Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học lý luận chính trị cho đảng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

TRIỆU VĂN LŨY

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT
GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐẢNG VIÊN MỚI
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

TRIỆU VĂN LŨY

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT
GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐẢNG VIÊN MỚI
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN
Ngành: LL&PP dạy bộ mơn Lý luận Chính trị
Mã ngành: 8.14.01.11


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Minh Tuyên

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa trên
kết quả khảo sát thực tế do chính bản thân tơi thực hiện.
Các số liệu và tài liệu tham khảo khác đều có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.

Học viên thực hiện

Triệu Văn Lũy

i


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa các thầy giáo, cơ giáo!
Với tất cả sự kính trọng và tình cảm chân thành của mình, cho phép em được bày
tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học thuộc
trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, tồn thể các thầy giáo, cơ giáo Khoa Giáo dục Chính
trị, các thầy cơ giáo đã trực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý em trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Minh Tuyên, Trưởng khoa Giáo
dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình và giúp đỡ em hồn
thành luận văn này.

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo, giảng viên, giảng viên kiêm
chức của Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ; cảm ơn các đồng chí học
viên các lớp bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới năm 2017, năm 2018 tại Trung tâm
bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
cho tơi những thông tin, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn
gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tinh thần giúp đỡ để tơi trong q trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa học và Quý thầy cô, anh chị
em đồng nghiệp và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả

Triệu Văn Lũy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................ iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .........................3
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 4
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................................4
NỘI DUNG ...................................................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC
THỐNG NHẤT LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG
CHÍNH TRỊ HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN .....................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................5
1.2. Một số vấn đề lý luận của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực
tiễn trong dạy học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm BDCT huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................ 8
1.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận
và thực tiễn ......................................................................................................................8
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn ....................11
1.2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vận dụng nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục và đào tạo .............................................18

iii


1.3. Thực trạng vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy
và học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng
Hỷ tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................22
1.3.1. Nhận thức của đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức tại Trung tâm bồi
dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên về nguyên tắc thống nhất lý
luận với thực tiễn trong dạy và học LLCT cho đảng viên mới ...................................24
1.3.2. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy
và học lý luận chính trị cho đảng viên mới..................................................................27
Kết luận chương 1 ........................................................................................................33

Chương 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG
NHẤT LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ CHO ĐẢNG VIÊN MỚI Ở TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................ 34
2.1. Quy trình vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy
học lý luận chính trị cho đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên .........................................................................................34
2.1.1. Quy trình thiết kế bài giảng vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận
với thực tiễn ................................................................................................................34
2.1.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp ............................................................... 36
2.1.3. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên ............................... 36
2.2. Điều kiện vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy
học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên .........................................................................................................37
2.2.1. Đối với đội ngũ giảng viên ................................................................................37
2.2.2. Đối với học viên.................................................................................................41
2.2.3. Đối với lãnh đạo Trung tâm bồi dưỡng Chính trị và Huyện ủy huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................42
2.3. Quan điểm và biện pháp vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực
tiễn trong dạy học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................42

iv


2.3.1. Quan điểm vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy
học lý luận chính trị cho cho đảng viên mới................................................................ 42
2.3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực
tiễn trong dạy học LLCT cho đảng viên mới ..................................................................46
Kết luận chương 2 ........................................................................................................51

Chương 3: THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT
LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
DÀNH CHO ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH
TRỊ HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................52
3.1. Kế hoạch thực nghiệm .......................................................................................... 52
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................52
3.1.2. Giả thuyết thực nghiệm......................................................................................52
3.1.3. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................52
3.1.4. Điều kiện tiến hành thực nghiệm .......................................................................52
3.1.5. Các bước tiến hành thực nghiệm .......................................................................53
3.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................................... 53
3.2.1. Khảo sát, đánh giá trình độ nhận thức đầu vào của học viên lớp thực
nghiệm và đối chứng ....................................................................................................53
3.2.2. Nghiên cứu, lựa chọn nội dung kiến thức .......................................................... 54
3.2.3. Thiết kế bài thực nghiệm ...................................................................................54
3.2.4. Kiểm tra, đánh giá nhận thức của học viên sau thực nghiệm ............................ 90
3.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................. 91
3.3.1. Kết quả kiểm tra nội dung bài học sau thực nghiệm lần thứ nhất .....................91
3.3.2. Kết quả kiểm tra nội dung bài học sau thực nghiệm lần thứ hai .......................92
3.3.3. Kết quả kiểm tra nội dung bài học sau hai lần thực nghiệm ............................. 93
Kết luận chương 3 ........................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................97
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

CNXH
GDCD

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Chủ nghĩa xã hội
: Giáo dục cơng dân

