Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Góp vốn bằng tài sản của vợ chồng (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.89 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

NGUYỄN THỊ ÁI NỮ

GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

NGUYỄN THỊ ÁI NỮ

GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒN THỊ PHƯƠNG DIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài: “Góp vốn bằng tài sản của vợ chồng” là một cơng
trình nghiên cứu độc lập của tôi. Luận văn là một sản phẩm mà tơi đã nỗ lực nghiên


cứu trong q trình học tập tại trường, khơng có sự sao chép của người khác. Trong
q trình viết bài, tơi đã tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, số liệu, kết


luận trình bày trong đề tài này là trung thực. Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn
trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Luật thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đoàn Thị Phương Diệp đã hướng dẫn tận tình
để tơi hồn thành luận văn này.
TP Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Ái Nữ


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN
CỦA VỢ CHỒNG ........................................................................................6
1.1 Khái quát chung về tài sản vợ chồng ............................................6
1.1.1 Khái quát về Tài sản chung của vợ chồng ................................8
1.1.2 Khái quát về Tài sản riêng của vợ chồng ..................................12
1.1.3 Nguyên tắc Suy đoán tài sản chung ..........................................16
1.2 Khái quát chung về góp vốn bằng tài sản của vợ chồng ..............17
1.2.1 Khái niệm chung về góp vốn .....................................................17

1.2.2 Khái niệm về góp vốn bằng tài sản của vợ chồng .....................18
1.3 Sự cần thiết của các quy định pháp luật về góp vốn bằng tài sản của vợ
chồng .........................................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN GÓP VỐN
BẰNG TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN....26
2.1 Quy định pháp luật về góp vốn........................................................26
2.1.1 Trách nhiệm góp vốn..................................................................26
2.1.2 Quyền của bên góp vốn .............................................................33
2.1.3 Các hình thức góp vốn bằng tài sản của vợ chồng....................41
2.2 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật liên quan góp vốn bằng tài
sản của vợ chồng........................................................................................52
2.2.1 Thông tin về tài sản của vợ chồng khi góp vốn .........................52
2.2.2 Một số tranh chấp liên quan góp vốn bằng tài sản của vợ chồng
54
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1


2
Ngoài các nội dung trong phần Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia làm hai chương:
Chương 1: Khái quát chung về góp vốn bằng tài sản của vợ chồng
Chương 2: Thực trạng pháp luật liên quan góp vốn bằng tài sản của vợ chồng
và kiến nghị hồn thiện.
CHƯƠNG 1: KHÁI QT CHUNG VỀ GĨP VỐN BẰNG TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG

1.1 Khái quát chung về tài sản vợ chồng
Từ xưa đến nay, việc kết hôn và duy trì quan hệ hơn nhân là quy luật tự nhiên.
Xã hội càng phát triển thì vai trị của gia đình ngày càng được đề cao. Gia đình khơng
chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội1. Để duy trì quan hệ
hơn nhân, bên cạnh quan hệ tình cảm, vợ và chồng cịn phải cùng tạo lập tài sản nhằm
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thành viên trong gia đình.
Về mặt luật pháp, hiện nay Luật Hơn nhân và gia đình 2014 là văn bản luật điều
chỉnh về chế độ tài sản giữa vợ chồng. Trong đó, chế độ tài sản giữa vợ chồng được
chia thành chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận và chế độ tài sản giữa vợ
chồng theo luật định. Tùy vào nhu cầu và mục đích của từng gia đình, vợ và chồng có
thể lựa chọn áp dụng một trong hai chế độ tài sản này. Trong đó, việc xác lập quan hệ
tài sản vợ chồng theo thỏa thuận phải tiến hành trước hôn nhân, thơng qua hình thức
văn bản có cơng chứng, chứng thực và giá trị của thỏa thuận chỉ được xác lập kể từ
ngày đăng ký kết hôn.
Đối với chế độ tài sản theo luật định, từ xã hội phong kiến cho trước năm 1945
đều là công nhận chế độ “cộng đồng toàn sản”, tức là toàn bộ tài sản của vợ chồng có
trước khi kết hơn và trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Tồn
bộ tài sản trong gia đình là của gia đình và chính gia đình, chứ khơng phải cá nhân, là
chủ thể của quan hệ pháp luật2. Trong giai đoạn Pháp thuộc, bên cạnh chế độ tài sản
1Hải An, “Vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay”, [ cua-giadinh-trong-xa-hoi-hien-nay-55677], truy cập ngày 02/6/2019.
2Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam - Phần 2, Khoa Luật Trường Đại học Cần
Thơ, 2005, trang 3, 4


3
giữa vợ chồng theo luật định, pháp luật còn ghi nhận chế độ hơn ước để vợ chồng có
thể thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn, “miễn là các thỏa thuận ấy khơng có tác dụng
tước đi quyền đứng đầu gia đình của người chồng và khơng trái với thuần phong mỹ
tục”3, tuy nhiên ở giai đoạn này, việc quy định và áp dụng hôn ước không phù hợp với
phong tục và văn hóa của người Việt Nam nên chưa được quan tâm. Cho đến Luật

