Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ SÙNG BÁI CÁC NHÂN THẦN Ở VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.35 KB, 14 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ

MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Đề tài: TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ
SÙNG BÁI CÁC NHÂN THẦN Ở VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG

Lớp học phần: DHVC15 - 420301066556
Nhóm: 7
GVHD: ThS. Hà Thị Ánh

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ

MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Đề tài: : TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ
SÙNG BÁI CÁC NHÂN THẦN Ở VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG

Lớp học phần: DHVC15 - 420301066556
Nhóm: 7


STT

1
2
3
4
5

HỌ VÀ TÊN

Trương Cơng Thành
Hồ Thanh Huy
Nguyễn Phúc Thuận
Trần Duy Anh Kiệt
Trần Bá Nam

MSSV

Chữ ký

19492351
19439361
19524561
19529771
19528111

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2021


KHOA NGOẠI NGỮ

TỔ CƠ SỞ NGÀNH

BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Lớp: DHVC15 - 420301066556

Học kỳ 2 năm học 2020 - 2021
Nhóm 7

Đề tài: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống.
Điểm Tiểu luận cuối kì
Phần

Nội dung

Nhận xét

Phần
mở đầu
(1.5)
Phần
Nội
dung
(4.0)
Phần
kết luận
(1.5)
Hình
thức
(2.0)


I

II

Điểm

/1.5

/4.0

/1.5

/2.0

Tổng điểm (a)

/9.0

Điểm của các thành viên
Phần

Điểm
(a) + (b)

STT

Họ và Tên

Xếp loại


Điểm quy đổi
(b)

1

Trương Công Thành

A

1.0/1.0

2

Hồ Thanh Huy

A

1.0/1.0

3

Nguyễn Phúc Thuận

A

1.0/1.0

4

Trần Duy Anh Kiệt


A

1.0/1.0

5

Trần Bá Nam

A

1.0/1.0
/1.0
/1.0

GV chấm 1

GV chấm 2

Điểm tổng kết
(a+b)


TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ SÙNG BÁI CÁC NHÂN THẦN Ở
VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu văn hố tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và
sùng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống.
Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng, sùng bái ở Việt

Nam truyền thống về thờ cúng tổ tiên và các nhân thần của người Việt.
1.2. Ý nghĩa Đề tài
Ý nghĩa lý luận : Đề tài góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời góp phần định hướng đúng đắn quan
niệm về giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo về vấn đề tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống. Bên cạnh
đó, đề tài cịn phục vụ học tập mơn cơ sở văn hoá Việt Nam, giúp sinh viên hiểu rõ
hơn vấn đề mà đề tài đã làm rõ. Đề tài này cịn giúp người dân hiểu rõ hơn văn hố
Việt Nam về tín ngưỡng thờ cúng ơng bà tổ tiên có từ xa xưa, hiểu về ý nghĩa của
việc sùng bái các nhân thần ở Việt Nam. Đặc biệt trong thời đại của sự phát triễn công
nghệ, sự du nhập văn hố của các nước vào Việt Nam thì đề tài này giúp cho thế hệ
trẻ nhìn lại những giá trị văn hố tốt đẹp của dân tộc và gìn giữ những giá trị truyền
thống tốt đẹp đấy.
2. NỘI DUNG
2.1. Một số khái niệm chính và sơ lược về tín ngưỡng ở Việt Nam.
2.1.1. Khái niệm tín ngưỡng.
Tín ngưỡng, vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và lý giải.
Ở Việt Nam có những hiện tượng tín ngưỡng nếu xét theo các tiêu chí của tơn giáo
thì chúng khơng đáp ứng đầy đủ. Nói đến tín ngưỡng là nói đến q trình thiêng hóa
một nhân vật, hiện tượng được con người gửi gắm niềm tin. Quá trình ấy có thể đi
kèm theo là huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật thờ phụng.
1


Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi
gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho
cá nhân và cộng đồng[6, khoản 1 Điều 2].
Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lịng ngưỡng mộ, mê tín đối
với một tơn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1, tr.283].