HĐND
LLCT
TBCN

: Hội đồng nhân dân
: Lý luận chính trị
: Tư bản chủ nghĩa

UBND
XHCN

: Ủy ban nhân dân
: Xã hội chủ nghĩa

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả điều tra mức độ sử dụng phương pháp dạy học của giảng viên .........26
Bảng 3.1. Kết quả học tập của học viên sau thực nghiệm lần thứ nhất .......................91
Bảng 3.2. Kết quả học tập của học viên sau thực nghiệm lần thứ hai .........................92
Bảng 3.3. Kết quả học tập của học viên sau hai lần thực nghiệm ............................... 93


v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong dạy
học nói chung và trong giảng dạy lý luận chính trị nói riêng. Tầm quan trọng đó
khơng chỉ thể hiện ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ
nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức", mà trong suốt quá trình đấu tranh, bảo vệ và
xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã rút ra bài học vô giá là: "Đảng phải
xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận
thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng" (theo Văn kiện Đại hội XII của Đảng). Chính vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ
biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết. Đặc biệt, trong cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng, giảng dạy lý luận chính trị. Linh hồn, xương sống cho sự thành công, cho việc
đảm bảo chất lượng, hiệu quả, cho việc nâng cao tính thuyết phục, sức lơi cuốn, nâng
cao tính sinh động, hấp dẫn của mọi giờ giảng, bài giảng ở mọi đối tượng, mọi trình
độ chính là sự đảm bảo được tính thống nhất, gắn kết được một cách hài hồ giữa lý
luận và thực tiễn. Điều này đã như là một tiên đề, một chân lý hiển nhiên bởi ai cũng
biết “mọi lý thuyết đều chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” (Theo đại
thi hào người Đức Goethe).
Yêu cầu thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình giảng dạy tại các
trung tâm bồi dưỡng chính trị nói chung và các bộ mơn lý luận chính trị nói riêng có
tầm quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thực tế hiện nay vấn đề này dường như
đang bị xem nhẹ, nếu khơng nói là bị bỏ qua. Trong rất nhiều giờ giảng, giảng viên
hầu như chỉ cắm cúi vào giáo trình, nhắc lại một cách mịn mỏi những điều đã có, đã
được ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng trong sách vở, tài liệu. Nhiều giờ học trôi qua
trong sự nhàm chán, nặng nề bởi giáo viên hầu như chỉ biết có lý thuyết suông. Bài
giảng thiếu sức sống, không thuyết phục, không sinh động đang là một hiện tượng

khá phổ biến tại các trường, các cơ sở đào tạo chính trị hiện nay. Hệ quả tất yếu kéo
theo đó là chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, giảng dạy thấp, thậm chí đơi khi
cịn phản tác dụng và tạo ra tâm lý ức chế, khiên cưỡng, gò ép cho người học. Từ đó
nhiều người dễ cho rằng chính trị dường như là một lĩnh vực khô khan, thiếu sức
sống, thiếu sức truyền cảm.

1


Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế và
chính trị, thực tiễn và thành tựu của sự nghiệp đổi mới hơn 30 năm qua ở nước ta một
lần nữa khẳng định vai trị, tầm quan trọng trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới
càng trở nên quan trọng hơn, trong đó có việc vận dụng nguyên tắc về sự thống nhất
giữa lý luận với thực tiễn thông qua dạy học LLCT là khâu quan trọng trong q trình
đổi mới phương pháp dạy học khơng chỉ có giá trị về mặt lý luận mà cịn có giá trị lịch
sử và thực tiễn to lớn.
Từ những vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn nêu trên, là
giảng viên tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tác
giả nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn
trong giảng dạy LLCT. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: Vận dụng nguyên tắc thống
nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học lý luận chính trị cho đảng viên mới tại
Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên làm đề tài
luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ mơn Lý luận
chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy, bồi dưỡng
LLCT tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận

với thực tiễn trong dạy học lý luận chính trị cho đảng viên mới tại Trung tâm bồi
dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với
thực tiễn trong dạy học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đưa ra quy trình, điều kiện vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực
tiễn trong dạy học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Tiến hành thực nghiệm vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn
trong dạy học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học LLCT cho
đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung và hình thức vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận
với thực tiễn trong dạy học LLCT cho đảng viên mới.
- Tài liệu học tập LLCT dành cho đảng viên mới gồm 10 chuyên đề tương
đương với 10 bài. Trong phạm vi có hạn, đề tài chỉ tiến hành thực nghiệm vận dụng
nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong giảng dạy bài 2: Độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Sau khi nghiên cứu, khảo nghiệm và đưa ra được một số giải pháp vận dụng tốt
nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học LLCT cho đảng viên mới sẽ
nâng cao được chất lượng dạy và học cũng như nhận thức của học viên lớp đảng viên

mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng
giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giáo dục
và đào tạo nói chung, trong dạy và học lý luận chính trị nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học
+ Phương pháp trừu tượng, cụ thể
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát khoa học
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu
+ Phương pháp thống kê toán học

3


6. Đóng góp của luận văn
- Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc thống
nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học nói chung, dạy học mơn lý luận chính trị
nói riêng.
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học LLCT cho đảng viên mới tại
Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên chun ngành Giáo
dục cơng dân, Giáo dục chính trị và những người quan tâm tới việc vận dụng nguyên
tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học nói chung.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương,10 tiết, dài 95 trang.

