Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Quy định pháp luật về khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.29 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG LÊ KHÁNH HÀ

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ THUẾ
TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MiNH - NĂM 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG LÊ KHÁNH HÀ

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ THUẾ
TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGưỜI HưỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH BÌNH

TP. HỒ CHÍ MiNH - NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan Luận văn “Quy định pháp luật về khấu trừ thuế trong thuế


thu nhập cá nhân” là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Trong q trình viết bài, tơi đã tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc
rõ ràng nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng
quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Luật (Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Bình đã hướng dẫn tận tình để tơi
hồn thành luận văn này.
TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2020
Tác giả


Đặng Lê Khánh Hà
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
VỀ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .......................................................7
1.1. Cơ sở lý luận về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.......................................7
1.1.1.
Khái niệm về khấu trừ thuế trong thu nhập chịu thuế .............................13
1.1.2.
Mục tiêu cơng bằng trong chính sách thuế thu nhập cá nhân ..................14
1.2. Nguyên tắc, phương thức, điều kiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân......17
1.2.1.
Nguyên tắc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ............................................18

1.2.2.
Phương thức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ..........................................22
1.2.3.
Điều kiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ...............................................25
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.....26
1.3.1.
Khái quát về chính sách khấu trừ thuế của các nước...............................26
1.3.2.
Chính sách khấu trừ thuế của Trung Quốc...............................................30
1.3.3.
Chính sách khấu trừ thuế của Thái Lan...................................................31
1.3.4.
Chính sách khấu trừ thuế của Singapore .................................................32
1.3.5.
Chính sách khấu trừ thuế của Hoa Kỳ.....................................................33
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................................................37
2.1. Quy định của pháp luật về khấu trừ gia cảnh.............................................37
2.1.1.
Khấu trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế......................................38
2.1.2.
Khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc ..................................................39
2.2. Quy định của pháp luật về khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí
tự nguyện ...............................................................................................................41
2.3. Quy định của pháp luật về khấu trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân
đạo, khuyến học.....................................................................................................43
2.4. Những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về khấu trừ thuế
thu nhập cá nhân....................................................................................................44
2.4.1.
Bất cập trong quy định của pháp luật về khấu trừ gia cảnh cho bản thân

người nộp thuế ............................................................................................................45
2.4.2. Bất cập trong quy định của pháp luật về khấu trừ gia cảnh cho người phụ
thuộc ............................................................................................................................ 49
2.4.3.

Bất cập trong quy định của pháp luật về khấu trừ các khoản khác .........55
2.5. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá
nhân 59


2.5.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về khấu trừ gia cảnh cho bản thân người nộp
thuế .............................................................................................................................. 59
2.5.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
..................................................................................................................................... 65
2.5.3.

Hoàn thiện quy định pháp luật về khấu trừ các khoản khác ....................68

KẾT LUẬN ................................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................76


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một phạm trù lịch sử, thuế ra đời là một
tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn
tại đồng thời thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước cần có nguồn lực vật chất để
thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội, trong đó thuế là nguồn thu quan trọng nhất.

Nhà nước dùng thuế như là một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều hịa thu
nhập và thực hiện cơng bằng xã hội. Thuế là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với
các cá nhân, tổ chức, khơng mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế là nghĩa
vụ của mọi người, mọi công dân và được quy định tại Điều 47 Hiến pháp 2013:“Mọi
người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.” Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành hệ
thống văn bản pháp luật về thuế, góp phần tạo lập hành lang pháp lý cho các hoạt động
thu và nộp thuế, quản lý thuế của các cơ quan Nhà nước, tăng thu ngân sách Nhà nước
và là công cụ thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu ra đời từ khá sớm, phạm vi tác
động rộng, có vai trị quan trọng trong việc điều tiết thu nhập của những người có thu
nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt
Nam hiện nay, thuế gián thu vẫn là nguồn thu chủ yếu nhưng cùng với sự phát triển của
kinh tế trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, thu nhập của người dân ngày càng tăng, các loại
thuế trực thu trong đó có thuế thu nhập cá nhân ngày càng chiếm vai trò lớn trong cơ
cấu thu ngân sách Nhà nước, góp phần đa dạng hóa cơ cấu nguồn thu. Luật thuế thu
nhập cá nhân ban hành năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và năm 2014 đã thể
chế hóa chính sách của Nhà nước, tạo ra hành lang pháp lý trong việc thực hiện và quản
lý thuế thu nhập cá nhân. Trong các quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân thì
quy định về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là một nội dung cực kỳ quan trọng, không
chỉ tác động đến bản thân người nộp thuế mà còn ảnh hưởng đến các cá nhân liên quan
của họ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, luật thuế thu nhập cá nhân nói chung và
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nói riêng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế như việc quy
định mức khấu trừ cố định cho cá nhân và người phụ thuộc, chưa tính đến sự chênh lệch
thu nhập và mức sống giữa các vùng miền, tình hình lạm phát phát sinh, một số khoản


2

chi phí đáng lẽ ra được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế chưa được quan tâm.. .dẫn
đến việc người nộp thuế chưa đồng tình với cách thức tính thuế, hiệu quả quản lý thuế

cịn thấp, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế vẫn còn nhiều gây thất thu cho ngân sách
Nhà nước, tạo sự bất bình đẳng giữa các đối tượng có thu nhập chịu thuế.
Vì những lý do trên, có thể thấy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy
định của pháp luật hiện hành về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân để làm rõ những vướng
mắc, bất cập cụ thể, nguyên nhân và hướng khắc phục, qua đó kiến nghị, đề xuất bổ
sung các quy định của pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ngày một hoàn thiện
hơn. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quy định pháp
luật về khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân” làm đề tài luận văn cao học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy có một
số cơng trình khoa học, bài viết, luận án, luận văn có liên quan như:
- Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam ’, Luận văn Thạc
sĩ Luật học của Hoàng Mai Lương năm 2013 (Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trong luận văn này, tác giả đã khái quát lý luận chung về căn cứ tính thuế thu nhập cá
nhân và phân tích thực trạng pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân. Từ đó, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập
cá nhân như xác định các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân, mức khởi điểm
chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập cá nhân, giải pháp đối với thu nhập từ đầu tư chứng
khoán và cổ tức,...
- „Pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn Thành phố Cần Thơ’, Luận án
Tiến sĩ Luật học của Huỳnh Văn Diện năm 2016 (Học viện khoa học xã hội). Trong
luận án này, tác giả đã khái quát quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân trong đó
đề cập đến một số quy định của các nước trên thế giới, phân tích thực trạng thi hành
pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Cần
Thơ nói riêng từ đó chỉ ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị. Tuy
nhiên, luận án này chỉ đề cập chung đến thuế thu nhập cá nhân chứ chưa đi sâu vào một


