Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.59 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ DIỄM

THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO
ĐỐI VỚI HÀNG HĨA THEO CƠNG ƯỚC VIÊN 1980
VỀ MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••

TP. HỒ CHÍ MINH - 2020

‘ĩ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ DIỄM

THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO
ĐỐI VỚI HÀNG HĨA THEO CƠNG ƯỚC VIÊN 1980
VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÀNH QUỐC TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO
ĐỐI VỚI HÀNG HĨA THEO CƠNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG


HĨA QUỐC TẾ” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn
của PGS.TS. Bành Quốc Tuấn. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới
thời điểm này. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu
đầy đủ.

TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ DIỄM


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CISG

Tiếng Anh

Tiếng Việt

United Nations Convention Công ước Viên năm 1980 về mua
on Contracts for The bán hàng hóa quốc tế

International Sale Of Goods

PICC

Incoterms

Principles of International

Nguyên tắc hợp đồng thương mại

Commercial Contracts

quốc tế

International Commercial

Các quy tắc của ICC về sử dụng

Terms

các điều kiện thương mại quốc tế
và nội địa

ESOG 1979

England Sale of Goods
1979

Luật mua bán hàng hóa của Anh


UCC

Uniform Commercial Code

Bộ luật thương mại đồng nhất

1964 Hague

Convention Relating to a Công ước Lahaye năm 1964

Formation

Uniform

Convention

Formation of Contracts for

Law

on

năm 1979

The

The International Sale of
Goods (The Hague, 1964)
ICC


International Chamber of

Phòng Thương mại quốc tế

Commerce
UCP 600

The Uniform Customs and

Quy tắc thực hành thống nhất tín

Practice for Documentary

dụng chứng từ

Credits
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................4
MỤC LỤC................................................................................................................ 5


MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................3
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài.........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài .................................5
7. Bố cục của luận văn ............................................................................5

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TÉ........................6
1.1. Khái quát về chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng
hóa quốc tế..............................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của mua bán hàng hóa quốc tế ..................6
1.1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế...................................6
1.1.1.2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa quốc tế .............................7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của rủi ro ...............................................12
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro ...................................................................12
1.1.2.2. Đặc điểm của rủi ro...............................................................14
1.1.3. Rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế ..................................15
Khái niệm rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế.................15
1.1.3.2. Các dạng rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế ...............16
1.1.4. Chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế
18
1.2. Khái quát về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua
bán hàng hóa quốc tế .......................................................................................20
1.2.1. Khái niệm thời điểm chuyển rủi ro ...........................................20
1.2.2. Đặc điểm của thời điểm chuyển rủi ro .....................................21
1.2.3. Ý nghĩa của việc xác định thời điểm chuyển rủi ro ..................26
1.3. Nguồn luật điều chỉnh về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa
trong mua bán hàng hóa quốc tế .....................................................................28
1.3.1. Tập quán thương mại quốc tế....................................................29
1.3.2. Điều ước quốc tế ......................................................................31
1.3.3. Pháp luật quốc gia ....................................................................32
1.3.3.1. Pháp luật các nước .............................................................33
I.3.3.2. Pháp luật Việt Nam..............................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................36
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ
THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRONG MUA BÁN

HÀNG HÓA QUỐC TÉ VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM ................................................................................................37
2.1.

Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa


quốc tế theo Công ước Viên 1980 .....................................................................37
2.1.1. Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao
hàng xác định..................................................................................................41
2.1.2. Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng
xác định ..........................................................................................................47
2.1.3.

Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa trên

đường vận chuyển ............................................................................................49
2.1.4. Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hóa chưa được đặc
định hóa ............................................................................................................ 52
2.1.5. Các trường hợp khác .................................................................57
2.2. Kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam về thời điểm
chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế ..............59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................67
KẾT LUẬN............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................1
PHỤ LỤC................................................................................................................. 6


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn, tăng
cường quá trình giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính
trị, văn hóa, giáo dục, y tế, năng lượng và các lĩnh vực khác. Trong đó, đáng chú ý là
hợp tác trong hoạt động thương mại, cụ thể là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
vì đây là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia vào giao dịch mua
bán hàng hóa nói riêng cũng như góp phần phát triển kinh tế các quốc gia nói chung.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, khi giao kết hợp đồng mỗi bên khó có thể
áp đặt pháp luật quốc gia mình để điều chỉnh hợp đồng, thơng thường các bên thỏa
thuận chọn luật chung áp dụng cho hợp đồng để thực hiện những quyền và nghĩa vụ
theo hợp đồng và để đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho cả hai bên. Chính vì thế,
các bên thường xem xét áp dụng tập quán pháp hoặc điều ước quốc tế như là giải
pháp thay thế cho pháp luật quốc gia, mà điều này có thể gây bất lợi hơn cho một
trong hai bên tham gia giao dịch. Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế
là điều ước quốc tế được các bên tham gia ưu tiên chọn áp dụng vì đây là quy định
khá phổ biến, ngày càng được sử dụng rộng rãi, đem lại nhiều lợi ích cho các quốc
gia nói chung và các thương nhân của các quốc quốc gia này nói riêng và được hầu
hết các quốc gia có nền kinh tế vững chắc và hùng mạnh tham gia là thành viên của
Công ước này.
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế mang lại các lợi ích kinh tế nhưng cũng
ln tiềm ẩn những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất, ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hiệu quả kinh tế, xã hội của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền
kinh tế của các bên tham gia. Rủi ro đối với hàng hóa ln tồn tại song hành và có
mối quan hệ tương tác với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng như hoạt động
kinh doanh thương mại quốc tế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định thời điểm
chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế, từ đó có thể xác
định trách nhiệm của các bên tham gia cũng như phòng ngừa và giảm thiểu những
rủi ro này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, góp