4


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐẢNG VIÊN MỚI
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về lý luận và phương pháp dạy học, có nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu dưới
các góc độ khác nhau, gắn với nội dung phạm vi của đề tài, luận văn đề cập tới một
số tác phẩm tiêu biểu như:
Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học mơn học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội (2004) của TS. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên), tác giả đã tổng quát những vấn đề
nổi bật của việc giảng dạy mơn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường đại học,
qua đó chỉ ra vị trí, vai trị, thực trạng dạy và học mơn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đồng thời đề ra phương hướng cùng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy, học tập môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các
trường đại học; ngồi ra, tác giả cũng khái quát một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn giảng dạy, học tập môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các
trường đại học ở Hà Nội. Phần này gồm một số bài viết có tính chất lý luận về vị trí
vai trị của mơn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và kinh
nghiệm thực tế giảng dạy và học tập môn này ở một số trường đại học - cao đẳng
trọng điểm ở Hà Nội. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu và

giảng dạy các môn học trên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp ở nước ta.
Trong cuốn “Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2007) của PGS.TS. Trần Thành (chủ biên), tác giả
đã giới thiệu những tham luận của các thế hệ cán bộ Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh và của Viện Triết học nhân dịp kỷ niệm 50 năm Viện Triết học
xây dựng, trưởng thành và phát triển. Trong số các bài viết của các tác giả, có bài viết
của PGS.TS. Trần Văn Phịng với nội dung: “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn với việc khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều”, tác giả bài viết đã
5


chỉ rõ thực chất của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; phân tích, chỉ ra nguyên
nhân và phương hướng khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, từ đó đề ra biện
pháp để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường
Trung học phổ thông”, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội (2009) do Đinh Văn Đức và
Dương Thị Thúy Nga (đồng chủ biên), tác giả đã đưa ra yêu cầu cơ bản trong dạy học
môn GDCD cho học sinh Trung học phổ thông là phải liên hệ với thực tế, phải tuân
thủ nguyên tắc “lý luận gắn liền với thực tiễn”, theo đó khi giảng dạy mơn GDCD
giáo viên phải lựa chọn, gắn tình hình thực tế của đời sống xã hội, sự phát triển của
thế giới, của đất nước, của con người Việt Nam sao cho sát với nội dung bài giảng và
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ hiểu biết, nhận thức và tư duy của học
sinh. Những vấn đề thực tiễn diễn ra phức tạp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
cần được chọn lọc, phân tích, đánh giá và khái qt hố để nâng cao hiệu quả dạy học
bộ mơn. Việc đảm bảo cho bài giảng gắn với thực tế cần tránh khuynh hướng thời sự
hoá bài giảng, đơn thuần nêu thực tế mà khơng phân tích, đánh giá, khái quát để phục
vụ bài giảng hoặc định hướng tư tưởng cho học sinh.
Trong cuốn “Dạy học kinh tế chính trị (KTCT) theo phương pháp tích cực”, Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội (2009) của TS. Trần Thị Mai Phương, tác giả đã đề cập và

khái quát những nguyên tắc cơ bản trong dạy học KTCT và vận dụng phương pháp dạy
học tích cực trong dạy học KTCT, đồng thời tác giả cũng chỉ rõ sự cần thiết phải đổi
mới dạy học KTCT theo phương pháp tích cực, theo đó địi hỏi việc dạy học KTCT
phải gắn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, với đường lối, chính sách, biện pháp
kinh tế của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối
với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới..., bên cạnh việc cung cấp một số
vấn đề lý luận, tác giả cịn đưa ra các ví dụ minh họa. Cuốn sách này được coi là tài
liệu học tập về phương pháp dạy học KTCT cho các lớp đào tạo cử nhân sư phạm giáo
dục chính trị, KTCT cũng như thạc sĩ lý luận phương pháp dạy học giáo dục chính trị,
ngồi ra có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên giảng dạy các môn lý luận
Mác - Lênin trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Trong cuốn “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh - Một số vấn đề cơ bản”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội (2015) của PGS.TS. Trần Văn Phịng - PGS.TS. Hồng
Anh, tác giả đã cung cấp những nội dung khái quát nhất về tư tưởng triết học Hồ Chí
Minh, như: cơ sở hình thành, thế giới quan, phép biện chứng duy vật trong tư tưởng
6


triết học Hồ Chí Minh; sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, mối quan hệ biện
chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), vấn đề Nhà nước và con
người trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh; phong cách tư duy Hồ Chí Minh và giá
trị vận dụng của tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, trong đó
tư tưởng triết học Hồ Chí Minh thể hiện sự thống nhất cao độ giữa lý luận và thực
tiễn. Đây được coi như là một giải pháp cơ bản nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và
bệnh giáo điều, vì vậy trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN hiện nay, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh nói riêng, tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung, vẫn ln đóng vai trị nền tảng tư tưởng cho chúng ta
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Luận văn thạc sĩ khoa học “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

