Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật nhập khẩu phế liệu tại tỉnh bình định (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.43 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH QUANG HUY

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NHẬP KHẨU
••••
PHẾ LIỆU TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
•••

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••


TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH QUANG HUY

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NHẬP KHẨU
••••
PHẾ LIỆU TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
•••

Chun ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ VŨ NAM
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan đây là kết quả của sự nghiên cứu do chính tác giả thực
hiện theo sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Vũ Nam. Kết quả
luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào trước đây
Tác giả xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trước pháp luật và người
hướng dẫn khoa học.
Ngày 14 tháng 7 năm 2019
HỌC VIÊN

HUỲNH QUANG HUY


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Vũ Nam, Hội đồng
đánh giá luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế đã hỗ trợ, hướng dẫn, đóng góp
về mặt khoa học trong suốt quá trình định hướng, nghiên cứu, thực hiện và hồn
chỉnh đề tài“Thực tiễn áp dụng pháp luật nhập khẩu phế liệu tại tỉnh Bình Định”.
Chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức khoa học chuyên ngành cho tác giả; xin gửi đến Cục Hải quan Bình Định
đã tạo mọi điều kiện giúp tác giả tài liệu nghiên cứu;
Ghi nhận công sức và những đóng góp nhiệt tình của các bạn học viên, ban
cán sự lớp Thạc sĩ luật kinh tế - Bình Định khóa 2016-2018, góp phần khơng nhỏ
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài của tác giả. Bên cạnh đó,
sự quan tâm, động viên, khuyến khích và sự thơng cảm sâu sắc của gia đình và đồng

nghiệp đã tác động tích cực, tạo động lực khơng nhỏ giúp tác giả khắc phục khó
khăn và hồn thành đề tài.
Sau cùng, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của q thầy, cơ; các nhà
khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
rp

r_

_•?

Tác giả


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

BVMT

Bảo vệ Môi trường

2

NLSX


Nguyên liệu sản xuất

3

QCKT

Quy chuẩn kỹ thuật

4

QPPL

Quy phạm pháp luật

5

TNPL

Trách nhiệm pháp lý

6

TNHC

Trách nhiệm hành chính

7

TNDS


Trách nhiệm dân sự

8

TNHS

Trách nhiệm hình sự

9

VPPL

Vi phạm pháp luật


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu ..................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4
6. Kết cấu Luận văn .................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ PHẾ LIỆU VÀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU ... 6
1.1. Khái quát về phế liệu ........................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm phế liệu .............................................................................. 6

1.1.2. Đặc điểm của phế liệu ......................................................................... 9
1.1.3. Phân loại phế liệu ................................................................................
10
1.2. Tổng quan về nhập khẩu phế liệu ......................................................
16
1.2.1. Khái niệm nhập khẩu phế liệu.............................................................
16
1.2.2. Các hình thức nhập khẩu phế liệu .......................................................
16
1.2.3. Nguyên tắc nhập khẩu phế liệu ...........................................................
19
1.2.4. Tác động của hoạt động nhập khẩu phế liệu .......................................
26
1.2.4.1. Tác động đối với nền kinh tế ........................................................... 26
1.2.4.2. Tác động đối với môi trường ..........................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................. 30
CHƯƠNG 2 ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TẠI
TỈNH BÌNH ĐỊNH - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..........32
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về nhập khẩu tại tỉnh Bình Định 32
2.1.1. Áp dụng quy định về điều kiện nhập khẩu phế liệu........................... 36
2.1.2. Áp dụng quy định về trình tự, thủ tục nhập khẩu phế liệu ................ 42
2.1.3. Quy định về kiểm tra, giám sát trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ...
44


2.1.4. Áp dụng pháp luật về TNPL liên quan đến nhập khẩu phế liệu ........ 46

2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nhập khẩu phế liệu................... 51
2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về nhập khẩu phế liệu............ 51
2.2.2. Những kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về nhập khẩu phế liệu ...

