Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HÀ THỊ QUỲNH NHƯ


PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
••
DỊCH VỤ LOGISTICS
••

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HÀ THỊ QUỲNH NHƯ

PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
••

DỊCH VỤ LOGISTICS
••


Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


••••

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ BÍCH THỌ

•••

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đề tài “Pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics”
được tơi trình bày tại Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tơi
dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Thị Bích Thọ. Mọi ý kiến, khái niệm có
ý nghĩa khoa học và mọi tham khảo khác khơng phải của riêng tơi đều được tơi trích
dẫn. Kết quả nêu trong Luận văn này là trung thực và chính xác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cam đoan này.
Tác giả

Hà Thị Quỳnh Như


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Từ được viết tắt

1


Luật TM 1997

Luật Thương mại năm 1997

2

Luật TM 2005

Luật Thương mại năm 2005

3

Luật HKDD

Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014

4

Luật BC 2010

Luật Bưu chính năm 2010

5

Luật HQ 2014

Luật Hải quan năm 2014

6


Luật ĐS 2017

Luật Đường sắt năm 2017

7

BLHH 2015

Bộ luật Hàng hải năm 2015

8

BLHH 2005

Bộ luật Hàng hải năm 2005

9

Luật ĐT

Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2016

10

Luật DN 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2014

11


Luật GTĐTNĐ

Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, sửa đổi bổ sung
năm 2014

12

Nghị định 140

Nghị định số 140/2007/NĐ-CP

13

Nghị định 163

Nghị định số 163/2017/NĐ-CP

14

Quyết định 27

Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg

15

ĐKKD

Điều kiện kinh doanh

16


DV logistics

Dịch vụ logistics

17

NĐTNN

Nhà đầu tư nước ngồi

18

TCKTVĐTNN

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

19

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

20

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

21


MUTRAP II

Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn 2

22

VLA

Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS...........................................................................7
1.1. Tổng quan về kinh doanh dịch vụ logistics.........................................................7
1.1.1. Khái niệm dịch vụ logistics.......................................................................7
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ logistics........................................................................9
1.1.3. Phân loại dịch vụ logistics.........................................................................10
1.1.4. Vai trò của dịch vụ logistics.......................................................................15
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế.........................................................................15
1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp.....................................................................17
1.2. Tổng quan về điều kiện kinh doanh.....................................................................18
1.2.1. Khái niệm...................................................................................................18
1.2.2. Đặc điểm....................................................................................................19
1.2.3. Hình thức...................................................................................................20
1.3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics................................................................21
1.3.1. Sự cần thiết ban hành điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics....................21
1.3.2. Đặc điểm điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.......................................22

1.3.3. Nội dung quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics........................23
1.4. Vai trò quản lý nhà nước trong kinh doanh dịch vụ logistics...............................24
Chương 2: ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM.........................................................................................27
2.1. Điều kiện chuyên ngành......................................................................................27
2.1.1. Dịch vụ xếp dỡ container...........................................................................27
2.1.2. Dịch vụ kho bãi container..........................................................................29
2.1.3. Dịch vụ chuyển phát .................................................................................34
2.1.4. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa .................................................................38
2.1.5. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan............................................................41
2.1.6. Dịch vụ khác .............................................................................................44
2.1.7. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ.......................................................44
2.1.8. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.................................51
2.1.9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vậntải đường thủy nội địa ...........54
2.1.10.
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt ......................54
2.1.11.
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ........................55
2.1.12.
Dịch vụ vận tải hàng không ....................................................................58
2.1.13.
Dịch vụ vận tải đa phương thức ..............................................................61
2.1.14.
Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật .................................................62
2.2. Điều kiện về thương mại điện tử ......................................................................64
2.3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngồi...........................................................66
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN HỆ THỐNG QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS.........................68
3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam........................68
3.1.1.

Quy mô và doanh thu.................................................................................68
3.1.2.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics.................................................68
3.1.3.
Phạm vi hoạt động.....................................................................................69


3.1.4.
Cơ hội, tiềm năng để phát triển ngành logistics ........................................70
3.2. Đánh giá về hệ thống quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics...................................................................................................................... 71
3.2.1.
Quy định pháp luật về dịch vụ logistics.....................................................71
3.2.2.
Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh...................................75
3.3. Kiến nghị hoàn thiện..........................................................................................76
3.3.1.
Sửa đổi Luật Thương mại năm 2005 .........................................................77
3.3.2.
Loại bỏ các quy định không cần thiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics ...................................................................................................................... 79
3.3.3.
Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật chuyên ngành về điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics .........................................................................................................84
3.3.4.
Các nội dung khác .....................................................................................85
KẾT LUẬN................................................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1


2


3

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1. Tổng quan về kinh doanh dịch vụ logistics
1.1.1. Khái niệm dịch vụ logistics
Theo PGS.TS. Lê Xuân Đình (2011, 26) cho rằng logistics là quá trình tối ưu hóa
về địa điểm và thời điểm, tối ưu hóa việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu
vào nguyên thủy của quá trình tái sản xuất cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng,
nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thơng qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế 1. Ngồi ra, cịn khá nhiều khái niệm được các tổ chức,
các nhà nghiên cứu về logistics đưa ra tùy theo góc độ nghiên cứu nhưng cho thấy rất
đa dạng. Với định nghĩa về logistics của Ủy ban Kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình
Dương của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP) thì dịch sang tiếng Việt có thể hiểu logistics
hay chuỗi quản trị cung ứng là sự lưu chuyển một cách đồng bộ của các yếu tố đầu vào
và đầu ra trong quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng 2.
Tương đồng quan điểm của UNESCAP cũng xem logistics có mối liên hệ với chuỗi
cung ứng thì Hội đồng quản lý logistics Hoa Kỳ cũng nhìn nhận logistics là một phần
của quản lý chuỗi cung ứng thực hiện lập kế hoạch, triển khai và kiểm sốt dịng lưu
chuyển xi và ngược chiều có hiệu quả, tiết kiệm, và lưu kho hàng hóa, dịch vụ cũng
như các thơng tin có liên quan từ điểm bắt đầu nguồn gốc cho đến điểm tiêu thụ nhằm
đáp ứng các yêu cầu của khách hàng3.

