Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.56 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỖ CÔNG NAM

THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
••
NỘI DUNG DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
•••

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••


TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỖ CƠNG NAM

THỪA KẾ KHƠNG PHỤ THUỘC VÀO
••

NỘI DUNG DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
•••

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÂM TỐ TRANG


TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
thông tin nêu trong luận văn là trung thực. Các ý kiến, luận điểm không thuộc ý tưởng
của tôi, các kết quả tổng hợp từ các tác giả khác được trích dẫn đầy đủ. Tồn bộ nội
dung trình bày và kết quả là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lâm
Tố Trang. Tôi chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả nghiên
cứu trong luận văn.
TÁC GIẢ

ĐỖ CÔNG NAM


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CỤM TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

Luật HN&GĐ


Luật Hôn nhân và Gia đình

3

Nghị quyết 02/1990/HĐTP

Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của pháp lệnh
thừa kế 1990

4

PLTK 1990

Pháp lệnh thừa kế năm 1990

5

Thông tư 81/1981 /TANDTC

Thông tư số 81/TANDTC ngày 24 tháng
7 năm 1981 của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về
thừa kế

6


TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

THỨ
TỰ


MỤC LỤC
••
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang

1.3.1...........................................................................................................


1.3.2.
Người thừa kế không rơi vào trường hợp không được quyền
hưởng di

1.4.1.

Trích di sản cho những người được hưởng thừa kế không phụ

nội của di chúc................................................................................................ 46
thuộc vào


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới, pháp luật dân sự được xem là
một trong những ngành luật quan trọng thu hút được sự quan tâm to lớn không chỉ
của Nhà nước mà còn cả người dân, bởi những tác động mạnh mẽ mà ngành luật
mang lại cho đời sống hàng ngày. Vì vậy, những sự thay đổi liên quan đến ngành luật
này lớn đến đời sống xã hội của một quốc gia.
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017 (thay thế cho Bộ luật
Dân sự 2005) đã mang đến những đóng góp khơng nhỏ cho hoạt động thực thi pháp
luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, Bộ luật này đã bộc lộ khơng ít
những hạn chế và thiếu sót cần được sửa đổi nhằm phù hợp hơn và điều chỉnh pháp
luật dân sự được hiệu quả hơn. Theo đó, chúng ta sẽ khơng q ngạc nhiên khi có
hàng loạt các buổi hội thảo chuyên ngành về dân sự được tổ chức từ Nam ra Bắc và
thu hút được sự quan tâm của các chun gia luật học khơng chỉ trong mà cịn ngồi
nước tham gia đóng góp cho Bộ luật này.
Trong rất nhiều các vấn đề đề được các chuyên gia pháp luật đưa ra và bàn
luận trong Bộ luật Dân sự không thể không nhắc đến chế định thừa kế trong Bộ luật
dân sự năm 2015. Thực vậy, quan hệ thừa kế là một loại quan hệ pháp luật có nội
dung kinh tế - xã hội sâu sắc, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển
cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Cả về phương diện lý luận và thực tiễn,
thừa kế là một trong những vấn đề lớn của pháp luật dân sự. Bộ luật dân sự năm
1995 và sau đó là Bộ luật dân sự năm 2005 và hiện nay là Bộ luật Dân sự 2015 đã
dành hẳn một phần để nói về thừa kế. Các nghiên cứu về thừa kế trong luật thực định
luôn chiếm tỷ trọng cao trong số các cơng trình nghiên cứu về luật dân sự.
Trong Bộ luật dân sự hiện hành, chế định thừa kế chủ yếu điều chỉnh và làm

rõ những vấn đề như thế nào là thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc, q
trình quản lý, thanh tốn và phân chia di sản. Trong các vấn đề nói trên, người viết
đặc biệt quan tâm đến thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bởi những lý


8

do sau:

> Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một quy định được ghi nhận
khá lâu đời trong lịch sử hình thành truyền thống văn hố ở Việt Nam. Tuy
nhiên, dường như quy định này vẫn cịn xa lạ với nhiều người. Vì vậy, việc
nghiên cứu và làm rõ quy định này là một việc làm cần thiết hơn bao giờ hết.

> Quy phạm pháp luật điều chỉnh về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc rất ít, hiện vấn đề này chỉ được ghi nhận tại một điều luật duy nhất là
Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 và ngồi ra khơng có bất kỳ văn bản nào
áp dụng cho điều luật này. Hơn nữa, trong quá trình chia di sản thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc, do khơng có hướng dẫn nên có nhiều
cách chia khác nhau, vấn đề là một người đã được hưởng di sản thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì có được hưởng di sản thừa theo pháp
luật nữa khơng? Vì vậy, tác giả cho rằng quy định này cần phải được nghiên
cứu chuyên sâu và từ đó nhắm thống nhất một cách hiểu từ lý luận đến thực
tiễn áp dụng luật.
Do đó, chính vì những lý do trên mà tác giả cho rằng việc nghiên cứu và lựa
chọn thừa kế thế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong Bộ luật dân sự để
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ cho bản thân là phù hợp và hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lĩnh vực thừa kế luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều chuyên gia
luật học, vì vậy đã có khơng ít những cơng trình nghiên cứu mang giá trị học thuật

cao và đóng góp to lớn cho việc xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc cho pháp
luật về thừa kế ở Việt Nam. Đề tài “Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
theo pháp luật Việt Nam hiện hành” được trình bày dựa theo các nguồn tư liệu sau
đây:



Các sách tham khảo, các bài báo và các tham luận cũng có giá trị quan
trọng trong việc lý giải đề tài như:

> Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2017), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn
giải quyết tranh chấp, NXB Tư pháp, Hà Nội: tài liệu này đã khái quát toàn
diện bức tranh về thừa kế, đặc biệt là thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa


9

kế của các toà.

> Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt
Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh: tài liệu này được tác giả phân tích
và làm rõ về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo pháp luật
dân sự năm 1995. Ngoài ra, tài liệu trên cịn mang đến người đọc những thơng
tin q giá về pháp luật so sánh của Pháp đối với vấn đề thừa kế thế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

> Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội: Tài liệu này cung cấp thực tiễn xét xử liên quan đến thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc, qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn thấu
đáo những vấn đề khó khăn và hạn chế hiện đang tồn tại giữa lý luận và thực

tiễn xét xử về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

> Phùng Trung Tập (2008),

Luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, Hà Nội:

nguồn tài liệu trên cung cấp cho người đọc một cách nhìn tồn diện về sự phát
triển của quy định về thừa kế theo pháp luật nói chung và thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc nói riêng theo thời gian từ năm 1995 đến nay.



Ngoài ra, tác giả Lê Minh Hưng (2003), Hoàn thiện chế định quyền thừa kế

trong pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh: Có thể nói , đề tài luận văn thạc sĩ này được tác giả phân tích một
cách đầy đủ từ lý luận đến thực tiễn pháp luật về thừa kế. Đặc biệt, với sự dày công
nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được những vấn đề tồn tại trong pháp luật về thừa
kế trong Bộ luật dân sự năm 1995 và từ đó đề ra những giải pháp hồn thiện luật.
Vấn đề thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc cũng được tác giả đề cập
đến trong luận văn, theo đó tác giả chỉ ra được điểm hạn chế của Bộ luật dân sự năm
1995 về việc chưa giải quyết được câu hỏi là người được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc có được hưởng thừa kế theo pháp luật nữa hay
không.



Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai (2013), Những quy định của pháp luật

về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong BLDS 2005 - Thực

trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội: tác giả
phân tích khá đầy đủ từ lý luận đến thực tiễn áp dụng quy định này. Tuy nhiên, khi đề
cập đến những giải pháp hồn thiện cịn chung chung và mơ hồ.


10

Nhìn chung, các nguồn tư liệu từ trong nước và ngoài nước nhằm minh họa
cho đề tài nghiên cứu là một vấn đề mang tính thời sự, và cần thiết được nghiên cứu
hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các công trình trên hiện chỉ nghiên cứu những quy định
về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc ở tầm khái quát và chỉ cung cấp
cho người đọc những kiến thức cơ bản và chưa được nghiên cứu một cách chuyên
sâu dưới dạng đề tài luận văn thạc sĩ về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc. Do đó, trên cơ sở sử dụng những kiến thức từ lý luận và thực tiễn thông qua
các nguồn tài liệu được nêu, tác giả sẽ có cái nhìn tồn diện cho vấn đề, đồng thời
vận dụng khả năng nghiên cứu của bản thân đi vào phân tích chuyên sâu về thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Qua đó, tác giả mong muốn mang đến một
nguồn tài liệu cho người đọc về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc dưới
dạng đề tài luận văn thạc sĩ.
Ngoài ra, đề tài luận văn thạc sĩ “Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành” được tác giả phân tích khơng chỉ dưới góc
độ lý luận mà cịn dưới góc độ thực tiễn xét xử. Thật vậy, thông qua việc sưu tầm và
tổng hợp những bản án liên quan đến thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc,
tác giả sẽ mang đến một cái nhìn đa chiều từ lý luận đến thực tiễn về thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc. Qua đó, tìm ra những khó khăn hạn chế và đưa ra
những giải pháp hồn thiện pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung di chúc theo pháp luật Việt
Nam hiện hành” được nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ những quy định về

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, trường hợp nào được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc, qua đó đưa ra cách hiểu thấu đáo cho vấn đề.
Ngồi ra, do quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo pháp
luật Việt Nam hiện hành, chỉ được ghi nhận trong Bộ luật dân sự dưới một điều luật
duy nhất là Điều 644, vì vậy đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về điều luật này
dẫn đến hậu quả là gây ra khơng ít khó khăn cho thực tiễn xét xử. Do đó, trong đề tài