(phần II) ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc”, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội (2011) của Ma Thúy Na, tác giả đã đưa ra quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong dạy học; thực trạng việc vận dụng nguyên tắc trên trong dạy và học môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần II), đồng thời tác giả cũng đề xuất
một số giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn nguyên tắc này trong dạy học ở trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.
Trong các cơng trình trên, các tác giả đã đi sâu phân tích và đề cập tới yêu cầu,
vai trò của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học
nói chung, đồng thời các tác giả cũng khái quát lý luận về các phương pháp dạy học,
việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong dạy học, trong đó có ngun tắc bảo đảm
tính thực tiễn và việc vận dụng một số phương pháp trong dạy học bộ môn cụ thể.
Trong các cơng trình hiện có, khơng có cơng trình nào đề cập nghiên cứu việc vận
dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học LLCT dành cho học
viên lớp đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ. Như vậy,
việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào đã công bố gần đây.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các cơng trình đã được cơng bố liên quan đến
nội dung nghiên cứu, luận văn tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào dạy học LLCT cho
đảng viên mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

7


1.2. Một số vấn đề lý luận của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận

với thực tiễn trong dạy học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm BDCT
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lý
luận và thực tiễn

Để nhận thức đúng mối quan hệ và tầm quan trọng của việc vận dụng nguyên
tắc thống nhất lý luận với thực tiễn nói chung, trong dạy học LLCT cho đảng viên
mới tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Ngun nói riêng,
cần làm rõ các khái niệm lý luận, thực tiễn và mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Lý luận, hệ thống tư tưởng chủ đạo trong một lĩnh vực tri thức; kinh nghiệm
loài người đã được khái quát; sự tổng hợp các tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích
lũy trong q trình lịch sử. Theo đó, lý luận là sản phẩm phát triển cao của nhận thức,
là hệ thống tri thức phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu của sự vật hiện
tượng của hiện thực khách quan. Các nguyên lý, phạm trù, quy luật là hạt nhân của lý
luận. Lý luận không hình thành tự phát mà xuất phát từ thực tiễn, được khái quát,
hình thành trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn và khi được thực
tiễn kiểm nghiệm đúng đắn, lý luận đó trở thành lý luận khoa học.
Lý luận được hình thành khái quát trên nền tảng kinh nghiệm thực tiễn. Khơng
có hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm thực tiễn thì khơng có lý luận khoa học. Thực
tiễn đề ra những vấn đề lý luận phải giải đáp; đồng thời kinh nghiệm thực tiễn cung
cấp cứ liệu để nghiên cứu, khái quát lý luận. Đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, khơng
có thứ lý luận vì lý luận. Chỉ có lý luận nào gắn liền với thực tiễn, phục vụ thực tiễn
và được thực tiễn kiểm nghiệm mới bắt rễ trong đời sống. Lênin cho rằng “Quan
điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về
nhận thức” [47, tr. 167].
Như vậy, lý luận là hệ thống tư tưởng có tính quan điểm được khái qt hóa bắt
nguồn từ thực tiễn nhằm luận giải biện chứng về quy luật tồn tại, vận động, phát triển
của một sự vật, hiện tượng nào đó. Lý luận thường gắn với cá nhân con người cụ thể
hoặc gắn với nhóm người nhất định. Lý luận mang màu sắc tư tưởng và xã hội rõ rệt.
Một người hay một nhóm người sử dụng lý luận để chỉ đạo hành vi của nhiều người
vì mục đích và lợi ích của họ.
Những nhu cầu của thực tiễn bao giờ cũng có tác dụng quyết định đối với sự
phát triển của khoa học. Chẳng hạn do nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi, nhu cầu của
hàng hải mà sinh ra toán học và thiên văn học. Sự phát triển của các nhà máy, công
xưởng sinh ra cơ học. Trong lịch sử nhân loại, khoa học phát triển mạnh nhất sau thời