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về logistics, có nhiều cách
định nghĩa khác nhau về logistics tùy theo góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau,
theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp nhưng đều nhằm đạt yêu cầu cuối cùng của logistics,
tức là bảo đảm chất lượng của tồn bộ q trình vận động của sản phẩm và hàng hóa từ
1PGS.TS Lê Xn Đình (2011), “Vai trò ngành logistics trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta” trong Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam,
GS.TS.NGƯT Đặng Đình Đào, TS Vũ Thị Minh Loan, TS Nguyễn Minh Ngọc, TS Đặng Thu Hương, Ths Phạm
Thị Minh Thảo (Đồng chủ biên), Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 26-51.
2United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, Logistics/Supply chain management
is the synchronised movement of inputs and outputs in the production and delivery of goods and services to
customers.
3Council of Logistics Management: That part of supply chain management that plans, implements, and controls
the efficient, effective forward and reverse flow and storage of goods, services and related information from the
point of origin to the point of consumption in oder to meet customers' requirements.


4

nơi này đến nơi kia trong quá trình sản xuất. Nhưng nếu dịch sang tiếng Việt logistics là
“giao nhận hàng hóa” thì mới chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, mà vẫn chưa bao quát hết nội
hàm của khái niệm “logistics”, mới chỉ dừng lại ở việc luân chuyển hàng hóa, một cơng
đoạn của dịch vụ này. Trong khi đó, logistics là chuỗi liên hồn các cơng việc và là một
thuật ngữ được quốc tế sử dụng chung, do đó việc sử dụng trực tiếp thuật ngữ logistics
cho phù hợp với thông lệ quốc tế, chứ logistics không phải chỉ là “kho” và “vận”,
“giao” và “nhận”.
Đối với khái niệm DV logistics lần đầu tiên được chính thức đưa vào Luật TM
2005 quy định “là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách

hàng để hưởng thù lao. DV logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lơ-gistíc”. Cách định nghĩa này trước hết khẳng định logistics là hoạt động thương mại, là
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, là một dạng dịch vụ thuộc một phạm trù lớn hơn là
hoạt động thương mại với nhiều công việc khác nhau. Như vậy, với khái niệm này,
thương nhân chỉ cần thực hiện một hoạt động cho khách hàng theo thỏa thuận để hưởng
thù lao đã có thể coi là thực hiện hoặc cung ứng DV logistics.
Giống như khái niệm logistics, khái niệm DV logistics cũng có nhiều quan điểm
tiếp cận khác nhau. Dựa trên cách tiếp cận logistics theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp thì
DV logistics gắn liền cũng được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp,
DV logistics là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vận chuyển,
giao nhận, kho hàng, hải quan,.. .và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa được tổ
chức một cách hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trình phân phối, lưu chuyển hàng
hóa một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Còn theo nghĩa rộng, DV
logistics là hoạt động thương mại bao gồm một chuỗi các dịch vụ được tổ chức và quản
lý khoa học gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu
dùng.
Một điểm khá quan trọng ở đây cho thấy sự khác biệt trong định nghĩa của Việt
Nam không đề cập đến yếu tố dịch vụ thuộc phạm vi logistics. Điều này có thể do quan
niệm logistics tự bản thân nó đã là một dịch vụ.


5

1.1.2. Đặc điểm dịch vụ logistics
Khi nghiên cứu về DV logistics, tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng cho thấy
DV logistics có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, DV logistics là hoạt động thương mại mang tính chất liên ngành. Đặc
điểm này phản ánh một cách rõ ràng bởi DV logistics bao gồm nhiều hoạt động và các
hoạt động này chịu sự quản lý của nhiều Bộ ngành có liên quan. Logistics là q trình
hoạch định và kiểm sốt dịng chu chuyển và lưu kho bãi của hàng hóa và dịch vụ từ
điểm đầu tiên đến khách hàng và thỏa mãn khách hàng nên nó liên quan đến hoạt động

sản xuất kinh doanh, liên quan đến lĩnh vực thương mại.
Thứ hai, DV logistics gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất do
logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm,
qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Do
đó, DV logistics gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất. DV logistics giúp cho
quá trình sản xuất diễn ra liên tục thơng qua q trình bảo quản và cung cấp nguyên
phụ liệu cho sản xuất. Khi sản phẩm được sản xuất ra, logistics sẽ tham gia vào q
trình phân phối, vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng. Qua đó cho thấy, logistics
gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ sản xuất, phân phối, trao đổi đến
tiêu dùng.
Thứ ba, DV logistics phát triển dựa trên cơ sở sử dụng những thành tựu công
nghệ thông tin một cách triệt để. Do đó, khi cơng nghệ thơng tin phát triển, việc ứng
dụng các thành tựu sẽ giúp cho DV logistics của doanh nghiệp phát triển, xử lý đơn
hàng, phản hồi thông tin nhanh chóng, giảm lượng hàng dự trữ, quản lý tình hình nhập
- xuất - tồn kho vật tư.
Thứ tư, DV logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao
nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong DV logistics. Do quá trình phát triển và
xu hướng thuê ngoài ngày càng gia tăng, logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải
giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc
như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thơng quan,..
.đến nay cung cấp cả dịch vụ trọn gói từ kho đến kho. Từ chỗ đóng vai trị đại lý, người
được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với
khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh.