Hôn nhân và gia đình 1986 trở đi, pháp luật mới ghi nhận chế độ “cộng đồng tạo sản”
- với thành phần tài sản chung của vợ chồng chung bao gồm tài sản do vợ hoặc chồng
tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc tặng cho chung. Luật năm 1986 thừa nhận rằng việc kết hơn
khơng làm mất khả năng có quyền có tài sản riêng của một người 4. Lúc đó, những tài
sản vợ hoặc chồng có trước thời kỳ hơn nhân đã được tách ra khỏi khối tài sản chung,
không giống như chế độ “cộng đồng tồn sản” nữa. Thời kỳ hơn nhân bắt đầu hình
thành ba khối tài sản: tài sản chung, tài sản riêng của vợ và tài sản riêng của chồng.
Tuy nhiên, vợ chồng có quyền nhập một hoặc nhiều tài sản riêng vào khối tài sản
chung hay yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. “Trong chừng mực nào
đó, có thể nói rằng luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong luật hiện đại là sự kế
thừa có phát triển chế độ tài sản gia đình của luật cổ và tục lệ trong điều kiện sở hữu
tư nhân mang tính chất cá nhân, chứ khơng phải tính chất gia đình như ngày xưa,
trong điều kiện vợ, chồng bình đẳng về mọi phương diện”5.
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu chế độ tài sản giữa vợ
chồng theo luật định. Luật Hơn nhân và gia đình khơng định nghĩa khái niệm chế độ
tài sản giữa vợ chồng theo luật định. Tuy nhiên qua nghiên cứu, các quy định từ Điều
33 đến Điều 46 và Điều 59 đến Điều 64 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 có thể tóm
lược chế độ tài sản giữa vợ chồng theo luật định là tập hợp các quy tắc được xây dựng
để điều chỉnh quan hệ tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, bao gồm các vấn đề về xác
lập quan hệ tài sản; sự phân định tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ tài sản chung
3Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam - Phần 2, Khoa Luật Trường Đại học Cần
Thơ, 2005, trang 4.
4Nt , trang 5.
5Nt, trang 5.


4
và riêng trong thời kỳ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến khối

tài sản này và việc phân chia tài sản như thế nào khi chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ
chồng6. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ
chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về
chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tịa án tun bố vơ hiệu theo quy định tại Điều
50 Luật Hơn nhân và gia đình7.
Khi xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu tạo lập khối tài sản chung, vợ
chồng cịn có nhu cầu tạo lập khối tài sản riêng để tích lũy tài sản và đầu tư riêng và
chịu trách nhiệm riêng. Đáp ứng nhu cầu đó, luật hiện nay đã chia tài sản trong thời
kỳ hôn nhân thành ba khối: tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ và tài sản
riêng của chồng. Trong đó:
1.1.1 Khái quát về tài sản chung của vợ chồng
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử
dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ chồng, trừ
trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng”8 Như vậy, Luật Hơn nhân và gia đình 2014
xác định tài sản chung của vợ chồng được hình thành từ các nguồn sau: (1) tài sản
được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của
vợ và chồng, (2) hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, (3) tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung, (4) tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản
chung.
a. Tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
Về cơ bản, tài sản do vợ, chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là
6Nguyễn Ngọc Điện, Đoàn Thị Phương Diệp (2018), Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB Đại học
Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, tr2.
7Điều 7 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014
8Khoản 1 Điều 33 Luật hơn nhân gia đình 2014



5
tài sản chung. Xét về chủ thể, người lao động, sản xuất kinh doanh để tạo ra tài sản có
thể là vợ hoặc chồng, hay cả vợ và chồng. Xét về hình thức lao động, hoạt động lao
động có thể là hoạt động thể chất, hoạt động trí tuệ, hoạt động mang tính chất vụ việc,
thời vụ hoặc thường xuyên. Các hình thức của thu nhập có thể kể đến như tiền lương
và các khoản phụ cấp, tiền thù lao khốn việc, tiền nhuận bút, cơng tác phí..., thu nhập
từ hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ, các sản vật từ thu được từ hoạt động nghề nghiệp
(săn bắt, đánh bắt...).
Bên cạnh đó, các thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi
là tài sản chung của vợ chồng. Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2014 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hơn nhân và gia
đình ghi nhận thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân là khoản tiền trúng
thưởng, xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp mà vợ chồng được nhận theo quy định
của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; tài sản mà vợ, chồng được xác
lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn
giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc gia cầm bị thất lạc, vật nuôi
dưới nước.
b. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng
Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2015, hoa lợi là sản vật tự nhiên mà
tài sản mang lại, lợi tức là khoản thu được từ việc khai thác tài sản. Theo quy định của
Luật Hơn nhân và gia đình hiện hành, hoa lợi và lợi tức có được trong thời kỳ hơn
nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp chia tài sản trong thời kỳ hôn
nhân.
Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, khoản 1 Điều 33 Luật Hơn
nhân và gia đình nhấn mạnh hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng cũng là tài sản chung của
vợ chồng. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng là sản vật tự nhiên mà vợ,
chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là khoản lợi
mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình9.

Sở dĩ Luật Hơn nhân và gia đình nhấn mạnh hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài
9Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014.


6
sản chung vì trước khi luật hiện hành có hiệu lực, trong q trình áp dụng, vấn đề này
có nhiều quan điểm khác nhau.
Những ý kiến ủng hộ cho rằng do tính chất cộng đồng của quan hệ hơn nhân, vợ
chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu đời
sống chung của gia đình. Một trong những đặc điểm của căn cứ xác lập tài sản chung
của vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng
cùng trực tiếp tạo ra, mà chỉ cần một bên vợ hoặc chồng tạo ra được trong thời kỳ hơn
nhân. Tác giả Nguyễn Văn Cừ đã trích dẫn khoản 3 Điều 30 Luật gia đình Cộng hịa
Cu Ba: Thu nhập, hoa lợi, lợi tức do tài sản chung của hai vợ chồng hay do tài sản
riêng của một người trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, hay điều
1401 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, khoản 3 Điều 1474 Bộ luật dân sự và thương
mại Thái Lan quy định toàn bộ tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều
thuộc khối tài sản chung của vợ chồng10. Như vậy, tinh thần để bảo vệ cho quan điểm
hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung là ưu tiên cho nhu cầu tạo lập và phát
triển khối tài sản chung, tất cả tài sản của vợ chồng suy cho cùng đều phải được khai
thác sử dụng trước hết nhằm đảm bảo sự duy trì và phát triển của gia đình, sau đó mới
phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu11.
Đối với những ý kiến khơng đồng tình cho rằng, dựa trên góc độ của pháp luật
dân sự, chỉ có chủ sở hữu của tài sản mới có quyền thu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản đó, vì vậy hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ hay chồng sẽ là tài sản
riêng của người đó.
c. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
Đối với trường hợp tặng cho, tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung không
được định nghĩa trong luật, nhưng theo tác giả có thể hiểu đó là trường hợp tặng cho
mà trong hợp đồng hoặc thỏa thuận tặng cho ghi nhận chủ thể được tặng cho bao gồm

cả vợ và chồng và khơng chia rõ phần của mỗi người. Khi đó, tài sản tặng cho cả hai
10Nguyễn Văn Cừ, Thời kỳ hôn nhân - Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, Tạp chí Tịa án nhân dân số
23, 12/2006.
11Nguyễn Ngọc Điện, Đại học Cần Thơ (2006), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Tập
2 - Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB Đại học Cần Thơ, trang 1.