11

luận văn này tác giả sẽ chỉ ra những hạn chế đối với thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc trong luật thực định và qua đó đưa ra kiến nghị nhằm khắc phục vấn đề
đang tồn tại, góp phần hồn thiện pháp luật thừa kế nói chung và thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc nói riêng.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo pháp luật Việt Nam
hiện hành sẽ được tác giả nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, vì vậy thừa
kế khơng phụ thuộc vào nội di chúc có yếu tố nước ngồi sẽ khơng được tác giả phân
tích trong đề tài. Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, tác giả có tìm hiểu quy định
của các nước Đức, Pháp,Thụy Sỹ, liên quan đến thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc, nhằm đối chiếu so sánh với pháp luật Việt Nam và qua đó rút ra kinh
nghiệm học hỏi cho pháp luật nước nhà.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng với mục đích là giúp tác giả xác định được nền tảng
cho lý luận nhận thức liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, hai phương pháp nghiên cứu
chính được tác giả sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Thế mạnh
của phương pháp lịch sử là cho phép người nghiên cứu dựng lại một bức tranh khoa
học của các hiện tượng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra, còn ưu thế trong phương pháp

logic là trên cơ sở của các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quát tìm ra bản chất,
khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử gắn với sự vật hiện tượng.
Chính vì những điểm mạnh đó, tác giả thấy rằng việc sử dụng phương pháp lịch sử
và phương pháp logic để nghiên cứu đề tài “Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành” là hoàn toàn phù hợp. Cụ thể, phương
pháp lịch sử đã được tác giả sử dụng trong những nội dung chính yếu trong mục 1.3.
Bên cạnh đó, phương pháp logic được sử dụng như là một phương pháp song
hành với phương pháp lịch sử nhằm đảm bảo cho việc xem xét và đánh giá vấn đề
một cách toàn diện hơn. Phương pháp logic được vận dụng để phân tích trong các


12

chuyên mục 1.1; 1.2; 1.4. Cụ thể là trong phần khái niệm, trên cơ sở tìm hiểu quy
định pháp luật, tác giả sử dụng phương pháp logic để đưa ra khái niệm về thừa kế và
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo pháp luật hiện hành. Ngồi ra,
phương pháp logic cịn được tác giả sử dụng trong chương hai, trên cơ sở tác giả tìm
hiểu những quy định của pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc,
tác giả đã liên hệ với thực tiễn áp dụng luật và chỉ ra những khó khăn bất cập, qua đó
tìm tịi giải pháp nhằm khắc phục vấn đề.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, giúp người
đọc hiểu sâu sắc. phong phú hơn về những quy định liên quan đến thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc, thông qua pháp luật của một số nước trong chun mục
1.4. Qua đó, tác giả tìm ra những ưu điểm trong pháp luật của một số nước và từ đó
đề xuất những ưu điểm này vào quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và vị trí ứng dụng của đề tài
Tác giả dự kiến phát triển đề tài thành hai chương, chương một chủ yếu giải
quyết những vấn đề cơ bản về khái niệm, lược sử hình thành và phát triển quy định
về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong pháp luật Việt Nam và một

số nước trên thế giới. Ngoài ra, trong chương hai tác giả tập trung phân tích những
quy định trong pháp luật hiện hành về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc, đồng thời lồng ghép thực tiễn xét xử có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó chỉ
ra những khó khăn vướng mắc trong q trình áp dụng luật. Từ đó, tác giả đề ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cho vấn đề đang nghiên cứu. Đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay, thì việc xem xét những bất cập và đưa ra những giải pháp
hoàn thiện quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là việc làm
cần thiết, nhằm hoàn thiện trong tương lai về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được chia làm hai chương:


13

Chương 1. Quy định pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc
Chương
luật
về2.
người
Thựcthừa
trạng
kếvà
khơng
kiếnphụ
nghị
thuộc
hồnvào

thiện
nộiquy
dung
định
củapháp
di
chúc.


CHƯƠNG 1
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC
1.1.

Khái niệm và ý nghĩa về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di

chúc
1.1.1.

Khái niệm thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Thừa kế có thể được hiểu là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho một
chủ thể - đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân - theo ý chú của người để lại di sản
hoặc theo các quy tắc của xã hội, mà mỗi chế độ xã hội khác nhau có những quy tắc
khác nhau do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội.. .quyết định.2
Quyền thừa kế là một trong những hệ quả của việc thừa nhận quyền sở hữu tư
nhân. Thông qua pháp luật, Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu của cá nhân đối với
tài sản do cá nhân tạo lập đã củng cố niềm tin, tạo cơ sở để cá nhân tự do thực hiện
quyền sở hữu của mình đối với tài sản khi họ còn sống. Khi một cá nhân chết đi, việc
dịch chuyển quyền sở hữu đối với tài sản của họ được thực hiện theo chế độ thừa kế

công cộng hoặc thừa kế theo chế độ thừa kế tư nhân3.
Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền thừa kế của cá nhân, trong chừng mực
nào đó đã tạo ra khung pháp lý cần thiết cho việc bảo toàn và gia tăng sự tích lũy của
cải trong xã hội. Về phía cá nhân, trong q trình tạo lập tài sản, cá nhân chỉ cảm
thấy an tâm nếu quyền sở hữu của mình vẫn tiếp tục tồn tại sau khi mình chết. Giả sử
tài sản của cá nhân sẽ phải giao cho nhà nước khi cá nhân đó chết thì họ sẽ khơng có
động lực để lao động làm gia tăng của cải cho mình, cho xã hội. Ngược lại cịn có
một tâm lý sử dụng tài sản một cách hoang phí. Cho nên, chỉ khi pháp luật ghi nhận
cá nhân có quyền để lại di sản thừa kế theo ý chí của cá nhân thì cá nhân mới cảm
2Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa
kế, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 396.
3 Theo chế độ thừa kế công cộng các tài sản của một người chết sẽ được chuyển giao cho

nhà nước. Trái lại, chế độ thừa kế tư nhân chủ trương di sản phải được ưu tiên giao cho các cá nhân.
Xem: Nguyễn Ngọc Điện (2000), Bình luận khoa học về Thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, NXB
Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, tr.12.