2

phần vào tăng trưởng kinh tế. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện chúng ta đang phải đối mặt với
nhiều rủi ro như hiện nay, chính vì thế tác giả chọn đề tài “Thời điểm chuyển rủi ro
đối với hàng hóa theo Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình. Qua đó tác giả có thể phân tích các quy định của Cơng
ước Viên 1980 về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật Việt
Nam về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả luận văn biết được một số cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề mà tác giả đang thực hiện, cụ thể:
- Cơng trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên - eureka lần thứ 6 (2004),
“Thời điểm chuyển quyền sở hữu và di chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng
hóa ngoại thương”, Tp. Hồ Chí Minh. Một trong các điểm sáng đó là cơng trình
nghiên cứu phân tích quy định của Cơng ước Viên 1980 về thời điểm di chuyển rủi
ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng. Cơng trình này thực sự rất có giá trị
tham khảo đối với tác giả vì liên quan trực tiếp đến đề tài “Thời điểm chuyển rủi ro
đối với hàng hóa theo Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế” mà tác giả
đang thực hiện.
- Phan Văn Mạnh (2012), “Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu và
chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa”, luận văn thạc sĩ
luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã khái quát về chuyển rủi
ro đối với hàng hóa, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và đưa ra được các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa. Qua đó tác
giả có kiến thức tổng quát, lý luận về chuyển rủi ro đối với hàng hóa.
- Nguyễn Thị Mai (2014), “Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc
tế”, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình này

đi vào phân tích các quy định của Cơng ước Viên 1980, giúp cho tác giả hệ thống
được các quy định tại từng phần của bản Công ước, đây là cơ sở nền tảng để đi vào


3

từng phần riêng, mà cụ thể là chương IV, chuyển rủi ro.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp hệ thống cơ sở lý luận chuẩn
mực và toàn diện cũng như đưa ra những đánh giá quan trọng về vấn đề “Thời điểm
chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa
quốc tế” tạo sự đa dạng về nguồn tài liệu để tác giả nghiên cứu, cũng đồng thời tạo
cơ sở lý luận để đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt
Nam về xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa
quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của Công ước
Viên 1980 về xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng
hóa quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu: Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán
hàng hóa quốc tế là một đề tài rộng. Trong khn khổ một luận văn thạc sỹ, đề tài
tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề chính liên quan đến thời điểm
chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế theo Cơng ước Viên
1980, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật Việt Nam. Từ đó, tác
giả luận văn đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thời điểm
chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế.
Các vấn đề khác liên quan đến đề tài thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa
theo Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế như khái quát về mua bán
hàng hóa quốc tế, cũng như trích dẫn quy định pháp luật luật quốc gia về vấn đề này,
tác giả chỉ nghiên cứu ở mức độ làm cơ sở, nền tảng lý luận chung phục vụ cho việc
làm sáng tỏ các vấn đề trong phạm vi đề tài nghiên cứu.

4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong
mua bán hàng hóa quốc tế.
Hai là, phân tích, đánh giá các quy định của Công ước Viên 1980 về thời
điểm chuyển rủi ro, xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo từng


4

trường hợp cụ thể và từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật
Việt Nam về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc
tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để giải quyết toàn bộ nội dung khoa học. Nghiên cứu các vấn đề lý luận
chung về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế,
nội dung điều chỉnh của Công ước Viên 1980 về vấn đề xác định thời điểm chuyển
rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế, xác định thời điểm chuyển
rủi ro đối với hàng hóa theo từng trường hợp cụ thể, và đưa ra những kiến nghị góp
phần hồn thiện pháp luật Việt Nam về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa
theo trong mua bán hàng hóa quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp được xem
là phương pháp chủ yếu trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, hướng đến mục tiêu
trình bày các vấn đề lý luận chung về chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán
hàng hóa quốc tế và nội dung điều chỉnh của Công ước Viên 1980 về việc xác định
thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh
đó, luận văn cịn kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác như liệt kê, so sánh,
đối chiếu được sử dụng để xác định các thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa
theo các trường hợp cụ thể cũng như khi liên hệ đến pháp luật Việt Nam, từ đó đưa
ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam.