3


thu nhập chịu thuế cụ thể là thu nhập từ tiền lương, tiền công và vấn đề khấu trừ thuế
thu nhập cá nhân.
- „Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh Thái Bình’, Luận văn
Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thu năm 2016 (Học viện khoa học xã hội). Tương tự
như luận án tiến sĩ của tác giả Huỳnh Văn Diện, luận văn này cũng mới chỉ khái quát
chung các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn thi hành trên địa bàn
tỉnh Thái Bình.
- „Về giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế thu nhập cá nhân nhìn từ góc độ bình
đẳng giới’ của Thạc Sĩ Nguyễn Thị Lan đăng trên Tập chí Luật học số 3/2008.
- „Những vấn đề đặt ra khi thực thi Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam’ của
Tiến Sĩ Lê Thị Thu Thủy đăng trên Tập chí Luật học số 4/2009.
- „Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền
công, tiền lương và một số giải pháp hoàn thiện’ của tác giả Lê Huỳnh Phương Chính
trên ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 5 + 6 tháng
4/2018.
- „Nghiên cứu pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập tiền cơng,
tiền

lương’

của

tác

giả



Huỳnh


Phương

Chính

đăng

trên

website

www.tapchicongthuong.vn.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đa phần chỉ nghiên cứu, phân tích chung về
tất cả các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân chứ chưa đề cập sâu về một khoản
thu nhập chịu thuế cụ thể là tiền lương, tiền công và quy định về khấu trừ thuế thu nhập
cá nhân hoặc phạm vi tương đối hẹp, chỉ nghiên cứu, khảo sát thực tiễn tại một địa
phương cụ thể. Vì vậy có thể nhận định rằng cho đến nay có rất ít các cơng trình khoa
học nghiên cứu một cách tồn diện, bao quát, đầy đủ về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Điều này cho phép tác giả có cơ sở khẳng định tính cấp thiết của vấn đề này trong đề tài
luận văn của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu và kế thừa những thành quả từ các cơng trình
nghiên cứu đi trước, nhiệm vụ của tác giả là sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm
những điểm bất cập, chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá
nhân đối với khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, qua đó, kiến nghị, đề xuất hướng khắc


4

phục, nhằm giúp cho hệ thống pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói chung và các quy
định pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nói riêng ngày một hoàn thiện và phát

huy tốt hiệu quả trong thực tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập
cá nhân và chỉ ra một số bất cập trong thực tiễn áp dụng từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói
chung và pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nói riêng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định
về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trong Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành và các
văn bản hướng dẫn thi hành; thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như kinh nghiệm làm
việc thực tế của bản thân. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu và nghiên cứu nội dung
tương tự hoặc liên quan đến khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của một số quốc gia khác
trên thế giới, từ đó đưa ra một số kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế của nước ta.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này nghiên cứu các vấn đề về lý luận, quy định của pháp luật hiện hành,
thực tiễn áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:
- Làm rõ cơ sở lý luận về khấu trừ thuế, giảm trừ gia cảnh trong xác định thu
nhập chịu thuế thuế thu nhập cá nhân và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.
- Phân tích quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá thực trạng áp dụng quy
định pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất
cập, từ đó rút ra kết luận làm cơ sở cho các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
liên quan đến khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu



5

sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của
pháp luật về thuế thu nhập cá nhân nói chung và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nói
riêng qua các thời kỳ ở nước ta.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt của luận văn, phân
tích, tổng hợp để phân tích các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời phân tích
để rút ra nhận xét về thực tiễn áp dụng pháp luật của quy định này trong đời sống xã
hội, làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị.
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam với các nước trên thế giới có
quy định về vấn đề này, làm tiền đề và cơ sở cho việc xây dựng các đề xuất trong luận
văn.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, lời cam đoan, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 02 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số quốc gia về khấu trừ
thuế thu nhập cá nhân
Chương 2. Quy định của pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và
giải pháp hoàn thiện


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA VỀ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1.

Cơ sở lý luận về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Thuế là khoản thu bắt buộc của Nhà nước, khơng mang tính đối giá và hồn trả


trực tiếp cho người nộp thuế. Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã
hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật.
Căn cứ vào tính chất của khoản thu, thuế được chia thành thuế trực thu và thuế
gián thu. Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người
nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một. Thuế trực thu bao gồm thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên. Thuế gián thu là thuế điều
tiết gián tiếp thơng qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không đồng thời là
người chịu thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, xuất khẩu...
Với sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, xu hướng tồn cầu hóa ngày
càng mở rộng, các hiệp định tự do thương mại được ký kết gắn liền với nó là việc cắt
giảm các dịng thuế gián thu để mở rộng tự do hóa thương mại, tăng cường lưu thơng
hàng hóa, tỷ lệ đóng góp của thuế gián thu trong cơ cấu tổng nguồn thu ngày càng giảm
thì ở chiều hướng ngược lại, thuế trực thu ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc
tạo lập nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu điều tiết vào thu nhập chịu thuế của cá
nhân trong kỳ tính thuế. Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng từ rất lâu tại các nước
phát triển. Thuế thu nhập cá nhân xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Anh vào năm
1798 như một hình thức thu tạm thời và được chính thức áp dụng vào năm 1842. 1 Luật
Thuế thu nhập cá nhân cũng đã ra đời tiếp theo sau ở các nước Nhật năm 1887, Mỹ năm
1913, Pháp năm 1914,...
Xu hướng tồn cầu hóa, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương được kí kết dẫn đến việc các nước phải cắt giảm thuế suất thuế thu vào hàng
hóa, nguồn thu từ thuế gián thu giảm mạnh. Để bổ sung cho nguồn thu ngân sách cùng
1Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Thuế (tái b ản có bổ sung), Nhà xuất bản Hồng
Đức Hội Luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, trang 326 trích trong tài liệu “Principal Author Hugh J Adult,
Boston College Law School, Comparative: Incomtaxaion: A structural Analysis, Kluwer Law Internatinal 1997,
ISBN90-411-0601-4”