8


kỳ trung cổ, khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) xuất hiện và phát triển. Trong
tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (02/1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã
chứng minh lịch sử loài người là lịch sử của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã
hội nối tiếp thay thế nhau, xã hội sau sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn xã hội
trước. Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước tư bản đã đánh dấu sự biến
đổi sâu sắc về chất của nền kinh tế mà đặc trưng cơ bản của nó là việc thay thế lao
động thủ cơng bằng máy móc làm cho lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh chóng.
Lý luận do hoạt động thực tiễn của con người sinh ra. Đến lượt nó lý luận lại có
ảnh hưởng to lớn đến thực tiễn, mở ra trước mắt con người viễn cảnh mới. Ví như lý
luận Mác - Lênin là sự khái quát kinh nghiệm của phong trào cộng sản và cơng nhân
thế giới. Khơng có lý luận cách mạng thì khơng có thực tiễn cách mạng. Sức mạnh
của chủ nghĩa Mác - Lênin là ở chỗ trong khi khái quát thực tiễn cách mạng, lịch sử
xã hội, còn vạch ra sự liên hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng, quy luật khách quan của
sự phát triển, bước đi trong hiện tại và tương lai, cung cấp cơ sở khoa học cho các
đảng cầm quyền vạch ra chủ trương, đường lối một cách khoa học. Như vậy, lý luận
và thực tiễn bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau, khơng có thực tiễn thì lý luận
khơng có cứ liệu. Không được soi đường bằng lý luận cách mạng thì thực tiễn khơng
phát triển được và trở thành mù quáng.
Lý luận không những khái quát kinh nghiệm thực tiễn đã thu được, mà còn phải
đi trước thực tiễn, chỉ ra cho kinh nghiệm thực tiễn con đường vận dụng, phát triển và
đi theo, vũ trang cho con người những tri thức khoa học trong hoạt động thực tiễn.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là sự thống nhất chân chính giữa lý luận với thực
tiễn cách mạng, là kim chỉ nam cho nhận thức lý luận với thực tiễn của chúng ta.
Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn một
cách biện chứng, xét đến những mâu thuẫn tất nhiên nảy sinh giữa những luận điểm
đã lỗi thời và những cứ liệu mới của thực tiễn. Những mâu thuẫn đó được khắc phục
bằng cách khái quát những kinh nghiệm thực tiễn mới. Những kinh nghiệm thực tiễn

bao giờ cũng có giới hạn lịch sử cụ thể. Những điều kiện thực tiễn lịch sử mới đòi hỏi
phải kiểm định lại luận điểm lý luận này hay luận điểm lý luận khác, dưới ánh sáng
của những kinh nghiệm thực tiễn mới. Thực tiễn, kinh nghiệm thực tiễn không những
là nguồn gốc, nền tảng của sự phát triển lý luận mà còn là tài liệu chuẩn khoa học cho
tính chân lý của nhận thức.
Lấy thực tiễn làm cơ sở cho nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, chủ nghĩa
Mác đã tiến hành một cuộc cách mạng về lý luận nhận thức. Chính trong thực tiễn,
con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính chân thực của tư duy.

9


Mác cho rằng cuộc tranh luận chứng minh tính chân thực hay không chân thực của tư
duy mà tách rời thực tiễn là một vấn đề thuần túy kinh viện. Chủ nghĩa Mác bóc trần
tính vơ căn cứ của thuyết bất khả tri phủ nhận tính chân thực của nhận thức. Nếu
được thực tiễn xác nhận thì sự hiểu biết của chúng ta sẽ có một giá trị chắc chắn và
khơng có thứ bất khả tri luận nào bác bỏ được. Thực tiễn là hòn đá thử vàng của mọi
lý luận. Nó lột mặt nạ thứ khoa học giả mạo và chứng minh tính đúng đắn của học
thuyết lý luận. Các học giả tư sản coi CNXH là ảo tưởng, là “quái thai” của lịch sử.
Nhưng kinh nghiệm của các nước XHCN và thực tiễn thế giới đã vạch rõ chân lý của
chủ nghĩa Mác - Lênin và mọi thứ xuyên tạc, lừa mị của những nhà tư tưởng tư sản,
bọn cơ hội xét lại. Thực tiễn kiểm nghiệm và xác nhận những chân lý khoa học, bác
bỏ những lý luận sai lầm.
Trong khi khẳng định thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, chủ nghĩa Mác - Lênin
còn coi trọng sự phát triển của bản thân thực tiễn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải xét lại
những kinh nghiệm khơng cịn thích hợp với trình độ phát triển hoạt động thực tiễn của
con người. Có như vậy thực tiễn mới là động lực, kích thích tư duy của con người và
ngăn cản không cho tư duy biến chân lý đã phát hiện thành giáo điều. Mọi tiến bộ của
thực tiễn đều làm cho nhận thức của con người được bổ sung, làm cho các chân lý trở
nên chính xác và cụ thể hơn dưới ánh sáng của một thực tiễn mới.

Tính chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với hiện thực khách
quan và được thực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận đối với hoạt
động thực tiễn của con người. Do đó mọi lý luận phải thơng qua thực tiễn kiểm
nghiệm. Vì thế mà Mác cho rằng: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể
đạt tới tính chân lý khách quan hay khơng, hồn tồn không phải là một vấn đề lý
luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn, con người phải chứng minh
tính chân lý” [47, tr. 118-119]. Thơng qua thực tiễn, lý luận đạt đến chân lý sẽ được
bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại; những kết luận chưa phù hợp với thực tiễn
thì tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại. Giá trị của lý luận nhất thiết
phải được hoạt động thực tiễn kiểm nghiệm. Tuy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý,
nhưng không phải mọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn chân lý. Thực tiễn là tiêu chuẩn của
chân lý chỉ khi thực tiễn đó đạt đến mức độ tồn vẹn của nó. Tính tồn vẹn của thực
tiễn là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, vận động, phát triển và chuyển hóa. Thực
tiễn có nhiều giai đoạn phát triển. Nếu lý luận chỉ khái quát một giai đoạn nào đó,
một bộ phận nào đó của thực tiễn thì lý luận xa rời thực tiễn. Do đó, chỉ những lý
luận nào phản ánh được tính tồn vẹn của thực tiễn thì mới đạt đến chân lý.

