Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 186 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY
TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI
VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ
TẠI CỘNG ĐỒNG

Hà Nội, tháng 7/2011

1


LỜI CẢM ƠN
Dự án Alive and Thrive xin trân trọng ghi nhận sự hỗ trợ đặc biệt quý báu của Viện
Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam trong việc biên tập và đóng góp ý kiến giúp xây
dựng bộ tài liệu “Hướng dẫn giảng dạy tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ” cho cán bộ y tế
và tuyên truyền viên.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng trẻ nhỏ;
đào tạo và truyền thông thay đổi hành vi đã hỗ trợ kỹ thuật và chủ biên trong quá
trình phát triển bộ tài liệu này, bao gồm:
1. TS. Phạm Thị Thúy Hòa, Giám Đốc Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh dưỡng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
2. Ths. Huỳnh Nam Phương, Chuyên viên Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh
dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
3. Ths. Trịnh Ngọc Quang, Trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo – Trung tâm Giáo
dục Truyền thông và Sức Khỏe - Bộ Y Tế
4. Ths. Trần Thị Nhung – Trung tâm Giáo dục Truyền thông và Sức Khỏe – Bộ Y Tế
Chúng tôi cũng xin đặc biệt gửi lời cám ơn đến những cán bộ y tế và hội viên Hội
Phụ nữ từ 14 tỉnh/ thành phố đã tham gia đào tạo để trở thành giảng viên nguồn của
dự án và đã đóng góp những ý kiến q báu mang tính thực tiễn để hồn chỉnh bộ
tài liệu này.
Chúng tơi xin chân thành cám ơn nhóm cán bộ chương trình A&T tại Việt Nam đã
phối hợp chặt chẽ với nhóm biên soạn tài liệu xem xét và đóng góp ý kiến cho bộ tài
liệu này. Sự hỗ trợ đặc biệt của nhóm cán bộ đánh giá của A&T trong việc phát triển


bộ câu hỏi kiểm tra trước & sau khóa học cũng như đánh giá hiệu quả các khóa đào
tạo giảng viên nguồn của dự án có vai trị quan trọng trong q trình hồn chỉnh bộ
tài liệu.
Chúng tơi cũng xin gửi lời cám ơn đến TS. Maryanne, Cố vấn kỹ thuật của AED đã
có những nhận xét góp ý về nội dung kỹ thuật cũng như cấu trúc của bộ tài liệu.
Chúng tôi xin cảm ơn Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNICEF, PAHO và các tổ chức
khác đã cho phép chúng tôi sử dụng tư liệu trong quá trình soạn thảo bộ tài liệu này.
Cuối cùng chúng tơi xin trân trọng cảm ơn Vụ Sức khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em - Bộ Y tế
đã hỗ trợ và hướng dẫn chúng tơi trong q trình xây dựng bộ tài liệu này.
Dự án Alive and Thrive trân trọng cảm ơn quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ tài
chính cho dự án.

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................. 2
MỤC LỤC ...................................................................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................................ 5
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................... 6
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU .............................................................................................................. 8
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NDTN .................................................................................................................. 11
BÀI LƯỢNG GIÁ TRƯỚC KHÓA HỌC ...................................................................................................... 12
MỤC TIÊU KHÓA HỌC ............................................................................................................................... 13
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 2,5 NGÀY ................................................................................................... 14
GIỚI THIỆU – LÀM QUEN .......................................................................................................................... 15
Phần 1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NI DƯỠNG TRẺ NHỎ ................................................. 16
BÀI 1 GIỚI THIỆU VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI CAN THIỆP HIỆU QUẢ ... 17
BÀI 2 GIỚI HIỆU VỀ DỰ ÁN ALIVE & THRIVE VÀ MÔ HÌNH PHỊNG TƯ VẤN NI DƯỠNG TRẺ
NHỎ TẠI CƠ SỞ Y TẾ ............................................................................................................................... 27