với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng

xã hội, Thuế thu nhập cá nhân ngày càng được các quốc gia chú trọng và chiếm tỉ trọng
cao trong cơ cấu nguồn thu ngân sách, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Tại Việt Nam, thuế thu nhập cá nhân được ban hành lần đầu tiên dưới hình thức
pháp lệnh. Ngày 07/01/1991, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh số 50LCT/HĐNN8 thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có hiệu lực kể từ ngày
01/4/1991 sau được thay thế bằng Pháp lệnh số 33-L/CTN ngày 19/5/1994 thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao, Pháp lệnh số 54-L/CTN ngày 18/02/1997 sửa đổi
một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 19/5/1994,
Pháp lệnh số 14/1999/PL-UBTVQH10 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao ngày 30/6/1999, Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 19/5/2001, Pháp lệnh số 14/2004/PLUBTVQH11 ngày 24/3/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao ngày 19/5/2001. Sau hơn 15 năm áp dụng Pháp lệnh thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao, để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước trong thời kỳ mới, năm 2007, Quốc hội ban hành Luật Thuế thu nhập
cá nhân có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Sau đó, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007
được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2012 và năm 2014.
Tỷ lệ đóng góp của thuế thu nhập cá nhân trong cơ cấu tổng nguồn thu ngân sách
quốc gia của nước ta tăng dần theo các năm, từ 1,85% trong năm 2006 lên 5,92% trong
năm 2016 và 7,19% trong năm 20182, tuy nhiên vẫn còn thấp so với các loại thuế khác.

■ Dự tốn
■ Kết quả thực hiện
2Bộ Tài chính (2019), Động viên ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, truy cập lần cuối ngày 16
tháng 4 năm 2019 từ < chitiet?
dDocName=MOFUCM153854&_afrLoop=70217371222802430#!%40%40%3F_afrLoop%3D70217
371222802430%26dDocName%3DMOFUCM153854%26_adf.ctrl-state%3D55tbc6c6g27_42>


Bảng Tình hình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân từ năm 2016 đến năm 2018
(đơn vị: tỷ đồng)
Trong hai năm gần đây, số thuế thuế thu nhập cá nhân dự toán thu tiếp tục tăng so

với các năm trước. Năm 2019, số dự toán được Quốc hội giao là 113.174 tỷ đồng, chiếm
tỷ lệ 8,02% so với tổng dự toán thu ngân sách năm. Đến năm 2020 số thuế dự toán là
128.635 tỷ đồng chiếm 8,5% tổng dự toán. Đến hết quý 1/2020, số thuế thu nhập cá
nhân ước thực hiện là 37.728 tỷ đồng đạt 29,3% so với dự toán năm, tăng 111,3% so với
cùng kỳ năm trước.3
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có cơ sở tính thuế rộng, ảnh hưởng đến đại bộ
phận người dân. Tuy nhiên, thực tế ở nước ta, loại thuế này chỉ tác động trực tiếp đến
hai nhóm cá nhân chính là nhóm cá nhân kinh doanh và nhóm cá nhân có nhu nhập từ
tiền lương, tiền cơng đặc biệt là các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng, ngồi
ra cịn các cá nhân có thu nhập không thường xuyên khác như thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản, thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng,...
Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân. Với tư cách là cơ quan
quản lý, Nhà nước ln có khuynh hướng mở rộng nguồn thu từ thuế nhằm phục vụ cho
các hoạt động của mình đồng thời thơng qua thuế thực hiện các chính sách tài chính tiền
tệ và an sinh xã hội. Ngược lại, người nộp thuế lại có mong muốn giảm số thuế phải nộp
càng nhiều càng tốt thậm chí là có tâm lý trốn thuế, gian lận thuế. Do đó, làm cách nào
để hài hịa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế là một vấn đề quan
trọng khi xây dựng phương thức tính thuế. Khấu trừ thuế là một phương thức hiệu quả
để đảm bảo tính cơng bằng của chính sách thuế, đo lường thu nhập một cách chính xác,
người nộp thuế được khấu trừ các khoản chi phí thiết yếu trước khi tính thuế thu nhập.
Một số lý thuyết về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phổ biến hiện nay như lý
thuyết của Stanley Surrey, William Andrews và Mark Kelman. Mơ hình chi tiêu thuế do
Stanley Surrey ủng hộ xem “cơ sở thuế bình thường - một biến thể của thu nhập rịng 3Bộ Tài chính (2020), Báo cáo tình hình thực hiện NSNN quý I năm 2020, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 4 năm
2020 từ < slqt_chitiet6? dDocNam
e=MOFUCM174953&_afrLoop=98267803498386697#!%40%40%3F_afrLoop%3D98267803498386697%
26dDocName%3DMOFUCM174953%26_adf.ctrl-state%3Dn2t976v1q_50>


tương đương với chi tiêu trực tiếp của Chính phủ”. Surrey lập luận rằng các chi tiêu
thuế này nên được đánh giá theo các tiêu chuẩn giống như chi tiêu trực tiếp của Chính