10


Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức của con người trên cơ sở
hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn tuy phong phú, đa dạng nhưng khơng phải
khơng có tính quy luật. Tính quy luật của thực tiễn được khái quát dưới hình thức lý
luận. Mục đích của lý luận khơng chỉ là phương pháp mà cịn định hướng cho hoạt
động thực tiễn. Đó là định hướng mục tiêu, biện pháp sử dụng lực lượng, định hướng
giải quyết các mối quan hệ trong hoạt động thực tiễn. Khơng những thế, lý luận cịn
định hướng mơ hình của hoạt động thực tiễn. Vận dụng lý luận vào thực tiễn, trước
hết, từ lý luận để xây dựng mơ hình thực tiễn theo những mục đích khác nhau của quá
trình hoạt động, dự báo các diễn biến, các mối quan hệ, lực lượng tiến hành và những
phát sinh của nó trong q trình phát triển để phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế

những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao hơn.
Lý luận tuy là lơgíc của thực tiễn nhưng lý luận cũng có thể lạc hậu so với thực
tiễn. Vận dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát thực tiễn, để kịp thời
điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc có thể thay đổi lý luận cho
phù hợp với thực tiễn. Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn có thể mang lại hiệu quả
hoặc khơng, hoặc kết quả chưa rõ ràng. Trong trường hợp đó, giá trị của lý luận phải do
thực tiễn quy định. Tính năng động của lý luận chính là điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn. Lênin nhận xét rằng: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu
điểm khơng những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp” [49, tr. 230].
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là yếu tố đặc trưng tạo ra sự khác biệt về
chất của chủ nghĩa Mác - Lênin so với hệ thống tư tưởng trước đó trong lịch sử.
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin có ý
nghĩa phương pháp luận to lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Nếu vận dụng
có hiệu quả nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học sẽ góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học LLCT cho đảng viên mới tại Trung tâm
bồi dưỡng Chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
Theo Hồ Chí Minh: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài
người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình
lịch sử” [35, tr. 497]; “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong
các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành lý luận. Rồi lại
đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính” [37, tr. 273] và lý luận Mác
- Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế
giới. Theo Người: lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các

11


cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem

nó chứng minh với thực tế. Theo đó, lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực
tiễn, nhưng lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận thể
hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật. Khác với kinh nghiệm, lý luận
mang tính trừu tượng và khái qt cao, nhờ đó, đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất,
tính tất nhiên, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan.
Sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn theo tư tưởng Hồ Chí Minh
được biểu hiện ở mối quan hệ hòa quyện, thống nhất, tác động đến nhau, tạo tiền đề
cho nhau phát triển. Trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho đời sau là
tư tưởng của Người về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Khi nói về mối quan
hệ giữa lý luận và thực tiễn Người dùng nhiều cách nói khác nhau: lý luận đi đơi với
thực tiễn; lý luận kết hợp với thực hành; lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi
với nhau; lý luận phải liên hệ với thực tế... Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau
nhưng mục đích của Người là khẳng định sự “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là
một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn khơng có lý luận
hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông” [35, tr. 496].
Theo Hồ Chí Minh, khơng có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn con người
thường chỉ dựa vào kinh nghiệm, sẽ dẫn đến tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh
nghiệm là yếu tố quyết định trong hoạt động thực tiễn. Nếu khơng có lý luận hay
trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, kéo dài. Thực tế
cho thấy, có khơng ít cán bộ đảng viên “chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ.
Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ
cắm đầu nhắm mắt mà làm, khơng hiểu rõ tồn cuộc của cách mạng” [31, tr. 247].
“Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận
mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thơi. Có kinh nghiệm mà khơng có lý luận, cũng
như một mắt sáng, một mắt mờ” [37, tr. 234]. Thực chất, họ khơng hiểu vai trị của lý
luận đối với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, đối với thực tiễn, “lý luận như cái kim chỉ
nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong cơng việc thực tế. Khơng có lý luận thì
lúng túng như nhắm mắt mà đi” [37, tr. 273-274]. “Làm mà khơng có lý luận thì
khơng khác gì đi mị trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” [31, tr. 47]. Bởi

lẽ, do kém lý luận, hoặc khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu
chữ lý luận và do đó không hiểu bản chất những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Do
đó, khơng vận dụng được lý luận vào giải quyết vấn đề thực tiễn mới nảy sinh đó.
Nếu có vận dụng cũng khơng sát thực, khơng phù hợp với thực tiễn. Điều đó cho thấy

