%, vitamin C 0,13-0,24mg%, Fe 5,1mg%. Cu
0,8mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25
thành phần, trong đó cóa-pinen 0,4%, b -pinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%,


b-ocimen 0,3%, linalol 1,55.

Dược liệu có vị chua, hơi ngọt, the, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác
dụng điều khí, kiện tỳ, chỉ khát, giảm ho, tiêu phù, được dùng trong những trường
hợp sau:

Chữa ho (nhất là ho ở trẻ em): Quả quất chín (loạibỏ những quả đã ủng nhũn)
10g, rửa sạch, cho vàochén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín
trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4
ngày. Có thể phối hợp với hoa hồng bạch 10g và hạt chanh 10g. Cách làm và dùng
như trên.

Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ
đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột
mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.

Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo
nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5-6 lỗ, rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với
đườngkính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được
dịch quất đường (sirô quất) màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to sirô này
pha với 150ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều mà uống.

Theo tài liệu nước ngoài, vỏ quả quất tươi 9g, phối hợp với gừng tươi nướng
vàng 9g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày, chữa nôn
mửa. Để chữa nghẹn nấc ở người cao tuổi, lấy vỏ quả quất 20g, phơi hoặc sấy khô,
tán bột rồi uống với nước ấm.

Hạt quất là thuốc cầm máu, giảm ho, chống nôn:
Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, hạt
chanh 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi, giã nát, thêm đường, hấp cơm, uống

làm 2-3 lần trong ngày.

Chữa nôn ra máu: Hạt quất 1 chén nhỏ, bóc bỏ vỏ, lấy nhân, sao vàng, giã
nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chú ý: Tránh nhầm hạt quất với hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).


×