phủ. Áp dụng các tiêu chuẩn này, Surrey kết luận rằng hầu hết thuế các khoản chi tiêu là
khơng mong muốn bởi vì chúng cung cấp ít lợi ích hơn cho người nghèo so với người
giàu, những người chịu tỷ lệ cận biên cao hơn và do đó có khả năng sử dụng các khoản
khấu trừ tốt hơn. Mơ hình chi tiêu thuế của Stanley Surrey cho rằng thuế thu nhập có thể
được chia thành hai yếu tố riêng biệt. Yếu tố đầu tiên bao gồm “các điều khoản cơ cấu”
cần thiết để thực hiện cái mà Surrey gọi là “cơ cấu thuế thông thường” bao gồm cơ cấu
tỷ giá, các khoản miễn trừ cá nhân và việc lựa chọn kỳ kế tốn và đơn vị tính thuế. Yếu
tố thứ hai bao gồm “sở thích đặc biệt” như các khoản khấu trừ cho chi phí y tế, đóng
góp từ thiện, tổn thất thương vong và loại trừ phí bảo hiểm y tế do người sử dụng lao
động trả. Những người thụ hưởng ưu đãi thuế là được xem như đã trả các khoản thuế
còn nợ theo “cấu trúc thơng thường” và sau đó là đã nhận được một khoản chính phủ
chiếm dụng tương đương với số thuế được giảm do ưu đãi.4
Lý thuyết thứ hai về các khoản khấu trừ cá nhân được đưa ra bởi Giáo sư
William Andrews. Giống như mơ hình chi tiêu thuế, mơ hình Andrews giả định rằng tồn
tại một cơ sở thuế lý tưởng. Tuy nhiên, mơ hình Andrews cho rằng cơ sở lý tưởng là
“tiêu dùng cá nhân và tích lũy hàng hóa và dịch vụ thực” chứ khơng phải thu nhập rịng.
Đồng thời, mơ hình Andrews xác định tiêu dùng cá nhân theo cách khơng tính thuế số
tiền chi cho chi phí y tế và đóng góp từ thiện.
Lý thuyết thứ ba về các khoản khấu trừ cá nhân là của Giáo sư Mark Kelman.
Mơ hình Kelman, cũng giống như mơ hình Surrey, sử dụng mạng thu nhập làm cơ sở
tính thuế lý tưởng. Kelman lập luận rằng cơ sở như vậy sẽ phản ánh sự khác biệt về khả
năng thu nhập và tôn trọng các quyết định không thực hiện năng lực đó. Theo cơ sở này,
như trong mơ hình chi tiêu thuế, các khoản khấu trừ y tế và từ thiện là không phù hợp.
Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân là tính lũy tiến, đảm bảo cơng bằng xã hội,
người có thu nhập cao sẽ phải nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp, cùng một thu
nhập người có mức giảm trừ cao hơn sẽ phải đóng thuế ít hơn. Nếu như thuế thu nhập
cá nhân đánh trên tổng thu nhập của cá nhân, người nộp thuế không được khấu trừ
4Thomas D. Griffith (1989), Theories of Personal Deductions in the Income Tax, Hastings Law Journal Volume 40



những khoản chi tiêu của mình hay của gia đình thì sẽ dẫn đến trường hợp người độc
thân cũng đóng thuế như người có gia đình trong khi người có gia đình phải chi tiêu
nhiều hơn, chịu nhiều trách nhiệm hơn. Ngồi ra, các khoản chi tiêu khơng được trừ
thuế sẽ khiến cho cá nhân có xu hướng chi tiêu thoải mái vào những khoản chi nhỏ hơn
là tiết kiệm vào những khoản chi lớn.5 Mặt khác, việc cá nhân khơng được khấu trừ chi
phí trong khi doanh nghiệp thì được trừ sẽ khiến cho mọi người có xu hướng lập cơng ty
để phải nộp thuế ít hơn. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế
(giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp), đi ngược với mục tiêu cơng bằng
của chính sách thuế.
Nhằm đảm bảo chính sách động viên một cách hợp lý, cơng bằng, góp phần nâng
cao đời sống của người nộp thuế, tạo động lực khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao
động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập, làm giàu chính đáng, thúc đẩy cải cách
hành chính, nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý thu thuế, tính tuân thủ pháp luật về thuế,
các nước đều áp dụng chính sách cho phép người nộp thuế được khấu trừ một số chi phí
thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của bản thân người nộp thuế và những người mà họ có
trách nhiệm ni dưỡng trước khi tính thuế. Điều này cũng tương tự như cách thức xác
định thuế thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp được trừ các khoản chi phí hợp lý
trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ phải tính thuế thu nhập trên phần
lợi nhuận đạt được.
Chính sách khấu trừ thuế xuất phát từ việc con người cần phải được đảm bảo các
điều kiện vật chất, tinh thần nhằm đáp ứng các nhu cầu tồn tại của bản thân đồng thời
tạo điều kiện cho họ thực hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Người
nộp thuế trước khi muốn đóng thuế thì bản thân họ và gia đình phải được đảm bảo các
nhu cầu thiết yếu như ăn mặc, học hành, đi lại, giải trí, chăm sóc sức khỏe,...Nếu cá
nhân phải nộp thuế ngay từ những đồng thu nhập đầu tiên nhận được thì phần thu nhập
cịn lại sau khi đóng thuế có khả năng khơng thể duy trì các nhu cầu sống thiết yếu cho
bản thân và những người mà họ có trách nhiệm ni dưỡng, chất lượng cuộc sống
không được đảm bảo, động lực làm việc, lao động giảm dần, người nộp thuế nảy sinh
tâm lý che dấu thu nhập, khai thiếu, khai thấp để trốn thuế. Về phía Nhà nước có thể xảy
5Lê Nết (2006), Kinh t ế Luật, Nhà xuất bản Tri Thức, TP. Hồ Chí Minh, trang 169



ra tình trạng lợi bất cập hại, ban đầu thu được thuế nhưng dần dần nguồn thu bị suy
giảm, đồng thời cịn phải thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo điều kiện sống
tối thiểu cho người dân. Chính vì vậy khấu trừ thuế là một quy định quan trọng trong
quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm bảo tính cơng bằng xã hội, điều tiết thu nhập,
thu hẹp sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, ổn định kinh tế - chính trị.
1.1.1.