12


mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn ở chỗ, thực tiễn cần tới sự chỉ
đạo, hướng dẫn, định hướng của lý luận để không mắc phải bệnh kinh nghiệm; lý
luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải liên hệ với thực tiễn,
nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn theo tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu lý luận và thực tiễn ln hịa
quyện, thống nhất với nhau, tác động đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển.
Hồ Chí Minh là tấm gương về việc quán triệt và vận dụng nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn. Một trong những biểu hiện của tấm gương sinh động
ấy là trong mọi hoạt động của mình, Người không chỉ coi trọng lý luận, mà luôn sâu
sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với quần chúng. Hồ Chí Minh cho rằng, có lý
luận thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu
không lại mắc phải bệnh lý luận suông. Theo Người, “Lý luận cũng như cái tên (hoặc
viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà khơng bắn, hoặc bắn lung
tung, cũng như khơng có tên” [37, tr. 275]. Như vậy cũng có nghĩa là lý luận sng,
lý luận sách vở thuần túy. “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà
không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển
lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hịm đựng sách”
[37, tr. 274]. Do đó, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn,
nếu không sẽ mắc bệnh giáo điều. Lý luận chỉ có ý nghĩa khi được vận dụng vào thực
tiễn, phục vụ thực tiễn, đóng vai trò dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn; đồng thời, khi vận
dụng vào thực tiễn phải phù hợp với thực tiễn.
Theo tài liệu thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, chỉ tính trong 10 năm xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955-1965), không quản tuổi cao, công việc bề
bộn, Người đã thực hiện hơn 700 lượt đi thăm các địa phương, cơng trường, xí
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội…, từ miền núi đến hải đảo, để thăm hỏi chiến sĩ và
đồng bào, xem xét tình hình, kiểm tra cơng việc. Tính ra mỗi năm, có hơn 60 lượt
Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần Người gặp gỡ quần chúng. Ngoài
ra, hằng ngày qua đọc báo, đọc thư của nhân dân gửi lên, thấy có những ý kiến hay,
cần tiếp thu, những việc gấp cần giải quyết, Người đều dùng bút đỏ đóng khung lại,
chuyển tới các cơ quan có trách nhiệm, yêu cầu nghiên cứu và giải quyết.
Theo Hồ Chí Minh để vận dụng có hiệu quả nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn, phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như chun mơn
nghiệp vụ; phải có phương pháp học tập đúng, học phải đi đôi với hành, lý luận phải
liên hệ với thực tế. Với ý nghĩa đó, Người chỉ rõ lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách
học tập khơng đúng thì sẽ khơng có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng

13


ta cần nhấn mạnh: “lý luận phải liên hệ với thực tế” [35, tr. 496]; đồng thời phải
chống giáo điều ngay trong nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy,
Người phê phán lối “học sách vở Mác - Lênin, nhưng không học tinh thần Mác Lênin” [36, tr. 292]. Nghĩa là học thuộc lòng chủ nghĩa Mác - Lênin, theo kiểu
“mượn những lời của Mác, Lênin dễ làm cho người ta lầm lẫn” [31, tr. 247]. Theo
Người, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là “phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để
áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn
đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [35, tr. 497]. “Học tập chủ nghĩa
Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản
thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng
một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm” [36, tr. 292].
Bởi theo Người “học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ khơng phải học
lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả
với Đảng” [35, tr. 498]. Như vậy, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin khơng phải vì mục

đích cá nhân nhằm có cái để mặc cả với tổ chức. Học tập trước hết là để làm người,
rồi mới làm cán bộ và phụng sự Tổ quốc, nhân dân, giai cấp. Cho nên phải có thái độ
học tập đúng mới có thể khắc phục được bệnh giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác
- Lênin. Tư tưởng này đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Người
cịn nhắc nhở khơng nên coi chủ nghĩa Mác - Lênin là những cơng thức có sẵn, cứng
nhắc. Có như vậy thì việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin mới có hiệu quả.
Cùng với việc chống giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác - Lênin còn phải chống
giáo điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm của nước khác, ngành khác.
Theo Người “Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh
nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều”
[35, tr. 499]. Để chống cả hai loại giáo điều này, theo Hồ Chí Minh, biện pháp cơ bản
là phải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng nước nhà. Học phải đi đôi với hành, lý
luận phải liên hệ với thực tiễn cách mạng, khi vận dụng kinh nghiệm và lý luận phải
xuất phát từ thực tiễn nước nhà. Người còn cho rằng, cùng với việc chống bệnh giáo
điều thì phải đề phòng, ngăn ngừa chủ nghĩa xét lại. Bởi lẽ, nếu khơng có quan điểm
đúng đắn trong việc qn triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì
người ta dễ nhấn mạnh thái quá những đặc điểm dân tộc để phủ nhận những giá trị
phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin. “Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc
để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh
em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại” [35, tr. 499], do đó phải

