Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Pháp luật về căn cứ ly hôn qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân hai cấp tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.95 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QC GIA THÀNH PHƠ HỒ CHÍ MINH
RƯỜ K

Ế -LẬ

LÊ Ị YỀ

PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN QUA THựC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP T ỈNH ĐẮK LẮK

L Ậ VĂ

••••

TP. - 2019

SĨ L Ậ


ĐẠI HỌC QC GIA THÀNH PHƠ HỒ CHÍ MINH
RƯỜ K

Ế -LẬ

LÊ Ị YỀ

PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN QUA THựC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP T ỈNH ĐẮK LẮK

Luật dân sự và tố tụng dân sự
60.38.01.03



L Ậ VĂ

ƯỜ Ư D K

SĨ L Ậ

S YỄ VĂ RÁ

TP. HỒ C HÍ MINH - 2018
LỜ CAM Đ OAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Trường Đại học Kinh tế -Luật.
Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Kinh tế - Luật xem
xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
N GƯỜ CAM Đ OAN

Lê T hị Thanh Huyền


DỤÁỮVẾẮ
Chữ viết tắt

Diễn giải


1

Luật HNGĐ

Luật Hơn nhân & gia đình

2

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

3

BLDS

Bộ luật dân sự

4

TAND

Tòa án nhân dân

5

VKSND

Viện Kiểm sát nhân dân


6

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán

7

TTLH

Thuận tình ly hơn

8

CNTTLH

Cơng nhận thuận tình ly hơn

STT


LỜ
Ụ LỤ

MỤC LỤC
Ở Ầ ................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài.........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...............................................................................2
3 . Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3

4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu..............................................3
5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài..............................................................................................5
7. Kết cấu đề tài.....................................................................................................5
c HƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LY HÔN VÀ CĂN c Ứ LY HƠN...................6
1.1. Khái qt về ly hơn.........................................................................................6
1.1.1. Khái niệm ly hôn..........................................................................................6
1.1.2. Phân loại ly hôn...........................................................................................8
1.1.3. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn..................................................................9
1.2. Tổng quan về căn cứ ly hôn..........................................................................10
1.2.1. Khái niệm về căn cứ ly hôn........................................................................10
1.2.2. Phân loại căn cứ ly hôn ............................................................................10
1.2.3. Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hơn....................................................21
1.2.4. Q trình phát triển chế định căn cứ ly hôn tại việt Nam..........................22
KẾ T LUẬN c HƯƠNG 1...................................................................................31
c HƯƠN G 2 THỰC TIỄN ÁP DỤN G c ĂN c Ứ LY HƠN TẠI TỊA ÁN NHÂN
DÂN HAI cẤP TỈNH ĐẮK LẮK VÀ KIẾN NGHỊ, HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
VỀ cĂN c Ứ LY HÔN..........................................................................................32


2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật căn cứ ly hơn tại Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh
Đắk
Lắk........................................................................................................................ 32
2.1.1. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hơn.......37
2.1.2. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn do một bên vợ hoặc
chồng yêu cầu........................................................................................................41
2.1.3. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hơn trong trường hợp có căn cứ về vợ, chồng có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hơn nhân lâm vào
tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng
thể đạt được...........................................................................................................45

2.1.4. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng bị Tịa án tun bố mất
tích u cầu ly hơn................................................................................................49
2.1.5. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của
cha mẹ hoặc người thân thích khác.......................................................................51
2.2. Kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật về căn cứ ly hơn.............................54
2.2.1. Sự cần thiết phải hồn thiện......................................................................54
2.2.2. Bất cập trong việc áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các vụ việc ly hôn 54
2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn.......................................57
2.2.4............................ Nâng cao nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Tịa án
.............................................................................................................................. 60
2.2.5. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về ly hôn và căn cứ ly hôn cho người
dân......................................................................................................................... 62
KẾT LUẬ ƯƠ 2 .................................................................................................................64
KẾT LUẬN...............................................................................................................................

D Ụ L Ệ K Ả ............................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Luật HNGĐ là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được tạo
thành bởi nhiều chế định khác nhau như chế định kết hôn, chế định ly hôn nhằm điều
chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực HNGĐ như quan hệ nhân thân, quan hệ
tài sản, quyền và nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng và phụng dưỡng giữa cha mẹ và
con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Điểm khởi đầu cho đôi nam nữ
chung sống với nhau được thừa nhận vợ chồng hợp pháp là giấy chứng nhận kết hôn
của UBND cấp xã, phường, thị trấn, ly hôn được coi là điểm cuối của hôn nhân khi
quan hệ này thực sự tan rã và Tòa án nhân dân là nơi ban hành quyết định cuối cùng