7
vợ chồng là tài sản chung vợ chồng và vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối
với tài sản được tặng cho. Tài sản được tặng cho chung vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân là tài sản chung của vợ chồng. Nên suy đoán tài sản được tặng cho trong thời kỳ
hôn nhân là tài sản chung cho đến khi có bằng chứng ngược lại12.Trong nhiều trường
hợp, dựa vào tính chất của sự kiện mà tài sản được tặng cho được xác định là tài sản
chung hay tài sản riêng, ví dụ tài sản được tặng cho vợ chồng nhân dịp đám cưới, tân
gia nhà là tài sản chung, tài sản tặng cho nhân dịp sinh nhật, tốt nghiệp là tài sản
riêng.
Đối với trường hợp thừa kế, vợ chồng có quyền hưởng thừa kế riêng và thừa kế
chung. Theo Bộ luật dân sự thì thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo
pháp luật. Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc, vợ chồng được coi là thừa kế
chung khi nội dung di chúc ghi nhận cả vợ và chồng cùng được hưởng một phần di
sản thừa kế. Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật, xét theo nội dung quy định về
các hàng thừa kế, thì vợ chồng có thể cùng nhận thừa kế từ một chủ thể là con, cháu.
Ví dụ điển hình nhất là trường hợp cha mẹ cùng được gọi để nhận di sản thừa kế do
con chết để lại, với tư cách là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất 13. Tuy
nhiên, trong trường hợp này, vợ và chồng chỉ được nhận thừa kế với tính chất thừa kế
riêng chứ khơng phải là thừa kế chung. Tài sản mà họ có được do cùng được gọi để
nhận thừa kế theo pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần chứ không phải
sở hữu chung của vợ chồng14.
d. Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
Bên cạnh hoạt động tạo ra tài sản chung thông qua lao động, sản xuất và thu hoa

lợi, lợi tức một cách thường xuyên hay vụ việc, tài sản chung cịn có thể hình thành do
ý chí của vợ và chồng thơng qua việc sáp nhập khối tài sản riêng của vợ hoặc chồng
vào tài sản chung. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa
12Nguyễn Ngọc Điện, Đại học Cần Thơ (2006), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Tập
2 - Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB Đại học Cần Thơ, tr54.
13Nguyễn Ngọc Điện, Đoàn Thị Phương Diệp (2018), Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB Đại
học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, tr 51.
14Nguyễn Ngọc Điện, Đồn Thị Phương Diệp (2018), Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB Đại
học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, tr 51, 52.


8
thuận của vợ chồng, nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung
được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác15.
Dù tài sản chung của vợ chồng được hình thành bằng hình thức nào cũng mang
bản chất của tài sản chung hợp nhất có thể phân chia. Theo đó, sở hữu chung hợp nhất
là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác
định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Tức là, chừng nào cịn tồn tại quan hệ
hơn nhân, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung của họ.
Quan hệ này chỉ chấm dứt khi vợ hoặc chồng chia tài sản chung hợp nhất thông qua
hành vi chấm dứt quan hệ hôn nhân hay chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân,
việc phân chia tài sản chung được thực hiện dựa vào công sức đông góp của mỗi
người vào việc duy trì và phát triển khối tài sản đó.
1.1.2 Khái quát về tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hơn;
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được
chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài
sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng 16. Như vậy,

tài sản riêng có thể hình thành cả trước và trong thời kỳ hôn nhân. Trước thời kỳ hôn
nhân, tài sản riêng là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hơn, tài sản riêng có thể là
kết quả của hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh hay được thừa kế, tặng cho hay
các hình thức xác lập khác trước thời kỳ hôn nhân. Trong thời kỳ hơn nhân, tài riêng
có thể được hình thành do: (1) được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, (2) tài sản
được chia riêng, (3) tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng, (4) các tài sản
khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng. Trong đó, các
tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng bao
gồm: (1) quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở
hữu trí tuệ; (2) tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết
15Điều 46, Luật Hơn nhân và gia đình 2014
16Điều 43 Luật hơn nhân gia đình 2014


9
định của Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; (3) khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ,
chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có cơng với cách mạng;
quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng 17. Mỗi bên vợ hoặc chồng
đều có quyền tạo lập hay khơng tạo lập khối tài sản riêng, vì vậy khơng nhất thiết
trong mỗi gia đình phải có đầy đủ cả ba khối tài sản mà có thể chỉ có tài sản chung
hoặc có tài sản chung và tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng.
Về cơ bản, sự tồn tại của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng lệ thuộc vào sự tồn tại
của hôn nhân. “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được
tính từ ngày đăng ký kết hơn đến ngày chấm dứt hôn nhân” 18. Thời điểm bắt đầu thời
kỳ hôn nhân được tính kể từ khi đăng ký kết hơn và kết thúc khi hôn nhân chấm dứt
trong trường hợp: ly hơn, có một người chết, hoặc hủy do hơn nhân trái pháp luật.
Trường hợp ly hơn và có một người chết thì hơn nhân chấm dứt hồn tồn, riêng
trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố chết, hơn nhân có thể khơi phục nếu
người bị tun bố đã chết quay trở về mà vợ (chồng) của họ chưa kết hơn với ai.
Bên cạnh đó, pháp luật chỉ thừa nhận quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong hôn

nhân hợp pháp; giữa hai người sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
cũng không tồn tại mối quan hệ này. Tuy nhiên, đối với trường hợp sống chung như
vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn vẫn được công
nhận là hôn nhân thực tế. Trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ
ngày 03 tháng 01 năm 1987 cho đến 01 tháng 01 năm 2001 có nghĩa vụ đăng ký kết
hơn trong thời hạn hai năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001, trong khoảng thời gian
này hôn nhân được công nhận là hôn nhân thực tế, đến khi hết ngày 01 tháng 01 năm
2003, nếu nam và nữ không tiến hành đăng ký kết hơn thì pháp luật khơng cơng nhận
họ là vợ chồng19. Để xác định quan hệ tài sản giữa nam và nữ sống chung trong
khoảng thời gian trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà không đăng ký kết hôn cần
được xem xét là hôn nhân thực tế hay không, nếu hôn nhân không được công nhận là
hôn nhân thực tế thì mối quan hệ tài sản giữa nam và nữ chỉ đơn thuần là quan hệ sở
hữu chung về tài sản chứ không phải quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sản giữa
17Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP
18Khoản 13 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình 2014
19Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10