BÀI 3 THEO DÕI QUẢN LÝ BÀ MẸ THEO NHĨM ĐỐI TƯỢNG CỦA PHỊNG TƯ VẤN “MẶT TRỜI BÉ
THƠ” ........................................................................................................................................................... 35
Phần 2. TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI ....................................................................................... 50
BÀI 4. TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI ........................................................................................... 51
BÀI 5 KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TỐT TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP VỀ NDTN TẠI CỘNG ĐỒNG .. 59
Phần 3. CÁC NỘI DUNG VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ ........................................................................... 67
BÀI 6 CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ ĐANG CHO CON
BÚ ............................................................................................................................................................... 68
BÀI 7 THEO DÕI SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ ..................................................................................... 75
BÀI 8 SỮA MẸ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NCBSM ............................................................................. 80
BÀI 9 NHU CẦU CỦA TRẺ VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA SỮA MẸ ................................................................... 88
BÀI 10 QUÁ TRÌNH TẠO SỮA MẸ ............................................................................................................. 93
BÀI 11 ĐẶT TRẺ VÀO VÚ MẸ VÀ GIÚP TRẺ NGẬM BẮT VÚ ĐÚNG .................................................... 100
BÀI 12 THỰC HÀNH TRÊN LỚP KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP VỀ NCBSM CHO BÀ MẸ
TẠI CỘNG ĐỒNG ..................................................................................................................................... 107
Phần 4. ĂN BỔ SUNG BÀI 13 ................................................................................................................. 112
BÀI 13 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĂN BỔ SUNG ..................................................................................... 113
BÀI 14 CÁCH CHẾ BIẾN MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG ĐÁP ỨNG VỚI NHU CẦU CỦA TRẺ .................... 119
BÀI 15 CHUẨN BỊ MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG HỢP VỆ SINH .................................................................. 123
BÀI 16 THỰC HÀNH TRÌNH DIỄN THỨC ĂN ......................................................................................... 128
BÀI 17 DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỆNH VÀ GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC ...................................................... 129
BÀI 18 THỰC HÀNH TRÊN LỚP KỸ NĂNG TƯ VẤN – TẠO NHU CẦU ABS ....................................... 136
TỔNG KẾT KHÓA HỌC............................................................................................................................ 140
Phần 5. PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 141
Phụ lục 1: Danh mục tài liệu và dụng cụ cần chuẩn bị cho một khóa học ............................................... 142

3


Phụ lục 2: Bài kiểm tra trước và sau tập huấn.......................................................................................... 144

Phụ lục 3: Tình huống tư vấn cá nhân về NCSBSM và ABS ................................................................... 156
Phụ lục 4: Phiếu đánh giá khóa học ......................................................................................................... 159
Phụ lục 5: Biểu đồ tăng trưởng ................................................................................................................. 160
Phụ lục 6: Thực đơn thực hành chế biến món ăn .................................................................................... 164
Phụ lục 7: Phương pháp và kỹ năng cơ bản giảng dạy tích cực............................................................. 172

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A&T

Alive & Thrive ( Nuôi dưỡng và Phát triển)

ABS

Ăn bổ sung

AED

Viện phát triển giáo dục

BM

Bà mẹ

BL

Bảng lật


CBYT

Cán bộ y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSYT

Cơ sở y tế

GV

Giảng viên

HV

Học viên

MTBT

Mặt trời bé thơ

NDTN

Nuôi dưỡng trẻ nhỏ

SDD


Suy dinh dưỡng

TTTĐHV

Truyền thông thay đổi hành vi

TTV

Tuyên truyền viên

TYT

Trạm y tế

YTTB

Y tế thôn bản

5


GIỚI THIỆU
Giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, đặc biệt là SDD thể thấp còi ở
trẻ dưới hai tuổi đang là ưu tiên lớn của Chính phủ Việt Nam. Trong những năm gần
đây, Việt Nam không ngừng nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ SDD ở trẻ dưới năm tuổi từ
38,7% vào năm 1999 xuống còn 31,9% vào năm 2009 (Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Tuy nhiên, tỉ lệ nhẹ cân và đặc biệt là tỉ lệ thấp còi ở trẻ dưới hai tuổi ở Việt Nam còn
cao so với các nước có cùng điều kiện kinh tế trong khu vực. Tỉ lệ ni con bằng
sữa mẹ hồn tồn (NCBSMHT) trong sáu tháng đầu quá thấp và thực hành ăn bổ

sung (ABS) chưa hợp lý là những nguyên nhân chính dẫn dến tỉ lệ SDD thấp cịi cao
ở trẻ dưới hai tuổi tại Việt Nam.
Nhằm hỗ trợ chính phủ trong nỗ lực giảm tỉ lệ SDD cao ở trẻ dưới năm tuổi, tổ chức
Save the Children đã hợp tác với Viện Phát triển Giáo dục (viết tắt là AED), GMMB,
Viện Nghiên cứu và Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), cùng trường Đại học
California Davis thực hiện dự án Alive & Thrive (A&T) ở Việt Nam trong năm năm
(2009-2013). Dự án này nhằm góp phần giảm tỉ lệ SDD và tử vong trẻ em gây ra do
các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN) chưa tối ưu bằng cách thúc đẩy các thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi.
Để đạt được mục tiêu trên, dự án A&T sẽ hỗ trợ các cơ sở y tế ở 13 tỉnh/thành thiết
lập các dịch vụ tư vấn NDTN ở cả khu vực nơng thơn và thành thị thơng qua mơ
hình phịng tư vấn NDTN theo phương thức nhượng quyền xã hội và nhóm hỗ trợ
NDTN ở khu vực miền núi. Dự án A&T cũng đã xây dựng một bộ tài liệu sử dụng để
đào tạo kiến thức cũng như kĩ năng tư vấn về NDTN cho cán bộ thực hiện dự án
đang làm việc tại các cơ sở y tế hoặc các tuyên truyền viên như cộng tác viên dinh
dưỡng, y tế thôn bản và phụ nữ thôn. Các cán bộ được đào tạo sẽ có khả năng
cung cấp dịch vụ tư vấn NDTN tại các cơ sở y tế cũng như ở cộng đồng. Bộ tài liệu
bao gồm bốn quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giảng viên và bốn quyển tài
liệu học viên như sau:
STT

1.

