Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.52 KB, 92 trang )

u


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN LÊ XUÂN UYÊN

THỦ TỤC KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
•••••

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN LÊ XUÂN UYÊN

THỦ TỤC KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ • • • •


Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

••••


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Ngồi ra, trong Luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát
hiện bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của
mình. Trường đại học Kinh tế - Luật không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản
quyền do tơi gây ra trong q trình thực hiện (nếu có).
TÁC GIẢ

NGUYỄN LÊ XUÂN UYÊN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

2.4.1...........................................................................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 86
KẾT LUẬN ................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ dân sự giữ vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày, là mối quan
hệ phát sinh chủ yếu giữa các chủ thể, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Do đó,
quyền dân sự là một quyền cơ bản của công dân, được pháp luật Việt Nam thừa nhận
và bảo vệ. Trong quá trình tham gia vào quan hệ dân sự thì quyền dân sự thường bị
xâm phạm, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Để bảo vệ
quyền dân sự của các chủ thể, pháp luật có quy định những biện pháp bảo đảm quyền
dân sự như hòa giải, trọng tài, hành chính... Nhưng quan trọng và ưu biệt hơn cả
trong các biện pháp bảo vệ đó là biện pháp khởi kiện vụ án theo trình tự thủ tục tố
tụng dân sự, là biện pháp bảo vệ với sự can thiệp, giải quyết của Tòa án đối với tranh
chấp phát sinh nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi bị xâm
phạm. Đây là biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi cao để giải quyết các tranh chấp
dân sự phát sinh nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ dân
sự.
Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án là giai đoạn ban đầu trong tố tụng, mở đầu
thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm. Đây chính là điều kiện để Tịa án xác
định các nội dung về quyền khởi kiện của các chủ thể; thẩm quyền giải quyết của
Tịa án; hình thức, nội dung đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ nộp kèm theo đơn
với mục đích nhằm để quyết định trả đơn, chuyển đơn hay thụ lý vụ án và tiến hành
các thủ tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh theo quy định của pháp
luật.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án trong
thủ tục tố tụng tại Tòa án cùng với những bất cập, thiếu sót của quy định pháp luật
hiện hành khi áp dụng vào thực tiễn nên đòi hỏi phải nghiên cứu các quy định về thủ
tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp luật Việt Nam một cách toàn diện,
sâu sắc và đầy đủ nhằm góp phần hồn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Với
những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự”



6

mang ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

2. Tình hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay, nội dung pháp luật về thủ tục khởi
kiện và thụ lý vụ án dân sự không phải là một vấn đề mới, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu liên quan đến chế định về nội dung này nhưng phạm vi nghiên cứu
thường tập trung chủ yếu vào quyền khởi kiện của công dân và thẩm quyền giải
quyết của Tòa án đối với các tranh chấp về dân sự như “Thủ tục khởi kiện và giải
quyết tranh chấp tại Tòa án, trọng tài cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự” của tác
giả Nguyễn Thị Hoài Phương, năm 2011, có nội dung nghiên cứu về nguyên tắc bảo
vệ quyền dân sự tại Tòa án, trọng tài, quyền khởi kiện tại Tòa án, thời hiệu khởi kiện
tại Tòa án, thủ tục tranh chấp tại Tòa án, thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp
tại trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, một số bài viết khoa học pháp lý thể hiện quan
điểm của tác giả về một nội dung hay bất cập trong thực hiện các quy định thuộc chế
định thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu
chủ yếu được thực hiện trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ra đời.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 10
thơng qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Như vậy, đến thời điểm
hiện tại thì Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã gần ba năm được áp dụng vào thực
tiễn giải quyết vụ án dân sự tại Tịa án. Có một số cơng trình nghiên cứu đã được
thực hiện như:
“Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam” của trường Đại học Kinh tế - Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hồng Nhung chủ biên có nội dung nghiên cứu
lý luận và các quy định pháp luật tố tụng dân sự năm 2015, trong đó có các chương
cụ thể về thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thủ tục nhận đơn và thụ lý vụ việc dân
sự.
“Bình luận những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” của
Nguyễn Thị Hồi Phương và tập thể tác giả, năm 2015 có nội dung so sánh và đánh



7

giá những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 trên cơ sở quy định pháp
luật;
“Bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 : Dành cho thẩm phán,
hội thẩm, thẩm tra viên, kiểm sát viên, luật sư và các học viên tư pháp” của tác giả
Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp, năm 2016, cơng trình nghiên cứu dựa trên việc
tổng kết kinh nghiệm xét xử của cá nhân, các tác giả đã kiến giải nhiều vấn đề phức
tạp, giải thích chi tiết và sát với thực tế từng điều luật nhưng nội dung nghiên cứu
liên quan đến thủ tục nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án cũng chiếm một phần nhỏ
trong nội dung nghiên cứu.
Tuy vậy, các cơng trình đã đề cập như trên chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu
một cách khái quát về những điểm mới của thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự
và tiếp cận một cách riêng lẻ mà chưa có sự liên kết giữa hai chế định khởi kiện và
thụ lý trong một đề tài nghiên cứu khoa học thống nhất. Đồng thời, các tác giả chủ
yếu dựa trên cơ sở lý luận để phân tích và so sánh các quy định pháp luật, chưa đề
cập đến việc vận dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn tại Tòa án. Với thực tiễn
tình hình nghiên cứu như trên, đề tài "Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự", lần
đầu tiên được nghiên cứu những quy định về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án trong
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 trên phương diện chun sâu, bao qt và đảm bảo
tính hệ thống, khơng có sự trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu khoa học đã được
công bố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các quy định chung về thủ tục
khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự được ghi nhận trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam hiện hành.
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi cơng trình nghiên cứu, tác giả chủ yếu
tập trung các quy định chung và đặc thù về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự

theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. Đồng thời, luận văn
cũng có nội dung đề cập đến pháp luật giải quyết tranh chấp tại trọng tài và pháp luật


8

tố tụng hành chính hiện hành. Tuy nhiên, mục đích tiếp cận về các vấn đề này chỉ
làm cơ sở để so sánh, nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ những điểm mới phù hợp và
những bất cập chưa được khắc phục về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam.
Do điều kiện tiếp cận thực tiễn và thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài còn
hạn chế nên tác giả chỉ đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng
dân sự Việt Nam, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định này trong hoạt động giải
quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua
quy trình nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự.
Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng dân sự hiện hành của
các Tòa án nhân dân hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, để nêu ra những quy định
tiến bộ và những thiếu sót hay chưa phù hợp thực tế về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ
án dân sự, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hồn thiện chế định này trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau: phương pháp phân tích được xem là phương pháp chủ yếu trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài; bên cạnh đó luận văn cịn kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu khác gồm: liệt kê các quy định pháp luật, so sánh thủ tục tố tụng dân sự
với các thủ tục tố tụng khác, đối chiếu trong đó phương pháp so sánh được sử dụng
nhằm mục đích tìm ra những ưu khuyết điểm những quy định trong pháp luật tố tụng

dân sự hiện hành; đối chiếu được sử dụng trong phần phân tích, đánh giá thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống về


9

cơ sở lý luận và thực tiễn của thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng
dân sự Việt Nam. Luận văn có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn sau đây:
Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt
Nam được nghiên cứu một cách có hệ thống, bao quát cả trên cả phương diện lý luận
và thực tiễn. Những vấn đề đặc thù của việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự so với
thủ tục khởi kiện, thụ lý các vụ án khác cũng được nghiên cứu và đề cập một cách
khái quát nhất.
Đề tài tìm ra những tồn tại trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật về
thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam. Từ những
đánh giá toàn diện, kết quả nghiên cứu của đề tài đề xuất các kiến nghị để góp phần
hồn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Đồng thời giúp cho
những người tìm hiểu về pháp luật có thể hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ và thực
hiện quyền khởi kiện trong vụ án dân sự theo quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam, để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể khi phát sinh tranh chấp dân sự và
yêu cầu Tòa án giải quyết.
7. Bố cục luận văn
Luận văn có bố cục gồm hai phần như sau:
Chương 1. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam hiện hành. Gồm khái quát chung về khởi kiện vụ án dân sự và quy định pháp
luật liên quan đến chủ thể khởi kiện; hình thức và phương thức nộp đơn khởi kiện;
tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền khởi kiện. Thực trạng áp dụng pháp luật tại
Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị hồn thiện pháp luật.

Chương
Việt
Nam
2.
hiện
Thụ

hành.
vụ
án
Gồm
dân
khái
sự
qt
trong
chung
pháp
về
luật
thụ
tố
lýthực
tụng
vụ
án
dân
dân
sự
sự,

án
dân
mối
sự.
liên
Các
hệ
quy
giữa
định
thủ
pháp
tục
khởi
luật
kiện
về
thủ

tục
thủ
thụ
tục

thụ
đơn

khởi
vụ
kiện;

áp
dụng
chuyển
pháp
đơn
luật
khởi
tại
kiện;
Thành
trả
phố
đơn
Hồ
Chí
khởi
Minh,
kiện
kiến

nghị
trạng
hồn
thiện
pháp
luật.


CHƯƠNG 1.
THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN

SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

1.1.
1.1.1.

Khái quát chung về thủ tục khởi kiện vụ án dân sự
Khái niệm khởi kiện vụ án dân s ự