thấy sự lao động của mình có ý nghĩa. “Suy cho cùng, chính thừa kế tư nhân là chế
định pháp lý cần thiết cho việc bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải của xã hội,
trong điều kiện đó được coi như là được coi như một trong những căn cứ xác lập
quyền sở hữu cá nhân”4. Thừa kế cơng cộng chỉ là một hình thức để hồn thiện cho
chế độ thực tế tư nhân, khi di sản để lại khơng có người thừa kế.
Dựa trên phương diện kinh tế, pháp luật thừa kế hoàn toàn phụ thuộc vào
pháp luật về sở hữu. Chủ sở hữu tài sản không chỉ có quyền năng đối với tài sản của
mình lúc cịn sống, mà cịn có quyền định đoạt tuyệt đối đối với tài sản khi họ chết
đi. Dựa trên phương diện này, pháp luật là một công cụ pháp lý đảm bảo tuyệt đối
quyền sở hữu đối với tài sản của một người. Theo đó, một người là chủ sở hữu đối
với tài sản của mình thì người đó có tồn quyền định đoạt tài sản theo ý muốn của
mình mà không phải chịu sự hạn chế nào của pháp luật.

Dựa trên phương diện đạo đức, nghĩa vụ của một người đối với những người
thân thích, ruột thịt của họ khơng chỉ tồn tại khi người đó cịn sống mà cịn tiếp diễn
ngay cả khi người đó đã chết, đó là việc để lại di sản cho những người mà người q
cố có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc khi cịn sống hoặc những người có quan hệ
ruột thịt, thân thích với người để lại di sản. Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý
để nhà nước can thiệp, buộc người để lại di sản phải làm tròn bổn phận của họ đối
với những người thân thích, ruột thịt trong gia đình.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và
quyền thừa kế của cơng dân5, theo đó quyền thừa kế của công dân được quy định
theo chế độ thừa kế tư nhân. Điều 609 BLDS 2015 quy định “cá nhân có quyền lập
di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế
theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Quy định này có thể
được hiểu với hai nội dung:
Thứ nhất, cá nhân có quyền phân định tài sản của mình sau khi chết cho một
tổ chức hoặc cá nhân nào đó bằng di chúc (quyền để lại). Trong trường hợp cá nhân
4Nguyễn Ngọc Điện (2000), Bình luận khoa học về thừa kế trong luật dân sự Viết Nam, NXB Trẻ,
Tp.Hồ Chí Minh, tr. 13.
5Xem: Điều 32 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013.


chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản của cá nhân đó sẽ
được phân chia theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân muốn phân định tài sản của
mình cho các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật thì cũng khơng cần để lại di
chúc.
Thứ hai, cá nhân đều có quyền hưởng di sản mà người khác để lại cho mình
(quyền thụ hưởng), cũng như có quyền từ chối nhận phần di sản được hưởng nếu
thỏa mãn một số điều kiện theo luật định.
Thông qua các quy định của pháp luật, Nhà nước ta đảm bảo quyền tự do lập
di chúc, tuy nhiên tự do đó phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Theo
nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể trong quan hệ thừa kế, người để

lại di sản được tự do định đoạt tài sản của mình. Thơng qua di chúc, người để lại di
sản có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
phân định phần di sản cho từng người thừa kế6. Tuy nhiên, bên cạnh việc bảo vệ
quyền tự do định đoạt tài sản của người để lại di sản, pháp luật còn bảo vệ quyền lợi
thích đáng của một số người thừa kế. Cho nên, quyền tự do định đoạt tài sản của
người để lại di sản bị hạn chế trong một số trường hợp luật định, có nghĩa rằng
“quyền định đoạt của người có di sản khơng phải là tuyệt đối”7. Để bảo vệ quyền lợi
của một số người thân thích với người để lại di sản, pháp luật thừa kế đã quy định về
trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, được thể hiện tại
Điều 644 BLDS 2015:
1.Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di
sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
6Xem: Điều 626 BLDS 2015.
7Nguyễn Phương Thảo, Lục Thanh Thủy, “Một số nội dung về quyền thừa kế trong pháp luật Việt
Nam”,
page id=1754190&p cateid=1751909&article detail
s=1&item id=22323537 (truy cập ngày 10/4/2014).