1
0
vợ chồng.
Trên đây là một số quy định nhằm xác định tài sản chung, tài sản riêng giữa vợ
và chồng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Thông thường tranh chấp xác định bản chất của tài sản trong thời kỳ hôn nhân chủ
yếu phát sinh khi vợ chồng mâu thuẫn hay khi có tranh chấp với bên thứ ba về việc
thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên không phải lúc nào việc áp dụng các quy định trên cũng
dễ dàng, trên thực tế vẫn nảy sinh nhiều tranh chấp chưa được dự liệu khi làm luật.
Các khái niệm về tài sản chung, tài sản riêng cung cấp nền tảng cho việc phân định tài
sản giữa vợ và chồng, tuy nhiên nếu chỉ áp dụng những quy định này thì chưa đủ.
Thực tế, để có sự phân định tài sản chung, tài sản riêng cũng như xác định trách

nhiệm chung, trách nhiệm riêng cịn cần có sự vận dụng tổng hợp các quy định trong
Luật Hơn nhân và gia đình 2014. Luật Hơn nhân và gia đình đề cập đến hạn chế khi
xác lập quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tài sản như: nhu cầu thiết yếu của gia
đình (trong trường hợp vợ chồng khơng có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản
riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên), nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng (trường
hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập,
thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải đảm bảo chỗ ở cho
vợ chồng). Tuy nhiên, chính những quy định này lại cản trở và gây khó khăn cho
người áp dụng. Khoản 20 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định nhu cầu
thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa
bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi
người, mỗi gia đình. Quy định này mang tính định tính, khi áp dụng vơ cùng khó
khăn, đâu sẽ là cơ sở cho việc xác định giao dịch của vợ và chồng có phải là nhu cầu
thơng thường hay khơng, đối với mỗi gia đình, mỗi điều kiện sống thì tiêu chuẩn thiết
yếu sẽ khác nhau, tiêu chuẩn nào để đánh giá một hành vi có mang tính thiết yếu hay
khơng. Hay như khi giao dịch nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng, người có tài sản
phải đảm bảo chỗ ở cho vợ chồng. Vậy việc đảm bảo chỗ ở này phải được tiến hành
vào thời gian nào, trước hay sau khi giao dịch nhà ở, và chỗ ở mới có cần đảm bảo
điều kiện gì hay khơng, ai sẽ là người có trách nhiệm kiểm soát việc đảm bảo nhu cầu


11
chỗ ở cho vợ chồng khi đồng ý xác lập giao dịch liên quan đến tài sản này. Tác giả
không phủ nhận giá trị nhân văn mà các quy định này mang lại nhằm hướng tới việc
ổn định đời sống gia đình, tuy nhiên theo quan điểm của tác giả những quy định này
khơng có nhiều giá trị áp dụng trên thực tiễn mà cịn có thể tạo ra kẽ hở pháp lý được
các bên sử dụng với mục đích ngăn cản việc giao dịch tài sản riêng của vợ hoặc
chồng.
1.1.3 Nguyên tắc suy đoán tài sản chung

Đối với những tài sản cịn có sự tranh chấp về bản chất tài sản là tài sản chung
hay tài sản riêng, pháp luật nước ta ghi nhận nguyên tắc suy đoán tài sản chung của vợ
chồng. Theo đó, khi khơng có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang tranh
chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung20. Chủ thể
yêu cầu cơng nhận là tài sản riêng có trách nhiệm chứng minh tài sản thuộc thuộc
quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình. Tuy nhiên, việc chứng minh này rất khó, bởi
lẽ không phải trong bất cứ giao dịch nào khi thực hiện cũng được lập thành giấy tờ,
văn bản hoặc có người làm chứng. Hơn nữa, đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu,
việc đứng tên trên giấy chứng nhận không bộc lộ được đầy đủ bản chất chủ sở hữu
của tài sản liên quan. “Trong khi đó, tài sản riêng của vợ chồng ln có xu hướng bị
sáp nhập vào khối tài sản chung. Cuộc sống vợ chồng càng kéo dài, khối tài sản riêng
càng nhỏ lại so với khối tài sản chung”21. Hệ quả của nguyên tắc suy đốn trên có thể
gây ra nhiều ảnh hưởng, nhất là đối với bên thứ ba khi tham gia giao dịch với người
đang có vợ (chồng). “Chỉ cần vợ hoặc chồng không chấp nhận việc chủ nợ riêng của
vợ hoặc chồng kê biên một tài sản nào đó với lý do đó là tài sản chung thì chủ nợ phải
làm thế nào để chứng minh được điều ngược lại nếu không muốn yêu cầu chia tài sản
chung của vợ chồng nếu không muốn khởi kiện chéo”22.
Theo quan điểm của tác giả, đối với những tranh chấp về tài sản chung và tài sản
riêng, bên cạnh việc vận dụng các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình hiện hành,
20Khoản 3 Điều 33 Luật hơn nhân và gia đình 2014
21Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam - Phần 2, Khoa Luật Trường Đại học
Cần Thơ, 2005.
22Nt , trang 23.