để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn. Trong những năm gần đây với số lượng
thụ lý vụ việc ly hôn tại Tịa án tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung có xu
hướng ngày càng tăng với những nguyên nhân, lý do rất đa dạng. Vấn đề giải quyết
hậu quả của ly hơn cũng rất phức tạp, cịn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đáp ứng
được yêu cầu của người dân. Theo báo cáo của TANDTC, những vụ việc về HNGĐ
chiếm trên 50% tổng số các loại vụ việc dân sự thụ lý giải quyết; trong số vụ việc về
hơn nhân gia đình thì ly hơn chiếm trên 90%. 1
Áp dụng các căn cứ ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014 để giải quyết các vụ
việc HNGĐ một cách thấu tình đạt lý, hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã
hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hê hôn nhân trước pháp
luât, gọi chung là căn cứ ly hôn.
Tuy nhiên, pháp luật về căn cứ ly hôn được quy định tại các Điều 55, 56 của
Luật HNGĐ năm 2014 còn rất chung chung, chưa cụ thể, khó xác định, chưa có Nghị
quyết hướng dẫn của HĐTP nên cơng tác xét xử gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.
Bởi vậy, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về các căn cứ ly hôn, tôi lựa chọn đề tài
“ph áp luật về căn cứ ly h ôn qua th ực tiễn áp dụng tại TAND h ai cấp tủih Đắk
Lắk” để phân tích làm rõ hơn nội dung này, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện
hơn quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiểu biết về các căn cứ ly hơn khi áp
dụng vào cơng tác xét xử mình giải quyết. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài sẽ có thể
góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật HNGĐ nói chung và hoạt động giải quyết
11Biểu đồ số liệu giải quyết các loại vụ án của ngành Tòa án qua các năm,
và báo cáo tổng kết năm 2014, 2015 của Tòa án
nhân dân tối cao.


2

các vụ án ly hơn nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Tì nh hì nh nghi ên cứu đề tà i
Căn cứ ly hôn trong Luật HNGĐ Việt Nam cũng đã và đang được nhắc tới

trong các công trình nghiên cứu khoa học được kể đến như sau:
Bài viết “Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”, thạc sỹ Nguyễn Thị Thu
Vân, tạp chí Nhà nước và pháp luật.- 8/2005.- Số 208.- Tr.55-61. Bài viết đề cập đến
diện mạo của căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam, giai đoạn được tính từ khi ra đời
Bộ luật Hồng Đức đến trước thời kỳ pháp thuộc, khi pháp luật Việt Nam nói chung
và căn cứ ly hơn nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết Nho giáo và tư
tưởng pháp lý Trung Hoa.
Luận văn thạc sĩ: “Căn cứ ly hôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
tại Lạng Sơn”, của tác giả Nông Thị Nhung, năm 2014. Đã đi sâu nghiên cứu ở các
quy định về căn cứ lý hôn, tuy nhiên tác giả viết trong bối cảnh Luật HNGĐ chưa
hồn thiện.
Luận văn thạc sĩ “ Căn cứ ly hơn theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014”
của tác giả Nguyễn Thị Thơm. Tác giả nghiên cứu về các căn cứ ly hôn rất chi tiết
nhưng thời điểm này Luật HNGĐ 2014 mới có hiệu lực thi hành (Ngày 01/01/2015)
trong thực tiễn tại TAND các cấp mới bắt đầu áp dụng nên có những khó khăn, bất
cập chưa phát hiện nhiều.
Luận văn thạc sĩ “Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong việc giải
quyết án Hôn nhân và gia đình qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn
Thu Hường, đại học Luật Hà Nội; Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu việc áp
dụng pháp luật Tố tụng dân sự qua thực tiễn giải quyết ly hơn tại Tịa án nhân dân
tỉnh Thái Ngun, luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận chung về ly hôn cũng như
thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về ly hôn một cách sơ sài, chung chung.
Luận văn thạc sĩ “Ly hôn- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Cao
Mai Hoa, đại học Luật Hà Nội; Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề lý luận
chung về ly hôn, tuy nhiên luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật về ly hơn
theo luật Hơn nhân và gia đình năm 2000; chương thực tiễn giải quyết ly hơn thì có
nêu ra được một số nhận xét chung về thực tiễn giải quyết ly hơn và một số kiến nghị
hồn thiện pháp luật.
Luận văn thạc sĩ “Ly hôn trong luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000” của tác giả Phạm Trung Hiếu, đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn



3

đã làm rõ được một số vấn đề lý luận chung về ly hôn, tuy nhiên luận văn nghiên cứu
quy định của pháp luật về ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; chương
thực tiễn áp dụng pháp luật thì chỉ tập trung vào một nội dung duy nhất là căn cứ ly
hơn.
Mỗi cơng trình nghiên cứu đều có đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu nhất định. Nhìn chung các luận văn của các tác giả trên chủ yếu đề cập đến một
khía cạnh nào đó của chế định ly hơn, chú trọng nghiên cứu về mặt lý luận chung về
ly hôn, và chủ yếu nghiên cứu quy định của pháp luật về ly hôn theo luật HNGĐ
năm 2000; số ít nghiên về căn cứ ly hôn theo luật HNGĐ năm 2014 nhưng giai đoạn
luật mới có hiệu lực nên thực tiễn áp dụng chưa phát hiện những bất.
Như vậy, đề tài “ pháp luật về căn cứ ly hôn qua thực tiễn áp dụng tại TAND
hai cấp tỉnh Đắk Lắk ” vẫn là một nội dung nghiên cứu khá mới mẻ. Vì vậy, tơi đã
lựa chọn đề tài này và lấy thực tiễn giải quyết án hôn nhân tại TAND hai cấp tỉnh
Đắk Lắk để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Đ ố i tượng nghi ên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Luật HNGĐ năm 2014 và các văn bản
pháp luật có liên quan tới vấn đề ly hơn. Việc nghiên cứu các căn cứ ly hôn theo
pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và các quy định hiện hành về ly hôn, thực tế giải
quyết các vụ án về ly hôn tại TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk để cho thấy sự kế thừa,
phát triển cũng như những bất cập của Luật HNGĐ năm 2014, đồng thời so sánh
Luật HNGĐ năm 2014 với Luật HNGGĐ năm 2000, để từ đó có những nhận xét,
những kiến nghị phù hợp, nhằm đóng góp ý kiến về những mặt ưu điểm và hạn chế
của Luật HNGĐ năm 2014.
4. Phạm vi nghiên cứu v à ph ương phá p nghi ên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là pháp luật về Căn cứ ly
hôn qua thực tiễn áp dụng tại TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk bao gồm cả giải quyết việc

ly hơn có yếu tố nước ngồi và khơng nghiên cứu trình tự, thủ tục tố tụng về ly hôn.
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của căn cứ ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014;
làm rõ thực trạng áp dụng căn cứ cho ly hôn tại TADN hai cấp tỉnh Đắk Lắk từ năm
2015 cho đến nay; đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp về căn cứ ly hôn.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:


4

Pháp luật là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, được hình thành từ một cơ sở
hạ tầng phù hợp. Pháp luật được coi là tấm gương phản chiếu xã hội, cịn về phần
mình, xã hội được coi là cơ sở của thực tiễn pháp luật. về lý thuyết và thực tiễn cho
thấy, các quy định pháp luật phù hợp với sự phát triển của các điều kiện xã hội, văn
hóa, kinh tế thì mới có tính khả thi trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, từ
đó tạo cơ sở cho xã hội ổn định và phát triển.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp đối chiếu, phương pháp hệ thống diễn giải, phương pháp quy nạp phương pháp
thống kê, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để thực hiện những nội dung
luận văn đã đặt ra Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp chứng minh thông qua
việc đưa vào Luận văn một số vụ án cụ thể để làm nổi bật thực trạng áp dụng pháp
luật về căn cứ cho ly hơn.
5. Mụ c đ ích nghiên cứu và nhi ệm vụ nghi ên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc
những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về
căn cứ ly hơn qua đó phát hiện ra những hạn chế, tồn tại trong việc vận dụng các căn
cứ ly hôn cho từng vụ án cụ thể mà TAND tỉnh Đắk Lắk cũng như bản thân giải
quyết, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hồn
thiện các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, Luận văn tập trung
thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích tổng hợp làm rõ những vấn đề lý luận về căn cứ ly hôn: Khái
niệm ly hơn, căn cứ ly hơn, tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống về chế định ly hôn
trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
- So sánh căn cứ ly hôn của Luật HNGĐ năm 2000 với Luật HNGĐ năm
2014. Từ đó rút ra những nhận xét về căn cứ ly hôn, những ưu điểm và hạn chế các
quy định của pháp luật HNGĐ Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng căn cứ ly hôn tại TAND hai cấp tỉnh Đắk
Lắk thông qua một số vụ án cụ thể, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm
hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn trong pháp luật hơn nhân
và gia đình Việt Nam.
6 . Ý nghĩa củ a đề tà i
Kết quả nghiên cứu Luận văn sẽ là cơ sở tham khảo để TAND các cấp cũng


5

như Thẩm phán áp dụng trong thực tiễn giải quyết án ly hơn. Luận văn cũng là tài
liệu hữu ích để các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong q trình thực thi pháp
luật. Bên cạnh đó, Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên trong các trường đại
học, các cơ quan nghiên cứu và những người có nhu cầu tìm hiểu về Luật HNGĐ
7. Kết cấ u đề tà i
Đề tài có kết cấu bao gồm lời nói đầu, kết luận và được chia làm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về ly hôn và về căn cứ ly hôn.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại TAND hai cấp
tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị.



cHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LY HÔN VÀ CĂN c Ứ LY H ƠN
1.1. Khái qt về ly hơn
Cùng với sự phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội cũng được đặt ra trong đó có
vấn đề về quan hệ HNGĐ, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, con cái đối
với bố mẹ, vợ chồng với nhau có phần xuống cấp trong một bộ phận không nhỏ của
dân cư. Trong xã hội khi các thành viên đều quan tâm nhiều về vật chất mà khơng
cịn chăm lo nhiều tới gia đình, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình được
thay thế bằng việc tính tốn thiệt hơn đối với nhu cầu về điều kiện kinh tế, sự chơi
bời trụy lạc dẫn đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khơng cịn gắn
kết chặt chẽ, sự tách biệt giữa thu nhập của vợ và chồng, sự ảnh hưởng của nền văn
hóa ngoại lai, sự xâm nhập của những quan niệm không phù hợp, sự nhận thức chưa
đầy đủ, không thấu đáo về hậu quả ly hơn dẫn đến mâu thuẫn trong các gia đình ngày
càng tăng đây là những nguyên nhân làm tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng và sau khi thụ
lý đơn u cầu ly hơn khi xác định có căn cứ thì Tịa án cho ly hơn.
1.1.1.