Khái niệm về khấu trừ thuế trong thu nhập chịu thuế
Khái niệm khấu trừ thuế (tax deduction) được định nghĩa như sau:
- Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge, khấu trừ thuế là một số tiền hoặc chi phí

có thể được trừ vào thu nhập của ai đó trước khi tính toán số tiền thuế họ nợ “an
amount or cost that can be subtracted from someone's income before calculating how
much tax they owe”6.
- Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (Internal Revenue Service - IRS) cũng đưa ra một định
nghĩa tương tự như Từ điển Cambridge, đó là việc trừ các khoản được khấu trừ vào thu
nhập trước khi tính số thuế phải nộp “Subtract tax deductions from your income before
you figure the amount of tax you owe”.7
- Julia Kagan (2019) cho rằng khấu trừ thuế là việc một số tiền hoặc khoản chi
phí được trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm trước khi tính thuế thu nhập cá nhân, qua
đó làm giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.8
Khấu trừ thuế là một hình thức ưu đãi thuế, cùng với các khoản miễn thuế và tín
dụng thuế. Sự khác biệt giữa các khoản khấu trừ, miễn và tín dụng là các khoản khấu trừ
và miễn trừ đều làm giảm thu nhập chịu thuế, trong khi tín dụng trực tiếp làm giảm số
thuế phải nộp.
Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam
cũng có một thuật ngữ được định nghĩa tương tự như khái niệm khấu trừ thuế nêu trên
gọi là các khoản giảm trừ. Theo đó, các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào thu

nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền
6 />7 />8Julia Kagan (2019), Tax Deduction Definition, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 8 năm 2019
từ< />

công.
Khấu trừ thuế, giảm trừ thuế hay các khoản giảm trừ theo quan điểm của tác giả
là việc một khoản tiền hay một khoản chi phí được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá
nhân trước khi xác định số thuế mà cá nhân đó phải nộp. Đây là một biện pháp ưu đãi
thuế, giảm trừ thu nhập chịu thuế của người nộp thuế qua đó làm giảm số thuế họ phải
nộp. Thơng qua các hình thức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước thực hiện
chính sách an sinh xã hội, vừa đảm bảo cuộc sống của người nộp thuế nhưng cũng tạo
điều kiện để họ thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
1.1.2.

Mục tiêu cơng bằng trong chính sách thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, điều tiết trực tiếp vào thu nhập chịu thuế

của cá nhân trong kỳ tính thuế, người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế. Thuế thu
nhập cá nhân có độ nhạy cảm cao do tác động trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế
và những người liên quan. Một trong những mục tiêu của chính sách thuế thu nhập cá
nhân là đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế, bao gồm công bằng theo chiều
dọc và công bằng theo chiều ngang.
Thuế thu nhập cá nhân được xem là công bằng theo chiều ngang nếu các cá nhân
khi xét về mọi mặt là như nhau được đối xử ngang nhau về nghĩa vụ thuế hay nói cách
khác những người có khả năng ngang nhau trong việc gánh chịu thuế cần phải đóng một
khoản thuế như nhau. Cơng bằng theo chiều ngang cịn liên quan tính trung lập về thuế
vì nó bảo vệ người nộp thuế khỏi sự phân biệt đối xử tùy tiện, bất công nghĩa là nếu hai
cá nhân được hưởng lợi như nhau trước thuế, thì họ nên được hưởng lợi như nhau sau
thuế, những người có cùng hồn cảnh cần được đối xử về thuế như nhau. Hai cá nhân có
mức độ giàu có như nhau khi chưa nộp thuế, phải chịu điều tiết về nghĩa vụ thuế như

nhau và sau khi nộp thuế họ vẫn phải giàu có như nhau. Chẳng hạn như trường hợp hai
người có cùng thu nhập nhưng một người khơng có nghĩa vụ ni dưỡng ai cả trong khi
người cịn lại phải ni cha mẹ, con cái mà hai người phải nộp thuế như nhau là không
phù hợp, không chỉ tác động tiêu cực đến bản thân người nộp thuế mà còn ảnh hưởng
đến cuộc sống của những người phụ thuộc.
Chính sách Thuế thu nhập cá nhân tại nhiều nước khơng tính thuế dựa trên tồn


bộ thu nhập của người nộp thuế mà dựa theo thu nhập chịu thuế, đó là thu nhập có tính
đến các khoản giảm trừ hay cho phép loại trừ một số khoản chi phí cho cá nhân người
nộp thuế.9 Cơ chế giảm trừ gia cảnh hoặc giảm trừ một số khoản chi phí khi xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là một trong những cách thức để đảm bảo công
bằng theo chiều ngang. Việc áp dụng các khoản giảm trừ khi xác định thuế thu nhập cá
nhân xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, chi phí để tạo ra thu nhập của mỗi cá nhân là khác nhau. Thu nhập,
điều kiện sống khác nhau thì nhu cầu chi tiêu của từng cá nhân cũng là khác nhau. Giá
cả sinh hoạt tại khu vực sinh sống cũng tác động lớn đến chi phi sinh hoạt của cá nhân,
cá nhân sống ở khu vực thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn có mức sống và chi phí
sinh hoạt cao hơn khu vực nơng thơn.
- Thứ hai, khả năng nộp thuế của mỗi người là khác nhau. Người nộp thuế ở
những vị trí, hồn cảnh khác nhau thì khả năng nộp thuế cũng khác nhau, hai người nộp
thuế có thu nhập tương đương nhau nhưng một người phải nuôi dưỡng nhiều người phụ
thuộc hơn, chi phí sinh hoạt cao hơn thì khả năng nộp thuế thấp hơn người còn lại.
- Thứ ba, thực hiện mục tiêu điều tiết hành vi tiêu dùng của người nộp thuế theo
định hướng của Nhà nước. Bằng việc giảm trừ một số khoản chi phí của người nộp thuế
như chi tiêu cho giáo dục, chăm sóc con cái, chi phí y tế,... Nhà nước thực hiện chính
sách điều tiết hành vi tiêu dùng, khuyến khích, thúc đẩy người dân chi tiêu các loại hàng
hóa cơng cộng có tác động tích cực cho xã hội.
Việc áp dụng các khoản giảm trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nhằm đảm bảo
nguyên tắc công bằng giữa những người nộp thuế, những người có tình trạng kinh tế,