6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở kết quả của các cơng trình nghiên cứu, bài báo
khoa học, sách báo về vấn đề xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo
Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, luận văn là sự tiếp tục kế thừa
các giá trị của các công trình, bài báo khoa học. Qua những nội dung đã nghiên cứu
và trình bày trong luận văn, những vấn đề lý luận chung về thời điểm chuyển rủi ro
đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế, cũng như phân tích các quy định
trong Cơng ước Viên 1980 về vấn đề xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng
hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế đã được tác giả phân tích chi tiết hơn và có sự
tham khảo pháp luật một số quốc gia.
Ý nghĩa thực tiễn: Bên cạnh nghiên cứu về lý luận, tác giả đưa ra một số kiến
nghị góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam về thời điểm chuyển rủi ro đối với
hàng hóa đối với các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
7. Bố cục của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương:

> Chương 1: Lý luận chung về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa
trong mua bán hàng hóa quốc tế.

> Chương 2: Nội dung điều chỉnh của Công ước Viên 1980 về thời điểm
chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế và kiến nghị góp
phần hồn thiện pháp luật Việt Nam.


CHƯƠNG 1 :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TÉ

1.1. Khái quát về chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng
hóa r r
ẠJẠ
quốc tế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế
Thương mại quốc tế giúp thị trường các nước mở rộng hơn, chúng ta có thể
mua các hàng hóa và dịch vụ mà nước mình khơng có, điều đó mang đến cho người
tiêu dùng nhiều sự lựa chọn các sản phẩm chất lượng và hợp túi tiền của mình, như
việc chọn mua một chiếc xe hơi của Nhật Bản hoặc Đức, hay là chọn mua đồ điện tử
của Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa bao gồm hàng hóa hữu hình và
hàng hóa vơ hình, và dịch vụ giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang
giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên. Thương mại quốc tế về hàng hóa là hình thức
thương mại trong đó diễn ra việc mua bán, trao đổi các sản phẩm, hàng hóa thể hiện
dưới dạng vật chất hữu hình. Ví dụ như trao đổi gạo, nơng sản, nguyên liệu, nhiên
liệu, thiết bị, máy móc v.v là những lĩnh vực quan trọng trong thương mại quốc tế về
mua bán hàng hóa. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu trao đổi, mua
bán hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, đặc biệt trong xu thế hội nhập
hiện nay thì việc mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có
nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa
thuận.1
Mua bán hàng hóa quốc tế là một trong các hoạt động thương mại quốc tế và
có thể định nghĩa như sau: “Mua bán hàng hóa quốc tế là mua bán hàng hóa được
1Khoản 8, Điều 3, Luật Thương mại 2005.


thực hiện giữa bên bán và bên mua có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác

nhau.'”2 Như vậy có thể hiểu mua bán hàng hóa quốc tế là sự trao đổi hàng hóa diễn
ra giữa các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau, tính quốc tế là các
bên tham gia có trụ sở ở các nước khác nhau, tính quốc tế ở đây không phải là yếu tố
quốc tịch, và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế khơng phụ thuộc vào địa điểm
thực hiện hợp đồng cũng như có hay khơng việc dịch chuyển hàng hóa qua biên giới.
1.1.1.2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa quốc tế3
Chủ thể: Chủ thể của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là
các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Điều đó có nghĩa, bên bán và
bên mua phải có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau chứ không phải trong
phạm vi một nước.
Nếu bên mua và bên bán đều có trụ sở thương mại ở cùng một nước mà tham
gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau thì đó là hợp đồng mua bán hàng
hóa trong nước. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại thì sẽ tính đến trụ sở
thương mại có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện
hợp đồng đó, cịn nếu một bên khơng có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú
thường xuyên của họ.
Ví dụ: Đại diện của hai bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán gạo là hai
công dân Việt Nam, nhưng họ đại diện cho các bên có trụ sở thương mại tại các quốc
gia khác nhau thì đây vẫn là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, được thể hiện dưới
hình thức là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Đối tượng: Đối tượng của hoạt động này là tài sản, được đem ra mua bán nên
trở thành hàng hóa, và thường có sự dịch chuyển qua biên giới nước người bán sang
nước người mua hoặc sang nước thứ ba trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán.
Vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các bên có trụ sở thương
2Đỗ Minh Anh (2016), “Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong luật thương mại
để gia nhập công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, truy cập ngày
13/11/2019, .
3Minh Đức, “Hợp đồng thương mại quốc tế - Những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm”, truy cập
ngày 01/10/2019, />


