Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

QD CAU TRUC BAI TIEU LUAN BDQLTHCSK7 LS 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.48 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HƯỚNG DẪN QUY CÁCH VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA DÙNG CHO LỚP BỒI DƯỠNG CBQL TẠI KHOA BDCBQL&NV 1. Quy mô và cấu trúc của tiểu luận Tiểu luận cuối khóa được trình bày không quá 30 trang đánh máy (không kể phụ lục kèm theo) theo các quy cách nêu rõ trong hướng dẫn này. Số chương, mục của mỗi tiểu luận tùy thuộc vào từng đề tài cụ thể, thông thường bao gồm các nội dung sau: 1.1. Bìa và các trang phụ - Bìa chính - Bìa phụ - Các trang phụ: + Lời cảm ơn + Mục lục + Danh mục các từ viết tắt (Nếu có) 1.2. Phần chính MỞ ĐẦU Mở đầu là phần đầu tiên của tiểu luận bao gồm: 1. Lí do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu) 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG Gồm các chương của tiểu luận Có thể chia thành 2 chương hoặc 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận, phân tích thực trạng (hoặc chương 1. cơ sở lý luận và chương 2. Phân tích thực trạng). Chương 2. Giải pháp (hoặc biện pháp), (thực nghiệm nếu có) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ + Tóm tắt thành quả của công trình nghiên cứu + Đánh giá công trình nghiên cứu + Hướng nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC (Nếu có).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Hình thức và quy cách trình bày 2.1. Soạn thảo văn bản Tiểu luận sử dụng phông chữ Times New Roman (bảng mã Unicode), Hoặc Vntime (Bảng mã TCVN) cỡ chữ 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ bình thường, không được nén hoặc dãn khoảng cách giữa các chữ, đặt ở chế độ 1.5 Lines, lề trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu (Hoặc cuối) mỗi trang giấy. Trang 1 là trang đầu tiên của phần “Mở đầu” Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng hạn chế trình bày theo cách này. Tiểu luận được in trên một mặt của trang giấy khổ A4 2.2. Các đề mục Các đề mục của tiểu luận được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số Ả rập, nhiều nhất gồm bốn chữ số (bốn cấp) , với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 2.1.2.1. chỉ tiểu mục số 1 của nhóm tiểu mục 2 ở mục 1 thuộc chương 2). Các đề mục cùng cấp là các đề mục có cùng số chữ số (ví dụ 1.1.2, 1.1.3 và 2.1.3) và các các đề mục không cùng cấp là các đề mục không có cùng số chữ số (ví dụ 1.1 và 1.1.1). Tại mỗi nhóm đề mục phải có ít nhất hai đề mục, nghĩa là không thể có mục 2.1.1. mà không có mục 2.1.2. tiếp theo. Không được để đề mục (dù ở cấp nào) nằm ở dòng cuối của trang. Từ “Mở đầu”, tên các chương, các cụm từ “Kết luận và kiến nghị”, “Danh mục tài liệu tham khảo” và “Phụ lục” là bắt đầu của một trang mới được đặt ngay ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy và có kiểu chữ in hoa đậm Cụ thể: Chương 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ...... 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm: 1.1.1.1. Quản lí:. (In hoa, đậm, đứng) (Chữ thường, đậm, đứng) (Chữ thường, đậm, nghiêng) (Chữ thường, nhạt, nghiêng). Kiểu trình bày (kiểu chữ, đậm hay không đậm, nghiêng hay không nghiêng, khoảng cách thụt vào đầu dòng,..) của đề mục cùng cấp phải giống nhau trong toàn bộ tiểu luận, nếu khác cấp thì phải khác nhau 2.3. Bảng biểu, hình vẽ: (Nếu có).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương; ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên. 2.4. Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong tiểu luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong tiểu luận. Nếu cần viết tắt những từ thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức … thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu tiểu luận. 2.5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn:  Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả theo thông lệ của từng nước.  Tài liệu tham khảo là sách, tiểu luận hay báo cáo cần ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn, ngay sau tên tác giả hoặc đặt cùng nơi xuất bản); Tên tài liệu (in nghiêng ); Nơi xuất bản.  Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong 1 ấn phẩm… phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách); Năm công bố (đặt trong ngoặc đơn, ngay sau tên tác giả); Tên bài báo (Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng); Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng); Tập, Số (đặt trong ngoặc đơn). . Cách sắp xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem phụ. . Việc trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục. lục. tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [19], [25], [41], [42]..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2.6. Phụ lục của tiểu luận: Phần này bao gồm nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung tiểu luận như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh … . Phụ lục không được dày hơn phần chính của tiểu luận. Một bản tiểu luận hoàn chỉnh được trình bày theo thứ tự sau: - Trang bìa gồm: bìa chính và bìa phụ (theo mẫu). - Lời cảm ơn. - Mục lục. - Bảng ký hiệu các chữ viết tắt (nếu có) MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu ..................... NỘI DUNG Chương 1. 1.1.... 1.1.1.....:. 1.1.2......: 1.2.... ....................... Chương 2. 2.1.... 2.1.1....: 2.1.2....: 2.2.... ..... ................ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (theo hướng dẫn) PHỤ LỤC (Theo hướng dẫn).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mẫu bìa chính của một đề tài NCKH Trờng cao đẳng s phạm lạng Sơn Khoa BåI D¦ìNG CBQL&NV. NguyÔn ThÞ A. BIệN PHáP quản lý đội ngũ giáo viên t¹i trêng ..................................................................., l¹ng s¬n. L¹ng S¬n - 2012 Mẫu bìa lót của một đề tài NCKH Trờng cao đẳng s phạm lạng Sơn Khoa BåI D¦ìNG CBQL&NV.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> BIệN PHáP quản lý đội ngũ giáo viên t¹i trêng ....................................................................., l¹ng s¬n. TiÓu luËn cuèi kho¸ líp Bd CBQL ........................ KHO¸ ...... Ngêi híng dÉn: Thạc sĩ ............................... Häc viªn:…………………............................... L¹ng S¬n - 2012 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bích. Tâm lý học nhân cách. NXB Giáo dục 1998. 2. Võ Thị Minh Chí. Đánh giá mức độ thích nghi của học sinh một số trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Tạp chí Tâm lí học. Số 4. Tháng 4 năm 2006 3. Nguyễn Đình Xuân, Vũ Đức Đán. Giáo trình tâm lý học quản lý. Trường đại học tổng hợp Hà Nội. Khoa Luật 1994. 4. Ngô Công Hoàn (chủ biên). Những trắc nghiệm tâm lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1997. 5. Học viện quản lý giáo dục. Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo. Hà Nội 2012..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 6. Luật giáo dục 2005. NXB Giáo dục. Hà Nội 2006. 7. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2011..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×