điều kiện như nhau được đối xử ngang nhau về nghĩa vụ thuế, thực hiện mục tiêu ổn
định kinh tế, chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, khi xác định thu nhập chịu thuế theo
cách này sẽ làm phát sinh yêu cầu kiểm soát các nguồn thu nhập, các khoản giảm trừ,
các chi phí có liên quan đến việc tạo ra thu nhập, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo tính
hiệu quả và đơn giản trong công tác quản lý thuế. Việc quản lý nguồn thu nhập hiện nay
9Trương Bá Tuấn (2017), Cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hướng tới mục tiêu tái cấu
trúc ngân sách nhà nước, truy cập lần cuối ngày 12 tháng 6 năm 2019 từ
< />&dID=119562&_afrLoop=54024939340186627#!%40%40%3FdID%3D119562%26_afrLoop%3D5402493
9340186627%26dDocName%3DMOFUCM114640%26_adf.ctrl-state%3D1b77ydddkc_19>


ở nước ta gặp nhiều khó khăn do khơng kiểm soát được hết các khoản thu nhập của các
cá nhân, trong khi nguồn hình thành thu nhập cá nhân quá đa dạng và phức tạp. Đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền cơng thì có thể kiểm sốt được qua đơn vị chi trả thu nhập
nhưng với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc
lập hay thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì cơ quan thuế khó xác định và kiểm
soát chặt chẽ do đặc điểm nền kinh tế nước ta là nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, rất
nhiều khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt. Mặt khác, các nguồn thu
nhập khơng chính thức, các hoạt động kinh tế ngầm diễn ra ngày càng nhiều, cũng nảy
sinh những khó khăn, phức tạp khi quản lý thu nhập của người dân. Tình trạng này dẫn
đến thất thu thuế cho Nhà nước và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế
khi nhiều người có thu nhập cao nhưng lại khơng phải đóng thuế hoặc đóng ít hơn
người có thu nhập thấp. Vì vậy, cần có cơ chế kiểm sốt chặt chẽ các nguồn thu nhập,
thúc đẩy các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong tồn bộ nền kinh tế quốc
dân, hướng đến quản lý thu nhập cá nhân qua hệ thống ngân hàng, đảm bảo sự công
bằng xã hội trong vấn đề đóng thuế.
Nếu như cơng bằng theo chiều ngang là việc những người có cùng điều kiện,
hồn cảnh được đối xử ngang nhau về nghĩa vụ thuế thì đối với cơng bằng theo chiều
dọc, những người có khả năng, thu nhập khác nhau cần phải được áp dụng những khoản
thuế khác nhau, những người trước khi nộp thuế giàu hơn thì phải nộp nhiều thuế hơn.

Cơng bằng theo chiều dọc tác động đến phân phối lại của cải và khuyến khích một hệ
thống thuế trong đó những người có thu nhập cao, hoặc những người có quyền tiếp cận
với nhiều nguồn lực hơn, phải trả nhiều thuế hơn những người có thu nhập thấp.
Cơng bằng theo chiều dọc thường được thể hiện thơng qua tính lũy tiến của biểu
thuế thu nhập cá nhân, thu nhập càng nhiều thì mức thuế suất càng cao. Tuy nhiên, việc
xác định ai là người phải nộp thuế nhiều hơn và nhiều hơn ở mức nào là câu hỏi không
dễ giải quyết đối với các nhà làm luật. Trên phương diện lý thuyết, có ba căn cứ có thể
được sử dụng để xác định ai sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, đó là khả năng nộp thuế, tiêu
dùng và lợi ích10. Trong đó, việc đánh thuế dựa theo khả năng nộp thuế là cách thức
10Trương Bá Tuấn (2017), Cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hướng tới mục tiêu tái cấu
trúc ngân sách nhà nước, truy cập lần cuối ngày 12 tháng 6 năm 2019 từ
< />

được nhiều quốc gia áp dụng nhất. Khi tiếp cận theo cách này, người nào có thu nhập
cao hơn sẽ phải đóng thuế nhiều hơn. Cơng bằng theo chiều dọc sẽ giúp thu hẹp khoảng
cách giàu nghèo, khoản thuế do những người có thu nhập cao đóng được Nhà nước sử
dụng để thực hiện các chương trình phúc lợi cơng ích chung cho người dân như phát
triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho y tế, giáo dục,..nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng
khả năng tiếp cận với các cơ hội và các nguồn lực phát triển, thực hiện các chính sách
phúc lợi, an sinh xã hội.
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm
các loại thu nhập sau: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu
nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất
động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhận thừa kế là
chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài
sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
1.2.

Nguyên tắc, phương thức, điều kiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Khấu trừ thuế hay giảm trừ là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi


tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Việc thực hiện giảm trừ phải tuân theo những nguyên tắc, phương thức và điều kiện
nhất định.
1.2.1.