2.
3.

4.

Chủ đề


Tài liệu
giảng viên

Tài liệu
học viên

Quản lý và vận hành phịng tư vấn ni dưỡng trẻ nhỏ
“Mặt trời bé thơ“

Ѵ

Ѵ

Tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế

Ѵ

Ѵ

Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về nuôi dưỡng
trẻ nhỏ (dành cho Mơ hình phịng tư vấn)

Ѵ

Ѵ

Truyền thơng thay đổi hành vi về ni dưỡng trẻ nhỏ tại địa
bàn khó khăn (Mơ hình nhóm hỗ trợ ni dưỡng trẻ nhỏ)

Ѵ


Ѵ

6


Trong đó, quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy thứ tư chỉ dùng để đào tạo tuyên
truyền viên tại những địa bàn dự án có xây dựng mơ hình nhóm hỗ trợ NDTN do
người dân khó tiếp cận với các cơ sở y tế.
Đây là Quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy số ba dành cho giảng viên tuyến
tỉnh/huyện sử dụng để đào tạo tuyên truyền viên về Truyền thông thay đổi hành vi về
NDTN.
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như gợi ý từ người sử
dụng để hoàn thiện bộ tài liệu này. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bà Trần Thị Kiệm
– Văn phòng dự án A&T – Nhà E4B – Khu ngoại giao đoàn Trung Tự - số 6 Đặng
Văn Ngữ hoặc qua hòm thư điện tử:
Nếu muốn in ấn và sử dụng một phần hay toàn bộ tài liệu này, cần phải có sự đồng
ý trước của dự án Alive & Thrive.
Xin chân thành cảm ơn.

7


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Mục đích của tài liệu
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy này được thiết kế dành cho giảng viên tuyến
tỉnh/huyện sử dụng để đào tạo cho các tuyên truyền viên thôn bản về nuôi dưỡng trẻ
nhỏ tại cộng đồng ở các tỉnh có triển khai phịng tư vấn NDTN theo phương thức
nhượng quyền của dự án A&T. Các giảng viên có thể áp dụng các phương pháp
đào tạo tích cực đã hướng dẫn trong tài liệu hoặc có thể sáng tạo thêm để phù hợp

với trình độ, nhu cầu và đặc điểm văn hóa của học viên. Các giảng viên của khóa
học này lí tưởng là những người đã tham dự khóa Tập huấn giảng viên nguồn của
dự án A&T về NDTN.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về Ni
dưỡng trẻ nhỏ bao gồm bốn phần chính:
1. Phần 1: Giới thiệu chung về NDNT; Dự án A &T và mơ hình Phịng tư vấn
NDNT.
2. Phần 2: Truyền thơng thay đổi hành vi tại cộng đồng về NDTN. Phần này
cung cấp các kỹ năng truyền thông cơ bản giúp TTV tổ chức thực hiện các
buổi truyền thông tại hộ gia đình về NDTN nhằm tạo nhu cầu sử dụng dịch vụ
tư vấn về NDTN tại phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.
3. Phần 3 + 4: Nội dung truyền thông về NDTN. Phần này cung cấp cho TTV
kiến thức cơ bản về NDTN tại hộ gia đình bao gồm NCBSM và ABS.
4. Phần 5: Phụ lục bao gồm: bài lượng giá trước và sau khóa học, tình huống
đóng vai và một số kỹ năng giảng dạy tích cực…
Khóa học được thiết kế để học viên tham gia tích cực trong q trình học tập thơng
qua các phần trình bày ngắn, thảo luận, bài tập nhóm, thực hành...
Sử dụng tài liệu
Các bài giảng được xây dựng trên khung thời gian gợi ý trong 2,5 ngày và có thể
thay đổi tùy thuộc vào kết quả của đánh giá nhu cầu đào tạo đầu khóa học. Các ví
dụ và bài tập có thể thay đổi cho phù hợp với đối tượng của từng khóa học.
Các phần giảng được sắp xếp như sau:
- Khung bài giảng: cung cấp thông tin về mục tiêu bài học, phương tiện tài liệu,
chuẩn bị trước khi giảng. Phần qui trình thực hiện bài giảng sẽ chỉ ra cấu trúc
bài giảng và thời gian cho từng phần. Cuối cùng là hướng dẫn giảng chi tiết
sẽ nêu rõ các bước thực hiện bài giảng, bảng lật nào, công cụ gì hay hoạt
động gì cần thực hiện trong mỗi phần của bài giảng. Dưới một số bảng lật có
phần chú giải (in nghiêng, chữ nhỏ là một số gợi ý để giảng viên giải thích nội
dung của bảng lật)