2.1.2. Sơ lược về các tín ngưỡng của người Việt.
Việt Nam là một quốc gia giàu bản sắc văn hố dân tộc, đa tơn giáo, tín ngưỡng.
Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ rất lâu đời.
Các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế
và tâm linh như:
Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có
linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên
quan đến nơng nghiệp (văn hố gốc nơng nghiệp) như trời, trăng, đất, sơng, núi,
rừng… để được phù hộ.
Tín ngưỡng thờ Mẫu: Thông qua các truyền thuyết, câu truyện lịch sử cùng
những nghi lễ và lễ hội, đặc biệt trong hình thức diễn xướng vơ cùng độc đáo.
Tín ngưỡng phồn thực: là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người
và tạo vật, lấy các biểu trưng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng.
Tiêu biểu hơn hết là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở
Việt Nam truyền thống. Đây là một tín ngưỡng tồn tại lâu đời, có nét đặc trưng riêng
biệt, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của người Việt.
2.1.3. Một số khái niệm liên quan.
Nhân thần là gì? Xét nghĩa từng chữ ta biết chữ Nhân thì là người cịn chữ Thần
là tiên, tức chỉ là những linh thể có cấp độ tiến hóa hơn lồi người. Ý nghĩa của cụm
từ ghép này ý chỉ những người sau khi chết thì làm thần thánh.
Theo quan niệm của nhiều người Việt, “Tổ tiên” là những người đã qua đời
trong một dòng họ. Với tác giả Trần Đăng Sinh thì: “Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ
những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kị, ông bà, cha mẹ… những
người đã có cơng sinh thành và ni dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất
và tinh thần tới thế hệ con cháu” [5, tr.25].
2


Trong quá trình phát triển của lịch sử khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi phát
triển. Nó khơng cịn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình, họ tộc… mà đã

mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia,
dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có cơng tạo dựng, giữ gìn đất
nước. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề, thành hồng làng, anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa… Thờ cúng tổ tiên (nhân thần) là hình thức tín ngưỡng mà thông
qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa
người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh.
Tóm lại, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở Việt Nam
truyền thống là một phần của ý thức xã hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian,
được hình thành từ thời xa xưa. Đó là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người
có cơng sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như:ông bà, cha mẹ, cụ, kỵ, tổ sư tổ
nghề, thành hồng, tổ nước…
2.2. Nguồn gốc, bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân
thần ở Việt Nam truyền thống.
2.2.1. Nguồn gốc.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần có từ thời đại Hùng
Vương và bắt nguồn từ truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ý nghĩa của truyền
thuyết này là cho dù người Việt có trăm họ, nghìn tên nhưng tất cả đều có chung một
bọc trưng, đều có cùng một tổ tiên. Tình nghĩa đồng bào, tinh thần dòng tộc, coi nhau
như anh em trong một nhà được khẳng định không chỉ ở yếu tố cùng một huyết thống
mà nó là một mối quan hệ mang tính chất thần bí vì cùng sinh ra từ một bọc trăm
trứng của mẹ Âu Cơ. Từ bao thế hệ, người Việt vẫn coi vua Hùng là tổ tiên của mình
và thờ cúng với tấm lịng thành kính. Cũng vì lẽ đó mà ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng
năm được coi là ngày quốc giỗ của dân tộc Việt Nam ta.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần tại Việt
Nam còn xuất phát từ nền kinh tế nơng nghiệp, gia đình phụ quyền, đề cao vai trò của
người cha, mẹ. Vậy nên, người Việt ln tơn kính, thờ phụng cha mẹ, ơng bà, từ đời
này qua đời khác. Đặc biệt, tư tưởng Nho giáo đề cao chữ Hiếu: “Trung chi quân,
3



hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”,...nên người Việt xưa rất hiếu thảo với cha mẹ và thờ
phụng khi đã khuất.
Vào thời nhà Lê bộ luật Hồng Đức quy định rõ, việc con cháu phải thờ cúng tổ
tiên 5 đời (tự mình là con, tính ngược lên 4 đời là: Cha, mẹ, ông bà, cụ, kỵ); ruộng
hương hỏa, ruộng đèn nhang, cơ sở kinh tế để duy trì thờ cúng tổ tiên dù con cháu
nghèo cũng không được cầm bán… Đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được
ghi rõ trong sách “Thọ mai gia lễ”.[3]
2.2.2. Bản chất.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần cũng giống như các loại
hình tín ngưỡng, tơn giáo khác là sự phản ánh hiện thực, trong tâm trí của con người
có sự tồn tại của tổ tiên ở thế giới vơ hình chi phối vào cuộc sống hằng ngày của họ.
Tổ tiên hay nhân thần đã mất là đối tượng phản ánh nhằm đáp ứng, thỏa mãn sự thiếu
hụt tinh thần của những người đang sống.
Tín ngưỡng này được coi là dạng thức đặc biệt về vũ trụ quan và nhân sinh
quan của con người từ thời tiền sử, từ sùng bái những hiện tượng tự nhiên, sùng bái
loài vật đến sùng bái và thờ cúng những người đã khuất. Cơ sở quan trọng nhất của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đức tin về sự tồn tại bất diệt của linh hồn con người,
đặc biệt là sự tồn tại và quyền năng của linh hồn những người đã khuất có quan hệ
huyết thống với những người đang sống.
Con cháu sùng bái, tơn thờ tổ tiên là tỏ lịng biết ơn tổ tiên làm sáng mãi đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” của người Việt . Ý thức về tổ tiên là ý thức về cội nguồn.
Thờ cúng tổ tiên là sự phản ánh liên tục của thời gian, là cầu nối giữa quá khứ, hiện
tại và tương lai. Sự sống là bất diệt, chết không phải là hết. Các thế hệ tiếp nối nhau,
chết chỉ là sự bắt đầu của một khởi đầu mới. Tổ tiên hay nhân thần khi cịn sống thì
“khơn”, đến lúc chết thì “thiêng”, vẫn ngự trên bàn thờ, vừa gần gũi, vừa xa lạ, lại rất
đỗi linh thiêng. Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là một trong những
nét đặc trưng trong đời sông tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là bản sắc văn hóa Việt Nam. Phan Kế
Bính đã nhận xét: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng như
là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người”[2, tr.22].

4


Như vậy, có thể nói tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân
gian, gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở của niềm tin, cho rằng tổ tiên đã
chết sẽ phù trợ che chở cho con cháu. Là sự phản ánh hoang đường quyền hành của
người gia trưởng và được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên theo quan niệm,
phong tục, tập quán của mỗi người, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội.
2.3. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần trong dòng họ của người
Việt Nam truyền thống.
Thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần là một nét đẹp văn hóa của người
Việt Nam qua bao thế hệ. Bàn thơ tổ tiên, nghi thức tang lễ và nghi lễ cũng giỗ là một
phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, khơng phân biệt giàu nghèo hay địa vị xã
hội.
Trước hết ta nói đến việc bày trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ gia tiên bao giờ cũng
phải được đặt trong một không gian sạch sẽ và trang trọng nhất của ngôi nhà, đồng
thời là nơi cao ráo và phần lớn quay về hướng Nam với ham ý con cháu tôn vinh bậc
hiền tài. Theo quan niệm của ông bà xưa, bàn thờ là biểu tượng của bầu trời tinh khiết,
ở hai góc ngồi có hai cây đèn hoặc nến tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, bát
hương ở giữa biểu hiện cho vì tinh tú. Đèn hương đóng vai trị rất quan trọng vì nó là
cầu nối duy nhất giữa con người với thần linh. Con người nhờ nhang khói để truyền
những ước vọng lên các đấng thiêng (tổ tiên của mình) ở trên trời. Đặc biệt ngồi bàn
thờ chính thì người cịn có bàn thờ vọng, là một loại bàn thờ mà người sống xa q ít
có điều kiện về quê hương nơi thờ tự tổ tiên của mình lập nên.
Hầu hết các tơn giáo đều có phong cách, phong tục, quy tắc riêng của họ về lễ
tang. Và thường được tổ chức trong ngôi nhà của người chết, nhà tang lễ, một nhà
thờ, một ngôi chùa hay một nơi cơng cộng. Khi trong gia đình có người qua đời, lễ
tang được tổ chức rất trịnh trọng theo những nghi lễ như: khi mới mất, khâm liệm,
nhập quan, thành phục, tang phục, chiêu tịch diện, thổi kèn giải, chuyển cữu, phát
dẫn, nghi trượng đi đường, nhà trạm, hạ nguyệt, khóc lạy, ngu tế, viếng mộ đắp mộ,

chung thất, tốt khốc, tiểu tường, đại tường, đàm. Nghi thức sau đám tang như: cúng
tuần, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, con cháu làm lễ cúng và cỗ bàn mời họ hàng
[2, tr.28-37].
5