Trong điều kiện phát triển của xã hội loài người, sự ra đời của Nhà nước và
pháp luật đã giải quyết phần lớn các mâu thuẫn giữa các chủ thể trong tất cả các mối
quan hệ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng
pháp luật của Nhà nước và đảm bảo thực hiện thông qua các thiết chế do Nhà nước
thiết lập. Một trong các quyền cơ bản của con người được pháp luật thừa nhận và giữ
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình đó là
quyền khởi kiện. Nội dung pháp luật quy định khái quát về việc chủ thể cho rằng
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền do Nhà nước quy định bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đó của mình.
Để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể, chúng ta
có các phương pháp chính được áp dụng thường xuyên gồm thương lượng, hòa giải,
trọng tài và Tịa án. Trong đó, Tịa án là phương thức giải quyết tranh chấp truyền
thống nhất và cũng hiệu quả nhất. Phương thức có sự tham gia giải quyết của đại
diện quyền lực nhà nước đó là Tịa án nhân dân. Do đó, quy trình giải quyết tranh
chấp phải tuân thủ theo quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án,
quyết định của Tòa án luôn được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành
án của nhà nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã có nhiều biện pháp, cách thức khác nhau để bảo hộ
quyền dân sự giữa các chủ thể khi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn như bảo vệ bằng
biện pháp hình sự, bảo vệ bằng biện pháp hành chính, bảo vệ bằng biện pháp trọng
tài ... Đặc biệt và hiệu quả hơn hết trong các biện pháp bảo hộ quyền dân sự là biện
pháp khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Đây là phương pháp cá

nhân, tổ chức và cơ quan có quyền khởi kiện u cầu Tịa án có thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục tố tụng để buộc người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của


mình phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa
thuận trong phạm vi pháp luật quy định; bồi thường thiệt hại đã làm phát sinh dựa
trên các chứng cứ chứng minh hợp pháp.
Trong Tiếng Việt, thuật ngữ “khởi” có nghĩa là bắt đầu, mở đầu một việc gì
đó1 và thuật ngữ “kiện” có nghĩa là yêu cầu xét xử việc người khác đã làm thiệt hại
đến mình2. Theo đó, thuật ngữ “khởi kiện” được hiểu là bắt đầu, mở đầu việc yêu cầu
xét xử đối với người có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo thuật ngữ pháp lý, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã khái niệm khởi kiện,
thuật ngữ dùng trong tố tụng dân sự, là việc đương sự nộp đơn yêu cầu Tòa án bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa
án và việc Tòa án nhận đơn là việc mở đầu hoạt động tố tụng dân sự đối với một vụ
án, đồng thời là sự kiện pháp lý làm phát sinh trách nhiệm xem xét, giải quyết việc
tranh chấp dân sự của Tòa án.3
Như vậy, trong lĩnh vực ngôn ngữ học “khởi kiện” được khái niệm là việc
một cá nhân hay tổ chức nào đó gửi yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị chủ thể khác xâm phạm theo một thủ tục chung
được pháp luật quy định.
Trong lĩnh vực pháp lý, khởi kiện là việc cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể
khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn u cầu Tịa án có thẩm
quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác.4
Khởi kiện là hành vi tố tụng đầu tiên của người khởi kiện làm phát sinh các
quan hệ pháp luật tố tụng. Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết
vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thơng qua việc nộp đơn khởi
kiện cũng đồng nghĩa với việc đã khởi động q trình tố tụng dân sự. Tịa án chỉ xem
xét, giải quyết vụ án dân sự trong phạm vi yêu cầu của người khởi kiện nên một
1Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, trang 512.

2Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, trang 525.
3Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật .
4Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hồng Nhung (chủ biên), Giáo
trình Luật Tố tụng dân sự, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, trang 188.


trong những nội dung quan trọng của việc khởi kiện là người khởi kiện phải xác định
cụ thể, rõ ràng các yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết, yêu cầu đó chính là quyền, lợi
ích trong quan hệ pháp luật nội dung mà họ muốn được Tòa án bảo vệ, công nhận.
Quyền khởi kiện và khởi kiện là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu như
quyền khởi kiện khơng có sự phân biệt về chủ thể thì khởi kiện được xác định điều
kiện cho cá nhân, cơ quan, tổ chức rất rõ ràng, khi họ không đáp ứng được những
điều kiện luật định thì họ khơng thể khởi kiện. Sự khác nhau này xuất phát từ bản
chất pháp lý của hai khái niệm. Khởi kiện là hành vi tố tụng thể hiện ý chí hưởng
quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đó là sự chủ động hưởng quyền khởi
kiện của họ thông qua việc quyết định thực hiện hành vi nộp đơn khởi kiện nhằm u
cầu Tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, của người khác, lợi
ích nhà nước, lợi ích cơng cộng khi cho rằng các quyền và lợi ích đó bị vi phạm hoặc
có tranh chấp. Do đó, khơng phải mọi chủ thể có quyền khởi kiện đều có thể thực
hiện hành vi khởi kiện vụ án dân sự.5 Nói một cách khác, khởi kiện vụ án dân sự là
cách các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện của mình đã được pháp luật thừa nhận.
Trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, Tòa án tiếp nhận và giải quyết các vụ
việc dân sự theo quy định của pháp luật. Theo đó, vụ việc dân sự gồm có: Vụ án dân
sự, là những tranh chấp, mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể mà
họ không thể tự giải quyết được nên phải khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết và từ
đó dẫn đến hình thành hai bên đối lập quyền, lợi ích với nhau là người khởi kiện và
người bị kiện. Việc dân sự, là một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dút quan hệ pháp luật giữa các bên, khơng có yếu tố tranh chấp nên khơng hình
thành hai bên đối lập lợi ích như vụ án dân sự. Vì vậy, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ
chỉ có trong vụ án dân sự mà khơng có trong việc dân sự nên thuật ngữ pháp lý quy