6

Thứ năm, DV logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức.
Nếu như trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước
nhập khẩu và phải trải qua nhiều giai đoạn với nhiều phương tiện vận tải khác nhau.

Khi vận tải đa phương thức xuất hiện, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với
người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện
toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ lúc nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một
chứng từ vận tải duy nhất cho dù người cung cấp có thể khơng phải là người chun
chở thực tế.
1.1.3. Phân loại dịch vụ logistics
Từ những điều phân tích ở trên cho thấy nói đến logistics là phải nói đến tính tối
ưu hóa, tính hiệu quả. Logistics là một chức năng kinh tế chủ yếu, có vai trị rất quan
trọng đối với nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng, hiệu quả của
logistics mang tính tồn chuỗi chứ khơng phải chỉ hiệu quả cục bộ nên DV logistics có
ý nghĩa trong việc tạo ra giá trị và là một khâu không thể thiếu trong chuỗi giá trị thống
nhất. Tùy theo tiêu chí căn cứ mà DV logistics cũng được phân loại theo nhiều cách
tiếp cận khác nhau như căn cứ vào quá trình thực hiện, chủ thể tham gia, tài chính, tính
chun mơn hóa.
Cách phân loại thứ nhất được căn cứ vào quá trình thực hiện và phân loại thành 3
loại gồm:
- DV logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng các
yếu tố đầu vào như nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, tài chính, thơng tin...) một
cách tối ưu về giá trị, thời gian, chi phí và vị trí) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đây chính là tồn bộ q trình dịch chuyển vật tư, nguyên vật liệu và các
bộ phận cấu thành nên sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau với nhà sản xuất,
doanh nghiệp.
DV logistics đầu vào đóng vai trị quan trọng trong việc kết nối giữa nhà cung
ứng với nhà sản xuất, không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào cho quá
trình sản xuất được trơi chảy mà cịn đảm bảo sử dụng vốn ít nhất và chi phí thấp nhất
để tạo ra thành phẩm với giá thành hợp lý để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu khách
hàng.
- DV logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng



7

thành phẩm đến tay khách hàng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm
đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây chính là tồn bộ q trình dịch chuyển
hàng hóa từ điểm cuối cùng của q trình sản xuất đến khách hàng thơng qua các kênh
phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp. Các hoạt động tiêu biểu của DV logistics đầu ra là
kho bãi, lưu trữ và phân phối sản phẩm. DV logistics đầu ra đóng vai trị quan trọng
trong việc kết nối giữa nhà sản xuất với khách hàng.
- DV logistics ngược hay logistics thu hồi (reverse logistics): trong những năm
gần đây, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu,
nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh
doanh đến môi trường nên khái niệm logistics ngược đã bắt đầu được quan tâm nghiên
cứu tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Đây
chính là q trình thu hồi các phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm...được phát sinh từ quá
trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng để xử lý hoặc tái chế nhằm bảo vệ mơi trường.
Q trình này thu hồi sản phẩm không bán được, lỗi thời để nâng cấp; thu hồi sản phẩm
có lỗi để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng; thu hồi
và tái sử dụng bao bì...Quy trình logistics ngược được thực hiện theo bốn giai đoạn
gồm tập hợp, kiểm tra, xử lý và phân phối lại. Có thể thấy DV logistics ngược là một
bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và là giải
pháp quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội.
Cách phân loại thứ hai dựa vào tiêu chí chủ thể tham gia để phân loại DV
logistics thành 05 cấp phát triển, cụ thể:
- DV logistics bên thứ nhất (logistics tự cung tự cấp, 1PL) là loại hình logistics
do chủ sở hữu hàng hóa tự thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của
chính mình. Để thực hiện được DV logistics này, chủ hàng phải có phương tiện vận
chuyển, kho chứa hàng, cơng nghệ thông tin, nhân công...để quản lý và vận hành cả
chuỗi dịch vụ này. Như vậy, chủ hàng phải đầu tư một khoản chi phí khơng nhỏ để thực

hiện dịch vụ này, vừa làm phình to bộ máy của chính mình vừa làm giảm hiệu quả kinh
doanh vì chủ hàng thiếu kỹ năng cũng như kinh nghiệm chuyên môn trong quản lý và
vận hành hệ thống DV logistics 1PL này.