Khái niệm ly hơn

Ly hơn là một trong những quyền dân sự cơ bản của công dân, là quyền nhân
thân gắn liền với mỗi cá nhân. Vì vậy mà khơng thể ủy quyền hay chuyển giao khi
thực hiện quyền này. 2 Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra những xung đột,
mâu thuẫn đến mức không thể chung sống với nhau nữa. Ly hôn là giải pháp cho cả
vợ và chồng cùng các thành viên khác khi mà tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, thể hiện quyền tự do kết hôn của
nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm
chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự
kiện - đó là hơn nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề ngồi và lừa dối.
Theo Lê-nin: “thực ra tự do ly hôn tuyệt khơng có nghĩa là làm “tan rã ”
những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên

những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội
văn minh ”. 3
Theo quan điểm của chủ nghĩa M ác - Lênin, ly hôn là hiện tượng xã hội
2Điều 25 BLDS năm 2015
3V.I.Lênin (1980), Lênin toàn tập 25, Nxb Tiến bộ, axcơva, Tr. 55.


mang tính giai cấp sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ
xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục
lệ) quy định chế độ hơn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước. Tức là Nhà nước bằng
pháp luật quy định những điều kiện nào xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác lập
trong những điều kiện căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt) quan hệ
hơn nhân.
Theo từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, ly hôn được
hiểu là: “chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tịa án nhân dân cơng nhận hoặc quyết
định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng” 4
Khoản 8 Điều 8 Luật HNGĐ Việt Nam năm 2000 quy định: “Ly hôn là chấm
dứt quan hệ hơn nhân do Tịa án cơng nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ
hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”5 6
Khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt
quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án””.
Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng duy nhất, cuối cùng có thẩm quyền xét xử,
phán quyết thể hiện dưới hình thức: Bản án, quyết định. 6. Nếu hai bên vợ chồng
TTLH, giải quyết với nhau được tất cả các nội dung tranh chấp thì Tịa án ban hành
quyết định CNTTLH. Nếu vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp thì xét xử bằng dạng bản
án.
Như vậy, ly hơn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án. 7 Ly hơn dựa trên sự tự nguyện
của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly
hơn của mình.

1.1.2. Phân loại ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, để giúp các bên
trong quan hệ hơn nhân được giải thốt khỏi tình trạng hơn nhân đổ vỡ. Luật HNGĐ
quy định có hai loại ly hơn.
- Thuận tì nh ly hơn.
4Bộ tư pháp viện khoa học pháp lý (200 ) Từ điển luật học, Nxb Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Tr. 460
5Khoản 8 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2000
6Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013
7Khoản 14 Điều 3 Luât HNGĐ năm 2014


“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật
sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trơng nom, ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và
con thì Tịa án CNTTLH; nếu khơng thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng
khơng bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án giải quyết việc ly hôn.
”8 Theo quy định của pháp luật, người vợ và người chồng cùng thuận tình ly hơn là
thể hiện rõ ý chí, ý nguyện của các bên về việc giải quyết mối quan hệ hôn nhân giữa
hai vợ chồng. Khi bản thân hai vợ chồng xét thấy cuộc sống gia đình khơng hạnh
phúc, cuộc sống chung có nhiều khúc mắc, khơng đạt được mục đích của cuộc hơn
nhân và họ tự nhận thức được việc ly hôn là cần thiết thì hai vợ chồng đồng tình cùng
nhau yêu cầu Tịa án giải quyết việc ly hơn.
Trong trường hợp TTLH, cả vợ và chồng đều thống nhất và đồng thuận trong
việc giải quyết các hậu quả của việc ly hôn: Hai bên thật sự có ý nguyện ly hơn,
khơng bị cưỡng ép hay chi phối bởi yếu tố nào khác; hai bên phân chia tài sản rõ
ràng, khơng có khúc mắc gì; hai bên cùng nhau thỏa thuận đầy đủ về việc trơng nom,
ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Với những điều kiện đặt ra như trên mà thật sự
có sự đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ và con thì Tịa án nhất trí giải
quyết cho vợ chồng ly hôn.
- Ly h ôn th eo yêu cầu của một bên.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ
chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt
quan hệ hôn nhân.
“Khi vợ hoặc chồng u cầu ly hơn mà hịa giải tại Tịa án khơng thành thì
Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia
đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn
nhân khơng đạt được.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích u
cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hơn.
Trong trường hợp có u cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của
Luật này thì Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi
bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
8Điều 55 Luật HNGĐ năm 2014


của người kia. ”. 9
1.1.3. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn
- Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hơn của Tịa án
có hiệu lực pháp luật10 và thường kéo theo những hậu quả sau:
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: Khi quyết định, bản án của Tòa án giải
quyết ly hơn có hiệu lực thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt.
Quan hệ giữa cha mẹ - con sau khi ly hơn: Sau khi ly hơn thì quan hệ giữa cha
mẹ - con vẫn tồn tại. Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Việc ni con,
nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tịa án quyết định giao con cho bên trực
tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải
xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp

nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của
con. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con. 11
Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn: Do các bên thỏa thuận; nếu các bên
khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết. 12
21
1

1.2.1.

.2. Tổng quan về căn c ứ ly hôn
Khái niệm về că c ly hôn

Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật và
chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tịa án mới được xử cho ly hơn 13. Pháp luật
cơng nhận quyền tự do ly hơn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra
những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hơn dựa trên sự tự nguyện của
vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hơn
của mình.Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan
vỡ, điều đó là hồn tồn có lợi cho vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia
9Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014
10Khoản 1 Điều 57 Luật HNGĐ năm 2014
11Điều 81 Luật HNGĐ năm 2014
12Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014
13Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà
xuất bản Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam, tr.327.