51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 55
KẾT LUẬN .................................................................................................. 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhất là khu vực công nghiệp, dịch vụ. Tốc độ tăng
trưởng công nghiệp, dịch vụ hàng năm từ 6% đến 9% và thường cao hơn từ hai đến
ba lần tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu
của nền kinh tế dịch chuyển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên,
bên cạnh những đóng góp đối với q trình phát triển kinh tế, sự phát triển nhanh
chóng của các ngành sản xuất trong thời gian qua cũng gây ra những tác động tiêu
cực nhất định, đặc biệt là vấn đề mơi trường. Ơ nhiễm từ nước thải cơng nghiệp, ơ
nhiễm đất, khơng khí, tiếng ồn...
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, thời gian qua chúng ta đã đưa ra chủ
trương cho phép nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất. Đây là một chủ trương đúng,
phù hợp với nhu cầu sản xuất của nền kinh tế và là nguồn nguyên liệu đầu vào quan
trọng. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề phát sinh từ việc kiểm soát trong khâu nhập khẩu
phế liệu cịn thiếu chặt chẽ. Nhiều cá nhân, tổ chức khơng đủ điều kiện nhập khẩu
phế liệu đã lợi dụng các khe hở của pháp luật, các quy định nhằm tạo điều kiện cho
hoạt động nhập khẩu để nhập khẩu phế liệu trái phép, dẫn đến hệ lụy ảnh hưởng xấu
đến môi trường. Nhiều trường hợp, Nhà nước phải bỏ ra chi phí lớn để xử lý hậu quả
từ việc nhập khẩu phế liệu nhưng thực tế lại là đưa chất thải các loại vào lãnh thổ
Việt Nam. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2018 Trung Quốc đã cấm nhập khẩu đối với 24
mặt hàng phế liệu. Điều này có thể dẫn đến Việt Nam có nguy cơ sẽ là điểm đến mới

của các loại phế liệu khi Trung Quốc đã cấm nhập vào nước này. Đồng nghĩa nguy
cơ ô nhiễm môi trường vì hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam thời gian đến
sẽ là một mối nguy hại được dự báo trước.
Qua một số vụ việc liên quan công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu
của các cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Định cho thấy nhiều trường hợp còn tồn tại
nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý, thủ tục thông quan và xử lý vi phạm
phát sinh. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhập khẩu phế liệu


2

vừa đáp ứng nhu cầu về NLSX vừa BVMT là vấn đề hết sức cần thiết.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật nhập khẩu
phế liệu tại tỉnh Bình Định” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nhập khẩu phế liệu là một trong những chủ đề nóng ln được nhiều
người quan tâm nghiên cứu. Những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến
hoạt động này mà tác giả đã được tiếp cận, tìm hiểu, cụ thể:
Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Phương năm 2007, trường
Đại học Luật Hà Nội về “Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu phế liệu ở
Việt Nam”. Trong Luận án này, tác giả đã tập trung nghiên cứu các quan điểm, quy
định pháp luật về phế liệu, hoạt động nhập khẩu phế liệu của Việt Nam về hoạt động
nhập khẩu phế liệu và thực tiễn áp dụng đến năm 2007.
Tiếp đó, liên quan chủ đề nghiên cứu này là “Quản lý hoạt động nhập khẩu
phế liệu tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tác giả Nguyễn
Thị Thu Thủy năm 2008, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tác giả Thủy đã
khái quát thực trạng của hoạt động nhập khẩu phế liệu giai đoạn 2001-2008, những
tác động tiêu cực của nó đối với mơi trường và ảnh hưởng đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Qua thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu.

Gần đây nhất, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế của tác giả Hình Nhật Tân năm
2017, Trường Đại học Trà Vinh về “Pháp luật Việt Nam về nhập khẩu phế liệu”.
Trong đề tài, tác giả đã khái quát quá trình phát triển và hiện trạng quy định pháp
luật về phế liệu và nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam từ khi có Luật BVMT 1993 đến
năm 2017. Qua đó, tác giả đã phân tích, chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong thực
tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên, có nhiều bài viết trên các tạp chí
khoa học cũng đực nhiều tác giả phân tích, trao đổi. Có thể kể đến một số bài viết
của tác giả Nguyễn Văn Phương: “Việt Nam với việc thực thi công ước Basel về
kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng” đăng trên Tạp chí khoa


3

học pháp lý số 02/2006; “Khái niệm chất thải và quy định về nhập khẩu chất thải
của Cộng hòa liên bang Đức” đăng trên Tạp chí luật học số 04/2006; “Một số vấn
đề về khái niệm chất thải” đăng trên Tạp chí luật học số 10/2006; “Khái niệm phế
liệu và bản chất pháp lý của phế liệu” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số
01(38)/2007; “Chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhằm đảm bảo phát triển
bền vững ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 12/2013.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động nhập
khẩu phế liệu tại tỉnh Bình Định thì từ trước đến nay chưa có tác giả nào thực hiện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.

Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu nhằm nắm rõ những vấn đề lý luận

và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật đối với việc quản lý hoạt động nhập khẩu
phế liệu tại tỉnh Bình Định. Qua đó, tác giả phân tích để tìm ra những bất cập, vướng

mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện tại về hoạt động nhập khẩu phế liệu. Từ
đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với hoạt động
nhập khẩu phế liệu ở tỉnh Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung dưới góc độ
hiệu quả kinh tế, BVMT.
3.2.

Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về phế liệu và nhập khẩu phế

liệu.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu phế
liệu để tìm ra những bất cập, hạn chế.
- Hình thành các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
nhập khẩu phế liệu
4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác giả xác định, đối tượng của đề tài là việc áp dụng các quy định của pháp
luật trong thực tiễn hoạt động nhập khẩu phế liệu, cụ thể: Cơ sở xác định và phân


4

loại phế liệu; điều kiện, trình tự, thủ tục, kiểm tra, giám sát, thanh tra trong hoạt động
nhập khẩu phế liệu, về TNPL khi có VPPL trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Ngồi ra, tác giả cịn phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế, bất cập của các QPPL
điều chỉnh hoạt động nhập khẩu phế liệu. Để từ đó tác giả bàn luận, đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động này dưới góc độ BVMT.
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được tác giả xác định chỉ là các quy định của

pháp luật về hoạt động nhập khẩu phế liệu làm NLSX dưới góc độ BVMT và hiệu
quả kinh tế trong lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là các điều kiện nhập khẩu phế liệu, kiểm
soát hoạt động nhập khẩu phế liệu, xác định TNPL khi có VPPL trong hoạt động này.
Do đó, các quy định về tạm nhập, tái xuất, quá cảnh phế liệu hay các vấn đề liên
quan đến hợp đồng thương mại quốc tế, thanh toán, tranh chấp hợp đồng... tác giả
không đề cập đến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài tập trung vào việc sử dụng các phương pháp nghiên
cứu pháp luật truyền thống sau:
Thứ nhất, phương pháp mô tả, diễn giải và trừu tượng hóa. Các phương pháp
này được sử dụng để làm rõ khái niệm, nội dung của phế liệu và nhập khẩu phế liệu.
Thứ hai, phương pháp phân tích quy phạm, thống kê, tổng hợp, phân tích vụ
việc và so sánh pháp luật. Các phương pháp này được sử dụng để làm rõ thực trạng
pháp luật Việt Nam về nhập khẩu phế liệu so với một số nước trên thế giới. Đồng
thời tìm ra ngun nhân của những thiếu sót, tồn tại cần hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam về nhập khẩu phế liệu.
Thứ ba, phương pháp mơ hình hóa được sử dụng để kiến nghị những giải
pháp khắc phục, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về nhập khẩu phế liệu.
6. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, luận văn được cấu trúc gồm hai chương:
- Chương 1: Lý luận về phế liệu và nhập khẩu phế liệu


5

- Chương 2: Áp dụng pháp luật về nhập khẩu phế liệu tại tỉnh Bình Định thực trạng và một số kiến nghị


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ PHẾ LIỆU VÀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
1.1. Khái quát về phế liệu
1.1.1.

Khái niệm phế liệu
Theo Từ điển Tiếng Việt, phế liệu là “vật (nguyên liệu, sản phẩm) bỏ đi sau