8

- DV logistics bên thứ hai (2PL) chính là việc quản lý các hoạt động logistics
truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty không sở hữu hoặc không có đủ phương
tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được thì có thể th ngồi các dịch vụ
logistics. Nhà cung cấp DV logistics bên thứ hai sẽ cung cấp dịch vụ các hoạt động đơn
lẻ trong hệ thống logistics như gồm dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận, dịch vụ kho bãi,
dịch vụ bảo hiểm.. .Thông qua việc cung cấp các phương tiện thiết bị hay DV logistics
cơ bản nêu trên, nhà cung cấp 2PL sẽ giúp chủ hàng giải quyết để chủ hàng cắt giảm
chi phí hoặc vốn đầu tư. Tuy nhiên, đặc trưng của dịch vụ 2PL là chưa tích hợp các hoạt
động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất. Hiện nay, doanh nghiệp logistics Việt
Nam chủ yếu hoạt động nội địa, cung cấp các DV logistics giản đơn 2PL: làm giao
nhận, vận tải, lưu kho, đại lý thủ tục hải quan,.Phần lớn doanh nghiệp trong nước đóng
vai trị như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty DV logistics nước
ngồi.
- DV logistics bên thứ ba (3PL) hay cịn gọi là logistics theo hợp đồng là phương
thức dịch vụ sử dụng các cơng ty bên ngồi để thực hiện các hoạt động logistics, có thể
là tồn bộ q trình quản lý logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Người
cung cấp dịch vụ 3PL sẽ thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các DV logistics cho
từng bộ phận, bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn
trữ hàng hóa, xử lý thơng tin,...và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách
hàng. Đây còn được xem là một liên minh chặt chẽ giữa một công ty và nhà cung cấp
DV logistics, không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động logistics mà cịn chia sẻ thơng
tin, rủi ro và các lợi ích khác. Mối quan hệ 3PL mang tính di truyền vì người xuất khẩu
thường khơng biết người thơng quan xuất khẩu thật sự cho mình để có sự phân biệt rõ

với mối quan hệ 2PL là người xuất khẩu đi tìm người làm hải quan và người xuất khẩu
đi tìm người thuê tàu cho mình. Hiểu một cách đơn giản 3PL là một dịch vụ được chủ
hàng, cơng ty sử dụng nhằm mục đích cắt giảm chi phí lưu thơng dịng chảy ngun vật
liệu và thiết bị từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, đưa thành phẩm đến các kênh phân
phối và nơi tiêu thụ. 3PL khơng mang lại giá trị cốt lõi cho tồn bộ chuỗi cung ứng của
khách hàng mà chỉ cung cấp dịch vụ mang tầm chiến thuật thường cơ bản gồm vận tải,
dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh (cross-docking), quản lí tồn kho, đóng gói hay giao
nhận vận tải hoặc cao hơn một chút, thường vào một số mắt xích nào đó trong chuỗi


9

cung ứng. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang phấn đấu nâng cấp độ cung cấp
DV logistics lên 3PL và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Một số doanh nghiệp trong
nước cũng đã tham gia vào mơ hình chiến lược 3PL đặc thù như Tổng Công ty Tân
cảng Sài Gòn, Transimex Saigon, Gemadept, ITL, Vinalink, Vinafco,...
- DV logistics bên thứ tư (4PL) hay còn được gọi là logistics chuỗi phân phối, là
hình thức phát triển trên nền tảng của 3PL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng đến
khách hàng và linh hoạt hơn. Đây là dịch vụ quản lý và thực hiện các hoạt động
logistics phức tạp hơn rất nhiều như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối, kiểm soát
và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics. Sự phức tạp của 4PL thể
hiện ở lĩnh vực hoạt động rộng hơn bao gồm cả các hoạt động 3PL, các dịch vụ công
nghệ thông tin và quản lý kể cả các tiến trình kinh doanh. Người cung cấp dịch vụ 4PL
chính là người tích hợp (intergrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất
khoa học kỹ thuật của mình và các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các
giải pháp chuỗi logistics cho nên mục tiêu của 4PL hướng đến quản lý cả quá trình
logistics như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, đưa hàng
đến nơi tiêu thụ cuối cùng nhằm vươn đến thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các
mối quan hệ lâu bền. Các công ty cung cấp dịch vụ 4PL thường là một thực thể riêng
biệt được thành lập như là một liên doanh hay trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa

khách hàng chính và một hoặc một số đối tác khác và đóng vai trị là cầu nối duy nhất
giữa khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ khác. Như vậy, 4PL có liên quan với 3PL
và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng điểm cơ bản và quan trọng nhất đối với
4PL chính là các hoạt động mang tính chiến lược khơng chỉ cho chuỗi cung ứng của
khách hàng, mà còn cho sự phát triển của chuỗi cung ứng ấy phù hợp với tầm nhìn
chung của công ty, chủ hàng.
+ DV logistics bên thứ năm (5PL): đây là nơi cung cấp dịch vụ trên cơ sở thiết kế
và tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng, các hoạt động của 3PL, 4PL cũng như cung cấp hệ
thống thơng tin tích hợp để đảm bảo dịng thơng tin liên tục và tăng khả năng kiểm sốt
tồn bộ chuỗi cung ứng. 5PL là DV logistics phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành
cho Thương mại điện tử, quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua
các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng
thương mại điện tử. Điểm đặc trưng của 5PL là các hệ thống như Hệ thống quản lý đơn