Người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, đó là:
cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng
lao động. Những người này đáng lẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật nhưng đã bị
người để lại di sản truất quyền hưởng thừa kế bằng cách nói rõ trong di chúc về việc
khơng cho họ hưởng di sản hoặc khơng nói rõ điều đó trong di chúc nhưng thực tế lại
không dành phần di sản thừa kế cho họ, hoặc có dành cho họ một phần di sản nhưng
ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Trong khoa học pháp lý ngồi thuật ngữ “thừa kế khơng phụ thuộc vào nội
dung của di chúc” còn một thuật ngữ khác cũng thường được nhắc đến - thuật ngữ
“thừa kế bắt buộc”. Trong nhiều trường hợp hai thuật ngữ này được dùng với nghĩa
tương đương nhau, tức là, thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là thừa
kế bắt buộc và ngược lại. Tuy nhiên, nếu xét một cách cụ thể thì hai thuật ngữ trên
dành cho hai đối tượng khác nhau. Thuật ngữ thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc là thuật ngữ dành cho đối tượng được hưởng thừa kế. Thuật ngữ “thừa
kế bắt buộc” là thuật ngữ dành cho đối tượng là người để lại thừa kế, bằng quy định
của mình pháp luật buộc người để lại di sản phải dành cho những người thân thích,
ruột thịt của họ một khoản di sản ít nhất bằng hai phần ba suất của một người thừa kế
theo pháp luật. Thuật ngữ “thừa kế bắt buộc” không nên dùng để ám chỉ những
người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, bởi vì việc
hưởng di sản là quyền của cá nhân, nhận hưởng thừa kế hay từ chối là một quyền của
người thừa kế, họ không bị buộc phải nhận khoản di sản dành cho người thừa kế nên
không thể gọi họ là người thừa kế bắt buộc. Do đó, khái niệm người thừa kế bắt buộc
nên được gọi là người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu theo hai phương thức: thừa
kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo
hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định8. Thừa kế theo di
chúc là “phương thức dịch chuyển di sản do người chết để lại, theo ý nguyện của
người đó lúc cịn sống được thể hiện trong di chúc, cho người thừa kế được chỉ định
8Xem: Điều 649 BLDS 2015.


trong di chúc đó”9
Thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều
644 BLDS 2015, thuộc “ChươngXXII - Thừa kế theo di chúc”, nhưng khơng phải là
thừa kế theo di chúc vì thừa kế theo di chúc được thực hiện theo ý nguyện của người
để lại di sản lúc còn sống và ý nguyện đó được thể hiện trong di chúc, trong khi thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc việc dịch chuyển và phân chia di sản nằm

ngồi ý chí của người để lại di sản.
Theo giáo trình Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh“thừa kế khơng phụ thuộc vào
nội dung của di chúc là trường hợp đặc biệt của thừa kế theo pháp luật, chứ không
phải là một loại thừa kế theo di chúc”10, bởi lẽ căn cứ làm phát sinh quyền thừa kế
bắt buộc là quy định của pháp luật. Nhưng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc cũng khơng hồn tồn giống với thừa kế theo pháp luật mà cịn có nhiều
điểm khác biệt. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai trường hợp này thể hiện ở những
điểm sau:
- Diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật khi đáp ứng một số điều kiện.
- Thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc chỉ được áp dụng khi người
thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc bị truất quyền hưởng di sản
(không được người lập di chúc cho hưởng di sản) hoặc khi thực tế họ khơng được
hưởng di sản hoặc hưởng phần di sản ít hơn giá trị của một suất thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc;
- Giá trị của một suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc nhỏ hơn giá
trị một suất thừa kế theo pháp luật (chỉ bằng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật).
Theo quan điểm tác giả, dù chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc được đặt ở vị trí nào trong BLDS hay đặc điểm của nó giống với thừa kế
theo pháp luật thì đây vẫn là một chế định cần thiết trong pháp luật thừa kế của Việt
9
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản
và thừa kế, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 439.
10
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản
và thừa kế, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 512-513.


Nam.
Như vậy, từ quy định tại Điều 644 BLDS 2015 và những phân tích nêu trên,

thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc có thể được hiểu là trường hợp
vợ, chồng, cha, mẹ, con chưa thành niên, con đã thành niên mà khơng có khả năng
lao động của người để lại di sản sẽ được hưởng một phần tối thiểu bằng hai phần ba
suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người để lại di sản
không cho họ hưởng hoặc cho họ hưởng một phần ít hơn hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật.
1.1.2.

Ý nghĩa của chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di

chúc
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh sở hữu và thừa kế luôn luôn cùng
tồn tại trong các xã hội và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu sở hữu là cơ
sở làm xuất hiện cho vấn đề thừa kế thì ngược lại thừa kế là phương tiện để duy trì
và củng cố vấn đề sở hữu. Quyền sở hữu đối với tài sản là động lực để lao động, sản
xuất tạo ra của cải vật chất của mỗi cá nhân, là một trong những nguyên nhân chính
quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì thế khoản 1 Điều 32 Hiến
pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận “mọi người
có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư
liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác”. Tức Hiến pháp thừa nhận quyền sở hữu của cá nhân, một khi đã thừa nhận cá
nhân có quyền sở hữu đối với tài sản của mình thì cá nhân có quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt đối với tài sản của mình.
Điều 610 BLDS 2015 ghi nhận “ Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại
tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật”, theo đó cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người
khác sau khi chết. Việc phân chia di sản trong trường hợp này được thực hiện theo ý
chí đơn phương của người người để lại di sản được thể hiện trong di chúc. Thừa kế
theo di chúc là một hình thức thừa kế dựa trên ngun tắc tơn trọng quyền tự do định
đoạt của cá nhân đối với tài sản riêng của mình. Như vậy, pháp luật khơng chỉ đảm



