Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.26 KB, 5 trang )

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM
Phạm Minh Trang - 09 F4
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp
GV hướng dẫn: ThS. Ngô Hoàng Vĩnh
I- Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay Đạo Ông bà có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời ở nước ta. Cơ sở hình thành tín ngưỡng này là niềm tin rằng chết là
về với tổ tiên nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm
nom, phù hộ cho con cháu .Tín ngưỡng này có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á
nhưng theo quan sát của nhiều nhà dân tộc học thì nó phổ biến và phát triển hơn
cả ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, ngay cả những gia đình
không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các hình thức nghi lễ thờ cúng và các
dạng sinh hoạt tín ngưỡng khác có liên quan cũng được phát triển và góp phần
tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu tín ngưỡng
dân gian nói chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng trên tất cả các mặt biểu
hiện của nó không chỉ phác họa nên đời sống tín ngưỡng mà còn bổ sung tư liệu
cho việc nhận thức về bản chất và sắc thái đa dạng của đời sống tâm linh người
Việt.
Từ những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
ở Việt Nam” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dòng chảy tín ngưỡng dân gian của Viêt Nam.
Đồng thời, bổ sung thêm một số tư liệu bằng tiếng pháp liên quan đến tín
ngưỡng độc đáo này.
2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu, quan sát thực tế đời sống, dịch
từ tiếng việt sang tiếng pháp
- Nguồn tư liệu: Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm, 2005, Nhà xuất
bản giáo dục), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam (Nguyễn Minh San, 1998,
Nhà xuất bản văn hóa dân tộc), Đất lề quê thói (Nhất Thanh (Vũ Văn


Khiếu),2001, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin), Văn hóa phong tục (Hoàng Quốc
Hải, 2005, Nhà xuất bản phụ nữ), Le culte des ancêtres dans la famille
vietnamienne (Florence (Nguyễn- Rounaul, 2001, Hommes et Migrations)…
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Bản chất của những mối liên hệ làm nên một trong những hình thức sống
động nhất trong đời sống tâm linh người Việt là gì ?
- “Tôn giáo” về những người chết ấy dựa trên nền tảng nào?
- Cách biểu hiện nghi thức và thực hành nó ra sao?
- Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ta có thể nhận ra bài học luân lí và triết học
gì?
II- Nội dung tóm tắt các chương chính của nghiên cứu khoa học
Chương I. Giới thiệu chung
Ở chương này chúng tôi giới thiệu về một vài khái niệm liên quan đến tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trước hết là quan niệm của người Việt về linh hồn.
trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó
nắm bắt nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm « linh hồn » và
« linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng.
Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã
mất, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và có ảnh hưởng lớn đến
đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ người đang sống. Trong quá trình phát
triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi truyền
thống gia đình, họ tộc mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội.
Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng
về cội nguồn, quá khứ. Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một
loạt động tác (khấn, vái, quì, lạy) của người gia trưởng, tộc trưởng. Đó là hoạt
động dưới dạng hành lễ và được qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán
của mỗi cộng đồng, dân tộc. Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo
nên chỉnh thể riêng biệt - đó là sự thờ phụng tổ tiên .
Chương II. Nguồn gốc của ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước hết phải đề cập đến chế độ

phụ quyền. Khi bước vào chế độ phụ quyền, vai trò của người đàn ông trở nên
quan trọng trong họat động kinh tế và sinh họat của gia đình. Con cái mang họ
cha và con trai kế tiếp ý thức về uy quyền trong gia đình của mình. Tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đấy..
Không chỉ chịu ảnh hưởng từ chế độ phụ quyền, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
còn chịu ảnh hưởng từ ba dòng tôn giáo chính ở Việt Nam. Đó là:
- Nho giáo: Theo như Khổng Tử, sự sống của con người không phải do tạo
hóa sinh ra càng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống của
cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, vì thế
mà thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền
huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày một
thể chế hóa.
- Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về trật tự kỉ
cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì Đạo giáo góp
phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những
người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa chú, ma chay,
tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã.
- Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo về cái
chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh
hưởng lớn lao đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt nhưng
không vì thế mà có sự sao chép y nguyên. Người Việt Nam quan niệm rằng cha
mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống
chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người chết sẽ quan tâm đến sự sống
của người đang sống.
Chương III: Nghi lễ thờ cúng tổ tiên
Không gian thờ cúng tổ tiên bao giờ cũng là nơi sạch sẽ và trang trọng nhất
của ngôi nhà. Bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng đặt ở nơi cao ráo và phần lớn quay về
hướng Nam với hàm ý con cháu tôn vinh bậc hiền tài theo tinh thần “Thánh nhân
nam diện thính nhân thiên hạ”.