14


biết dùng lý luận đã học được để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu
quả công tác, bởi lẽ “... cơng việc gì bất kỳ thành cơng hoặc thất bại, chúng ta cần
phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái
thìa khóa phát triển cơng việc và để giúp cho cán bộ tiến tới” [37, tr. 283]. Đó chính
là q trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn
thiện, phát triển lý luận. Được như vậy là đã làm cho lý luận được “bổ sung bằng

những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động” [35, tr. 496] và thực tiễn đó sẽ
được chỉ đạo, dẫn dắt bởi lý luận mới. Cứ như vậy, lý luận luôn được bổ sung, hoàn
thiện, phát triển bởi những kết luận mới được rút ra từ tổng kết thực tiễn. Còn thực
tiễn luôn được chỉ đạo, soi đường dẫn dắt bởi lý luận đã được bổ sung bằng những
kinh nghiệm thực tiễn mới. Đây là biểu hiện sinh động của việc quán triệt nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh. Làm như vậy, theo Người là
“tổng kết để làm cho nhận thức của chúng ta đối với các vấn đề đó được nâng cao
hơn và cơng tác có kết quả hơn” [35, tr. 498].
Như vậy, để quán triệt và vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn có hiệu quả phải khơng ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận. Khi có
lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn để làm giàu lý
luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý
luận mới gắn với thực tiễn, mới không trở thành giáo điều. Đồng thời thực tiễn mới sẽ
được chỉ đạo bởi lý luận và hoạt động thực tiễn đó sẽ khơng bị mị mẫm, vấp váp, hay
chệch hướng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn trong giáo dục và đào tạo cũng như trong dạy và học
Tuy Hồ Chí Minh khơng để lại chun khảo về sự vận dụng nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục và đào tạo, hay trong dạy và học, nhưng
trong nhiều bài viết, bài nói, Người luôn đề cập đến nguyên tắc này bằng nhiều cách
diễn đạt dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng. Điển hình như:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng
và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với
hành, lý luận phải liên hệ với thực tế” [32, tr. 190] trở thành quan điểm chỉ đạo sự
nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Theo Người, lý thuyết phải gắn liền với thực tế,
học phải vận dụng vào thực tế, không phải học để mà học, nếu như vậy sẽ khơng có
tác dụng. Vì vậy, Người cho rằng, học tập phải gắn liền với lao động, nhà trường gắn
liền với xã hội là một nguyên tắc, đây không chỉ là mục tiêu, là điều kiện cơ bản để
15



phát triển giáo dục và đào tạo nước nhà, mà còn là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp phát
triển đất nước.
Theo Hồ Chí Minh giáo dục phải được xây dựng, phát triển trên cơ sở, thực tế
cách mạng, có như vậy nền giáo dục đó mới đào tạo được những con người có ích
cho đất nước, phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng này thể hiện trong
Thư gửi các cháu lưu học sinh Việt Nam học ở Mátxcơva (19/7/1955), Người căn
dặn: “Các cháu học kỹ thuật và học tiếng Nga cần nhận rõ mình học cốt để phục vụ
Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Học ngành nào cũng cần phải căn cứ vào nhu cầu của Tổ
quốc, của nhân dân mà định, không thể tùy theo sở thích riêng của mình” [35, tr. 25].
Người cho rằng, giáo dục gắn liền với mục đích của cách mạng, phục vụ đường lối
chính trị của Đảng và Chính phủ, nên giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, cả xã hội
phải quan tâm, chứ không riêng ngành giáo dục hoặc thầy cô giáo hay nhà trường.
Người khẳng định: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã
hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm
gương mẫu cho các em trước mọi việc” [35, tr. 74]. Trong Thư gửi giáo viên, học
sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng (31/10/1955), Người đã chỉ rõ nhiệm vụ giáo dục
là: “cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà
trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo
và học trò, tùy hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những cơng tác xã hội, ích nước
lợi dân” [35, tr. 80]. Ngoài ra, mỗi cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ của mình là:
“- Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận
và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết
thực giúp ích cho cơng cuộc xây dựng nước nhà.
- Trung học thì cần đảm bảo cho học trị những tri thức phổ thơng chắc chắn,
thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào
không cần thiết cho đời sống thực tế.
- Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu
lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gị
ép thiếu nhi vào khn khổ của người lớn...” [35, tr. 81]. Đối với thanh niên, đây là

lực lượng xung kích trên mọi mặt trận của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, việc giáo
dục cũng phải có những định hướng, mục tiêu cụ thể, đó là, “Giáo dục thanh niên
không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội.
Trong xã hội cũ có nhiều nọc độc nó làm hại thanh niên... Vì vậy, sự giáo dục thanh
niên phải liên hệ vào dư luận của xã hội, lực lượng của Chính phủ để ngăn ngừa
16


×