10

hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS).
Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và
công nghệ thông tin.
Cách phân loại tiếp theo của DV logistics được căn cứ vào khả năng tài chính của
các cơng ty cung cấp dịch vụ và chia thành công ty sở hữu tài sản và công ty không sở
hữu tài sản.
- Công ty sở hữu tài sản được hiểu là cơng ty thực sự có riêng đội vận tải, kho
bãi...và sử dụng để quản lý các hoạt động logistics cho khách hàng của mình.
- Cơng ty khơng sở hữu tài sản chính là người hợp nhất các DV logistics và phần
lớn các dịch vụ đi thuê ngoài như phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi...Việc th
ngồi phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của các ngành hàng khác nhau.
Một cách phân loại khác cũng tương đối phổ biến và phản ánh thực trạng cung

cấp dịch vụ logistics của Việt Nam dựa vào tính chuyên mơn hóa của các doanh nghiệp
DV logistics để phân loại công ty cung cấp dịch vụ vận tải, công ty cung cấp dịch vụ
phân phối, công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa và cơng ty cung cấp DV logistics chuyên
ngành.
Cách phân loại thứ năm thì căn cứ vào đối tượng hàng hóa để phân thành DV
logistics hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn, DV logistics ngành ơ tơ và DV
logistics của nhiều ngành khác.
Ngồi 05 tiêu chí phân loại nêu trên, người ta có thể phân chia DV logistics thành
logistics toàn cầu (global logistics), logistics quốc gia (national logistics) và logistics
thành phố (city logistics) dựa vào phạm vi không gian hoặc logistics tổng thể hoặc
logistics chuyên ngành hẹp căn cứ phạm vi hoạt động kinh tế.
Theo quy định pháp luật Việt Nam việc phân loại DV logistics chủ yếu dừng ở
phương pháp liệt kê qua những quan điểm như sau:
Thứ nhất, theo Luật TM 2005, DV logistics là thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
Thứ hai, theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành tại Quyết định


11

27/2018/QĐ-TTg, có thể nhóm một số phân ngành kinh tế thuộc DV logistics như: vận
tải hàng hóa đường sắt, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận tải đường ống, vận tải
hàng hóa ven biển và viễn dương, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, vận tải hàng
hóa hàng khơng, kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, bưu chính, chuyển
phát, kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ đóng gói. Và đặc biệt có đề cập logistics
đến phân ngành cấp 5 có mã ngành 52292 được diễn giải gồm: “Hoạt động lập kế
hoạch, tổ chức và hỗ trợ hoạt động vận tải, kho bãi và phân phối hàng hóa”.
Thứ ba, theo phân loại DV logistics như Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP gồm

17 loại dịch vụ cụ thể.
Thứ tư, theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, DV logistics được liệt kê
dưới dạng cam kết dịch vụ cụ thể như: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan,
dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ
hàng, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ vận tải hàng hóa.
1.1.4. Vai trị của dịch vụ logistics
Ở Việt Nam tuy tốc độ tăng trưởng nhanh những năm gần đây nhưng trình độ và
quy mơ nền kinh tế còn kém hơn các nước nhất là so với các nước châu Âu, châu Mỹ.
Khi thế giới đã đóng được tàu container cỡ lớn thì Việt Nam mới bắt đầu thuê chuyên
chở hàng bằng container. Khi các nước đã phát triển thịnh hành logistics thì nước ta
mới tìm hiểu để triển khai logistics từng bước, cho thấy logistics đóng vai trị quan
trọng, sự ảnh hưởng của logistics đến nền kinh tế quốc gia, tác động trực tiếp đến hầu
hết các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong xã hội. Thực tế vai trò của hoạt động
logistics được đánh giá trên cả hai cấp độ vĩ mô và vi mơ.
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế
Ở góc độ vĩ mơ hay đối với nền kinh tế, logistics có vai trị quan trọng sau đây:
Thứ nhất, logistics giúp nền kinh tế vận hành được thơng suốt. Nếu khơng có vai
trị của logistics, nền kinh tế sẽ hoạt động giảm hiệu quả đáng kể, thậm chí trong một số
ngành, một số nơi sẽ bị rối loạn hoặc ngừng hoạt động. Ở nền kinh tế tiểu thủ cơng
nghiệp, làm ăn nhỏ lẻ thì logistics khơng có tác dụng nhiều. Nếu nền kinh tế có mức độ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa càng cao thì vai trị của logistics càng lớn. Ở một số quốc
gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Hong Kong, Hà Lan, logistics là một động lực
chính của nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào GDP. Chẳng hạn ở Việt Nam, chi phí


12

logistics cao, chiếm 16-17% GDP, có thể được xem là cao nhất khu vực Đơng Nam Á,
trong khi đó, ở các nước phát triển từ 9-14%.
Thứ hai, logistics góp phần mở rộng thị trường, thương mại quốc tế. Sự lưu

chuyển hàng hóa dần dần trở nên thuận lợi, thơng suốt làm cho việc tiếp cận và tận
dụng lợi thế của quốc gia một cách dễ dàng. Do vậy, việc mua bán hàng hóa giữa các
thị trường, quốc gia trở nên nhộn nhịp, sinh động hơn. DV logistics có tác dụng như
chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị
trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm. DV logistics phát triển có ảnh
hưởng lớn đến việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thứ ba, logistics góp phần tiết kiệm và giảm chi phí trong q trình phân phối và
lưu thơng hàng hóa. Chi phí lưu thơng hàng hóa trong đó chủ yếu là phí vận tải chiếm
tỷ lệ lớn và cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt hàng hóa trong bn bán
quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thơng và có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến
nơi tiêu dùng nên DV logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí
vận tải trong quá trình lưu thơng dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thơng. Các DV
logistics đơn lẻ, logistics trọn gói có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ,
chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức đã loại bỏ rất nhiều
chi phí cho giấy tờ thủ tục, góp phần nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ. Do vậy, DV
logistics phát triển sẽ làm giảm chi phí lưu thơng trong hoạt động phân phối và từ đó
tăng tính hiệu quả của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, logistics giúp nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường năng lực cạnh
tranh quốc gia. Việc hình thành và phát triển DV logistics sẽ giúp doanh nghiệp cũng
như toàn bộ nền kinh tế quốc gia giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá
trình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh quốc
gia, gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới khi trở thành một mắt xích trong
chuỗi giá trị tồn cầu.
Bên cạnh đó, logistics giúp các quốc gia có điều kiện thuận lợi trong việc lựa
chọn cách thức tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các quốc gia, cường quốc lớn
mạnh, có vị thế trên thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia dễ dàng trong việc chọn các
khâu, mắt xích trong chuỗi logistics mà có giá trị gia tăng cao nhất như thiết kế, phân
phối.. .và các khâu ngược lại có giá trị gia tăng thấp thì tận dụng nguồn lực sẵn có của