đình.
Việc quy định những căn cứ ly hơn phải phù hợp với bản chất của sự việc,

phù hợp với tình trạng thực tế của hôn nhân, phải xác định trong điều kiện nào thì
cuộc hơn nhân đã khơng cịn tồn tại. Việc Tịa án xét xử cho ly hơn chỉ là công việc
công nhận một thực tế khách quan là cuộc hơn nhân đó khơng tồn tại nữa. Chính vì
vậy mà căn cứ ly hơn là rất khó, nó địi hỏi phải hết sức khoa học, phù hợp với bản
chất, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đơng đảo quần chúng nhân dân lao động.
Như vậy, căn cứ ly hơn là những tình tiết hay các điều kiện pháp lý do pháp luật quy
định và chỉ khi có những tình tiết, hay điều kiện đó, thì Tịa án mới quyết định cho vợ
chồng ly hơn. Đó là điều kiện cần và đủ được quy định một cách thống nhất trong
pháp luật, dựa trên các điều kiện đó thì Tịa án cho phép vợ chồng ly hơn.
1.2.2. Phân loại că c ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án. Luật HNGĐ năm 2014 quy định hai căn cứ.
- Căn cứ ly h ôn trong trường h ợp th uận tình ly h ơn.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự
tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì
Tịa án công nhận TTLH; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng
khơng bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án giải quyết việc ly
hôn14.
Quy định về TTLH: Việc giải quyết ly hôn cần dựa trên các điều kiện nhất
định phải được tiến hành ở Tòa án, pháp luật quy định việc TTLH là cơng nhận và
đảm bảo quyền tự do ly hơn chính đáng của hai bên vợ chồng. TTLH là trường hợp
cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình
ly hơn của vợ chồng. Theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014 thì trong trường hợp
hai vợ chồng cùng có yêu cầuTTLH, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầu
chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân.
Tự nguyện ly hôn là cả hai vợ chồng đều tự do trình bày nguyện vọng, ý chí,
khơng cưỡng ép, không bị lừa dối. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hơn phải
xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và
chuẩn mực đạo đức xã hội và nhu cầu của bản thân chủ thể trong việc quyết định ly

14Điều 55 Luật HNGĐ năm 2014


hôn; đồng thời cả hai bên đều nhận thức được hậu quả của việc ly hôn.
Khi bản thân hai vợ chồng xét thấy cuộc sống gia đình khơng hạnh phúc, cuộc
sống chung có nhiều khúc mắc, khơng đạt được mục đích của cuộc hơn nhân và họ tự
nhận thức được việc ly hơn là cần thiết thì hai vợ chồng đồng tình cùng nhau u cầu
Tịa án giải quyết việc ly hơn.
Căn cứ để Tịa án quyết định cho vợ chồng ly hơn là ý chí tự nguyện của các
bên, thật sự nghiêm túc và chắc chắn, không bị cưỡng ép, khơng bị lừa dối. Trong
q trình hịa giải, Thẩm phán có thể tiến hành tất cả các biện pháp điều tra, thu thập,
xác minh để làm rõ động cơ xin ly hơn của các đương sự, xem xét ngồi ý chí thật sự
tự nguyện xin TTLH, địi hỏi hai vợ chồng cịn phải có sự thoả thuận thống nhất về
việc phân chia chia tài sản, công nợ, con chung.
Về vấn đề tài sản, công nợ: Các bên sẽ tiến hành tự thỏa thuận dựa trên những
nguyên tắc chung của pháp luật dân sự. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi.
Tuy nhiên, việc chia tài sản dựa trên các ngun tắc: Hồn cảnh của gia đình và của
vợ, chồng; cơng sức đóng góp của các bên ( lưu ý việc nội trợ của vợ, chồng trong
gia đình được coi như lao động có thu nhập; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên
trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp.
Vấn đề con cái: Việc ai là người ni con khi ly hơn có thể được các đương sự
tự thỏa thuận và được Tòa ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hơn, vợ, chồng vẫn có
nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng con chưa thành niên (dưới 18
tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc khơng
có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Bên cịn lại có nghĩa vụ
cấp dưỡng.
Về vấn đề bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con: Quy định của luật
HNGĐ về việc TTLH cũng đã hướng tới việc bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ
bằng việc quy định “chỉ cho phép vợ chồng đồng thuận ly hôn khi đảm bảo được
quyền lợi chính đáng của người vợ và con”. Trong trường hợp TTLH, cả vợ và

chồng đều thống nhất và đồng thuận trong việc giải quyết các hậu quả của việc ly
hôn: Hai bên thật sự có ý nguyện ly hơn, khơng bị cưỡng ép hay chi phối bởi yếu tố
nào khác; hai bên phân chia tài sản rõ ràng, khơng có khúc mắc gì; hai bên cùng nhau
thỏa thuận đầy đủ về việc trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Với
những điều kiện đặt ra như trên mà thật sự có sự đảm bảo quyền lợi chính đáng cho
người vợ và con thì Tịa án nhất trí giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, pháp


luật lại quy định chặt chẽ hơn, nếu trong trường hợp những vấn đề đã nêu trên mà
không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ, con thì Tịa án sẽ xem xét lại
việc TTLH của hai bên.
Trong trường hợp hịa giải tại Tịa mà khơng thỏa thuận được một trong các
điều kiện trên thì Tịa án sẽ lập biên bản về việc hịa giải khơng thành. Trong đó nêu
rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng khơng bảo
đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên tồ xét xử vụ
án ly hơn theo thủ tục chung. Trên thực tế, cũng có những vụ việc các bên chỉ thỏa
thuận TTLH còn con chung, tài sản và công nợ mặc dù chưa thỏa thuận nhưng không
yêu cầu Tịa án giải quyết thì Thẩm phán chỉ ban hành QĐCNTTLH, các quan hệ
khác khơng giải quyết, khi nào có đơn yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết thành vụ án
khác cũng bảo đảm quyền và lợi ích của các bên.
Thực tế, nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn đến
ly hơn hay thuận tình ly hơn cũng là do tình cảm của vợ chồng bị rạn nứt, một trong
hai bên đã khơng làm trịn nghĩa vụ của mình với gia đình hay vì tự ái cá nhân hoặc
hiểu lầm trong quan hệ của vợ hoặc chồng mình nên đã quyết định u cầu Tịa án
giải quyết cho họ được ly hơn. Nhưng khi có sự giải thích, phân tích đúng, sai trong
quan hệ của họ của người làm cơng tác hịa giải để khun họ nên bỏ qua những lầm
lỗi, tha thứ cho nhau để quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu ra và quay lại
đoàn tụ chung sống với nhau và Tịa án cũng khơng phải giải quyết về các vấn đề kéo
theo như con chung, tài sản và công nợ. Nếu hòa giải thành tức là vợ chồng rút đơn
TTLH thì Tồ án lập biên bản hồ giải đồn tụ thành và ban hành quyết định đình chỉ