8


Phần bảng lật là phần trình chiếu cho học viên theo dõi được đánh số tương
ứng với bài giảng (Bảng lật 3.1, 3.2 là bảng lật số 1 và số 2 của Bài 3). Có thể
trình chiếu bằng máy tính, máy chiếu hoặc viết vẽ trên giấy lật.
- Bài tập cũng được đánh số thứ tự tương ứng với phần bài giảng (Ví dụ Bài
tập 2.1, 2.2 là bài tập 1 và 2 của Bài 2)
Đi kèm với tài liệu này là quyển “Tài liệu dành cho học viên” gồm các tài liệu phát tay
và tài liệu tham khảo cho học viên. Giảng viên phải nắm rõ cả hai quyển tài liệu này
trước khi tiến hành tập huấn.
-

Phương tiện giảng dạy
Đảm bảo trong khóa học có những phương tiện giảng dạy chung như sau:
- Địa điểm và Trang thiết bị tập huấn:
o Máy tính, máy chiếu nếu sử dụng Powper Point
o Bảng lật, giấy A0
o Bút viết bảng
o Bìa màu
o Băng dính, kéo
o Que chỉ
o Ghim dập, bấm lỗ để lưu tài liệu
- Tài liệu tập huấn cho học viên
o Quyển tài liệu học viên
o Bút và vở cho học viên
o Bài kiểm tra đầu - cuối khóa học
o Đánh giá khóa học
o Tài liệu tham khảo
o Giấy chứng nhận tham gia khóa học cho mỗi học viên


9


Những điều nên làm và nên tránh trong quá trình giảng
Giảng viên luôn giữ trong đầu những điều nên làm và nên tránh trong quá trình
giảng bài như dưới đây:
Nên làm
Quản lý lớp học

Tham gia vào bài giảng

Chuẩn bị trước cẩn thận

Lơi kéo sự tham gia của học
viên

Nói rõ ràng (đặc biệt khơng nói
ngọng)

Khuyến khích đặt câu hỏi

Viết to và rõ ràng

Động viên khen ngợi học viên

Quản lý thời gian tốt

Kiên nhẫn


Sử dụng các tài liệu nghe nhìn

Đưa ra phản hồi tích cực

Sắp đặt những phần minh họa
trong tầm nhìn của mọi người
Giao tiếp không lời
Giao tiếp bằng mắt với học viên

Giao tiếp có lời và phong cách
thuyết trình

Chú ý đến ngôn ngữ cử chỉ của
học viên

Đưa ra những hướng dẫn rõ
ràng

Vừa làm vừa đánh giá

Kiểm tra xem những hướng dẫn
đó có được hiểu đúng hay khơng
Trình bày các nội dung theo thứ
tự logic
Kết nối tốt giữa các phần giảng
Tổng kết lại sau mỗi phần giảng
Tập trung giảng vào mục tiêu
chính của khóa học

Nên tránh

-

Nói với cái bảng

-

Đứng chắn những hình minh họa

-

Đứng im một chỗ, khơng di chuyển trong phịng

-

Làm ngơ trước những bình luận góp ý của học viên và khơng có phản hồi
(bằng lời hoặc cử chỉ)

-

Giảng như đọc từ sách ra

-

Đưa ra những phản hồi tiêu cực với học viên.

10


MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NDTN
Một số khái niệm về NCBSM

1. Bắt đầu cho bú sớm: Trẻ sơ sinh được cho bú sớm trong vịng một giờ đầu
sau sinh
2. Ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Trẻ được bú mẹ
hồn tồn đến khi trịn 6 tháng tuổi (180 ngày), nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ mà
không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ
các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo
chỉ định của thầy thuốc.
3. Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi
tiếp tục được bú mẹ
Một số khái niệm về ABS
4. Ăn bổ sung: Ăn bổ sung nghĩa là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài
sữa mẹ - các thức ăn này được gọi là thức ăn bổ sung (thời gian thích hợp
nhất để bắt đầu cho trẻ ABS là khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày)
5. Đa dạng thức ăn: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi được cho ăn đủ hoặc nhiều hơn 4
nhóm thực phẩm trong thức ăn bổ sung
6. Thực phẩm giàu sắt hoặc được bổ sung sắt: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi được
cho ăn các thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm đã được bổ sung sắt được
sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ, hoặc được chế biến tại nhà.
Các loại suy dinh dưỡng
7. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của
trẻ cùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân nặng theo tuổi dưới -2SD
hoặc chỉ số khối cơ thể BMI thấp)
8. Suy dinh dưỡng thể thấp còi: là giảm mức độ tăng trưởng cơ thể, biểu hiện
của SDD mãn tính. Đây là dấu hiệu hàng đầu của SDD từ thời kỳ sớm bao
gồm cả SDD bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Được xác định khi chiều
cao theo tuổi dưới -2SD
9. Suy dinh dưỡng thể gầy còm: là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi,
thường được coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện sau một thời gian ngắn
bị thiếu ăn ví dụ thiên tai lũ lụt, chiến tranh…. Suy dinh dưỡng thể gầy còm
được xác định khi cân nặng theo chiều cao dưới -2SD

10. Thừa cân: Là hiện tượng tích cơ, mỡ khiến cân nặng cao hơn mức tiêu
chuẩn cho phép ở trẻ cùng tuổi, giới. Dấu hiệu thừa cân ở trẻ được xác định
khi cân nặng theo tuổi lớn hơn 2SD

11


BÀI LƯỢNG GIÁ TRƯỚC KHÓA HỌC
-

Tất cả học viên tham gia khóa học phải hồn thành và nộp lại bài lượng giá
trước khi bắt đầu khóa học

-

Bài lượng giá dự kiến kéo dài 20 phút

-

Giảng viên phải kiểm tra xem các bài lượng giá có được hồn thành đầy đủ
hay không.