định chỉ có “khởi kiện vụ án dân sự” và khơng tồn tại thuật ngữ “khởi kiện việc dân
sự”.
Như vậy, khởi kiện vụ án dân sự là giai đoạn bắt đầu tố tụng khi cá nhân, cơ
5
Nguyễn Thị Hoài Phương, Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, trọng tài cơ
chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, NXB Lao Động, 2011, trang 66 - 67.


quan, tổ chức trong phạm vi pháp luật quy định chủ động thực hiện quyền khởi kiện
thông qua việc nộp đơn khởi kiện u cầu Tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình hay của người khác.
1.1.2.

Ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự o •





Khởi kiện là cơ sở phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: khởi kiện là
hành vi đầu tiên của cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố
tụng dân sự, là cơ sở tạo tiền đề cho quan hệ tố tụng dân sự được hình thành và phát
triển. Khi người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh nhằm để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp phát của mình bằng việc gửi đơn khởi kiện đồng nghĩa
với việc đã bắt đầu khởi động mối quan hệ tố tụng dân sự. Nếu khơng có hoạt động
khởi kiện thì khơng có quan hệ tố tụng dân sự phát sinh, vì Tịa án chỉ thụ lý vụ án
dân sự và giải quyết theo thủ tục tố tụng khi có cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn
khởi kiện theo quy định pháp luật.
Khởi kiện là phương thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân:
Quyền khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một quyền pháp lý cơ bản được ghi

nhận trong các văn bản có giá trị pháp lý cao và trong những ngành luật khác nhau.
Quyền khởi kiện là quyền tố tụng do pháp luật quy định nhưng quyền quyết định có
thực hiện hay không việc khởi kiện là do các cá nhân, cơ quan, tổ chức lựa chọn và
khơng ai có quyền ép buộc họ việc có khởi kiện hay khơng và khởi kiện như thế nào.
Như vậy, quyền khởi kiện là quyền tố tụng quan trọng, có vai trị quyết định q
trình tố tụng tiếp theo có diễn ra hay khơng. Khởi kiện là một biện pháp bảo vệ
quyền dân sự hữu hiệu mà các chủ thể thực hiện thông qua hành vi khởi kiện. Mục
đích nhằm yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, tránh được sự xâm phạm, nhanh chóng khắc
phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra và sớm khôi phục lại các mối quan hệ thiện
chí giữa các bên trong đời sống dân sự.
Khởi kiện góp phần đảm bảo tính đúng đắn của pháp luật: Thông qua việc
thực hiện quyền khởi kiện của các chủ thể, các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải


quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng nhằm đem lại sự cơng bằng, bảo vệ
quyền, lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức được kịp thời, hiệu quả, đúng đắn. Từ đó, đảm bảo cho các quy định
của pháp luật được tơn trọng, góp phần giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật; tạo sự tin tưởng của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật, vào các cơ
quan Nhà nước nói dung và cơ quan tư pháp nói riêng. Đặc biệt, quyền khởi kiện vụ
án dân sự tại Tòa án nhân dân được giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng luật định,
hoạt động xét xử kết thúc bằng một bản án của Tòa án nhân danh nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam nên bản án được mọi người tôn trọng và được tổ chức thi
hành bởi cơ quan thi hành án dân sự, buộc những người liên quan phải nghiêm chỉnh
chấp hành, như vậy kỷ cương phép nước mới được tôn trọng và đề cao. Đồng thời,
theo quy định của pháp luật hiện hành, khơng chỉ Tịa án xét xử cơng khai mà bản án
cũng phải được mã hóa và cơng khai trên các cổng thông tin điện tử theo quy định
nên những bản án có căn cứ thuyết phục khơng những có tác dụng tốt đối với bản
thân đương sự mà còn tăng giá trị giáo dục rộng rãi trong xã hội.



1.1.3.
So sánh thủ tục khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự với các
lĩnh vực khác
1.1.3.1.
So sánh thủ tục khởi kiện trong tố tụng dân sự với thủ tục khởi
kiện trong tố tụng hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính và khởi kiện vụ án dân sự là những vấn đề
thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, khi khởi kiện đến Tịa án, người
khởi kiện phải xác định rõ đối tượng khởi kiện vụ án, tính chất của quan hệ tranh
chấp. Từ đó, người khởi kiện áp dụng những quy định pháp luật cho phù hợp. So
sánh khởi kiện trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính giúp cho cơng dân thực
hiện tốt quyền khởi kiện của mình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình kịp thời
và Tịa án cũng có nhiều thuận lợi hơn trong việc xác định pháp luật tố tụng và pháp
luật nội dung để áp dụng giải quyết vụ án.
Về nội dung giống nhau, tố tụng hành chính và tố tụng dân sự đều là những
quy định thuộc về pháp luật hình thức, quy định trình tự, thủ tục để giải quyết vụ án
tại Tòa án, nhằm mục đích để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Vụ án
dân sự và vụ án hành chính bắt buộc phải phát sinh từ hành vi khởi kiện của chủ thể
theo pháp luật quy định, đây là bước quan trọng để làm căn cứ cho việc thụ lý và giải
quyết vụ án.
Về các nội dung khác nhau, các tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ
chức trong pháp luật tố tụng dân sự phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân
thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa
các chủ thể với nhau, ngược lại các tranh chấp giữa các chủ thể trong pháp luật tố
tụng hành chính phát sinh từ quan hệ quản lý hành chính, mệnh lệnh phục tùng nên
vụ án hành chính và vụ án dân sự đều có những đặc thù về chủ thể, đối tượng nên
dẫn đến quy trình tố tụng hành chính và tố tụng dân sự có những điểm khác nhau cơ
bản, cụ thể:

Về đối tượng khởi kiện, trong vụ án hành chính thì đối tượng khởi kiện là các
quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc công
chức giữa chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống; quyết định giải


quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri mà cơ quan,
tổ chức, cá nhân khơng đồng ý với quyết định đó hoặc đã khiếu nại với người có
thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà
khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với
việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.6 Tuy nhiên, khơng phải tất cả các
quyết định hành chính, hành vi hành chính đều có thể khiếu kiện để giải quyết theo
thủ tục tố tụng hành chính. Quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính khi quyết định hành chính, hành vi hành chính đó làm
phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân hoặc có nơi dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của chủ thể khởi kiện. Đây là những vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật tố
tụng hành chính. Cịn đối tượng khởi kiện trong vụ án dân sự có phạm vi rộng hơn,
đó là các tranh chấp về hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được
quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về chủ thể tham gia tố tụng, trong vụ án hành chính do xuất phát từ đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính mang tính đặc thù liên quan đến hoạt động quản lý hành
chính của các cơ quan tổ chức nên người bị kiện trong vụ án ánh chính ln là cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện việc quản lý hành
chính nhà nước hoặc cá nhân là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó có
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị
khởi kiện. Ngược lại, đối với vụ án dân sự, chủ thể tham gia tố tụng với tư cách
người bị kiện có thể là bất kỳ tổ chức, cơ quan, cá nhân nào có hành vi xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
Về thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự có nhiều quy định hơn so với vụ án

hành chính. Đối với vụ án hành chính thời hiệu khiếu kiện được quy định thống nhất,
cụ thể, rõ ràng, thời hạn ngắn hơn và mang tính bắt buộc so với thời hiệu trong vụ án
dân sự, cụ thể 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính,
6Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015


hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc; 30 ngày kể từ ngày nhận được
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; trước ngày
bầu cử 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ
quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận
được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri.7 Đối
với vụ án dân sự, thời hiệu khởi kiện được quy định cụ thể đối với từng loại tranh
chấp và việc áp dụng thời hiệu khơng mang tính bắt buộc như vụ án hành chính mà
Tòa án chỉ áp dụng theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, người được hưởng lợi từ
việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu. 8 Như vậy, quy định về
thời hiệu trong vụ án dân sự có phần mở rộng và phụ thuộc vào đương sự nhiều hơn
so với vụ án hành chính, điều này xuất phát từ đối tượng khởi kiện và mục đích của
từng loại vụ án, đối với vụ án hành chính đối tượng khởi kiện là các quyết định, hành
vi trong hoạt động quản lý hành chính nhằm mục đích giải quyết những mâu thuẫn,
tranh chấp giữa cơng dân và cơ quan quản lý hành chính nhà nước nên cần giải
quyết, điều chỉnh nhanh chóng; riêng đối với tranh chấp dân sự cần có thời gian để
các bên thương lượng, hòa giải khi phát sinh mâu thuẫn nên thời hiệu phụ thuộc chủ
yếu vào các bên đương sự, thay đổi quy định về thời hiệu khởi kiện, trao quyền áp
dụng thời hiệu cho các bên đương sự là một tiến bộ đáng được ghi nhận của các nhà
làm luật, góp phần giải quyết triệt để các tranh chấp, mâu thuẫn giữa các chủ thể, góp
phần ổn định đời sống, phát triển kinh tế.
1.1.3.2.
So sánh thủ tục khởi kiện trong tố tụng dân sự với thủ tục khởi
kiện tại trọng tài thương mại
• • •o

o•
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 là một trong những văn bản pháp luật
được ban hành nhằm quy định về thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp phát sinh
trong hoạt động thương mại, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của các bên tranh chấp. Đồng thời, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng
có những quy định về thủ tục tố tụng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh
7Khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
8Điều 184 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015