giải quyết vụ án15 . Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hơn thì Tồ án
vẫn tiến hành hịa giải vì đây là nguyên tắc bắt buộc 16. Việc cho ly hơn trong trường
hợp thuận tình này đối với Tòa án cũng cần phải xem xét sự tự nguyện thỏa thuận
thật sự của hai vợ chồng nếu không xem xét đến các yếu tố tình trạng mâu thuẫn vợ
chồng đến đâu, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân đến cấp độ nào và gắn
với việc thỏa thuận của họ đến đâu về việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con sau
khi ly hơn. Trong thực tế có nhiều trường hợp các bên “giả tự nguyện ly hôn” và
“giả thỏa thuận ly hôn”” nhằm lừa dối cơ quan có thẩm quyền vì một mục đích nào
đó. Ly hơn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm
chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục
15Điểm c khoản 1 Điều 216 của Bộ luật TTDS 2015.
16Điều 205 của Bộ luật TTDS năm 2015.


đích chấm dứt hơn nhân17. Họ tự nghĩ ra những mâu thuẫn và lý do chính đáng nhưng
thực tế họ lại không mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng và giữa họ khơng hề có
mâu thuẫn. Như vậy, vấn đề xác định căn cứ ly hôn là sự tự nguyện thỏa thuận của
các bên rất khó để xác định sự tự nguyện thực sự. Bởi vậy, Tòa án cần đưa ra các
quyết định chính xác để bảo vệ quyền lợi của các bên tránh trường hợp các bên
TTLH giả nhằm mục đích khác.
- Căn cứ ly h ơn trong trường h ợp ly h ôn do một bên vợ h oặc ch ồng
yêu cầu.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ
chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt
quan hệ hôn nhân. Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu
của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng u cầu ly hơn mà hịa giải tại Tịa án khơng thành thì
Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia
đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn

nhân khơng đạt được.
“2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tun bố mất tích
u cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hơn”.
“3. Trong trường hợp có u cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51
của Luật này thì Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có
hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh
thần của người kia.”
Quy định về căn cứ ly hôn do một bên yêu cầu của Luật HNGĐ năm 2014 có
tính chi tiết, cụ thể hơn Luật HNGĐ năm 2000. Điều 91 của Luật HNGĐ năm 2000
quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu
ly hơn mà hịa giải tại Tịa án khơng thành thì Tịa án xem xét, giải quyết việc ly
hơn”. Quy định của Luật HNGĐ năm 2000 vẫn cịn mang tính chung chung và chưa
mô tả đầy đủ các trường hợp, căn cứ ly hôn.
Như vậy, từ sự kế thừa của Luật HNGĐ năm 2000, Luật HNGĐ năm 2014 đã
có những điểm mới, tiến bộ hơn về các căn cứ ly hôn quy định tại Điều 56. Khi có
u cầu ly hơn của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, Tòa án phải tiến hành xác
định tình trạng quan hệ hơn nhân đó và áp dụng căn cứ ly hơn để giải quyết, việc giải
17Khoản 15 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014


quyết ly hơn cần phải chính xác và địi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng căn cứ ly
hôn đối với mỗi trường hợp cụ thể.
- Căn cứ ly h ơn trong trường h ợp vợ, ch ồng có h ành vi bạo lực h oặc
vi ph ạm ngh ĩa vụ của vợ, ch ồng.
Thứ nh ất, về hành vi bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình, cụ thể như sau: Hành hạ, ngược đãi,
đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ hoặc
hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực
thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền,

nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ
và chồng, giữa anh, chị, em với nhau; cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép tảo hôn,
cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; chiếm đoạt, huỷ
hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên
khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; cưỡng ép thành
viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ, kiểm sốt
thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; có
hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở 18.
Một bên vợ hoặc chồng có một trong số các hành vi kể trên đều bị coi là có
hành vi bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể
hiện tính chất nghiêm trọng xảy ra với nhiều lý do khác nhau. Việc Luật HNGĐ năm
2014 quy định như vậy phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bởi qua thực tiễn giải quyết
các án ly hôn cho thấy số vụ ly hơn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao
nhất và phụ nữ đa phần là nạn nhân của tình trạng này.
Thứ hai , về hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng:
Vợ chồng khơng chỉ có nghĩa vụ thương u, chung thủy, tơn trọng, quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các cơng việc trong gia đình, mà cịn
có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc
do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác 19. Khi có một bên vợ hoặc chồng vi
phạm một trong các hành vi trên là căn cứ để Tòa án quyết định giải quyết việc ly
hôn. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về việc: Hành vi vi
18Khoản 1 Điều 2 Luật phịng chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
19Điều 17 Luật HNGĐ năm 2014.