Trong tục thờ cúng tổ tiên, sùng bái các nhân thần của người Việt rất coi trọng
việc cúng giỗ vào ngày mất của tổ tiên. Vì họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi
vĩnh hằng. Không chỉ có ngày giỗ mà việc cúng tổ tiên cịn được thực hiện vào ngày
tết như: vào ngày 30 tết thì con cháu cúng mâm cơm để rước tổ tiên về nhà người xưa
thường gọi ngày 30 là ngày rước ông bà, con cháu cũng chuẩn mâm cơm để cúng tổ
tiên trong ba ngày tết. Bên cạnh đó với lịng thành kính ơng bà tổ tiên khi trong nhà
có việc quan trọng như cưới hỏi, sinh con, làm nhà, thi cử, … người Việt cũng dâng
hương làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ hay tạ ơn.
Lễ phẩm ngày giỗ tùy, to, sang thì dùng bị, lợn, dê, nếu khơng cũng sửa soạn
vài mâm cỗ, hoặc thủ lợn mâm xơi, chí ít cũng đĩa xôi con gà, hoặc bát cơm quả trứng,
con cá bát canh, cịn lễ chay thì hoa quả, xơi chè…
2.4. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần trong đời sống của người Việt
Nam.
Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”
Việc thờ cúng tổ tiền, sùng bái các nhân thần ở Việt Nam khơng chỉ diễn ra
trong mỗi gia đình, mỗi dịng họ. Nó cịn là sự thể hiện của một thứ thiêng liêng đối
với quốc gia – dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nguồn gốc, cội rễ của mình. Lịch sử
đã khắc ghi các thể hệ vua Hùng đã nối tiếp nhau dựng lên nước Văn Lang của người
Việt cổ với nền văn minh lúa nước và nên văn minh sông Hồng rực rỡ tạo nên bản
sắc văn hoá dân tộc phong phú và độc đáo. Vùng đất Phú Thọ, nơi các vua Hùng dựng
nước và nằm xuống trở thành Đất Tổ. Người Việt chúng ta hôm này tìm về Đất Tổ
nhớ đến ngày giỗ của những bậc tiền nhân cũng chính là tìm về cội nguồn dân tộc.

Thờ cúng sùng bái tổ tiên (nhân thần) ở làng xã (thờ thành làng). Đây là hình
thức tín ngưỡng xuất hiện sau thờ cũng tổ tiên trong dòng họ. Bởi theo quan niệm ban
đầu, thờ cúng tổ tiên chỉ tồn tại dưới dạng thờ cúng những người đã mất trong gia
đình hoặc thị tộc, có cùng huyết thống. Trong tâm lý người Việt ln có tâm niệm tơn
sùng, đề cao những người có cơng với làng xã, quốc gia, những người có cơng khai
6


dân, lập ấp, chống giặc ngoại xâm... đã bảo vệ và đem lại cuộc sống bình an, hạnh
phúc cho dân làng.
Từ ý niệm tình cảm đó đã nảy sinh hình thức tín ngưỡng thờ cúng những người
có cơng với làng xã, quốc gia hoặc thậm chí là những vị thần có cơng phù tr giúp làng,
giúp nước. Tín ngưỡng đó vừa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của con cháu
đối với các bậc tiền nhân, vừa là sợi dây vơ hình cố kết sức mạnh trong cộng đồng,
làng xã, đồng thời cũng định hướng cho sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai .
Người Việt có lối sống nông nghiệp định cư lâu dài một chổ nên việc thờ cúng
Nhân Thần (ông bà tổ tiên) và thờ cũng Thổ Công (vị thần cai quản trông coi nhà cửa,
đất đai) có sự liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa Thổ Công
với tổ tiên trong gia đình rất thú vị: Thổ Cơng định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là
vị thần quan trọng nhất, nhưng ông bà sinh thành ra ta nên dược tơn kính nhất Để
khơng làm mất lịng ai, người Việt Nam xếp cho tổ tiên ngự tại cái bàn thờ tơn kính
nhất ở gian giữa , cịn Thổ Cơng thì ở gian bên trái (theo ngũ hành thì bên trái - phương
đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm). Tuy địa vị kém nhân thần nhưng quyền
lực lại lớn hơn - Thồ thần được coi là Đệ nhất gia chi chủ . Mỗi khi giỗ cha mẹ đều
phải khấn Thổ Công trước rồi xin phép ngài cho cha mê được về “phối hướng”. Quan
hệ này giữa gia tiên và thổ thần thật chẳng khác mối quan hệ giữa vua Lê và chúa
Trịnh chút nào[4].
3. KẾT LUẬN
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nền văn hoá Việt đã chứng kiến bao sự
thay đổi mạnh mẽ trong quá trình giao lưu và tiếp nhận các nền văn hố, tơn giáo, tín