1
2
còn cần đánh giá bản chất của tài sản căn cứ vào nguyên tắc “có thụ hưởng có trách
nhiệm”.
Tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã làm rõ bên cạnh khối “tài sản có” cịn có khối “tài

sản nợ”. Có những nghĩa vụ tài sản có thể do vợ chồng trực tiếp xác lập hoặc không,
nhưng lại gắn liền với những “tài sản có” mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai có quyền sở
hữu. Bởi vậy, nếu tài sản liên quan đi vào khối “tài sản có” riêng thì nghĩa vụ gắn liền
gắn liền phải đi vào khối “tài sản nợ” riêng; nếu tài sản liên quan đi vào khối “tài sản
có” chung thì nghĩa vụ gắn liền phải đi vào khối ‘tài sản nợ” chung của vợ và chồng
23

.
Như vậy, nếu lợi ích là “tài sản có” riêng thì nghĩa vụ phải là “tài sản riêng”;

cịn nếu lợi ích là “tài sản có chung” thì nghĩa vụ là “tài sản nợ” chung. Như vậy, đối
với những tài sản tranh chấp khó xác định được bản chất, có thế áp dụng thêm nguyên
tắc “có thụ hưởng có trách nhiệm” để xác định tài sản chung nếu nghĩa vụ phát sinh là
nghĩa vụ chung của vợ chồng và xác định tài sản riêng nếu nghĩa vụ phát sinh là nghĩa
vụ riêng của vợ hoặc chồng.
1.2 Khái quát chung về góp vốn bằng tài sản của vợ chồng
1.2.1 Khái niệm chung về góp vốn
Thứ nhất, xét từ phương diện pháp lý. Theo khoản 3 Điều 4 của Luật doanh
nghiệp: Góp vốn là việc góp tài sản để hình thành và phát triển vốn điều lệ của cơng
ty.
Tài sản góp vốn bao gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá
trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài
sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam24. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ
được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ
khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu
hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
23Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam - Phần 2, Khoa Luật Trường Đại học
Cần Thơ, 2005, trang 26
24Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014



1
3
Mọi tài sản góp vốn đều phải được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho
cơng ty nhận góp vốn. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử
dụng đất thì chủ thể góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc
quyền sử dụng đất cho cơng ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản
khơng đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận
tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản
khơng phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh
toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang cơng
ty25. Riêng đối với việc góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Khi đó, người góp vốn sẽ khơng được nhận
bất kỳ khoản tiền nào từ việc chuyển giao tài sản cho công ty nhưng nhận được giá trị
khác là quyền lợi trong công ty.
Thứ hai, xét từ phương diện kinh tế, góp vốn là việc tạo ra tài sản cho cơng ty,
nhằm bảo đảm những chi phí trong hoạt động của công ty và đảm bảo quyền lợi của
các chủ nợ. Cá nhân tự mình hoặc cùng với nhiều bên đóng góp tài sản để cùng thực
hiện hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Trên cơ sở tỷ lệ phần trăm vốn
góp, doanh nghiệp phân chia tỷ lệ lợi nhuận cho các thành viên trong doanh nghiệp.
1.2.2 Khái niệm về góp vốn bằng tài sản của vợ chồng
Góp vốn bằng tài sản của vợ chồng được hiểu là việc vợ, chồng đưa tài sản góp
vốn vào doanh nghiệp. Chủ thể tham gia góp vốn được xác định là vợ, chồng hoặc cả
vợ và chồng. Tài sản góp vốn có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng. Như vậy, có
thể phân chia việc góp vốn của vợ chồng như sau hai trường hợp: (1) vợ hoặc chồng
góp vốn bằng tài sản riêng của mỗi người, (2) vợ và chồng góp vốn bằng tài sản
chung.
Khi góp vốn bằng tài sản của vợ chồng cần có sự tách bạch giữa tài sản của vợ
chồng và tài sản của doanh nghiệp. Chủ thể góp vốn khơng được rút vốn dưới mọi

hình thức trừ trường hợp chủ thể này yêu cầu cơng ty mua lại phần vốn góp, chuyển
nhượng, tặng cho, để lại thừa kế phần vốn góp của mình cho người khác hoặc trả nợ
bằng vốn góp. Như vậy nếu cơng ty chưa giải thể, phá sản thì chủ thể góp vốn chỉ có
25Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014


1
4
thể thơng qua các hình thức u cầu cơng ty mua lại phần vốn góp hay chuyển
nhượng vốn góp để nhận được giá trị tương ứng với phần vốn góp. Tuy nhiên, tác giả
cho rằng để giải quyết tranh chấp vốn góp giữa vợ chồng trong bất kì loại hình doanh
nghiệp nào cũng nên được giải quyết bằng hai giai đoạn: (1) giải quyết tranh chấp dân
sự về tài sản giữa vợ và chồng (2) giải quyết tranh chấp kinh doanh thương phần vốn
góp tại doanh nghiệp với tư cách chủ thể góp vốn,. Tuy nhiên trên thực tế, chủ thể góp
vốn hay cả thẩm phán giải quyết tranh chấp cũng chưa có sự phân biệt rạch giữa tài
sản của vợ chồng với tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là những mơ hình cơng ty gia
đình.
Theo ý kiến của tác giả, tịa án xét xử ly hơn phải có sự phân biệt rõ ràng giữa tài
sản cá nhân và tài sản pháp nhân. Tài sản khi đã góp vốn vào doanh nghiệp phải tuân
thủ theo trình tự thủ tục góp vốn quy định tại Luật doanh nghiệp, trường hợp vợ
chồng muốn phân chia tài sản là vốn góp chỉ có thể phân chia về mặt tỷ lệ, việc có
chuyển nhượng phần vốn góp sau khi được phân chia hay tiếp tục góp vốn vào cơng
ty phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của các bên. Tòa án dân sự với tư cách giải
quyết việc hơn nhân gia đình không được trực tiếp giao quyền quản lý số vốn hay
giao quyền quản lý doanh nghiệp cho ai nếu không có sự thỏa thuận của các bên, càng
khơng được quyết định số phận của doanh nghiệp nhận góp vốn. Bên cạnh đó, việc
kết hợp giải quyết vấn đề doanh nghiệp và vấn đề hơn nhân gia đình khơng chỉ vi
phạm về mặt tố tụng do vượt quá phạm vi khởi kiện mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi
của các chủ thể góp vốn khác. Các vấn đề của doanh nghiệp phải được giải quyết
thông qua Hội đồng thành viên hay Hội đồng cổ đông công ty, tại buổi họp các chủ