mại đặt ở các nước khác nhau nên trong đa số các trường hợp, hàng hóa được chuyển
từ nước người bán sang nước người mua hoặc từ nước người bán sang nước thứ ba
trong trường hợp người mua hàng xuất hàng sang nước thứ ba. Sự dịch chuyển ở đây
có thể là sự di chuyển hàng hóa qua biên giới hải quan của một nước, được hiểu là
tập hợp các cửa khẩu, văn phòng hải quan nơi tiến hành các thủ tục hải quan xuất
nhập khẩu theo quy chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của chính phủ các nước.
Song cũng có trường hợp hàng hóa khơng chuyển qua biên giới nước người bán.
Ví dụ: Một Cơng ty Hàn Quốc có trụ sở thương mại tại Seoul, Hàn Quốc ký
kết hợp đồng gia công quốc tế với một Công ty may của Việt Nam có trụ sở tại Hà
Nội. Công ty Hàn Quốc cung cấp nguyên vật liệu và nhận sản phẩm gia công. Để
thực hiện được hợp đồng này, công ty Hàn Quốc ký kết hợp đồng mua vải của cơng
ty dệt Vĩnh Phúc có trụ sở thương mại tại Vĩnh Phúc, Việt Nam. Địa điểm giao hàng
tại Hà Nội, người nhận hàng là Cơng ty may có trụ sở thương mại tại Hà Nội, có
nghĩa vụ gia công áo giao cho Công ty Hàn Quốc. Như vậy, vải là đối tượng của hợp
đồng mua bán giữa công ty Hàn Quốc có trụ sở thương mại tại Hàn Quốc với Cơng
ty dệt có trụ sở tại Việt Nam, không chuyển qua biên giới Việt Nam (nước người
bán).
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa
vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán thơng qua hợp đồng mua bán hàng hóa. Cụ
thể, theo quy định tại Điều 30, Công ước Viên 1980 “Người bán có nghĩa vụ giao
hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về hàng
hóa theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này.” Và theo quy định tại
Điều 53, Cơng ước Viên 1980 “Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận
hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này.”
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 5 tháng 01 năm
2018 thì “hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến
mua bán hàng hóa, bao gồm các hoạt động sau: thực hiện quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu, phân phối; cung cấp dịch vụ giám định thương mại; cung cấp dịch vụ
logistic; cho thuê hàng hóa, khơng bao gồm cho th tài chính; cung cấp dịch vụ xúc



tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; cung cấp dịch vụ trung gian
thương mại; cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; cung cấp dịch vụ tổ chức đấu
thầu hàng hóa, dịch vụ”.
Hình thức pháp lý: Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện
thơng qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Trước tiên, hợp đồng
mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa. Về
hình thức, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.4
Theo quy định pháp luật Việt Nam thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
phải lập thành văn bản hoặc các hình thức pháp lý có giá trị tương đương như văn
bản: bản fax; điện tử, điện toán; tài liệu mềm. Trên thực tế hiện nay khi tiến hành các
giao dịch ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để đảm bảo được về mặt
giá trị pháp lý, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ khi tiến hành các giao dịch, các bên
tham gia thường lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền
sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả
tiền5. Khái niệm này chưa thực sự thuyết phục bởi tài sản là khái niệm rộng, trong đó
bao gồm hàng hịa. Hàng hóa là một loại tài sản cụ thể nhưng tài sản thì chưa hẳn đã
là hàng hóa.
Điều 56 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh quy định hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các bên có
trụ sở thương mại (nếu khơng có trụ sở thương mại thì là nơi cư trú). 6 Luật mua bán
hàng hóa năm 1979 đã thể hiện việc sử dụng tiêu chí “trụ sở thương mại” làm cơ sở
xác định một hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay hợp đồng mua
bán hàng hóa trong nước. Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (Điều 1-301),
4Điều 27, Luật thương mại 2005.

5Lê Thị Nam Giang (2006), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
6Sale of Goods Act of UK, 1979.


tuy khơng trực tiếp đưa ra tiêu chí để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
nhưng việc định nghĩa giao dịch quốc tế đã thể hiện của tiêu chí “trụ sở thương mại”
ở các nước khác nhau.
Cơng ước Viên 1980 không quy định về khái niệm hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế nhưng Điều 1 của Công ước Viên 1980 đã gián tiếp xác định phạm vi của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo quy định tại Điều 1 của Cơng ước Viên
1980 thì yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định bởi
một yếu tố duy nhất là trụ sở thương mại của các bên phải đặt tại các quốc gia khác
nhau mà không phụ thuộc vào địa điểm ký kết hợp đồng và cũng không xét đến việc
hàng hóa có được dịch chuyển qua biên giới hay không. Từ quy định tại Điều 1, kết
hợp với quy định tại Điều 40, Điều 53 Công ước có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác
nhau, theo đó một bên (người bán) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao chứng từ liên
quan đến hàng hóa và quyền sở hữu về hàng hóa cho bên kia (người mua) và người
mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng và nhận hàng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên để thực
hiện một hoạt động thương mại. Xét về nội dung, sự thỏa thuận trong hoạt động
thương mại được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng thương mại, khơng chỉ
là sự nhất trí, đồng ý chung chung mà cịn phải có nội dung cụ thể, mục đích rõ ràng,
tức phải xác định được bản chất quan hệ hợp đồng mà các bên muốn xác lập.7
Mục đích: Thương mại quốc tế là q trình trao đổi hàng hóa giữa các nước
thơng qua bn bán nhằm mục đích lợi nhuận, tối đa hóa lợi ích kinh tế cho các bên
tham gia. Trao đổi hàng hóa là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và
phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa
riêng biệt của các quốc gia.

Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các
nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất
nước. Có thể định nghĩa thương mại quốc tế (international trade} là hoạt động trao
7Đỗ Văn Đại và Đỗ Văn Hữu, “Nội dung của hợp đồng trong giao dịch dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 01/2006, tr. 120.


đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước. Thương mại quốc tế cho phép các nước mua
được hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn so với tự mình sản xuất ra hoặc có thể sử dụng
những hàng hóa và dịch vụ mà nền sản xuất trong nước không cung ứng được, chẳng
hạn nguyên liệu, sản phẩm công nghệ cao chỉ được sản xuất ở một số nước. Nhờ
thương mại quốc tế, các nước có thể tăng cường sức mạnh kinh tế của mình, qua đó
cải thiện được mức sống của người dân.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán chuyển giao
hàng hóa và quyền sở hữu đối với hàng hóa cho người mua và người mua nhận hàng
và trả tiền. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà các
bên giao kết hợp đồng này hướng tới, vì thế mục đích của các bên trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế cũng gắn liền với mục đích mua hàng để sinh lợi.
Các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là các thương
nhân, tức là chủ thể tiến hành hoạt động thương mại. Vì vậy, có thể nói, mục đích


mua hàng của người bán cũng như người mua, dù được mơ tả
trực tiếp hay gián tiếp, thì đó cũng là nhằm sinh lợi từ việc
chuyển giao hàng, quyền sở hữu đối với hàng và thanh tốn.8
Người mua có thể mua hàng để bán lại hay để sản xuất nhằm mục
đích sinh lợi, người bán, đương nhiên, muốn bán hàng để nhận
tiền (sinh lợi). Khi thiết lập một hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, người bán và người mua luôn hướng đến việc tạo lập
“sự ràng buộc pháp lý” đối với nhau và trông đợi bên kia cùng

thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, nhằm thỏa mãn lợi
ích của các bên.9

Tóm lại, mục đích các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế được tạo nên bởi
sự thỏa thuận của các bên có thể khác nhau tùy vào quan hệ, động cơ của các bên.
Thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hình thức pháp lý để thực hiện hoạt
động thương mại nói chung, hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng nên về mặt bản
chất có thể thấy được các bên thống nhất với nhau ý chí rằng mục đích các bên tham
gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là nhằm tìm kiếm lợi nhuận và các lợi
ích kinh tế khác. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có thể được thiết lập vì lợi
ích kinh tế mà các bên hướng tới và cũng vì lợi ích kinh tế mà các bên thực hiện hoạt
động mua bán hàng hóa. Nói cách khác, khơng có lợi ích kinh tế sẽ khơng có sự giao
kết và thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của rủi ro
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro có thể được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn, bất ngờ xảy đến, là
sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến và
có thể tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó.
Theo cách hiểu này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, là những yếu tố liên quan
đến nguy hiểm, khó khăn có thể xảy ra.
Irving Pfeffer (Mỹ) cho rằng “Rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có
thể đo lường được bằng xác suất”10. Theo nhà kinh tế này, rủi ro gắn liền với sự hiện
diện ngẫu nhiên của sự vật, hiện tượng có thể đo lường được bằng xác suất, có nghĩa
là rủi ro là sự cố ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người. Frank H.
142.
8Bộ Tư pháp, Kỷ yếu tập huấn pháp luật hợp đồng, tr. 68.
9Nguyễn Bá Diến (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.
10Irving Pfeffer (1956), Insurance and Economic Theory, Homewood, Il. Pub. for S.S. Huebner
Foundation for Insurance Education, Univ. of Pennsylvania.



Knight lại đưa ra quan điểm “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường”11.
Tác giả Nguyễn Hữu Thân trong cuốn “Phương pháp mạo hiểm và phòng
ngừa rủi ro trong kinh doanh” cho rằng “rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt
hại”12. Theo Từ điển kinh tế học hiện đại, “rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện
xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có
một phân phối xác suất”, cịn theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà
Nội thì “rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến”.
Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng rủi ro là đề
cập đến sự không chắc chắn và khả năng xảy ra kết quả không mong muốn và khi kết
quả này xảy ra có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro. Có thể
hiểu, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang
tính tiêu cực.
Tuy nhiên, bên cạnh khả năng mang lại những tổn thất, mất mát cho con
người thì rủi ro cũng có thể mang lại những lợi ích, cơ hội nhất định. Nếu tích cực
nghiên cứu, phân tích các loại rủi ro có thể xảy ra và tìm ra các biện pháp phịng
ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, đón nhận những rủi ro tích cực, thì sẽ mang đến những
cơ hội cho chúng ta.
1.1.2.2. Đặc điểm của rủi ro
Rủi ro phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con người khơng có khái niệm hoặc
khơng liên quan đến vấn đề xảy ra rủi ro thì họ khơng có rủi ro cũng như gánh chịu
các tổn thất do rủi ro mang lại. Rủi ro bao gồm các yếu tố: xác suất xảy ra
(Probability), khả năng ảnh hưởng đến đối tượng (Impacts on objectives) và thời
lượng ảnh hưởng (Duration) và bản chất rủi ro là sự không chắc chắn (uncertainty),
nếu chắc chắn (xác suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro.13
Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù
11Knight, Frank H. (1921), Risk, Uncertainty and Profit (New York: Houghton Mifflin).
12Nguyễn Hữu Thân (1991), Phương Pháp Mạo Hiểm và Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Kinh Doanh,
Nhà xuất bản Thơng Tin.
13“Khái niệm rủi ro trong chứng khốn”, truy cập ngày 23/09/2019, />