ngưỡng từ bên ngồi. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần của
người Việt vẫn là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần hình thành
nên một ý thức hệ thống văn hóa xu hướng hướng về tổ tiên, cộng đồng tạo nên một
sức mạnh “nội sinh” của người Việt. Đó chính là nét văn hóa truyền thống, độc đáo,
riêng có góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo đức trong đời sống con người Việt
được lưu truyền từ bao thế hệ.
Có thể nói, thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần là một tín ngưỡng, một
phong tục truyền thống của dân tộc, dù đó khơng phải là điều kiện bắt buộc nhưng đó
7


lại là thứ “luật bất thành văn” của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Thể hiện lịng
thành kính sự biết ơn đến bậc Nhân thân qua đó cịn làm sáng mãi đạo lý “uống nước
nhớ nguồn” của người dân Việt.
Tín Ngưỡng thờ cúng tổ tiên và súng bái các nhân thần là chuẩn mực đạo đức
và nguyên tắc làm người, mang ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội
truyền thống, cũng cố khối đại đồn kết dân tộc. Thờ cúng tổ tiên, ơng bà đã trở thành
tín ngưỡng gốc xun suốt q trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp
phần cột chặt tính thống nhất tồn dân tộc và nó cũng chính là cội nguồn của phong
tục và tín ngưỡng khác.
Để bảo tồn, phát triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một trong
những yếu tố quan trọng là phải giữ được “đạo nhà”, đó là phát huy những giá trị tích
cực của truyền thống Thờ cúng tổ tiên, tơn vinh người có cơng với dân tộc, đất nước.
Khơng gì khác, chính từ những yếu tố đó đã làm nên sức sống trường tồn của dân tộc
Việt Nam trước bao thăng trầm của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh: Từ điển Hán - Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
2. Phan Kế Bính: Việt Nam phong tục, Nxb. Văn học, 2005.
3. Chu Ngọc Chi: Thọ Mai Gia Lễ, Nxb Long Hưng, 1952.
4. Trần Ngọc Thiêm: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, 1999, tr. 140 141.
5. Trần Đăng Sinh: Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
ở người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tín ngưỡng, tơn
giáo năm 2016.
7. Trang Wed: Ngày đăng: 01/06/2019.

9


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 1
1.2. Ý nghĩa Đề tài .................................................................................................. 1
2. NỘI DUNG ............................................................................................................. 1
2.1. Một số khái niệm chính và sơ lược về tín ngưỡng ở Việt Nam. .................. 1
2.1.1. Khái niệm tín ngưỡng................................................................................ 1
2.1.2. Sơ lược về các tín ngưỡng của người Việt. .............................................. 2
2.1.3. Một số khái niệm liên quan....................................................................... 2
2.2. Nguồn gốc, bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các
nhân thần ở Việt Nam truyền thống. ................................................................... 3
2.2.1. Nguồn gốc. .................................................................................................... 3
2.2.2. Bản chất. ....................................................................................................... 4
2.3. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần trong dòng họ của
người Việt Nam truyền thống. .............................................................................. 5
2.4. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần trong đời sống của người
Việt Nam. ................................................................................................................ 6

3. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 9

10


PHỤ LỤC A

Hình 1. Bàn thờ tổ tiên
của người Việt

Hình 2. Con cháu thành kính thắp hương
ơng, bà đã mất (sùng bái nhân thần)

Hình 3. Bàn thờ tượng
Vua Hùng

Hình 4. Nhân dân cả nước tụ về Việt TrìPhú Thọ (Đất Tổ) cúng giỗ tổ Hùng Vương.

Hình 5. Bàn thờ Thổ Cơng

Hình 6. Đền thờ vua Quang Trung
11



×