Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bai viet ve hien phap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.79 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của</b></i>
<i><b>quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp và thực chất của mọi người dân</b></i>


Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà
nước, phản ánh ý chí, lợi ích của tồn dân tộc. Thơng qua Hiến pháp, tư tưởng
quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định; nhân dân trao quyền cho các cơ
quan nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà
nước.


Kể từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đến nay, đã có 4 bản Hiến pháp gồm Hiến pháp
1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. Các bản Hiến pháp này
đã góp phần quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển. Trong
đó, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội năm 1991, Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng
cho việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp
năm 1992 với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đến nay, Đảng và Nhà
nước nhận thấy cần tiếp tục sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới của
đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc; phù hợp với mục tiêu,
định hướng phát triển tồn diện, bền vững, xây dựng Nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do
Đảng đề ra, Việt Nam đều đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Đại hội Đảng toàn Quốc
lần thứ XI đã sửa đổi cương lĩnh (năm 1991) về xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH; trong đó đã đề ra nhiều chủ trương mới, chính sách mới về xây
dựng đất nước trong thời kỳ mới, đã đặt ra yêu cầu sửa đổi Hiến pháp 1992 để kịp
thời thể chế hoá cương lĩnh của Đảng thành các quy định của Pháp luật.


Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong việc sửa đổi Hiến pháp lần
này là rất quan trọng: Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố


đất nước, yêu cầu đặt ra cho Bản hiến pháp của nước ta là:


+ Phải tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản
chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân
chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng, phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;


+Thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong
Cương lĩnh và các văn kiện khác của Ðảng.


+ Hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ
bản, có tính ổn định, lâu dài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>+ Bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước</i>
pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hồn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơn quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;


+ Xây dựng và bảo vệ đất nước;


+ Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.


Để xây dựng và hoàn thiên Hiến pháp, thể hiện cơ sở chính trị pháp lý theo
Cương lĩnh của Đảng. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận, cho ý
kiến bước đầu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và ban hành Nghị quyết số
38/2012/QH13 ngày 23/11/ 2012 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi là Dự thảo). Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội,
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức nghiên cứu tiếp thu ý kiến
của các vị đại biểu Quốc hội, chỉnh lý Dự thảo để công bố lấy ý kiến nhân dân, các


ngành, các cấp. Trong thời gian qua Toàn Đảng, toàn dân, tồn qn cả nước đang
sơi nổi thực hiện nhiệm vụ đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992


Tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được
Đảng và nhà nước coi là công việc hệ trọng của quốc gia, cần sự tham gia rộng
khắp, thực chất của nhân dân đồng thời là cơng tác trọng tâm của tồn Đảng, tồn
qn, toàn dân trong các tháng đầu năm 2013.


Đảng và nhà nước đang yêu cầu lãnh đạo và tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân
dân phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa
phương. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát
sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc để việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân khẩn
trương, nghiêm túc, đúng tiến độ và hiệu quả. Thường xuyên bảo đảm công tác
quốc phịng, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân
chủ để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.


Trong thời gian qua chúng ta nhận được sự triển khai đồng bộ, khoa học,
hiệu quả, của các cấp, các ngành, các đơn vị từ Trung ương tới địa phương nhất là
công tác giáo dục, truyền thông của Đảng, nhà nước đã tuyên truyền sâu rộng, thu
hút nhân dân hưởng ứng tham gia sôi nổi và đóng góp ý kiến một cách thiết thực.
Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp là cách thức dân chủ, thể hiện quyền
và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự; tạo điều
kiện để người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về tồn bộ bản Hiến
pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ta đều đóng góp 1 phần vào sự thành công của Hiến pháp và nền dân chủ XHCN
của nước nhà.



Quá trình Tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần
này đang được Nhà nước ta tiến hành thận trọng, công khai, khoa học và dân chủ.
Đặc biệt, mọi ý kiến của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác;
phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc. Chúng ta tin tưởng
rằng tất cả ý kiến của chúng ta sẽ được tổng hợp trình đến Uỷ ban sửa đổi Hiến
pháp của Quốc hội để góp phần hồn thiện, nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp 1992.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×