Nguyên tắc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Các khoản khấu trừ thuế hay giảm trừ thuế Thuế thu nhập cá nhân được thực

hiện theo những nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền cơng, các thu nhập cịn lại người nộp thuế không được khấu trừ. Trước đây,
theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, các khoản khấu trừ được áp
dụng cho cả thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền cơng. Trường hợp cá
nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng thì
được khấu trừ một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công. Tuy
&dID=119562&_afrLoop=54024939340186627#!%40%40%3FdID%3D119562%26_afrLoop%3D5402493
9340186627%26dDocName%3DMOFUCM114640%26_adf.ctrl-state%3D1b77ydddkc_19>


nhiên từ ngày 01/01/2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm
2014 có hiệu lực đã bãi bỏ quy định về khấu trừ cho cá nhân kinh doanh11.
Hệ thống thuế thu nhập có thể được thiết lập trên cơ sở toàn bộ hay riêng biệt,
mặc dù trong thực tế, hầu hết các hệ thống thuế thu nhập tồn bộ đều có đặc điểm của
hệ thống thuế riêng biệt và một số hệ thống thuế thu nhập riêng biệt có những đặc điểm
của hệ thống thuế toàn bộ.12 Thuế thu nhập toàn bộ cộng tất cả các nguồn thu nhập phát
sinh của cá nhân để tính thuế và có một biểu thuế chung cho tồn bộ thu nhập. Ngược
lại, thuế thu nhập riêng biệt tính riêng từng thu nhập và có thuế suất riêng cho từng
nguồn thu nhập khác nhau. Thuế thu nhập riêng biệt có lợi thế là dễ dàng quản lý,
khơng cần có hệ thống quản lý thuế phức tạp, phù hợp với những nước đang phát triển

như Việt Nam. Một lợi thế nữa đó là thuế thu nhập riêng biệt cho phép Nhà nước thực
hiện chính sách thúc đẩy phát triển ngành nghề, phát triển lĩnh vực ưu tiên bằng cách
đặt ra mức thuế suất khác nhau đối với các nguồn thu nhập khác nhau như việc đánh
thuế nhẹ hơn vào thu nhập từ lao động, đầu tư vốn, đánh thuế cao vào thu nhập từ thừa
kế, trúng thưởng,...Chính sách thuế thu nhập cá nhân của nước ta hiện đang áp dụng
theo cơ chế riêng biệt, mỗi loại thu nhập có thuế suất và cách tính riêng. Việc áp dụng
cơ chế quản lý thuế riêng biệt ở nước ta cho đến thời điểm hiện tại phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước, cách thức quản lý của cơ quan Nhà nước, ý thức và
khả năng thực thi pháp luật thuế của người dân, giúp cơ quan Nhà nước quản lý theo
từng nguồn phát sinh thu nhập, kịp thời đưa ra những điều chỉnh thích hợp khi thực tiễn
có sự thay đổi, người nộp thuế cũng dễ dàng trong việc kê khai, tính và nộp thuế khi có
phát sinh thu nhập.
Các khoản khấu trừ hay giảm trừ thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng cho thu nhập
từ tiền lương, tiền công xuất phát từ việc thu nhập từ tiền lương, tiền cơng là nguồn thu
nhập chính, thường xuyên của đại bộ phận người dân. Người lao động làm việc và
hưởng lương từ các tổ chức, đơn vị là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội, thuế thu
11Khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014
12Janet Stotsky, Cẩm nang chính sách thuế, phần 1: Cơ sở thuế thu nhập cá nhân, do Nguyễn Văn Phúc dịch,
Nguyễn Trọng Hồi hiệu đính, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2010 - 2012, trang
1, trích trong tài liệu do Parthasarathi Shome biên tập, Cẩm nang chính sách thuế (Washington, D.C.: Quỹ Tiền tệ
Quốc tế, 1995), trang 121-136.


nhập cá nhân từ các đối tượng này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu thuế
thu nhập cá nhân. Đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết thu nhập, thực hiện
công bằng xã hội, người nào có mức thu nhập cao hơn sẽ phải nộp thuế nhiều hơn và
ngược lại. Phương thức được nhiều quốc gia áp dụng hiện nay là biểu thuế suất lũy tiến
từng phần đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Việc áp dụng biểu thuế lũy tiến phù
hợp với mục tiêu của thuế thu nhập cá nhân, không cào bằng giữa những người nộp
thuế. Bên cạnh việc thu thuế, Nhà nước cũng tạo điều kiện để người nộp thuế không

cảm thấy gánh nặng về thuế bằng việc giảm trừ các khoản chi phí phục vụ cuộc sống
hàng ngày, giúp người lao động có điều kiện tái tạo sức lao động, khuyến khích người
lao động tích cực làm việc, tăng năng suất, chất lượng công việc. Khấu trừ thuế áp dụng
cho cá nhân làm công, ăn lương phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống thuế thu
nhập cá nhân riêng biệt ở nước ta hiện nay, có sự phân biệt giữa từng loại hình thu nhập
vì nếu giảm trừ cho tất cả các khoản thu nhập sẽ dẫn đến tình trạng trùng lặp, người nộp
thuế được giảm trừ nhiều lần nếu phát sinh nhiều hoạt động, nhiều thu nhập khác nhau,
tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người nộp thuế và thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Thu nhập từ kinh doanh cũng là một nguồn thu nhập chính của nhiều người dân.
Cá nhân kinh doanh là một chủ thể đặc biệt của pháp luật Việt Nam, phát sinh hoạt động
sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm pháp lý theo tư cách cá nhân. Trước đây theo
Thơng tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân kinh doanh có hai phương pháp tính thu nhập chịu
thuế: đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế tốn, hóa đơn,
chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân khơng kinh doanh thì thu nhập chịu
thuế trong kỳ tính thuế bằng doanh thu nhân với tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định (7%,
12%, 15% và 30% tùy theo ngành nghề); trường hợp cá nhân kinh doanh thực hiện đầy
đủ chế độ kế tốn hóa đơn, chứng từ thì thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế sẽ bằng
doanh thu tính thuế trừ các khoản chi phí hợp lý được trừ. Thu nhập tính thuế được xác
định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ. Đến kỳ tính thuế năm 2015, thống
nhất một cách tính thuế và bãi bỏ quy định giảm trừ gia cảnh cho cá nhân kinh doanh.
Cá nhân nộp thuế dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân với các
mức thuế suất 0.5%, 1%, 1.5%, 2% và 5%. Mức thuế suất áp dụng theo Thông tư


92/2015/TT-BTC thấp hơn nhiều so với thuế suất quy định tại Thông tư 111/2013/TTBTC do các nhà làm luật đã tính ln các khoản giảm trừ của người nộp thuế. Theo Vụ
Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế), mục đích của việc tách riêng thu nhập
từ kinh doanh khơng tính giảm trừ gia cảnh là giúp người nộp thuế thuận tiện trong kê
khai và nộp thuế. Còn quy định mức thuế cụ thể đối với thu nhập tính thuế từ kinh
doanh trong luật là để đảm bảo tính minh bạch của chính sách.13
Luật thuế thu nhập cá nhân đã xác định về thu nhập từ tiền lương, tiền công như