13

nước sở tại như nhân công giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào.Nhưng đây
cũng là cơ hội để các quốc gia nghèo và đang phát triển tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu.
1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp
Ở góc độ vi mơ hay trên bình diện doanh nghiệp, logistics thể hiện vai trò rất
quan trọng sau đây:
Thứ nhất, logistics hỗ trợ người quản lý doanh nghiệp có quyết định chính xác
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với các
vấn đề khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, số lượng, chất
lượng, vận chuyển, phương tiện vận chuyển, kho bãi.và để giải quyết các vấn đề này
một cách hiệu quả thì vai trị của dịch vụ logistics rất quan trọng để hỗ trợ nhà quản lý
kiểm soát và có quyết định chính xác nhằm giảm tối đa chi phí và hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Thứ hai, logistics bảo đảm yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm (just in time).
DV logistics đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm hai yếu tố trên để quá trình
sản xuất kinh doanh diễn ra theo kế hoạch đã định. Yếu tố này cịn có ý nghĩa hơn đối
với dịch vụ vận tải và giao nhận để đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt
khách bảo đảm mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Với sự phát
triển công nghệ hiện nay, sự kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho
hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận làm cho quá trình này trở nên hiệu quả và
nhanh chóng hơn trước.
Thứ ba, logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng hợp
lý máy móc thiết bị, giảm chi phí trong q trình sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh
cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thị trường tồn cầu phát
triển với các tiến bộ cơng nghệ.
Thứ tư, logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp
thông qua việc thực hiện các dịch vụ trong phân phối, lưu thông, đặc biệt trong doanh
nghiệp vận tải giao nhận. Sự phát triển của sản xuất, lưu thơng, các chi tiết của một sản

phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại, vì vậy dịch vụ vận tải giao nhận
phải đa dạng, phong phú, đòi hỏi người cung ứng dịch vụ phải triển khai cung cấp các
dịch vụ phù hợp, tương ứng để đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Như vậy, DV


14

logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ năm, logistics khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho doanh
nghiệp. Thị trường luôn là vấn đề quan trọng và được doanh nghiệp quan tâm. Doanh
nghiệp muốn mở rộng và chiếm lĩnh thị trường thì cần phải có sự hỗ trợ của logistics.
Với những lợi ích to lớn mà ngành dịch vụ này mang lại cho nền kinh tế quốc gia
nói riêng, nền kinh tế thế giới nói chung và doanh nghiệp như đã trình bày ở trên thì
DV logistics đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, mở rộng và phát triển. Với xu
hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì DV logistics cũng phải phát triển thành
dịch vụ mang tính toàn cầu (global logistics) nhưng gắn liền với sự phát triển của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ để phát triển logistics điện tử (e-logistics). Vì thế DV
logistics sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển.
1.2. Tổng quan về điều kiện kinh doanh
1.2.1. Khái niệm
ĐKKD được hiểu chính là những yêu cầu mà chủ thể kinh doanh (nhất là doanh
nghiệp) phải đáp ứng để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh hợp pháp trong ngành,
nghề lĩnh vực đó. Đây là hình thức giới hạn quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh
doanh được nhà nước đặt ra nhằm bảo đảm lợi ích cơng như để bảo đảm quốc phịng,
an ninh, trật tự cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Khái niệm về ĐKKD trước đây cũng đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp
năm 2005 (Luật DN 2005) nhưng hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật DN
2014) khơng có quy định mang tính giải thích thế nào là ĐKKD mà chỉ quy định tại
Khoản 1 Điều 8 quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ “đáp ứng đủ ĐKKD khi kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật ĐT và bảo

đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt q trình hoạt động kinh
doanh”.
Tuy nhiên Luật ĐT có đưa ra các định nghĩa về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện và ĐKKD, theo đó tại Khoản 1 Điều 7 Luật ĐT quy định “Ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phịng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” và tiếp tục được
cụ thể hóa ở văn bản hướng dẫn tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy


15

định “Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo
quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện
hoạt động đầu tư, kinh doanh trongcác ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu
tư”, Khoản 1 Điều 9 quy định “Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền kinh doanh trong
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư kể từ
khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng điều kiện đó trong q trình hoạt
động đầu tư kinh doanh” tương đồng với quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật DN 2014.
Đặc biệt, lần đầu tiên, trong văn bản cấp luật, mục tiêu khi ban hành các quy định về
ĐKKD đã được chỉ ra, đó là vì “lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
Qua những phân tích trên cho thấy “Điều kiện kinh doanh” của Luật ĐT tương tự
như nội hàm khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị
định 118/2015/NĐ-CP, hay nói cách khác, là các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp
ứng nếu muốn gia nhập thị trường.
1.2.2. Đặc điểm
Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992
và tiếp tục được tái khẳng định theo hướng rộng hơn trong Hiến pháp năm 2013: “Mọi
người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Quy định này thể hiện sự cởi mở và khuyến khích của Nhà nước đối với các hoạt động
kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thay đổi về
tư duy quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Và thực tế, hệ thống pháp luật
kinh doanh của nước ta trong vài năm gần đây đã có những chuyển mình mạnh mẽ,
theo hướng tích cực, tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thể hiện
ĐKKD nói chung có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều
kiện phải được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên; Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư
kinh doanh.
Thứ hai, có giới hạn quyền tự do kinh doanh cụ thể, đó là các ngành nghề mà
việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề đó phải đáp ứng điều


16

kiện vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khoẻ cộng đồng thì mới bị quy định điều kiện đầu tư kinh doanh.
Thứ ba, chỉ áp dụng với các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh.
1.2.3. Hình thức
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP thì các hình thức
của ĐKKD gồm (1) giấy phép; (2) giấy chứng nhận đủ điều kiện; (3) chứng chỉ hành
nghề; (4) chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; (5) văn bản xác nhận; (6) các
hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật; (7) các điều kiện mà cá nhân, tổ
chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà khơng cần phải
có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản trên.
Khi bất kỳ cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đều có quyền
được cấp các văn bản quy định từ mục (1) đến (6) và được gọi chung là giấy phép 4 hoặc

được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại
mục (7) và doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) Nghị định 118/2015/NĐ-CP cũng quy
định điều kiện đầu tư tại khoản 1 Điều 10 gồm: a) Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ
của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; b) Điều kiện về hình thức đầu tư; c)
Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư; d) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực
hiện hoạt động đầu tư; đ) Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị
định và điều ước quốc tế về đầu tư. Và một trong những nguyên tắc áp dụng điều kiện
đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngồi đó là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động
đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với
các ngành, nghề đó.
Như vậy, có thể thấy, các quy định hiện hành bước đầu đã định hình được quy
định về ĐKKD từ khái niệm, mục tiêu cho đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, hiện nay
nhiều Bộ ngành, cơ quan vẫn đang lúng túng trong việc xác định và chưa thống nhất
cách hiểu nội hàm “điều kiện đầu tư kinh doanh”. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Đặng Huy Đông5 tại cuộc họp ngày 25/4/2016 của Thường trực Chính phủ
4Khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP
5Hà Chinh (2018), “Dứt khoát cách hiểu về điều kiện kinh doanh”, Báo Chính phủ, truy cập ngày 1/1/2019 từ cơ


17

nhằm giải quyết các vướng mắc trong thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã
từng đề nghị thống nhất cách hiểu nội hàm “điều kiện đầu tư kinh doanh” theo như
Nghị định 118/2015/NĐ-CP nêu trên. Như vậy, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều
kiện áp dụng với các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, khác
với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là quy định đối với hàng hóa, dịch vụ. Các Bộ,
ngành sẽ tiếp tục ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn và đây không phải là ĐKKD.

1.3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
1.3.1. Sự cần thiết ban hành điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Trước khi Luật TM 2005 ban hành, đã có nhiều văn bản pháp luật quy định
ĐKKD các dịch vụ thuộc chuỗi logistics. Luật Thương mại năm 1997 (Luật TM 1997)
và các văn bản hướng dẫn có liên quan chỉ điều chỉnh riêng rẽ từng dịch vụ giao nhận,
kho vận mà chưa đề cập đến khái niệm DV logistics nên dẫn đến tình trạng lách luật,
tận dụng khe hở pháp luật Việt Nam để cung cấp dịch vụ của các NĐTNN. Điển hình
Nghị định 10/2001/NĐ-CP quy định về ĐKKD dịch vụ hàng hải cho phép NĐTNN chỉ
được phép thành lập liên doanh kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải đường biển với vốn
góp khơng q 49%, trong khi đó một số NĐTNN đã thực hiện hoạt động cung cấp
dịch vụ giao nhận đường biển nhưng lại đăng ký kinh doanh DV logistics với 100%
vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, Luật TM 2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP đã đổi
tên dịch vụ giao nhận thành DV logistics, theo đó phân chia DV logistics thành 03
nhóm và quy định ĐKKD tương ứng của mỗi nhóm.
Tuy nhiên, định nghĩa và cách phân loại theo Nghị định 140/2007/NĐ-CP khơng
cịn phù hợp do nhiều hoạt động trong DV logistics đã được quy định chi tiết và cụ thể
tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như vận tải, bán bn bán lẻ, bưu chính, đại lý
thủ tục hải quan. Do vậy, nếu chỉ quy định đơn thuần thực hiện một công việc đã coi là
dịch vụ logistics thì có sự trùng lắp rất lớn giữa các quy định cùng điều chỉnh về một
hoạt động.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập WTO dẫn đến sự mâu thuẫn, chưa thống nhất
giữa luật trong nước với cam kết quốc tế về DV logistics. Ngày 30/12/2017 Chính phủ
ban hành Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh DV logistics để góp
sở
dữ
liệu
doanh/252720.vgp.