khi đã qua chế biến, hay đã sử dụng”1. Theo khái niệm này ta có thể hiểu phế liệu là
những vật chất bị bỏ đi, không sử dụng tiếp nữa sau khi đã được sử dụng hoặc vật bị
loại ra, thải ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Trong quá trình
tác động vào nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm có chủ đích, chủ thể tác động đã
loại bỏ một số vật chất nhất định. Vật chất bị loại theo hình thức này sẽ được gọi là
phế liệu. Do đó, phế liệu chỉ phát sinh từ quá trình sản xuất vật chất của con người
chứ khơng có sẵn trong tự nhiên. Theo cách hiểu này, tất cả những vật chất phát sinh
sau quá trình sử dụng nguyên liệu bị chủ sở hữu bỏ đi đều trở thành phế liệu. Khái
niệm này đã khơng đưa ra tiêu chí để phân biệt phế liệu với chất thải - là “rác và các
vật bỏ đi sau một quá trình sử dụng”2. Phế liệu theo cách hiểu này là một dạng khác
của chất thải.
Vì phế liệu có thể sử dụng cho q trình sản xuất nhưng nó vừa có nguy cơ
ảnh hưởng đến mơi trường nên q trình quản lý, sử dụng nó cần thiết phải được
pháp luật điều chỉnh để đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế và BVMT. Do đó, để khái
niệm phế liệu trong một số văn bản QPPL nước ta từ trước đến nay cũng nêu khái
niệm về nó với nội hàm khác nhau theo từng giai đoạn.
Tại khoản 1 điều 3 Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của
Bộ trưởng Bộ TNMT về ban hành quy định về BVMT đối với phế liệu nhập khẩu
làm NLSX. Theo đó “Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra từ quá trình sản
xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm NLSX”. Theo khái niệm này, phế
liệu sẽ bao gồm các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu, quy cách, phẩm chất của quá
trình sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể sử dụng để gia cơng, sản
1 Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, tr.859

2, Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.144


xuất một loại sản phẩm khác; phế liệu cịn có thể là các nguyên liệu thứ cấp được tận
dụng, tận thu, nguyên liệu vụn được loại ra của một quá trình sản xuất; được tháo dỡ,
bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm. Những
vật chất được gọi là phế liệu này phải là nguyên liệu của một quá trình sản xuất. Khái
niệm này chỉ mới nói lên được nguồn hình thành, cơng dụng của phế liệu chứ chưa
tốt lên được các đặc điểm cần thiết để phân biệt phế liệu với một phạm trù rộng hơn
là chất thải.
Trong q trình hồn thiện hệ thống pháp luật, các nhà lập pháp đã bổ sung,
hoàn thiện khái niệm về phế liệu theo hướng ngày càng cụ thể hóa ngoại diên của
phế liệu để phân biệt phế liệu với các chất thải khác, cụ thể: Tại khoản 13 điều 3 Luật
Bảo vệ môi trường 2005 quy định “Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá
trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm NLSX”. Tiếp đó, tại khoản 4
điều 2 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/4/2007 về quản lý chất
thải rắn cũng có khái niệm “phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản
xuất hoặc tiêu dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá
trình sản xuất khác”. Hiện tại, khái niệm về phế liệu đang được xác định theo khoản
16 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 một cách tương đối chi tiết và cụ thể: “Phế
liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị
loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá
trình sản xuất khác”. Từ các khái niệm phế liệu được luật hóa trên, chúng ta thấy
giữa các khái niệm có sự khác biệt về sử dụng từ ngữ, mức độ chi tiết, cụ thể hóa. Về
bản chất, phế liệu vẫn được giữ nguyên nguồn gốc phát sinh, mục đích sử dụng của
phế liệu nhưng có sự phát triển, cụ thể về quy cách thu hồi để một vật chất được gọi
là phế liệu chứ không phải là chất thải đơn thuần của quá trình sản xuất, tiêu dùng.
Trong đó, đáng chú ý là khái niệm tại Luật Bảo vệ mơi trường 2014 đã có những
điểm mới hơn so với các khái niệm trước đây. Nó là tiền đề để Nhà nước ban hành
các quy định khác về tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ hơn trong quá trình lựa chọn,

phân loại phế liệu cả trong nước và nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.
Đối chiếu với các khái niệm về chất thải, “chất thải là những đồ vật bị bỏ đi” 3.
3Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr. 144