thể góp vốn đều được quyền nêu ý kiến về hoạt động của công ty, bao gồm các vấn đề
về người có quyền quản lý hay việc ưu tiên mua khi có thành viên muốn chuyển
nhượng phần vốn góp. Nếu tịa án giải quyết ln vấn đề doanh nghiệp khi giải quyết
ly hơn sẽ tước đi quyền có ý kiến hoạt động doanh nghiệp của cổ đơng khác. Sau khi
có quyết định phân chia tỷ lệ tài sản theo bản án ly hơn, nếu hai bên vợ chồng có tranh
chấp về vấn đề quyền hạn trong công ty hay phần vốn góp thì phải áp dụng Luật
doanh nghiệp và điều lệ công ty làm cơ sở để giải quyết.. .Trường hợp hai bên vợ
chồng khơng thể tự giải quyết thì hồn tồn có thể khởi kiện một vụ án kinh doanh


1
5
thương mại khác.
1.3 Sự cần thiết của các quy định pháp luật về góp vốn bằng tài sản của vợ
chồng
Nếu như trước kia việc góp vốn vào doanh nghiệp cịn mới mẻ thì hiện nay các
doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, hoạt động góp vốn cũng càng trở nên
phổ biến. Theo số liệu đăng ký doanh nghiệp năm 2018, cả nước có 131.275 doanh
nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh
nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký. Đây là năm thứ tư liên tiếp có số lượng
doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt cao nhất trong lịch sử. Riêng tháng
12 năm 2018 số doanh nghiệp được thành lập mới là 10.027 doanh nghiệp với số vốn
đăng ký là 243.729 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm 2017, giảm 7,3% về số doanh nghiệp
và tăng 48,5% về số vốn26. Hoạt động góp vốn càng phổ biến thì càng cần có quy định
điều chỉnh hoạt động góp vốn một cách hệ thống. Việc góp vốn bằng tài sản chung, tài
sản riêng của vợ chồng, hay việc phân định trách nhiệm với người thứ ba và phân chia
lợi nhuận trong q trình góp vốn của vợ chồng cũng cần có quy định điều chỉnh.
Thứ nhất, sự cần thiết của quy định pháp luật trong quan hệ góp vốn giữa vợ và
chồng. Như đã đề cập, vợ chồng đều có quyền góp vốn bằng tài sản chung hoặc tài
sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu hoạt động góp vốn bằng tài sản của vợ chồng

được điều chỉnh bởi hành lang pháp lý rõ ràng sẽ giúp vợ chồng có kế hoạch đầu tư
hợp lý. Việc đầu tư hợp lý được thể hiện ở việc xác định đúng bản chất tài sản góp
vốn, từ đó nắm rõ quyền và nghĩa vụ khi thực hiện hoạt động góp vốn. Cùng với đó là
sự minh bạch trong việc phân chia lợi nhuận đạt được từ hoạt động góp vốn.
Tuy nhiên, thực tế cả Luật doanh nghiệp và Luật Hơn nhân và gia đình đều
chưa có quy định đầy đủ để điều chỉnh việc góp vốn bằng tài sản của vợ chồng. Đối
với luật doanh nghiệp, luật ghi nhận quyền góp vốn bình đẳng của cả cá nhân, tổ
chức; dù là tổ chức hay cá nhân cũng đều được coi là thành viên góp vốn đối với cơng
ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông với công ty cổ phần, thành viên hợp danh với công ty
26Nguồn Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2018,
[ nam2018.aspx], (truy cập ngày 24/5/2019)


1
6
hợp danh. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể góp vốn được xác định căn cứ vào loại hình
doanh nghiệp mà chưa có sự phân biệt tư cách của chủ thể góp vốn là cá nhân hay tổ
chức. Trường hợp vợ chồng góp vốn bằng tài sản chung, vợ chồng khơng được coi là
tổ chức vì khơng có tư cách pháp nhân, khi đó vợ hoặc chồng phải tham gia góp vốn
với tư cách cá nhân; cơ chế đại diện góp vốn hay phân chia lợi nhuận trong q trình
góp vốn phải áp dụng luật Hơn nhân và gia đình. Trong khi đó, Luật Hơn nhân và gia
đình đã có những quy định bước đầu nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh chung
của vợ chồng tại Điều 36, quy định về quyền và nghĩa vụ chung cũng như nghĩa vụ
riêng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 37 và Điều 45. Tuy nhiên, những quy định này
quá ít ỏi và chưa đủ để quản lý bao quát lĩnh vực góp vốn kinh doanh vốn đã mn
hình vạn trạng.
Một khi tranh chấp về tài sản góp vốn giữa vợ chồng phát sinh thì giá trị tài sản
tranh chấp rất lớn. Có thể kể đến một số tranh chấp của vợ chồng tại các công ty lớn
như Công ty Cổ phần Trung Nguyên giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hồng
Diệp Thảo hay tranh chấp giữa ơng Nguyễn Thành Vạn An và bà Trần Thị Kim Hằng

liên quan đến Công ty cổ phần Hotdeal, Vinabook...
Thứ hai, sự cần thiết của quy định pháp luật về góp vốn bằng tài sản của vợ
chồng đối với doanh nghiệp nhận góp vốn. Các quy định của pháp luật về hoạt động
góp vốn bằng tài sản của vợ chồng sẽ tạo ra một hành lang pháp lý an tồn cho doanh
nghiệp nhận góp vốn.
Tương tự như vợ chồng, doanh nghiệp nhận góp vốn cần thiết phải biết được
bản chất của tài sản góp vốn. Doanh nghiệp sẽ đứng trước rủi ro nếu không xác định
rõ ràng bản chất tài sản góp vốn. Việc xác định tài sản góp vốn là tài sản chung hay tài
sản riêng giúp doanh nghiệp xác định chủ thể có quyền cũng như nghĩa vụ đối với số
vốn góp. Theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình hiện hành, “nghĩa vụ phát
sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung là nghĩa vụ chung về tài sản
của vợ chồng”27, đồng thời “nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản riêng là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng” 28. Trường hợp “nghĩa vụ phát
27Khoản 3 Điều 37 Luật Hơn nhân và gia đình 2014
28Khoản 2 Điều 45 Luật Hơn nhân và gia đình 2014