phạm như thế nào được coi là nghiêm trọng và chưa có hướng dẫn áp dụng cụ thể.
Như vậy, Luật HNGĐ năm 2014 đã bổ sung điểm mới so với Luật HNGĐ
năm 2000 khi quy định rõ “bạo lực gia đình và hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền
và nghĩa vụ của vợ, chồng” là căn cứ để giải quyết cho các bên ly hơn. Bên cạnh đó

với những hành vi vi phạm khác, những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời
sống vợ chồng làm cho tình trạng hơn nhân trở nên trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được. Quy định này khá chung chung,
khó xác định.
Trước hết cần hiểu quan hệ vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng:
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Vì được ni dưỡng trong những gia
đình khác nhau, với những kinh nghiệm sống khác nhau, mỗi chúng ta có những sở
thích, suy nghĩ, ý kiến, quan điểm khác nhau, từ đó chúng ta có những trơng mong,
chọn lựa và quyết định khác nhau. Khi bước vào hôn nhân, hai con người khác nhau
kết hợp làm một và chia sẻ cùng một đời sống, vì thế vợ chồng khơng thể nào tránh
được những lúc bất đồng ý kiến hay xung đột với nhau.
Tình trạng trầm trọng của vợ chồng là: Vợ, chồng không thương yêu, quý
trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc
người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của
họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. Việc đánh giá chỉ mang tính
chất chủ quan của Thẩm phán. Luật chỉ quy định được về những hành vi hành động,
còn những hành vi khơng hành động thì cịn nặng nề hơn nhiều, nhìn chung Luật
HNGĐ năm 2014 cũng đã quy định hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm
trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng là căn cứ ly hơn.
Trường hợp vợ chồng có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín
của nhau: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình
hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm20. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ21. Trường hợp vợ chồng tự nguyện kết hôn với nhau, sống chung với
nhau, nhưng lại khơng tơn trọng nhau, có những hành vi xúc phạm tới danh dự, nhân
phẩm, uy tín của nhau thì một bên hồn tồn có quyền kiện ly hơn ra trước Tịa án để
20Điều 20 Hiến pháp năm 2013
21Điều 3 4 BLDS năm 2015



bảo vệ quyền lợi của mình.
Khi vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình, đã được bà con thân thích, cơ quan,
tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục dẫn đến đời sống hơn nhân lâm
vào tình trạng trầm trọng nên vấn đề ngoại tình có thể xem xét làm căn cứ ly hơn.
Ngồi ra, Điều 182 của BLHS quy định “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang
có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt
cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”:
“a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn”;
“b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm".
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận quan hệ ngoại tình là một trong
những căn cứ ly hơn. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải quyết
việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đây là một quy định rất tiến bộ mang ý nghĩa
quan trọng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo vệ
quyền con người trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Đời sổng ch ung của vợ ch ồng kh ông th ể kéo dài: “Đời sống chung" của
vợ chồng là sự chung sống cùng nhau của hai vợ chồng và các thành viên trong gia
đình, cùng nhau giải quyết những khó khăn vướng mắc xảy ra trong quá trình chung
sống, cùng nhau chia sẻ để có một cuộc sống hơn nhân bền vững.
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng khơng thể kéo dài được,
thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng hay chưa,
tình trạng trầm trọng của vợ chồng mà khơng thể tháo gỡ, giải quyết được, tình trạng
này kéo dài thì sẽ dẫn tới quan hệ hơn nhân sẽ tan vỡ. Mâu thuẫn gia đình chủ yếu
phát sinh từ việc vợ chồng bất đồng quan điểm sống, cách suy nghĩ, khó khăn kinh tế
gia đình.... họ có nhiều xích mích, hiểu lầm, ghen tng, đố kỵ, hẹp hịi, mâu thuẫn
trong việc ni dạy con cái...Những mâu thuẫn “tích tiểu thành đại” ngày một lớn
dần lên, khiến cho đời sống hôn nhân trở nên “trầm trọng”, không thể kéo dài; ly tán
là không thể tránh khỏi. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của vợ chồng,

các thành viên trong gia đình, đặc biệt là việc giáo dục con cái.
Mục đích của h ơn nh ân kh ông đạt được: Quy định về mục đích của hôn
nhân khơng đạt được là khơng có tình nghĩa vợ chồng; khơng bình đẳng về nghĩa vụ


và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;
khơng tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhau, khơng giúp đỡ, tạo điều
kiện cho nhau phát triển mọi mặt, mục đích cốt lõi của hơn nhân là xây dựng gia đình
hạnh phúc, bền vững.
Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống chung
khơng thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích của hơn nhân
khơng đạt được”. Con người tiến tới hơn nhân với mục đích mong muốn có được một
cuộc sống hạnh phúc. Do vậy, khi mục đích hơn nhân “khơng đạt được” thì quan hệ
hơn nhân thường có tác động ngược lại. Khi đó chấm dứt hơn nhân được giải quyết
bằng việc ly hơn.
Qua đó, có thể thấy rằng việc đưa ra những nguyên nhân của hôn nhân lâm
vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân
khơng đạt được để cụ thể hóa căn cứ cho ly hơn “vợ, chồng có hành vi bạo lực gia
đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” đã tạo cơ sở pháp
lý rõ ràng cho Tòa án khi giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đây là
một quy định rất tiến bộ mang ý nghĩa quan trọng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm
2013 về quyền con người và bảo vệ quyền con người trong tiến trình hội nhập quốc
tế. Điều này cũng tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc
ly hơn trong hệ thống Tịa án.
- Căn cứ ly h ôn kh i vợ h oặc ch ồng của người bị Tịa án tun bố mất
tích u cầu ly h ôn.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tịa án tun bố mất tích u
cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hơn 22. Việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh
hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình nên cần phải
giải phóng vợ, chồng thốt khỏi hồn cảnh đặc biệt này. Đây cũng là quy định kế