14

sau :
Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
+ Tiền lương, tiền cơng và các khoản có tính chất tiền lương, tiền cơng;
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của
pháp luật về ưu đãi người có cơng; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy
hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột
xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất
hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang
tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác khơng mang tính chất tiền
lương, tiền cơng theo quy định của Chính phủ.
- Thứ hai, các khoản khấu trừ, giảm trừ chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu
nhập chịu thuế phát sinh trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam khơng phân biệt nơi trả và
nơi nhận thu nhập.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây15:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc
tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
13Lê Thanh (2014), Thu nhập từ kinh doanh không tính giảm trừ gia cảnh, truy cập lần cuối ngày 30 tháng
11 năm 2019 từ < />14Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
15Khoản 2 Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP


+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú
hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn, thời hạn của các
hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định trên

nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân
khơng chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư
trú tại Việt Nam.
Cá nhân không đáp ứng được một trong các điều kiện trên là cá nhân không cư
trú, không được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân cư trú là công dân của một nước hoặc là những cá nhân sinh sống làm
việc lâu dài trên lãnh thổ của nước đó, có nghĩa vụ và quyền lợi trong việc đóng góp cho
ngân sách, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội của quốc gia đó chính vì vậy họ
được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân như là một biện pháp giảm bớt
gánh nặng về thuế và đảm bảo công bằng xã hội. Mặt khác một người là cá nhân khơng
cư trú của quốc gia này có thể đã là cá nhân cư trú của một quốc gia khác và được giảm
trừ gia cảnh tại nơi họ cư trú.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, xu hướng dịch chuyển lao động giữa các
quốc gia ngày càng phổ biến, một cá nhân có thể là cá nhân cư trú của nhiều quốc gia,
việc xác định cá nhân đó là cá nhân cư trú của quốc gia nào và được giảm trừ ra sao là
một vấn đề được đặt ra. Trường hợp cá nhân là người Việt Nam đang làm việc tại nước
ngồi, có nơi ở thường xun tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183
ngày trong năm tính thuế thì cá nhân được lựa chọn việc xác định tình trạng cư trú của
tại Việt Nam. Nếu cá nhân chứng minh là đối tượng cư trú tại quốc gia đang làm việc
theo quy định của nước đó thì cá nhân được xác định là khơng cư trú tại Việt Nam và kê
khai thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại Việt Nam theo thuế suất tồn
phần. Ngược lại, cá nhân khơng chứng minh được là đối tượng cư trú của quốc gia đang
làm việc thì cá nhân được xác định là cư trú tại Việt Nam, có trách nhiệm kê khai thu
nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam (nếu có)
theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.


1.2.2.

Phương thức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập chịu thuế được định nghĩa bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản giảm

thuế. Các hệ thống thuế thu nhập khác nhau thì cách thức giảm trừ cũng khác nhau từ
tổng thu nhập đến thu nhập chịu thuế. Giảm thuế có thể có các hình thức như điều
chỉnh, khấu trừ, miễn thuế, trợ cấp và tín dụng 16. Điều chỉnh thu nhập là các khoản giảm
thuế mà mọi cá nhân đều được hưởng ví dụ như các khoản đóng góp lương hưu, người
nộp thuế có thể loại ra khỏi tổng thu nhập của họ bằng đúng số lượng các khoản đóng
góp này.
Khấu trừ thuế là các khoản khấu trừ làm giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
bằng cách trừ vào thu nhập chịu thuế của họ các khoản chi phí mà người nộp thuế phải
chịu trong năm. Các khoản khấu trừ thuế được chia thành hai loại: khấu trừ tiêu chuẩn
và khấu trừ từng khoản. Một số hệ thống thuế áp dụng cả hai hình thức khấu trừ nhưng
cũng có trường hợp người nộp thuế được chọn phương pháp mà họ cho là có lợi nhất.
Số tiền khấu trừ tiêu chuẩn là số tiền được quy định cụ thể và được trừ vào thu nhập
chịu thuế trong năm, có thể thay đổi theo năm và đặc điểm của người nộp thuế. Các
khoản khấu trừ từng khoản có sự khác biệt giữa các quốc gia nhưng có thể bao gồm các
khoản như chi phí giáo dục, y tế, đóng góp cho hoạt động từ thiện, đóng góp quỹ lương
hưu,...Các khoản khấu trừ được hạng mục hóa nói chung thường có lợi cho người nộp
thuế có thu nhập cao hơn là người nộp thuế có thu nhập thấp bởi vì người nộp thuế có
thu nhập cao thường chi tiêu các khoản này nhiều hơn, gánh chịu nhiều chi phí hơn. Do
đó trong một số trường hợp, các khoản khấu trừ này sẽ bị giới hạn hạn mức được khấu
trừ, chỉ được khấu trừ đầy đủ khi vượt quá một ngưỡng nào đó hoặc chỉ được khấu trừ
phần vượt ngưỡng.
Theo từ điển Cambridge, tín dụng thuế (tax credit) được định nghĩa là một khoản
tiền mà người nộp thuế có thể trừ vào các khoản thuế phải nộp 17. Trong các hình thức
giảm thuế thì tín dụng thuế có lợi hơn cho người nộp thuế. Vì khơng giống như các
16 Janet Stotsky, Cẩm nang chính sách thuế, phần 1: Cơ sở thuế thu nhập cá nhân, do Nguyễn Văn Phúc dịch,
Nguyễn Trọng Hoài hiệu đính, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2010 - 2012, trang
3, trích trong tài liệu do Parthasarathi Shome biên tập, Cẩm nang chính sách thuế (Washington, D.C.: Quỹ Tiền tệ
Quốc tế, 1995), trang 121-136.

17 />

×