này. Tuy nhiên lại khơng có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro. Cách hiểu
chung nhất về rủi ro là: “Rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước,
khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác với kết quả kỳ vọng”. Rủi ro thường có
những đặc điểm sau:
(i) Tính khách quan: rủi ro tồn tại khách quan, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc
nào và không phụ thuộc vào ý chí của con người. Như là rủi ro do các nguyên nhân
bất khả kháng thuộc về thiên nhiên, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh v.v gây ra
các biến động xấu ngồi dự kiến.
(ii) Tính tương lai và tính bất định: rủi ro có tính tương lai vì khi tính đến rủi
ro thì nó chưa xảy ra, chúng ta chỉ dự đoán và đo lường trước rủi ro; rủi ro mang tính
bất định có thể là rủi ro tĩnh hoặc rủi ro động, con người chỉ có thể lường trước được
rủi ro chứ không thể đánh giá một cách chính xác về mức độ của rủi ro cũng như khi
nào thì rủi ro xảy ra. Bao gồm rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: các giai
đoạn của chu kỳ kinh tế (phát triển, hưng thịnh hay suy thối), sự thay đổi cơ chế
chính sách kinh tế, lãi suất, tỷ giá, CPI, v.v, và khi một quốc gia có nền chính trị
khơng ổn định, ln xảy ra các cuộc chiến tranh, bạo loạn, đình cơng, tranh chấp;
ngồi ra cịn có sự thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp
hoặc thay đổi địa giới hành chính và cả tình hình kinh tế chính trị trên thế giới thay
đổi cũng dẫn đến nhiều rủi ro.
(iii) Tính khả năng và tính lịch sử: rủi ro có thể trở thành hiện thực nhưng
cũng có thể khơng xảy ra, khơng ai có thể khẳng định chắc chắn sẽ có hay khơng có
rủi ro mà chỉ có thể tính được xác suất xảy ra rủi ro là lớn hay nhỏ; ở mỗi thời kỳ,
mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những rủi ro khác nhau.
Ví dụ: Khi khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, kỹ thuật đóng tàu hiện
đại hơn đã khắc phục được nhiều yếu tố rủi ro thiên tai trong vận tải biển nhưng cũng
đồng thời mở ra nhiều hình thức thương mại mới, thanh toán mới và nảy sinh những
rủi ro mới.
1.1.3. Rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế
ì.1.3.1. Khái niệm rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế



Mua bán hàng hóa nói chung hay mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng là một
hình thức của hoạt động thương mại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do tính phức tạp của nó.
Đặc biệt là trong mua bán hàng hóa quốc tế, có mối quan hệ giữa ít nhất hai bên có
trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, có thể có sự khác nhau về mặt văn hóa,
phong tục tập quán. Mối quan hệ đó chịu sự chi phối bởi các thể chế kinh tế, chính
trị, pháp luật khác nhau. Chính vì thế có vơ số các yếu tố có thể nảy sinh làm cho các
bên gặp phải những sự kiện ngồi dự kiến, dự tính và gánh chịu những thiệt hại. Có
một câu ngạn ngữ “no risk no profit” được lưu truyền trong giới kinh doanh, có thể
hiểu là ở đâu khơng có rủi ro thì ở đó khơng có lợi nhuận. 14 Chính vì thế khi tham gia
vào hoạt động mua bán hàng hóa, các doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro và gánh
chịu thiệt hại.
Rủi ro có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào,
có thể là trước khi giao hàng, trong thời gian vận chuyển hay trong lúc kiểm nghiệm
hàng hóa và kể cả khi hàng hóa đã được giao cho bên mua. Rủi ro ở mức độ nào đó
có thể đo lường, quản trị hay chuyển giao được và chuyển rủi ro là việc chuyển giao
rủi ro từ bên này sang cho bên kia. Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất
hiện những biến cố không mong đợi.
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thường gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là lĩnh
vực mua bán hàng hóa bởi hoạt động mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến hoạt
động vận chuyển và hàng hóa thường bị mất mát, hư hỏng trong q trình chun
chở, rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do các hiện tượng khách
quan gây nên (do thời tiết, do tai nạn bất ngờ, do tính chất của hàng hóa,v.v).
Do đó, có thể định nghĩa rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế là rủi ro xảy
ra đối với hàng hoá (“Commodity Risk”) bao gồm mất mát, hư hỏng hay khiếm
khuyết nội tại của hàng hoá, v.v, diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán
hàng hố quốc tế.
Rủi ro này có thể dẫn tới các tranh chấp giữa hai bên và làm tăng chi phí trong
quá trình thực hiện hợp đồng. Các rủi ro này sẽ trở nên đặc biệt phức tạp với những

14Đinh Thị Mai Phương, Nguyễn Văn Chương (2007), “Tổng quan về hoạt động thương mại quốc tế
và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế”, Tạp chí thơng tin khoa học pháp lý (1+2), tr.30.