thừa Luật HNGĐ năm 2000. Trên cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ,
người chồng của người đã bỏ đi biệt tích thì pháp luật cho phép họ được chấm dứt
quan hệ hôn nhân bằng ly hôn. Như vậy, quyết định tun bố mất tích của Tịa án đối
với một bên vợ hoặc chồng được coi là căn cứ ly hôn 23, khi vợ hoặc chồng biệt tích
hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thơng báo, tìm kiếm
theo quy định của pháp luật TTDS nhưng vẫn khơng có tin tức xác thực về việc
người đó cịn sống hay đã chết thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,
22Khoản 2 Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014.
23Điều 6 8 của BLDS 2015


Tồ án có thể tun bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết
được tin tức cuối cùng về người đó.
Việc vợ hoặc chồng xin ly hơn với người mất tích, pháp luật HNGĐ quy định
là căn cứ ly hôn rất phù hợp với mục đích của hơn nhân vì khi một bên bị tun bố
mất tích, có nghĩa là khơng có mặt ở nhà, khơng cùng chung sống, xây dựng hạnh
phúc gia đình trong hai năm liên tục trở lên. Chính sự vắng mặt đã làm cho mục đích
hơn nhân khơng đạt được. Việc quy định căn cứ ly hôn này xuất phát từ việc bảo vệ
lợi ích của vợ, chồng, nhằm đảm bảo cả lợi ích của người có quyền và lợi ích liên
quan. Đồng thời, hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế khách quan, giải
quyết nhiều vấn đề trong hơn nhân. Quyết định tun bố mất tích của Tịa án đối với
vợ hoặc chồng khơng đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hơn nhân, mặc dù nó được
xác định là một căn cứ ly hơn. Chỉ khi có u cầu ly hơn của đương sự thì Tịa án
mới giải quyết cho ly hôn. Nếu đương sự không yêu cầu ly hơn thì quan hệ hơn nhân
vẫn đương nhiên tồn tại.
Tóm lại, trường hợp ly hơn do có người bị tun bố mất tích, thì chính quyết
định tun bố mất tích là căn cứ để ly hơn, Thẩm phán khơng cần xác minh tình trạng
hơn nhân mà việc ban hành quyết định cho ly hôn là đương nhiên.
- Căn c ứ ly h ôn trong trường h ợp ly h ôn th eo yêu cầu của ch a, mẹ h
oặc người th ân th ích kh ác.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hôn khi
một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do
chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh
thần của họ24. Trong trường hợp có u cầu ly hơn theo quy định trên thì Tịa án giải
quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia 25'. Việc
quy định cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hôn là
một trong những điểm mới của Luật HNGĐ năm 2014. Đây là tiến bộ của Luật
HNGĐ năm 2014.
Ngồi cha, mẹ có quyền u cầu Tịa án giải quyết việc ly hơn thì người thân
thích cũng có quyền tương tự. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi

24Khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014
25Khoản 3 Điều 56 Luật HNGĐ 2014


dưỡng, người có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời 26 27
Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột,
dì ruột, cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại27. Như vậy, quy định của Luật HNGĐ, BLDS và BLTTDS, hiểu rằng ngoài bố
mẹ của vợ hoặc chồng thì những người có họ trong phạm vi ba đời cũng có quyền
u cầu Tịa án giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp khi người vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mất khả năng nhận
thức, điều khiển hành vi thì người còn lại là người giám hộ. Tuy nhiên, việc bảo vệ
quyền và lợi ích của người khơng nhận thức được hành vi của mình càng trở nên khó
khăn trong trường hợp người này không bị tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một
bản án. Vì vậy, khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo

lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tịa
án giải quyết ly hơn cho họ. Khi xét thấy cuộc sống chung đã thực sự đổ vỡ do tình
trạng bệnh tật về tâm thần kéo dài của vợ hoặc chồng, thì Tịa án có thể quyết định
cho ly hơn, đây là biện pháp để giải thốt quan hệ hơn nhân khơng lối thốt.
Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp muốn xin ly hôn cho người
thân bị mất năng lực hành vi mà không được do luật cũ chỉ quy định việc ly hôn phải
do chính đương sự u cầu. Bên cạnh đó, đối với trường hợp này các nhà làm luật
yêu cầu cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh
được việc người chồng hoặc vợ bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác phải là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Tuy nhiên, quy định này là không cần
thiết bởi chỉ cần khi một bên vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì lúc này cuộc hơn nhân đã khơng
cịn hạnh phúc, xét về góc độ tình cảm thì mục đích ban đầu của hơn nhân không đạt
được nên cần phải giải quyết ly hôn khi có yêu cầu của người thân của họ, tránh sự
ràng buộc, bế tắc, chứ khơng cần thiết phải có hậu quả là nạn nhân của bạo lực gia
đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần của họ như quy định của luật.
26Khoản 19 Điều 3 Luật HNGĐ 2014
27Khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012


×