vực kinh doanh thương mại. Hai thủ tục tố tụng này đều là phương thức giải quyết
tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại nên đối tượng giải quyết của loại
tranh chấp này theo hai phương thức trên là giống nhau.
Tuy nhiên, do đặc thù của cơ quan tiến hành tố tụng và quá trình giải quyết
nên quy định tố tụng của hai phương pháp trên vẫn còn tồn tại nhiều điểm khác biệt,
bao gồm:
Về thời hiệu khởi kiện, quy định về thời hiệu khởi kiện trong Luật Trọng tài
thương mại năm 2010 mang tính bắt buộc, thời hạn cụ thể là 02 năm kể từ thời điểm
quyền và lợi ích người khởi kiện bị xâm phạm, trừ trường hợp luật chuyên ngành có
quy định khác.9 Như đã phân tích về thời hiệu được đề cập trong Bộ luật Tố tụng dân
sự thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại mặc dù được quy định
tại các luật chuyên ngành nhưng việc áp dụng thời hiệu khởi kiện mang tính linh hoạt
của chủ thể tham gia tố tụng, phụ thuộc vào yêu cầu của các bên.
Về thẩm quyền giải quyết, đối với khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương
mại theo thủ tục tố tụng dân sự thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được phân chia
cụ thể, rõ ràng theo cấp, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn, việc nộp
đơn khởi kiện khơng đúng thẩm quyền thì Tịa án sẽ khơng giải quyết mà chuyển đơn
khởi kiện đến Tịa án có thẩm quyền để giải quyết do đó các bên khơng được tự do
lựa chọn Tòa án giải quyết. Nhưng đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thì khơng đặt ra vấn đề về thẩm quyền theo lãnh thổ. Một tranh chấp thương

mại có thể giải quyết tại bất kỳ Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài nào nếu
có sự lựa chọn của các bên mà khơng phục thuộc vào đối tượng tranh chấp, địa điểm
xảy ra tranh chấp hoặc quốc tịch của các bên. Chỉ cần có sự thỏa thuận, lựa chọn của
các bên thơng qua một thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì việc giải quyết tranh chấp
hoạt động kinh doanh thương mại bằng Trọng tài sẽ được diễn ra. Do đó, giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài chỉ được diễn ra khi có sự thỏa thuận lựa chọn giữa các bên
trước hoặc sau khi tranh chấp pháp sinh và sự thỏa thuận đó phải hợp pháp.10 Đặc
biệt, nếu các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì khơng được
9Điều 33 Luật Trọng tài thương mại năm 2010
10
Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.


khởi kiện ra Tòa án trừ khi pháp luật về trọng tài có quy định một số trường hợp, Tịa
án sẽ trả lại đơn khởi kiện và từ chối thụ lý khi có căn cứ về việc các bên đã có thỏa
thuận Trọng tài.
Về phạm vi giải quyết tranh chấp, thủ tụng tố tụng dân sự có phạm vi giải
quyết tranh chấp các loại tranh chấp rộng hơn, đa dạng hơn so với Trọng tài thương
mại như tranh chấp trong hơn nhân và gia đình, tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh
doanh thương mại và tranh chấp về lao động nhưng thủ tục tố tụng trọng tài chỉ quy
định về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương
mại theo sự thỏa thuận của các bên.
Về quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia tố tụng, quyền tự định đoạt
của người khởi kiện trong tố tụng trọng tài được thể hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên,
Luật Trọng tài thương mại quy định trong nội dung đơn khởi kiện, người khởi kiện
phải ghi tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị
chỉ định Trọng tài viên11. Như vậy, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
đảm bảo quyền tự do định đoạt của các đương sự cao hơn so với giải quyết tranh
chấp bằng Tòa án: các đương sự có quyền lựa chọn trọng tài viên; địa điểm giải
quyết tranh chấp; quy tắc tố tụng, luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp... các

đương sự sẽ khơng có các quyền này khi giải quyết bằng Tịa án. Vì Thẩm phán xét
xử vụ án phải do Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp phân cơng, việc giải quyết phải
diễn ra tại trụ sở Tịa án, áp dụng các luật có liên quan.
1.2.

Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự

Chủ thể khởi kiện là các chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có phát sinh
tranh chấp, việc xác định chủ thể của quan hệ theo pháp luật nội dung tùy thuộc vào
từng ngành luật cụ thể. Theo đó, những chủ thể của ngành luật dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh thương mại và lao động là những chủ thể khởi kiện trong tố
tụng dân sự. Như vậy, chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định
của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng, dân sự.
Khi nghiên cứu đến chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là ta nghiên cứu đến các
11

Điểm e Khoản 1 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.


quy định pháp luật tố tụng dân sự về quyền khởi kiện và năng lực hành vi tố tụng
dân sự của chủ thể khởi kiện vụ án dân sự.
1.2.1.
1.2.1.1.