-

Tất cả các bài lượng giá sẽ được thu lại trước khi bài giảng bắt đầu.

-

Giảng viên sẽ phân tích nhanh kết quả bài lượng giá trong ngày đầu tiên của
khóa học. Dựa vào kết quả đó giảng viên có thể tập trung vào những phần

học viên còn yếu trong quá trình đào tạo.

-

Kết quả bài lượng giá sẽ được đưa vào báo cáo khóa học.

12


MỤC TIÊU KHĨA HỌC
Kết thúc khóa học này, học viên có khả năng:
1. Nêu được nội dung dự án A&T và mơ hình tư vấn NDTN
2. Nắm được vai trị và nhiệm vụ của tuyên truyền viên đối với mô hình
phịng tư vấn NDTN “Mặt trời bé thơ” tại trạm y tế xã
3. Nắm được các khái niệm then chốt về truyền thông thay đổi hành vi
4. Nắm được các nội dung cơ bản trong NDTN
5. Thực hành thành thạo kỹ năng truyền thông trực tiếp cho bà mẹ và
cộng đồng về NDTN

13


CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 2,5 NGÀY
Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Kiểm tra trước khóa học (20 phút)


Ơn nội dung đã học hơm trước

Ơn nội dung đã học hơm trước

Giới thiệu – Làm quen – Mục tiêu của chương trình tập
huấn (40 phút)

Bài 8: (40 phút)
Sữa mẹ và tầm quan trọng của NCBSM

Bài 17: (40 phút)
Dinh dưỡng cho trẻ bệnh và giai đoạn
sau hồi phục

Bài 1: (30 phút)
Giới thiệu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam (Khái niệm
“Cửa sổ Cơ hội” )
Bài 2: (35 phút)
Giới thiệu dự án A&T và mơ hình phòng tư vấn NDTN tại
cơ sở y tế (“Mặt trời bé thơ”)
Giải lao (15 phút)

Bài 9: (30 phút)
Nhu cầu của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ

Bài 18: Thực hành trên lớp:

Bài 3: (95 phút)
Vai trò của TTV trong hoạt động mơ hình phịng tư vấn

NDTN
• Theo dõi quản lý bà mẹ theo nhóm đối tượng của
phịng tư vấn “Mặt trời bé thơ”
• Lập Bản đồ thơn – theo dõi quản lý bà mẹ

(60 phút)
Bài 10: (35 phút)
Quá trình tạo sữa mẹ

Kỹ năng truyền thông trực tiếp về ăn
bổ sung
Hỏi và giải đáp

Bài 11: (50 phút)
Đặt trẻ vào vú mẹ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng

Tóm tắt nội dung chính đã học trong
cả khóa học (30 phút)

Bài 12 Thực hành trên lớp: (60 phút)

Triển khai hoạt động tại thơn/xóm sau
khi tập huấn về (30 phút)

Kỹ năng truyền thơng trực tiếp về NCBSM cho bà
mẹ tại cộng đồng
Hỏi và giải đáp

Kiểm tra cuối khóa học
Đánh giá khóa học (30 phút)


Nghỉ trưa (11.30 – 13.30 )
Bài 4: (30 phút)
Truyền thông thay đổi hành vi (Tháp truyền thông thay
đổi hành vi)
Bài 5: (35 phút)
Kỹ năng truyền thông tốt - Tư vấn cho bà mẹ và người
trông trẻ về NDTN
Bài 6: (35 phút)
Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai
và đang cho con bú
Giải lao (15 phút)

Bài 14: (40 phút)
Cách chế biến một bữa ăn bổ sung đáp ứng với
nhu cầu của trẻ

Bài 7: (40 phút)
Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ

Bài 16 Thực hành trên lớp (90 phút)
Thực hành trình diễn thức ăn

Bài13: (30 phút)
Tầm quan trọng của ABS

Bài 15 (30 phút)
Chuẩn bị một bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh

Tổng kết ngày và đánh giá


14


GIỚI THIỆU – LÀM QUEN
Đón tiếp học viên & Giới thiệu đại biểu
Phát biểu khai mạc: đại diện các tổ chức
Giới thiệu giảng viên, học viên:
− BTC viết lên mỗi mảnh giấy nhỏ tên một con vật sao cho ít nhất 2 mẩu giấy
có tên cùng một con vật.
− Cho tất cả các mảnh giấy vào hộp và yêu cầu mỗi HV chọn một mảnh.
− Các HV sẽ phải bắt chước âm thanh của con vật đó và tìm người có cùng tên
con vật với mình.
− Khi đã tìm được người bạn của mình, HV phải tìm hiểu các thơng tin sau về
người bạn đó:
Tên, là ai (Y tế thơn, cộng tác viên dinh dưỡng hay phụ nữ thôn) thôn, xã
Mong muốn đối với khóa học này (mỗi HV viết một mong muốn lên
một tấm thẻ và viết bằng chữ hoa to, rõ ràng)
− GV ghi lại các thông tin đã nghe được
Mong đợi của HV – Giảng viên thu các tấm thẻ của HV đính lên bảng
theo cách: mong muốn giống nhau sẽ được xếp cùng nhau.
− Treo mục tiêu khóa học lên và đề nghị HV cùng rà soát xem các mong đợi
của HV trùng với mục tiêu khóa học khơng. Nếu có điểm nào chưa có
trong mục tiêu khóa học thì ghi bổ sung và nói: “Sau khi chúng ta đã
hồn thành các mục tiêu chính của khóa học nếu cịn thời gian chúng ta
sẽ cùng thảo luận các mục tiêu bổ sung thêm này”.
− Treo mục tiêu khóa học lên tường để cả lớp cùng theo dõi đến cuối khóa học
xem đã đạt mục tiêu chưa
Lưu ý: GV có thể thay đổi trị chơi tùy thuộc vào đối tượng HV nhưng phải chú ý phân
bổ thời gian hợp lý.

Giới thiệu chương trình học
Ngày 1:
o Giới thiệu chung về tình hình NDTN tại Việt Nam và Dự án A&T
o TTTĐHV và kỹ năng truyền thông trực tiếp
Ngày 2:
o Kiến thức cơ bản về NDTN
o Thực hành trên lớp: Kỹ năng truyền thông trực tiếp về NCBSM tại cộng đồng
o Thực hành : Chế biến bữa ăn bổ sung phù hợp với từng độ tuổi trẻ
Ngày 3: (1/2 ngày)
o Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh
o Thực hành trên lớp: Kỹ năng truyền thông trực tiếp cho bà mẹ về ABS

15


Phần 1
GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG
VỀ NI DƯỠNG TRẺ NHỎ

16


BÀI 1
GIỚI THIỆU VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI VIỆT NAM VÀ
CƠ HỘI CAN THIỆP HIỆU QUẢ
Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Nêu được vấn đề tồn tại của NDTN tại Việt nam
2. Nêu được ý nghĩa của “Cửa sổ Cơ hội” can thiệp hiệu quả nhất
3. Nêu được các khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay cho trẻ nhỏ 0-24 tháng

tuổi
Phương pháp: Thuyết trình, động não
Phương tiện và tài liệu
-

Giấy cứng các mầu

-

Giấy A0, bảng lật, bút viết bảng, băng dính

-

Bảng lật Bài 1 (BL 1.1-1.11)

Chuẩn bị trước khi giảng
Đọc kỹ nội dung bảng lật
Qui trình thực hiện bài giảng

Thời gian
(phút)

►1

Giới thiệu mục tiêu bài học

5

►2


10

►3

Hiện trạng NDTN tại Việt Nam và Cửa sổ Cơ hội thời điểm thích hợp để thực hiện can thiệp hiệu quả
nhất
Những thực hành lý tưởng về Ni dưỡng trẻ nhỏ

10

►4

Tóm tắt bài học

5

Tổng số thời gian

30

17


Hướng dẫn giảng
►1 Giới thiệu mục tiêu bài học (BL 1.1)
►2 Vấn đề tồn tại trong NDTN tại Việt Nam và cơ hội can thiệp hiệu quả nhất.
Phương pháp: Thuyết trình
Nói với HV: NDTN có vai trị quan trọng đến sức khỏe và sự sống cịn của trẻ vì
giống như ta xây nền móng của một ngơi nhà, móng có khỏe thì nhà mới vững
chãi. Nói “Trẻ nhỏ” trong chương trình NDTN của A&T là nói đến trẻ dưới 2 tuổi

Hỏi HV :



Hiện nay ở huyện/xã mình có bao nhiêu trẻ dưới 5 tuổi?
Tỉ lệ trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng (thể thiếu cân, thể thấp cịi) của huyện/xã mình
là bao nhiêu?

Tóm tắt các câu trả lời của HV. Trình bầy bảng lật 1.2
BL 1.2
BL 1.2

Tình hình dinh dưỡng Việt Nam


Có trên 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi *



Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu cân (18.9%) **



Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp cịi (31.9%) **

Mặc dù:


An ninh lương thực được đảm bảo




90% dân số biết đọc biết viết *
Nguồn:
* Thông kê y tế (2009)
** Điều tra dinh dưỡng 10 tỉnh A&T (2009)

GIải thích bảng lật: Mặc dù Việt Nam là nước có an ninh lương thực được đảm
bảo, tỉ lệ dân số biết đọc biết viết cao nhưng tỉ lệ SDD vẫn còn cao. Điều này cho
thấy nguyên nhân dẫn đến SDD trẻ có liên quan nhiều đến tập quán, thực hành
NDTN của ta còn nhiều bất cập.