bảo cho chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình khi cịn
sống mà còn định đoạt số phận của các tài sản của mình sau khi chết.
Pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân và
quyền định đoạt tài sản của cá nhân thông qua di chúc, tuy nhiên không phải trong
mọi trường hợp quyền định đoạt đối với tài sản của cá nhân thông qua di chúc đều
được thực hiện. Bên cạnh đó, pháp luật cịn có quy định về thừa kế khơng phụ thuộc
vào nội dung của di chúc, đây là một trong những biện pháp Nhà nước đặt ra để bảo
vệ những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Chế định này vừa tôn
trọng quyền tự do định đoạt tài sản của chủ sở hữu đồng thời duy trì được nghĩa vụ
đạo lý phải thực hiện đối với người thân thích, ruột thịt của mình. Khi một người có
tài sản chết đi thì họ có nghĩa vụ đạo đức cũng như nghĩa vụ pháp lý đó là dành lại
một phần di sản cho những người mà mình có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng khi
cịn sống.
Trên cơ sở luật học so sánh, phạm vi quyền thừa kế của công dân ở mỗi nước
không giống nhau. Theo pháp luật của nhiều nước, đặc biệt là những nước theo hệ
thống thông luật, quyền đối với tài sản của cá nhân là quyền tuyệt đối. Khái niệm về
sự không giới hạn quyền định đoạt bởi di chúc được thực hiện ở các nước thông luật,
được xem như là kết quả của sự bất khả xâm phạm về sở hữu tư nhân (Mỹ, Anh, xứ
Wales)11. Các nước theo hệ thống luật Châu âu lục địa, cũng như nhiều nước khác
khái niệm về sự hạn chế định đoạt trong di chúc hoặc khái niệm thừa kế bắt buộc
được đặt ra và được thực hiện. Suy cho cùng, mỗi quốc gia sẽ chọn cho mình một
định hướng về quyền thừa kế và đặt ra những nguyên tắc, khái niệm đi kèm.
Ở Thụy Sỹ, trước đây người được hưởng chế định này là con, cháu, chắt, bố,
mẹ, ơng, bà và có thể là vợ, chồng còn sống của người để lại di sản. Tuy nhiên, từ
năm 2007, bố mẹ, ông bà không được bảo vệ bởi chế định này nữa trong pháp luật
Thụy Sỹ. 12
11 Xem: Angel Ristov (2013), The Freedom of testamentary Disposition in the Macedonian
Succession Law, Instinianus Primus Law Review, Vol. 4:2, pp. 1-13.

12
Xem: Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án, tập 1, NXB
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 407- 408.


Ở Đức, cơ quan lập pháp đã khảo sát những người lập di chúc tiềm năng, kết
quả khảo sát cho thấy số lượng người muốn tước quyền thừa kế hoặc giảm bớt kỷ
phần thừa kế bắt buộc ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều này khơng được chấp thuận
bởi Chính phủ Đức. Hơn thế nữa, họ khẳng định rằng tự do của người lập di chúc
khơng có ưu tiên hơn so với các nguyên tắc để lại tài sản cho các thế hệ kế tiếp, đó là
một truyền thống mạnh mẽ, lâu dài trong pháp luật của Đức13. Nhiều câu hỏi cho việc
thay đổi thừa kế bắt buộc đã được thảo luận trong hơn ba mươi năm qua nhưng xác
suất thay đổi chế định này trong pháp luật của Đức là thấp14. Pháp luật thừa kế của
Trung Quốc có một cách quy định khác về thừa kế bắt buộc. Điều 19 Luật thừa kế
Trung Quốc quy định, trong di chúc của mình, người để lại thừa kế phải dành lại một
phần di sản cho những người thừa kế khơng có khả năng lao động cũng như khơng
có nguồn thu nhập15. Nếu di chúc không để lại một phần thừa kế bắt buộc cho những
người thuộc diện được hưởng thừa kế theo Điều 19 luật Thừa kế Trung Quốc thì di
chúc có thể bị vô hiệu16. Qua các quy định này cho thấy, pháp luật các nước coi
quyền tài sản là một quyền tương đối và cần thiết phải duy trì chế định lưu sản để
bảo vệ lợi ích của người thừa kế khi người chết không cho họ hưởng di sản.
“Luật Việt Nam hiện nay theo truyền thống học thuật, thì được xếp vào hệ
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa nhưng trên thực tế nhiều qui định về dân sự, về tố
tụng, về hệ thống Toà án lại mang nhiều đặc điểm của Civil Law”17. Việt Nam cũng
như hầu hết các nước theo truyền thống luật lục địa đều ghi nhận chế định thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Tại Việt Nam, vì bị đơ hộ và trải qua một
thời gian dài đấu tranh giành độc lập, điều kiện lập pháp của Việt Nam hạn chế hơn
so với các nước khác. Cho nên, chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của
13Xem: Thomas Rauscher (2010), Recent Development in German Succession Law, Electronic
Journal of Comparative Law, vol. 14.2, (cập nhật ngày 12/6/2015).