Quy định pháp luật hiện hành
Quyền khởi kiện vụ án dân sự

Quyền khởi kiện đã được ghi nhận và có những quy định đầu tiên xuất hiện
trong cổ luật La Mã. Theo đó, khi có hành vi xâm phạm quyền tư pháp của cá nhân
thì người có quyền lợi bị xâm phạm bên cạnh áp dụng quyền tự vệ là quyền tự xử lý

hành vi vi phạm pháp luật “Vim vi repelere licet” cho phép dùng sức mạnh để trấn áp
bạo luật , họ cịn có quyền khởi kiện đến Tịa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình.
Người bị vi phạm có thực hiện quyền khởi kiện hay khơng, điều này pháp luật không
bắt buộc mà phụ thuộc vào ý chí của người đó.
Trong xã hội hiện tại, quyền khởi kiện được ghi nhận là một quyền của con
người cụ thể tại Điều 8 trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 ghi nhận
nội dung “Mọi người đều có quyền được bảo vệ bằng các Tịa án quốc gia có thẩm
quyền với phương tiện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi vi phạm các
quyền căn bản đã được Hiến pháp và pháp luật công nhận”. Theo đó, quyền khởi
kiện là một trong những nhóm quyền tố tụng thuộc quyền con người và được pháp
luật ghi nhận nhằm mục đích đảm bảo tốt nhất cho những quyền, lợi ích hợp pháp
của một chủ thể trong mối quan hệ xã hội. Như vậy, quyền khởi kiện đã được thừa
nhận trong pháp luật quốc tế tạo nên cơ sở vững chắc cho việc ghi nhận và cụ thể hóa
trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự các nước về quyền khởi kiện trong vụ án
dân sự tại Tòa án, ta bắt gặp khái niệm “quyền kiện dân sự”. Nội hàm của khái niệm
quyền kiện dân sự rộng hơn rất nhiều so với “quyền khởi kiện vụ án dân sự”. Bộ luật
Tố tụng dân sự Pháp năm 1975 đã định nghĩa quyền kiện dân sự là “quyền pháp lý
theo đó một người có thể u cầu Tịa án tun bố xác nhận các lợi ích của mình
bằng việc mở phiên tịa xem xét” . Theo đó, quyền kiện dân sự khơng phải chỉ là
quyền khởi kiện vụ án dân sự của nguyên đơn mà còn là quyền phản tố của bị đơn,
quyền yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Tương tự


vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quan niệm của các nhà làm luật thì quyền
khởi kiện khơng phải chỉ mang nghĩa hẹp là quyền tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ
chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, việc thực hiện
quyền khởi kiện của họ sẽ làm phát sinh quá trình tố tụng tại Tịa án, quyền khởi kiện
cịn được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả quyền yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của các chủ thể khác trong xuyên suốt quá trình tố tụng của vụ án, tức

là quyền khởi kiện còn thuộc về bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu nên luận văn chỉ đề cập đến quyền khởi kiện vụ
án dân sự tại thời điểm thụ lý vụ án, tức là giai đoạn bắt đầu tố tụng.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền khởi kiện được ghi nhận
gián tiếp tại Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
như sau “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền
cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” Trên cơ sở quy định của Hiến pháp,
các văn bản khác đã cụ thể hoá và ghi nhận quyền khởi kiện của đương sự. Cụ thể là
quyền khởi kiện được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nội dung và pháp luật tố
tụng, như Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trường hợp giải quyết
tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến
Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ
việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn” . Tuy nhiên, phần lớn
các nhà nghiên cứu trên thế giới hay ở Việt Nam khi đề cập đến quyền khởi kiện chủ
yếu nhắc đến khái niệm quyền khởi kiện tại Tòa án.
Trong quan điểm lập pháp của Việt Nam thì khái niệm quyền khởi kiện tại
Tòa án được hiểu như sau: Quyền khởi kiện tại Tòa án là quyền tố tụng của các chủ
thể được nhà nước thừa nhận và pháp luật quy định nhằm mục đích đảm bảo quyền
con người thơng qua hoạt động tố tụng của Tịa án nhân dân có thẩm quyền. Cụ thể:
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự
bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền giải quyết.


Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực, quyền khởi kiện
được hiểu rất rộng và đồng nhất với quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Thời kỳ này, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam khơng có sự phân biệt giữa hai thủ
tục tố tụng riêng biệt là thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân
sự. Do đó, tất cả các việc có tranh chấp hay khơng có tranh chấp đều được gọi chung

là vụ án dân sự và việc yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2004 được ban hành và có hiệu lực đã tách thủ tục tố tụng riêng biệt
là thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự nên khái niệm
quyền khởi kiện được hiểu theo nghĩa hẹp hơn trước đây. Theo đó, quyền khởi kiện
được hiểu là một loại quyền tố tụng dân sự của các chủ thể yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền lợi khi có tranh chấp hay bị xâm phạm. Xét ở góc độ này thì quyền khởi kiện
cần hiểu theo hai góc độ, theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa rộng thì quyền khởi kiện là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
lợi của nguyên đơn, quyền phản tố (kiện ngược lại) của bị đơn và quyền yêu cầu độc
lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình trong q trình giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo nghĩa hẹp thì quyền khởi kiện là quyền của nguyên đơn trong việc yêu
cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp hay bị vi phạm. Thực chất, đây là
quyền của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm trong việc bắt đầu thủ tục khởi kiện để
bảo vệ quyền lợi của mình. Thơng qua qua việc nộp đơn yêu cầu Tòa án xem xét,
giải quyết vụ án dân sự. Đó là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu
cầu Tòa án bảo việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích cơng cộng
thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Chính việc khởi kiện của nguyên đơn là cơ sở pháp lý
làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, khơng có hành vi khởi kiện u cầu
Tịa án giải quyết thì khơng có các q trình tố tụng tiếp theo.
Phạm vi nghiên cứu của bài viết về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án nên chỉ
tập trung nghiên cứu quyền khởi kiện theo nghĩa hẹp, quyền khởi kiện của nguyên
đơn bắt đầu thủ tục tố tụng giải quyết vụ án dân sự.