/>


18

phần hoàn thiện và cập nhật quy định pháp luật về DV logistics theo cam kết quốc tế.
Kinh doanh DV logistics liên quan trực tiếp đến hàng hóa của khách hàng thông
qua việc thực hiện một hoặc nhiều công việc theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng
thù lao. Do vậy, đây là loại hình dịch vụ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn về tài sản của
người khác, tổn thất hàng hóa của khách hàng. Do đó, nếu nhà nước buông lỏng sự
quản lý mà để thương nhân cung ứng dịch vụ tự ý tổ chức cung ứng dịch vụ chưa đảm
bảo tư cách chủ thể, chưa đáp ứng điều kiện chuyên ngành, không phù hợp cam kết
quốc tế, gây tổn thất hàng hóa cho khách hàng dẫn đến tranh chấp về xác định giới hạn
trách nhiệm.. .Với những nguy cơ gây ra những thiệt hại, tổn thất và tranh chấp mà
không phải lúc nào cũng bù đắp được nên việc nhà nước đặt ra các ĐKKD để “tiền
kiểm” hoạt động kinh doanh DV logistics là cần thiết.
Trên cơ sở quan niệm về ĐKKD nêu trên, gắn với việc kinh doanh lĩnh vực cụ thể
là cung ứng DV logistics, từ đó có thể hiểu ĐKKD DV logistics là yêu cầu mà thương
nhân cung ứng DV logistics phải có hoặc thực hiện khi kinh doanh DV logistics. Các
yêu cầu này thường là các yêu cầu “đầu vào” gắn với loại hình DV logistics trong đó
quy định chủ yếu về vốn và loại hình hoạt động của thương nhân.
1.3.2. Đặc điểm điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Pháp luật về kinh doanh DV logistics nói chung và ĐKKD DV logistics nói riêng
là pháp luật điều chỉnh về một loại hoạt động thương mại đặc biệt đó là DV logistics,
gắn với một hoặc nhiều hoạt động cụ thể liên quan đến vận tải, kho bãi, hải quan,.. .nên
không chỉ bị điều chỉnh bởi các quy định chung về hoạt động thương mại mà còn chịu
sự điều chỉnh chặt chẽ của quy định pháp luật chuyên ngành như vận tải, kho bãi,
chuyển phát, hải quan,.. .và thể hiện rõ rệt vai trò quản lý Nhà nước. Do vậy, các đặc
điểm cơ bản của pháp luật về ĐKKD DV logistics bao gồm:
Thứ nhất, các quy định về ĐKKD DV logistics thể hiện rất rõ vai trò của quản lý
nhà nước. Kinh doanh DV logistics với đối tượng là hàng hóa thơng qua việc thực hiện
một hoặc nhiều hoạt động khác nhau. Do đó, việc hạn chế sai sót, đảm bảo an tồn
trong q trình cung cấp DV logistics là điều tiên quyết để thành công trong lĩnh vực

này. Bởi thế, trong pháp luật về ĐKKD DV logistics, các quy định về quản lý nhà nước
thể hiện rõ và giữ vai trò chi phối.
Thứ hai, các quy định của pháp luật điều chỉnh về ĐKKD DV logistics gắn liền


19

với các quy định của các hoạt động thương mại dịch vụ mang tính chuyên ngành như
dịch vụ vận tải, dịch vụ kho bãi, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hải quan,..
Thứ ba, hình thức thể hiện của pháp luật về ĐKKD nằm rải rác trong nhiều thể
thức văn bản, do nhiều cấp ban hành và chủ yếu do nhiều cơ quan như Chính phủ, Bộ
Cơng Thương, Bộ Giao Thơng Vận tải, Bộ Tài chính,.. .ban hành.
Để đảm bảo kinh doanh DV logistics một cách an toàn, phù hợp với nhu cầu và
quyền lợi chính đáng của khách hàng, ngăn ngừa khả năng gây thiệt hại cho các chủ thể
khác, ĐKKD DV logistics không chỉ bao hàm một yếu tố mà bao gồm một hệ thống
các yếu tố cấu thành.
1.3.3. Nội dung quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Xuất phát từ mục đích, bản chất của hoạt động kinh doanh DV logistics, có thể
thấy ĐKKD DV logistics bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
Điều kiện thứ nhất về đăng ký kinh doanh quy định doanh nghiệp cung ứng DV
logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối
với dịch vụ đó. Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa khi
hoạt động phải có Giấy chứng nhận đủ ĐKKD vận tải biển do Cục Hàng hải thuộc Bộ
Giao thông Vận tải cấp.
Điều kiện thứ hai về vốn chủ yếu áp dụng cho các NĐTNN chẳng hạn quy định
khi NĐTNN kinh doanh dịch vụ logistics đối với dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch
vụ vận tải biển thì tỷ lệ vốn góp của NĐTNN không quá 49%.
Điều kiện tiếp theo quy định về phương thức kết nối căn cứ vào sự phát triển của
công nghệ và thương mại điện tử đặt ra yêu cầu đối với thương nhân có kết nối bằng
phương tiện điện tử phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

Ngồi ra cịn có các điều kiện khác về hình thức được thành lập; quốc tịch thuyền
viên, lái xe.Các yếu tố cấu thành ĐKKD DV logistics kể trên khơng phải được hình
thành theo ý chí chủ quan của người quản lý hoặc nhà làm luật mà được hình thành
theo yêu cầu khách quan của xã hội.
1.4. Vai trò quản lý nhà nước trong kinh doanh dịch vụ logistics
Chủ thể quản lý kinh doanh DV logistics gồm các cơ quan quản lý nhà nước từ
trung ương đến địa phương: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và
Truyền thơng, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân các tỉnh,


×