14Xem: Thomas Rauscher (2010), Recent Development in German Succession Law, Electronic
Journal of Comparative Law, vol. 14.2, (cập nhật ngày 12/6/2015).
15
Xem: Article 19, Law of succession of The People's Republic of China 1985.
16
Xem: Anna M. Han (1988), “Inheritance Law of The People's Republic of China”,
International Legal Practitioner,
September, pp. 76-77,
/>ublic%20of%20China&start=0&context=1 (cập nhật ngày 04/01/2014).
17 Nguyễn Minh Tuấn, “Hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law”,
(cập nhật ngày 26/5/2014).


di chúc lần đầu tiên được pháp điển hóa bởi Thông tư 81/1981/TANDTC, tức chỉ
cách đây hơn ba mươi năm. Từ thực tiễn áp dụng, sau hơn ba mươi năm chế định này
đã khẳng định được giá trị của nó, làm cho pháp luật thừa kế của Việt Nam ngày
càng hoàn thiện hơn, vừa đảm bảo được các quyền của người để lại di sản vừa bảo vệ
được các giá trị đạo đức của dân tộc. So với luật pháp các nước, chế định này trong
pháp luật của Việt Nam còn khá mới mẻ và chứa đựng những nét riêng.
Quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cho thấy, một mặt
pháp luật tơn trọng ý chí của người để lại di sản, mặt khác pháp luật hạn chế quyền
định tự do đoạt nếu người để lại di sản cịn có những người thân mà họ có nghĩa vụ
ni dưỡng, chăm sóc khi cịn sống hoặc cịn có những người thân thích, ruột thịt
nhất. Một số đối tượng luôn luôn được hưởng một phần di sản nếu người lập di chúc
không cho họ hưởng di sản hoặc cho họ hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật, trừ khi họ từ chối hoặc khơng có quyền hưởng di sản. “Nghĩa
là sự chuyển dịch tài sản dù là hệ luận của quyền sở hữu đi nữa thì pháp luật vẫn can
thiệp đến sự định đoạt của người lập di chúc để hạn chế quyền định đoạt của họ
nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, thiết thực của những người có quan hệ thích
thuộc với người đó”18

1.2.

Diện được hưởng thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung di chúc

Diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là nhóm
những người thân thích nhất của người để lại di sản, đáng lẽ có thể được thừa kế theo
pháp luật, nhưng đã bị người hưởng di sản truất quyền hưởng di sản bằng cách nói rõ
trong di chúc về việc khơng cho họ hưởng di sản hoặc tuy khơng nói rõ điều đó trong
di chúc, nhưng thực tế lại khơng dành cho họ được hưởng di sản thừa kế hoặc có
dành cho họ một phần di sản nhưng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo luật. Theo
quy định tại khoản 1 Điều 644 BLDS 2015, diện thừa kế không phụ thuộc nội dung
di chúc bao gồm: cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên
nhưng khơng có khả năng lao động.
18
Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2013), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh
chấp, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 208.


1.2.1.

Cha, mẹ của người để lại di sản

Cha, mẹ ở đây là cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di sản là người đã sinh ra
người để lại di sản. Quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ và người để lại di sản được
xác định dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống, giữa những người có cùng dòng máu về
trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau. Pháp luật không đặt ra điều kiện cha đẻ,
mẹ đẻ của người để lại di sản phải có quan hệ hơn nhân hợp pháp hoặc phải sống
chung với nhau, chỉ cần dựa vào sự kiện sinh đẻ để xác định một người là cha đẻ hay
mẹ đẻ của người để lại di sản và người đó sẽ được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc từ con mà họ đã sinh ra.

Để xác định cha đẻ, mẹ đẻ của một người có nhiều cách để chứng minh. Thứ
nhất, có thể căn cứ vào giấy tờ có liên quan đến nhân thân như giấy khai sinh, sổ hộ
khẩu. Thứ hai, có thể xác định cha, mẹ, con thông qua xét nghiệm AND, với sự phát
triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y học như hiện nay, cách xác định này
cho kết quả tương đối chính xác.
Trường hợp vợ chồng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hoặc nhờ người
khác mang thai hộ được xác định là cha đẻ, mẹ đẻ và được hưởng di sản của con19.
Khi vợ chồng sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản việc cho và nhận tinh
trùng, cho và nhận noãn được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và
người nhận. Khoản 3, Điều 93, Luật HN&GĐ 2014 quy định “việc sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho
tinh trùng, cho nỗn, cho phơi với người con được sinh ra”. Một khi không làm phát
sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phơi đối với
người con được sinh ra thì sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ
đối với con cái và các quyền, nghĩa vụ của con đối với cha, mẹ, trong đó bao gồm cả
các quyền và nghĩa vụ về thừa kế.
Trường hợp người vợ không thể mang thai và tự sinh con, phải nhờ người phụ
nữ khác mang thai hộ thì người mang thai hộ và chồng của người mang thai hộ chỉ
có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc,
19