Theo quan niệm của người xưa, bàn thờ là biểu tượng của bầu trời tinh khiết.
Ở hai góc ngoài có hai cây đèn hoặc nến tượng trưng cho mặt trời (phía bên trái
bàn thờ) và mặt trăng (bên phải bàn thờ). Bát hương ở giữa biểu hiện cho vì tinh
tú. Đèn hương đóng vai trò rất quan trọng vì đó là cầu nối duy nhất giữa con
người và thần linh. Con người nhờ hương khói để truyền ước vọng của mình lên
các đấng thiêng thiêng ở trên trời.Ngoài bàn thờ thông thường còn có bàn thờ
vọng, là một loại bàn thờ mà người sống xa quê ít có điều kiện về nhà con
trưởng lập nên.
Nghi lễ thờ cúng từ xưa đến nay đều được thực hiện theo một số nguyên tắc
nhất định:
Khi trong gia đình có người qua đời. lễ tang đươc tổ chức rất trịnh trọng
theo những nghi lễ như: Mộc dục (tắm rửa cho người chết), lễ Phạn hàm (đặt
tiền và gạo vào miệng người chết), lễ Nhập quan, lễ Thiết linh (đặt bàn thờ tang),
lễ Phát dẫn (lễ đưa tang), lễ An táng (hạ huyệt), lễ Tế ngu (nghi lễ được thực
hiện sau ba ngày chôn cất, con cháu đến mộ để sửa sang mộ phần và sửa soạn cỗ
bàn để tiếp đãi họ hàng thân thuộc, khách khứa đến dự). Ngoài ra, còn có lễ
Chung thất (49 ngày) (ngày đưa linh hồn người chết lên nương nhờ cửa Phật).
Khi người chết đã được 100 ngày là đến tuần tốt khốc, con cháu làm lễ cúng và
cỗ bàn mời họ hàng. Sau lễ 100 ngày, con cháu lấy ngày chết làm ngày giỗ.
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất
(lễ Đàm tường). Họ tin rằng đấy là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không
chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mùng
một, ngày rằm và các dịp lễ tết khác trong năm như: Tết Nguyên Đán, tết Thanh
minh, tết Thượng nguyên…Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng
vợ, gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử… người Việt cũng dâng hương
làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ hay tạ ơn.
Đây là một lễ vô cùng quan trọng bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện
lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ
lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng nén hương cũng giữ được đạo hiếu.
Chương IV: Nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong đời sống tinh thần người

Việt
Thông qua nghi lễ thờ cúng , người Việt gửi gắm tính cảm biết ơn đối với tổ
tiên, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong mỗi gia đình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
dần dần trở thành đạo lý uống nước nhớ nguồn, thành “đạo hiếu”. Đạo hiếu là cái
gốc của mỗi người. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt Nam. Cùng với sự thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là sợi dây liên kết giữa những con người trong cuộc
sống hiện tại. Từ lòng nhân ái, tính cộng đồng được xây dựng, củng cố cũng là
những giá trị đạo đức đáng trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội của mỗi
người.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận được của văn
hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng ,vẫn còn tồn tại những nghịch lí. Những
nghịch lí ấy xuất phát từ chính quan niệm “ trần sao âm vậy” vì thế mà nhiều
người đã suy bụng ta ra bụng thần, áp đặt cách ứng xử nhuốm màu tiêu cực vào
chốn thiêng liêng. Hậu quả nguy hại nhất là làm gia tăng tình trang mê tín dị
đoan, lối suy nghĩ và cách hành xử tiêu cực, chạy theo các giá trị vật chất hiện
sinh, cách ứng xử gian dối, phủ nhận khoa học, coi thường lao động, sự trung
thực và những giá trị chân chính của cuộc sống.
III- Kết luận
Thờ cúng tổ tiên của người Việt vừa là vô thức, vừa là tiềm thức và ý thức
của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Nó không phải là một tín ngưỡng hay một đạo
lý bị áp đặt. Nó chính là một nét văn hóa tâm linh vừa mang tính bản địa vừa
mang tính nhân loại di truyền từ đời này sang đời khác. Việc thờ cúng tổ tiên có
thể coi như một thứ “gen” văn hóa tinh thần của người Việt.

×