1
7
sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo
ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình” 29 lại được coi là nghĩa vụ chung của vợ
chồng. Như vậy, về nguyên tắc, trách nhiệm phát sinh từ giao dịch mà tài sản của giao
dịch là tài sản chung thì doanh nghiệp có thể yêu cầu cả vợ và chồng cùng thực hiện
trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng góp vốn; trường hợp tài sản giao dịch là tài sản
riêng của vợ, chồng thì doanh nghiệp chỉ có quyền u cầu một bên vợ hoặc chồng
thực hiện trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng đó. Trong thực tế, khi vợ hoặc chồng
chưa góp đủ số vốn cam kết đối với doanh nghiệp, cơng ty có quyền truy địi tài sản
này trong khối tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng tùy thuộc vào bản chất tài
sản khi góp vốn. Vợ và chồng có thể phối hợp để trốn tránh nghĩa vụ với doanh
nghiệp như việc yêu cầu xác định tài sản riêng để không thực hiện nghĩa vụ chung hay

yêu cầu xác định là tài sản chung để chỉ phải thực hiện một phần nghĩa vụ riêng. Khi
đó, doanh nghiệp nhận góp vốn sẽ dễ bị kéo vào tranh chấp làm ảnh hưởng đến tài sản
của doanh nghiệp, uy tín và hoạt động bình thường của cơng ty.
Thứ ba, sự cần thiết của quy định pháp luật về góp vốn bằng tài sản của vợ
chồng đối với người thứ ba, bên cạnh doanh nghiệp, các khách hàng của doanh
nghiệp cũng là đối tượng có thể chịu rủi ro từ tranh chấp tài sản góp vốn của vợ
chồng. Một hành lang pháp lý về hoạt động góp vốn của vợ chồng không chỉ giải
quyết tranh chấp giữa vợ chồng, giữa vợ chồng với doanh nghiệp mà còn đảm bảo
quyền lợi của khách hàng doanh nghiệp.
Khơng ít trường hợp chủ nợ và khách hàng gặp khó khăn vì tranh chấp tài sản
góp vốn của vợ chồng vào cơng ty, đặc biệt đối với hoạt động góp vốn trong mơ hình
doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Đối với hai
hình thức góp vốn này, người góp vốn chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của
người góp vốn, nếu cơ chế xác định tài sản chung, tài sản riêng khơng rõ ràng thì lúc
này quyền lợi của các bên có thể bị ảnh hưởng khi tranh chấp về tài sản của vợ chồng
phát sinh. Có thể kể đến trường hợp cả vợ và chồng cùng tham gia góp vốn hình thành
nên cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, nếu cả vợ và chồng đều “góp vốn
ảo”, khi phát sinh trách nhiệm khách hàng đương nhiên không thể yêu cầu vợ và
29Khoản 4 Điều 37 Luật Hơn nhân và gia đình 2014


1
8
chồng thực hiện nghĩa vụ mà chỉ có thể yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn nơi hai
vợ chồng đứng tên góp vốn thực hiện hợp đồng. Nếu cơng ty trách nhiệm hữu hạn đó
khơng u cầu người chồng hay người vợ góp vốn thì người thứ ba chỉ có thể yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế người thứ ba - chủ
nợ, thường không “mặn mà” với việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì việc yêu
cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện để mở thủ tục phá
sản, tiến hành hội nghị chủ nợ và áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp.

“Hơn nữa với chủ nợ không có đảm bảo, hầu như tài sản cịn lại (khơng bị thế chấp)
sẽ được thanh lý để thu hồi phân chia theo thứ tự quy định. Tuy nhiên, trên thực tế
chủ nợ khơng có đảm bảo gần như khơng được phân chia hoặc nhận được với số tiền
không đáng kể. Do đó, chủ nợ khơng có đảm bảo sẽ ln lựa chọn hướng áp dụng
biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh. Thậm chí các chủ nợ có bảo đảm rất sợ
doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu phá sản vì sẽ phát lộ những sai phạm trong cho vay,
định giá tài sản trước đây, tài sản bảo đảm bị tẩu tán khơng cịn”30.
Hoạt động góp vốn bằng tài sản góp vốn của vợ chồng không chỉ ảnh hưởng
đến quyền lợi của vợ, chồng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nhận
góp vốn và quyền lợi của chủ thể thứ ba khác. Góp vốn bằng tài sản của vợ chồng cần
có một cơ chế góp vốn rõ ràng từ nguồn gốc tài sản góp vốn đến việc sử dụng vốn góp
trong suốt q trình kinh doanh, cùng với đó là sự liên kết giữa Luật Hơn nhân và gia
đình với Luật doanh nghiệp để hoạt động góp vốn khơng bị vơ hiệu. Với các lý do đó,
các quy định pháp luật về hoạt động góp vốn bằng tài sản của vợ chồng là cần thiết
giúp các bên nhận thức và nắm được quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một, tác giả tập trung phân tích khái niệm về tài sản chung, tài
sản riêng của vợ chồng và khái niệm về hoạt động góp vốn cũng như việc góp vốn
bằng tài sản của vợ chồng vào doanh nghiệp. Qua việc phân tích khái niệm các quy
định điều chỉnh hoạt động góp vốn của vợ chồng vào doanh nghiệp, tác giả nhận thấy
sự cần thiết cần phải có những quy định cụ thể hơn nhằm điều chỉnh trực tiếp hoạt
30Trần Đức Phượng, “Nghịch lý chủ nợ sợ con nợ”, [ ly-chuno-so-con-no-171570.html], (Truy cập ngày I5/3/2019).