Xem: Khoản 1, 2 Điều 93, Điều 94 Luật HN&GĐ 2014.


nuôi dưỡng đứa trẻ cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ20,
không phát sinh quyền thừa kế giữa người mang thai hộ và đứa trẻ. Trong trường hợp
bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật
đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ21.
Quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi là mối quan hệ được hình thành
và tồn tại dựa trên những ràng buộc về mặt pháp lý, từ đó mới phát sinh những quyền

và nghĩa vụ pháp lý nhất định giữa các chủ thể này với nhau, vì vậy quan hệ nuôi con
nuôi phải được công nhận về mặt pháp lý thì mới phát sinh quan hệ thừa kế giữa cha
ni, mẹ nuôi với con nuôi.
Theo luật Nuôi con nuôi 2010, quan hệ cha nuôi hoặc mẹ nuôi với con nuôi
được coi là hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện về người nhận nuôi22, người được
nhận làm con nuôi23, sự tự nguyện của các bên có liên quan24 và phải tiến hành đăng
ký việc nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền
Các quy định về thừa kế theo pháp luật cho phép cha ni, mẹ ni có quyền
thừa kế tài sản của con nuôi như cha đẻ, mẹ đẻ của con ni. Tuy nhiên cha ni, mẹ
ni có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc của con nuôi
hay không? Nhiều quan điểm cho rằng cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc của con ni25. Dựa vào các quy định hiện nay,
có đủ căn cứ pháp lý để cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc của con nuôi hay không? Vấn đề này sẽ được bàn luận thêm ở
tiểu mục 2.1.2.1 của luận văn.
1.2.2.

Con của người để lại di sản nhưng chưa thành niên hoặc đã thành

20
Xem: Khoản 1, Điều 97, Luật HN&GĐ 2014.
21
Xem: Khoản 3, Điều 98 Luật HN&GĐ 2014.
22
Xem: Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
23
Xem: Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010.
24
Xem: Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010.
25

Theo tác giả Đỗ Văn Đại “Bộ luật Dân sự chỉ đề cập chung chung đến con chưa thành niên
và con đã thành niên của người để lại di sản mà không phân biệt con đẻ hay con ni, con trong giá thú hay
ngồi giá thú nên tất cả những người này đều có thể thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc”. Xem: Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án, tập 2, NXB
Chính trị quốc gia, Hà nội, tr. 381. Một tài liệu khác cũng thể hiện nội dung cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi
được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc của nhau như cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ, xem:
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế, NXB
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 514.


niên mà khơng có khả năng lao động
1.2.2.1.

Con chưa thành niên

Theo khoản 1 Điều 21 BLDS 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ
mười tám tuổi, cho nên con chưa thành niên của người để lại di sản là con dưới mười
tám tuổi. Tuổi của con chưa thành niên trong trường hợp này được tính từ ngày con
được sinh ra cho tới ngày mở thừa kế.
Luật La Mã đã từng cho phép tất cả các con của người để lại di sản được
hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, không phân biệt con đã
thành niên hay chưa thành niên, tuy nhiên có sự khác nhau giữa con trưởng và con
thứ về phần di sản được hưởng và hiệu lực của di chúc. Luật La Mã quy định “nếu
người lập di chúc không nêu tên người con trưởng được nhận di sản, di chúc coi như
vơ giá trị. Khi đó di sản sẽ được phân chia theo luật định”26. Nếu người để lại di
chúc bỏ qua các con khác, thừa kế vẫn có giá trị, song chỉ có hiệu lực một phần, bởi
vì “nếu người lập di chúc khơng thực hiện điều này thì người được hưởng phần tài
sản thừa kế bắt buộc sẽ có quyền kiện (action ad querela inofficiosi testament - kiện
hành vi vi phạm đạo đức từ phía người lập di chúc)”27
Điều 644 BLDS 2015 quy định con chưa thành niên thuộc diện được hưởng

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của cha mẹ, tuy nhiên điều luật không
quy định rõ là con đẻ hay con nuôi. “Một người sinh ra bao nhiêu người con thì các
con đều là con đẻ của người đó”28, khơng phân biệt con trong giá thú hay con ngồi
giá thú, sống chung hoặc khơng sống chung với cha đẻ, mẹ đẻ đều có quyền hưởng
thừa kế từ cha đẻ, mẹ đẻ29. Cho nên trong bất kỳ trường hợp nào, con đẻ nếu chưa
thành niên đều có thể trở thành người thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung di chúc
của người sinh ra họ. Con được sinh ra do thụ tinh nhân tạo bởi phơi, nỗn hoặc tinh
26
W. Wolodkeiwicz và M. Zabocka (1996), Luật La Mã (Dg: Lê Nết), Trường ĐH Luật TP. Hồ
Chí Minh xuất bản, tr. 99.
27
Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La mã, Hà Nội, tr. 164.
28
Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án, tập 2, NXB Chính
trị quốc gia, Hà nội, tr. 221.
29
Xem: Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án, tập 2, NXB
Chính trị quốc gia, Hà nội, tr. 221, 231.


×