18


Hỏi HV: theo kinh nghiệm của anh/chị, trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ thì tuổi nào trẻ
dễ bị đau ốm hơn ? Ghi mọi câu trả lời của HV lên bảng, chiếu bảng lật 1.3 và
giải thích
BL 1.3: Thời kỳ nguy hiểm

Tình trạng thấp cịi: thời kì
nguy hiểm

BL 1.3

50
Stunting
Thấp cịi
Nhẹ cân
Underweight


Giai đoạn nguy hiểm là
từ 6-20 tháng tuổi

40

30

20

10

0
0-2.9
0-3

3-5.9
3-6

6-8.9
6-9

9-11.9
9-12

12-14.9
12-15

15-17.9
15-18


18-20.9
18-21

21-23.9
21-24

4

Nguồn: Điều tra dinh dưỡng 10 tỉnh A&T (2009)

Giải thích nội dung bảng lật :
o Cột mầu xanh lá cây biểu thị tỷ lệ trẻ SDD thể thấp cịi, cột xanh tím than là
tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân.
o Nhìn vào thời gian từ 0-6 tháng tuổi tỉ lệ trẻ SDD thấp đều (khoảng 10 %)
nhưng đến khi trẻ tròn 6 tháng đến 24 tháng tuổi thì tỷ lệ này cao vọt lên
hơn gấp hai (gần 25%)
o Tại sao thời kỳ trẻ từ 6-24 tháng tỷ lệ SDD của trẻ lại tăng vọt lên như vậy?
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ABS, những thực hành cho trẻ ABS là yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ. Vì vậy giai đoạn từ 0 – 24
tháng tuổi là thời kỳ nguy hiểm cho trẻ và cũng là “cơ hội” để cho các hoạt
động hỗ trợ và can thiệp hiệu quả nhất
o Nếu trẻ đã bị SDD thấp còi trong giai đoạn 6- 24 tháng thì mọi can thiệp
sau đó sẽ rất khó có thể biến chuyển được. Do vậy, trong hai năm đầu tiên
chúng ta phải chú trọng cải thiện các thực hành NCBSM và ABS để ngăn
chặn tình trạng SDD ở trẻ em
Nói với HV : Nếu trẻ đã bị suy dinh dưỡng thấp còi trong giai đoạn 6- 24 tháng thì
mọi can thiệp sau đó sẽ rất khó có thể biến chuyển được. Chiếu và trình bày

19



« Ảnh hưởng của giai đoạn cửa sổ cơ hội đến sự phát triển chiều cao của trẻ »
bảng lật 1.4
BL 1.4. Ảnh hưởng của giai đoạn « Cửa sổ cơ hội » đến sự phát triển của trẻ

BL 1.4

Tăng trưởng trung bình 3 - 18 tuổi: 77 cm

Chiều cao lúc
18 tuổi

81.2

Chiều cao lúc
3 tuổi

Thấp còi nặng

Thấp còi vừa

Thấp còi nhẹ

Phát triển tốt

Giải thích thêm: Nghiên cứu cho thấy chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi phản ánh chiều
cao tương ứng khi trẻ được 18 tuổi. Bằng cách cộng thêm khoảng 77 – 80cm vào
chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi, chúng ta có thể dự đốn gần đúng chiều cao của trẻ
khi trưởng thành. Vì vậy nếu trẻ bị thấp cịi nặng khi cịn nhỏ thì sẽ khơng thế to

cao khi trưởng thành được. Nếu trẻ nhỏ được nuôi dưỡng tốt thì chiều cao khi
trưởng thành sẽ phát triển tốt.
Nói với Học viên: Do vậy, để đảm bảo trẻ trở thành những người lớn cường tráng
khỏe mạnh trong tương lai, chúng ta phải chú trọng cải thiện các thực hành về
NDTN để phòng tránh SDD thể thấp còi cho trẻ từ rất sớm. Những can thiệp này
cần đưa ra bằng những hoạt động cụ thể và thích hợp cho từng độ tuổi: từ trong
bụng mẹ đến lúc trẻ được 24 tháng tuổi.
Mời học viên xem bảng lật 1.5:

20


BL 1.5: Những “Cửa sổ cơ hội” - thời điểm can thiệp hiệu quả nhất trong NDTN

BL 1.5

Cửa sổ cơ hội

Chuẩn bị kiến thức khi
mang thai

0-6 tháng: NCBSMHT

6-24 tháng: Ăn bổ sung
và tiếp tục cho bú mẹ

Nguyên tắc Ăn bổ
sung (2003; 2005)

5


Giải thích bảng lật:
-

Ngay từ khi mang thai, bà mẹ cần được chăm sóc thai nghén và dinh
dưỡng tốt. Đặc biệt giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ: bà mẹ phải được
cung cấp kiến thức về NSBSM.

-

Khi trẻ 0-6 tháng tuổi: bà mẹ cần được hỗ trợ để đảm bảo trẻ được bú
ngay sau sinh và bú sữa mẹ hồn tồn trong vịng 6 tháng đầu đời.

-

Khi trẻ 6-24 tháng: Bà mẹ biết cách cho con ăn bổ sung hợp lý theo từng
độ tuổi và duy trì cho bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng .

►3 Thực hành lý tưởng về NDTN do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo
Phương pháp: Động não
Hỏi HV: Trong NDTN, những thực hành như thế nào được coi là lý tưởng?
Phát cho người ngồi đầu dãy bàn một tờ giấy A0 và bút viết và yêu cầu họ viết
một thực hành lý tưởng sau đó chuyển cho người kế bên viết, sao cho người
sau không trùng lặp với ý kiến của người trước. Dãy bên phải GV: Liệt kê

21


những thực hành lý tưởng về NCBSM. Dãy bên trái GV: Liệt kê những thực
hành lý tưởng về ABS.

Thu lại tờ giấy và dán lên bảng – Nhận xét nhanh, khen những ý kiến đúng và
phân tích chỉnh sửa những ý kiến chưa đúng
Trình bày bảng lật (BL 1.6, BL 1.7)
BL 1.6

Thực hành lí tưởng về NCBSM

BL 1.6

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Trẻ mới sinh được bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu
sau sinh *
Trẻ mới sinh khơng được cho ăn/uống gì trước khi cho
bú mẹ *
Trẻ mới sinh được bú sữa non *
Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ đều được cho bú mẹ theo nhu
cầu cả ngày lẫn đêm *
Trẻ mới sinh đều được bú mẹ hồn tồn trong 6 tháng
đầu *
Khơng có trẻ nào bị cai sữa trước 24 tháng tuổi *
Không cho trẻ ăn bằng bình với núm vú giả*

* Nguồn: ProPAN


22


BL 1.7

BL 1.7

Thực hành lí tưởng về ABS

8. Trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ 6 tháng tuổi (180 ngày) *
9. Trẻ nhỏ đều được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị *
10. Trẻ nhỏ đều đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày đã được
khuyến nghị *
11. Trẻ nhỏ được cho ăn những thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng*
12. Cho trẻ ăn thực phẩm đa dạng (với 4 nhóm thực phẩm hoặc nhiều hơn)
13. Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày
14. Trẻ nhỏ được cho ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày *
15. Trẻ nhỏ đều được hỗ trợ và được chăm cho ăn no trong các bữa ăn *

* Nguồn: ProPAN

Trẻ nhỏ: trẻ từ 6-23 tháng tuổi
Lưu ý: Cách tính tuổi của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) hiện đang sử dụng
-

Trẻ 0 tháng tuổi: là trẻ từ khi sinh đến 29 ngày tuổi
Trẻ 1 tháng tuổi: là trẻ từ 30 ngày đến 59 ngày tuổi
Trẻ 5 tháng tuổi: là trẻ 5 tháng cộng 29 ngày tuổi
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: là trẻ dưới 180 ngày

Vậy NCBSMHT trong 6 tháng đầu là trong 179 ngày tuổi và bắt đầu cho ăn bổ
sung khi trẻ được 180 ngày trở đi (hết 6 tháng)

Theo nghiên cứu hiện trạng về NDTN tại 10 tỉnh của dự án A&T năm 2009 đã cho
thấy những vấn đề chủ yếu tồn tại trong NDTN như sau:
Về NCBSM –Chiếu bảng lật 1.8, 1.9 và 1.10

23


BL 1.8
BL 1.8

Tình hình ni dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam

Trên 90% phụ nữ đi khám thai nhưng không được tư vấn
về NCBSM *
80-90% sinh tại cơ sở y tế nhưng rất ít được hỗ trợ cho
trẻ bú bữa đầu tiên sau sinh *
Khơng chăm sóc sau sinh trừ những trường hợp đẻ khó *

Nguồn:
* Nghiên cứu định tính của A&T (2009)

BL 1.9
BL 1.9

Tình hình ni dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam

• Chỉ 55% trẻ được bú mẹ trong vịng 1 giờ đầu **

• Chỉ có 10 % NCBSMHT đến 6 tháng tuổi * *
• 25% dùng bình và núm vú giả **
• Thời gian cho trẻ bú trung bình của các bà mẹ là từ 15 –
18 tháng tuổi*

Nguồn:
* Nghiên cứu định tính của A&T (2009)
** Điều tra dinh dưỡng 10 tỉnh A&T (2009)

24


BL 1.10
BL 1.10

Các cản trở NCBSM

Bà mẹ khơng tin có đủ sữa
Tách riêng mẹ và con
Bà mẹ quan niệm là nước cần để làm sạch miệng sau khi
bú và giúp trẻ không bị khát
Sự phổ biến của sữa công thức (sữa hộp)
Mẹ phải đi làm
Thiếu thông tin và sự hỗ trợ thích hợp.
Nguồn: Nghiên cứu định tính của A&T (2009)

Về ABS- chiếu bảng lật 1.11

BL 1.11


Những vấn đề tồn tại về ABS

Bắt đầu cho ABS sớm từ 2-3 tháng tuổi
Độ đậm đặc và chất lượng của thức ăn
bổ sung chưa được quan tâm.
Khẩu phần ăn thiếu sắt.

Nguồn: Nghiên cứu định tính của A&T (2009)

25


×