1
9
động góp vốn của vợ chồng vào doanh nghiệp.
Trong quan hệ hơn nhân giữa vợ và chồng, có thể tồn tại đồng thời cả chế độ
tài sản chung và tài sản riêng. Tuy pháp luật đã có quy định nhằm xác lập quan hệ tài
sản giữa vợ chồng, phân định tài sản riêng và tài sản chung nhưng thực tế việc xác

định minh bạch bản chất tài sản là một việc khó khăn. Khơng phải trong trường hợp
nào áp dụng các quy định của Luật hơn nhân và gia đình cũng giúp việc xác định tài
sản chung, tài sản riêng dễ dàng. Đơi khi để có sự xác định chính xác cần phải sự vận
dụng tổng hợp các quy định trong Luật Hơn nhân và gia đình đồng thời phải xem xét
tình huống hình thành tài sản để quá trình đánh giá được chính xác hơn.
Chỉ khi xác định đúng bản chất tài sản góp vốn vào doanh nghiệp mới có thể
xác định được đúng quyền hạn và trách nhiệm của cả chủ thể góp vốn và doanh
nghiệp nhận góp vốn. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc tách biệt tài
sản của chủ thể góp vốn và pháp nhân là rất cần thiết đối với doanh nghiệp, một khi
vợ chồng nảy sinh tranh chấp đối với các nhóm quyền khi góp vốn vào doanh nghiệp
thì đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp nhận góp vốn. Vì vậy
việc nghiên cứu nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động góp vốn bằng tài
sản của vợ chồng là hoạt động cần thiết, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng phát
triển, hoạt động góp vốn diễn ra càng nhiều và quyền sở hữu của mỗi cá nhân ngày
càng được tôn trọng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN
CỦA VỢ CHỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1 Quy định pháp luật về góp vốn
2.1.1 Trách nhiệm góp vốn
Trách nhiệm góp vốn được hiểu là nghĩa vụ thực hiện góp vốn theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của pháp luật của thành viên có cam kết góp vốn. Khi chủ thể góp
vốn thực hiện đúng và đầy đủ việc góp vốn trong thời hạn góp vốn thì được xem là cổ
đơng hay thành viên của doanh nghiệp và có quyền và nghĩa vụ tương ứng với từng
loại hình doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn góp vốn, chủ thể góp vốn chưa thực
hiện góp vốn hoặc chưa góp đủ vốn thì tùy vào thời điểm cam kết góp vốn cũng như


2
0
loại hình doanh nghiệp mà người cam kết góp vốn sẽ có trách nhiệm khác nhau.

Về thời hạn góp vốn, hiện Luật doanh nghiệp khơng có điều luật nào định nghĩa
về thời hạn góp vốn. Tuy nhiên, có thể dựa vào khái niệm về thời hạn tại Điều 144 Bộ
luật dân sự 2015 để định nghĩa thời hạn góp vốn là khoảng thời gian từ khi người góp
vốn cam kết góp vốn cho đến khi phải kết thúc hoạt động góp vốn. Thời hạn góp vốn
có thể do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời gian do pháp luật quy định.
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 của Luật doanh nghiệp, góp vốn bao gồm
hai hình thức là góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của
doanh nghiệp đã được thành lập. Tương ứng với mỗi hình thức góp vốn trên, quy định
về thời hạn góp vốn cũng có những điểm khác nhau. Tại thời điểm góp vốn để thành
lập doanh nghiệp, pháp luật có quy định thời hạn góp vốn, theo đó người góp vốn
phải có trách nhiệm góp vốn trong khoảng thời gian được quy định, hết thời gian đó
mà người góp vốn chưa thực hiện xong cam kết góp vốn thì phải chịu những trách
nhiệm pháp lý khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Tại thời điểm doanh
nghiệp đã hoạt động ổn định và có nhu cầu huy động vốn, pháp luật không quy định
về thời hạn góp vốn mà để các bên tự thỏa thuận trong quá trình hợp tác.
Về loại hình doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp hiện hành phân chia các loại
hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp
danh, doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc điểm riêng nên căn
cứ vào nhu cầu thực tế mà chủ thể góp vốn nên lựa chọn mơ hình phù hợp. Thơng qua
việc nắm rõ đặc điểm của loại hình doanh nghiệp và trách nhiệm khi góp vốn, chủ thể
góp vốn sẽ có q trình đầu tư đem lại nhiều giá trị hơn.
Do đặc thù trách nhiệm của chủ thể góp vốn gắn liền với hình thức góp vốn và
loại hình doanh nghiệp nên tác giả sẽ phân tích quy định về trách nhiệm góp vốn
thơng qua thứ tự về thời gian góp vốn từ góp vốn để thành lập doanh nghiệp sau đó
góp thêm vốn điều lệ vào doanh nghiệp của từng loại hình doanh nghiệp.
2.1.1.1 Trách nhiệm góp vốn thành lập doanh nghiệp
Khi góp vốn để thành lập doanh nghiệp, chủ thể góp vốn sẽ trở thành thành
viên sáng lập của công ty và có trách nhiệm đồng hành cùng cơng ty trong những năm



2
1
đầu tiên của q trình hoạt động. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp là
những “viên gạch” đầu tiên vô cùng quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp, đặc
biệt là đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn. Vì vậy, trách nhiệm
góp vốn khi thành lập doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể, đặc biệt là đối
với loại hình doanh nghiệp mà chủ thể góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi
vốn góp.
a. Đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia làm hai loại gồm công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp31. Cơng ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là
cá nhân, tổ chức và số lượng này không vượt quá 50. Thành viên của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp32.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật doanh nghiệp, thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải góp vốn phần vốn góp cho cơng ty đủ
và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời
hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo quy
định tại Khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
Như vậy, đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn, thời gian góp vốn thành lập
doanh nghiệp là thời gian người góp vốn cam kết và thể hiện trong hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp. Tuy nhiên, người góp vốn chỉ được góp vốn trong thời gian tối đa là 90
31Khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014

32Khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014


×