loại hàng hóa phức tạp, địi hỏi điều kiện vận hành bảo quản đặc biệt. Thế nên, mục
đích của việc tìm hiểu rủi ro là giúp ta có thể tính tốn được những rủi ro có thể xảy
ra, cũng như xác định được mức độ rủi ro khi nó xảy ra và tìm biện pháp để có thể
hạn chế thiệt hại, rủi ro ở mức thấp nhất.
1.1.3.2. Các dạng rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế
Rủi ro thương mại là rủi ro do người mua mất khả năng thực hiện hợp đồng,
người mua bị phá sản, mất khả năng thanh toán (trả nợ), người mua gặp các trường
hợp bất khả kháng (như đình cơng, cháy nổ,v.v), người mua bị ràng buộc bởi quy
định của nước sở tại, người mua không thể nhận hàng đúng hạn.
Rủi ro tỷ giá là phát sinh từ biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường bao
gồm rủi ro giao dịch, rủi ro kế toán và rủi ro kinh tế hay rủi ro kinh doanh bao gồm
hoạt động hối lộ, rửa tiền, rủi ro từ phương tiện thanh toán v.v là các rủi ro thường
thấy và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như uy tín tài chính của người bán.
Rủi ro chính trị có thể do các ngun nhân như mất ổn định về chính trị - xã
hội - kinh tế. Rủi ro chính trị liên quan tới các yếu tố vĩ mô của nước người mua và
người bán làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán hàng hóa. Rủi ro từ yếu tố
chính trị liên quan tới mối liên hệ với các quốc gia khác, khả năng bị khủng bố, chiến
tranh, nội chiến v.v.
Rủi ro từ yếu tố kinh tế là các rủi ro liên quan tới chính sách kinh tế làm ảnh
hưởng trực tiếp tới chỉ số niềm tin (confidence level) của nền kinh tế. Rủi ro từ yếu tố
xã hội, cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế trong dài hạn (ảnh
hưởng tới sản xuất, tới thói quen tiêu dùng v.v).
Rủi ro tài chính là rủi ro chứa đựng các rủi ro khác, vì các hoạt động thương
mại bao gồm các nghĩa vụ tài chính kèm theo, có thể là rủi ro đi kèm các khoản vay,
các khoản hỗ trợ tài chính khi khơng hồn trả nợ đúng hạn, rủi ro do mất tài sản bảo
đảm, rủi ro bị phạt do nợ q hạn; rủi ro do khơng đánh giá chính xác rủi ro gặp phải

như chậm được thanh toán hay thậm chí là mất vốn đầu tư; rủi ro gắn với các điều
kiện thanh toán nêu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Rủi ro trong phương thức thanh tốn quốc tế, hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế ln gắn liền với thanh tốn quốc tế thơng qua các ngân hàng thương mại.


Các bên có thể sử dụng nhiều hình thức thanh tốn như TT15, MTR16, CAD17, CP18,
DC19, mỗi hình thức thanh tốn đều có ưu và nhược điểm, cũng chính vì thế mà
mang lại các rủi ro nhất định cho các bên tham gia giao dịch mua bán.
Rủi ro trong sản xuất và vận tải là rủi ro sản sinh trong q trình sản xuất
hàng hóa, cũng như trong khâu vận tải hàng hóa; rủi ro do điều kiện vận hành, bảo
dưỡng của người mua không tốt (rủi ro về hàng hóa), rủi ro do bất cẩn khi mua bảo
hiểm hàng hóa. Cụ thể, trong q trình vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp có thể
gặp rủi ro do thiên nhiên gây ra như bão, gió, lốc, động đất, sóng thần, v.v dẫn đến
việc hàng hóa bị mất mát và hư hỏng vì khoảng cách địa lý của các bên mua bán
tương đối xa.
Ngồi ra cịn có các rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế,
các rủi ro đối với hàng hóa có thể là những mất mát, hư hỏng làm giảm hoặc mất giá
trị của hàng hóa thường xảy ra trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Các
giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế mang lại lợi ích kinh tế khơng nhỏ, nên khi mất
mát xảy ra thì gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp, các bên có liên quan.
Cũng chính vì thế mà cần phải có những biện pháp đối phó, hạn chế hay
phịng tránh những rủi ro này, để giảm thiểu tối đa những mất mát, thiệt hại về kinh
tế cho các bên tham gia trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Rủi ro đã gây
nhiều thiệt hại đáng kể cho các chủ thể, để phòng ngừa và tránh rủi ro, các chủ thể đã
sử dụng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau nhằm đối phó và kiểm sốt rủi ro: (i)
Phịng tránh rủi ro thể hiện ở việc chủ thể không thực hiện một việc gì q mạo
hiểm, khơng chắc chắn, chứa đựng nhiều rủi ro, biện pháp này có tác dụng ngăn
ngừa, phịng tránh rủi ro xảy ra. (ii) Tự khắc phục rủi ro thể hiện ở việc các chủ thể
có thể tích lũy dự trữ tài chính để khi có rủi ro xảy ra thì có thể bù đắp và khắc phục

hậu quả, biện pháp này hay còn gọi là tự bảo hiểm, giúp khắc phục được phần nào
hậu quả xảy ra. (iii) Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro là sử dụng các biện pháp để đề phòng,
15TT hay còn gọi là phương thức điện chuyển tiền -Telex Transfer.
16MTR hay còn gọi là thư chuyển tiền - Mail Transfer Remittance.
17CP hay còn gọi là phương thức nhờ thu - Collection of Payment.
18CAD hay còn gọi là phương thức trả tiền - Cash against Document.
19DC là phương thức tín dụng chứng từ, được thực hiện theo điều lệ và cách thức thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ -UCP500/600 của ICC.


ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và hậu quả của rủi ro. (iv) San sẻ rủi ro là chia sẻ rủi ro cho
bên kia hay bên thứ ba như người bảo hiểm hay công ty bảo hiểm chuyên nghiệp.
Biện pháp này gọi là chuyển nhượng rủi ro, với nhiều ưu điểm như không gây ứ
đọng vốn, tạo khả năng bù đắp lớn dù rủi ro khá lớn.
1.1.4. Chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế
Chuyển rủi ro được nhắc khá nhiều trong các hoạt động mua bán hàng hóa
nhưng vẫn chưa có khái niệm chính xác về chuyển rủi ro. Có thể hiểu di chuyển hay
chuyển dịch là sự thay đổi từ người này sang người khác, vị trí này sang vị trí khác20.
Rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết
quả thực tế khác với kết quả kỳ vọng. Với hai khái niệm chuyển dịch và rủi ro như
trên thì có thể khái quát chuyển rủi ro đối với hàng hóa là sự thay đổi từ chủ thể này
sang chủ thể khác trách nhiệm gánh chịu những thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hay
hư hỏng.
Khái niệm pháp lý về chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua
bán hàng hóa dùng để chỉ một thời điểm khi một bên chấm dứt trách nhiệm của mình
đối với hàng hóa đồng thời bên kia phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó. 21 Rủi
ro có thể lường trước, hậu quả có thể khắc phục được, bên gặp rủi ro không được
miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng mà phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do rủi
ro gây ra. Tuy nhiên, không thể đánh đồng rủi ro với sự kiện bất khả kháng, vì sự
kiện bất khả kháng là sự kiện khách quan, không thể đo lường được, và hậu quả

khơng thể khắc phục được, vì thế mà hậu quả pháp lý của nó có thể miễn trừ một
phần hoặc tồn bộ đối với các chủ thể có liên quan.
Trong mua bán hàng hóa thì chuyển rủi ro là sự chuyển giao trách nhiệm gánh
chịu tổn thất từ bên này sang bên kia, từ người bán sang người mua, từ bên bán cho
bên vận chuyển hay bên bảo hiểm. Việc này khơng loại trừ nghĩa vụ thanh tốn của
bên mua, bên mua vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho số hàng hóa hư hỏng hoặc
bị mất mát hoặc chứng minh sự mất mát, hư hỏng do bên bán gây ra và buộc bên
bán, bên vận chuyển hoặc bên bảo hiểm chịu trách nhiệm do hành vi thiếu trách
20Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Tp. HCM, tr.371.
21Cơng trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên - eureka lần thứ 6 (2004), '“Thời điểm chuyển
quyền sở hữu và di chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương”, Tp. Hồ Chí Minh, 30tr.


nhiệm, lỗi của mình gây ra hoặc theo thỏa thuận của hai bên.
Chuyển rủi ro cịn có thể diễn ra giữa bên bán bán hoặc bên mua với bên vận
chuyển, vì phần lớn hoạt động giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế thơng qua
bên vận chuyển. Giữa bên bán hoặc bên mua và bên vận chuyển có xác lập hợp đồng
vận chuyển, nhưng hợp đồng vận chuyển độc lập với hợp đồng mua bán. Trong hợp
đồng mua bán thường chỉ đề cập đến sự chuyển giao rủi ro từ bên bán cho bên mua
mà không đề cập đến bên vận chuyển, trong khi đó bên vận chuyển chỉ gánh chịu
trách nhiệm nếu họ có lỗi trong q trình chun chở. Ngồi ra cịn có hợp đồng với
người bảo lãnh hoặc với công ty bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa được mua bảo
hiểm, để phịng ngừa các rủi ro và đơn vị bảo hiểm sẽ là người thay mặt các bên chi
trả các chi phí, tổn thất cho hàng hóa nếu có xảy ra mất mát, hư tổn đối với hàng hóa
được bảo hiểm.
1.2. Khái quát về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong mua
bán hàng hóa quốc tế
1.2.1. Khái niệm thời điểm chuyển rủi ro
Rủi ro là điều mà không bên nào mong muốn vì nếu rủi ro xảy đến thì đồng
nghĩa với việc bên gánh chịu rủi ro bị thiệt hại. Do vậy, vấn đề quan trọng trong quá

trình thực hiện hợp đồng là việc phân định rủi ro. Có nghĩa là phải xác định trong
thời điểm nào bên bán hết phải chịu những mất mát, hư hỏng của hàng hóa và từ thời
điểm nào những hư hỏng, mất mát của hàng hóa được chuyển cho bên mua. Vấn đề
này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và thực tiễn bởi ranh giới giữa việc hàng
hóa nguyên vẹn hay hư hỏng chỉ cách nhau trong gang tấc, nhưng lại ảnh hưởng tới
trách nhiệm của bên bán và bên mua trong hợp đồng, thậm chí là kết quả của cả giao
dịch mua bán.
Điều mà các bên trong giao dịch mua bán hàng hóa hết sức quan tâm là thời
điểm nào trách nhiệm gánh chịu tổn thất của hàng hóa được chuyển giao hay nói
cách khác thời điểm nào thì rủi ro được chuyển giao cho bên kia, hay thời điểm nào
bên kia phải gánh chịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong các
giao dịch mua bán hàng hóa.
Thời điểm là khoảng thời gian cực ngắn được hạn định một cách chính xác,


×