1.2.1.2.

Năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, cụ thể tại Điều 186 Bộ

luật Tố tụng dân sự quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc
thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi
kiện) tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình”, như vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình thì người có
quyền khởi kiện là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự.
Đối với người khởi kiện là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi tố
tụng dân sự. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng
dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Đối
với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết
định của Tòa án.
Cá nhân là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì
khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền khởi kiện, việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tịa án do người đại diện hợp
pháp của họ thực hiện.
Cá nhân là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện
quyền khởi kiện, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa
án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đối với người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực
hiện quyền khởi kiện cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
Đối với người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì việc khởi kiện của họ do
người đại diện hợp pháp thực hiện. Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự
thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại
diện theo ủy quyền. Tuy nhiên, điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật
Doanh nghiệp năm 2014 thì pháp nhân có thể có có nhiều người đại diện theo pháp
luật. Quy định mới này tạo điều kiện thuận lợi thành viên của pháp nhân trong việc


thỏa thuận, lựa chọn người đại diện theo pháp luật và đồng thời tạo điều kiện cho
pháp nhân thuận lợi, nhanh chóng trong việc xác lập, thực hiện các hành vi pháp lý,

các giao dịch dân sự trên nhiều lĩnh vực hoặc ở nhiều địa phương khác nhau. Tuy
nhiên, để tránh việc thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi thẩm quyền hay với người
khơng có thẩm quyền, pháp luật đã quy định mỗi người đại diện cho pháp nhân trong
phạm vi đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp
nhân hoặc theo quy định của pháp luật12. Có nghĩa là quyết định của cơ quan có thẩm
quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật là căn cứ, cơ sở
để Tòa án xác định người đại diện theo pháp luật nào được thay mặt pháp nhân thực
hiện thủ tục khởi kiện.13
Đối với người khởi kiện là người lao động, tập thể người lao động: về nguyên
tắc, tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể
người lao động khởi kiện vụ án lao động khi tập thể người lao động bị xâm phạm.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động
thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức tập thể lao động thay mặt họ khởi
kiện tranh chấp lao động. Đối với những tranh chấp mà đương sự là người lao động
khơng có người đại diện và Tịa án cũng khơng chỉ định được người đại diện thì Tịa
án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động động đại diện cho người lao động đó.14
Bên cạnh quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình,
pháp luật tố tụng dân sự còn quy định về việc khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác, lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nước tại Điều 187
Bộ luật Tố tụng dân sự. Quy định này xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước và xã
hội đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong xã hội, thể hiện sự quan tâm
của xã hội với cá nhân con người. Để thực hiện trách nhiệm của xã hội nhưng không
xâm phạm đến những vấn đề mang tính cá nhân, quyền riêng tư của con người thì
chủ thể có quyền khởi kiện trong trường hợp này là cơ quan, tổ chức trong phạm vi
12
Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
13
Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Người đại diện của đương sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (09), Trang 28.
14

Trần Văn Biên, Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật (01), trang 27


nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định. Cụ thể như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
quyền khởi kiện vụ án về hơn nhân và gia đình theo quy định của Luật hơn nhân và
gia đình15. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hơn nhân và gia đình để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình.16
Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong
trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi
được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.17
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện
cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi
kiện vì lợi ích cơng cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.18
Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi
kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
1.2.2.
Thực trạng giải quyết của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí
Minh và một số bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật.
Khởi kiện vụ án dân sự rất có ý nghĩa đối với người khởi kiện. Điều này giúp
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh
đó, kiến thức pháp luật của công dân ngày càng nâng cao nên khi các tranh chấp phát
sinh, người dân đã khơng cịn tâm lý lo sợ khi đến Tịa án để thực hiện quyền khởi
kiện của mình.
Mặc dù, kiến thức pháp luật của người dân ngày càng được cải thiện nhưng hệ
thống pháp luật tại Việt Nam cũng có nhiều thay đổi, bộ máy cơ quan hành pháp
15

Quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 10; Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 5
Điều 84; Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 86; Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều 102; Điểm b,
Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
16
Khoản 2 Điều 51; Điểm a Khoản 5 Điều 84; Điểm a Khoản 2 Điều 86; Điều 92; Điểm a
Khoản 3 Điều 102; Điểm a Khoản 2 Điều 119 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
17
Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2012.
18
Điểm b Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.


×