Khi được luật hóa, chất thải được khái niệm là “là vật chất được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”4. Như vậy, chúng ta thấy chất
thải có nội hàm rộng, bao trùm cả phế liệu, phế liệu là một bộ phận của chất thải.
Chúng có chung nguồn gốc tại thành là vật chất được thải ra từ các quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người. Sự khác biệt
rõ nét giữa chất thải và phế liệu là tiêu chí phế liệu phải được thu hồi, phân loại, lựa
chọn và để sử dụng làm nguyên liệu cho một q trình sản xuất khác. Do đó, để một
chất thải được xem là phế liệu thì nó phải đảm bảo đầy đủ tiêu chí này. Ngược lại, dù
phế liệu chỉ mới được thu hồi, phân loại, lựa chọn kỹ, đảm bảo các yếu tố về tác
động, BVMT nhưng nó khơng được sử dụng để sản xuất thì nó vẫn là chất thải theo
luật định.
Từ luận điểm trên, vấn đề đặt ra là có cần thiết phải duy trì khái niệm phế liệu
như hiện tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam hay không. Liên quan vấn đề này,
pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới không đưa ra một khái niệm phế
liệu như pháp luật Việt Nam và họ chỉ đưa ra các khái niệm “garbage” - chất thải hoặc “waste” - phế thải - và ban hành một hệ thống pháp luật điều chỉnh xoay quanh
hai khái niệm này. Trong Đạo luật giảm thiểu chất thải năm 2008 của New Zealand,
cụ thể: Bất cứ vật gì được vứt bỏ hoặc loại bỏ; và bao gồm một loại chất thải được
xác định là thuộc thành phần hoặc nguồn của nó (chẳng hạn như: Chất thải hữu cơ,
chất thải liên quan đến thiết bị điện tử, hoặc từ sự phá vỡ kết cấu xây dựng), và để
tránh sự nghi ngờ thì chất thải bao gồm bất cứ chất hoặc thành phần nào của vật chất
nếu chúng được loại bỏ hoặc vứt bỏ 5. Họ đưa ra cách xác định chất thải một cách chi
tiết hơn, cụ thể hơn pháp luật Việt Nam nhưng vẫn có chung những nét tương đồng
là chất thải là vật chất được thải bỏ bởi chủ sở hữu trong các hoạt động khác nhau
của con người và New Zealand không đưa ra cách xác định phế liệu mà xây dựng
một hệ thống quản lý việc nhập, xuất khẩu, sử dụng chất thải cho các hoạt động sản

xuất, kinh doanh khác.
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay đang điều chỉnh cả hai loại vật chất là
phế liệu và chất thải. Nếu thực hiện loại bỏ khái niệm phế liệu trong hệ thống pháp
4Khoản 12, điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014
5Mynistry of Environment (2010), The New Zealand waste Strategy, ME1027, tr.8


luật và xây dựng các quy định cụ thể về chất thải được sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh thay thế cho khái niệm phế liệu thì nó địi hỏi các nhà lập pháp cần thay đổi,
điều chỉnh, bổ sung một cách đồng bộ cả hệ thống pháp luật như: Luật BVMT, Luật
xử lý hành chính, Bộ Luật hình sự... các Nghị định, Thông tư và các văn bản khác
dưới luật điều chỉnh vấn đề này. Sự thay đổi này sẽ giúp cho Nhà nước quản lý xuất
nhập khẩu, sử dụng phế liệu được đồng bộ, thống nhất, khơng cịn bị vướng mắc khi
cần xác định đâu là phế liệu, đâu là chất thải. Theo quan điểm của tác giả, tác giả cho
rằng Pháp luật Việt Nam nên thay đổi theo hướng này. Tuy nó khó khăn, cơng phu và
cần thời gian để xây dựng, thay đổi trên diện rộng của nhiều ngành luật nhưng nếu
làm được thì hiệu quả quản lý của nó mang lại là có thể khẳng định giá trị.
1.1.2.

Đặc điểm của phế liệu
Từ khái niệm phế liệu theo Luật Bảo vệ mơi trường 2014, dưới góc độ pháp

lý, phế liệu có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, phế liệu là sản phẩm hoặc vật liệu. Phế liệu được tạo ra do q trình
tận thu những vật khơng cần thiết từ vật liệu, nguyên liệu ban đầu trong quá trình sản
xuất, các sản phẩm bị đào thải do khơng phù hợp quy chuẩn của q trình sản xuất,
chế biến sản phẩm có chủ đích hoặc bị loại bỏ trong q trình tiêu dùng của con
người. Do đó, phế liệu phải được tồn tại dưới dạng vật thể cụ thể.
Thứ hai, phế liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Điều này có
nghĩa phế liệu là sản phẩm hoặc vật liệu được đưa ra khỏi quá trình sản xuất hoặc

tiêu dùng của con người. Một cơ sở xác định sản phẩm hoặc vật liệu có phải là phế
liệu hay không phụ thuộc vào việc chủ sở hữu chủ động từ bỏ quyền sở hữu của
mình với chúng. Các sản phẩm hoặc vật liệu bị loại ra khi chủ sở hữu nó chủ động từ
bỏ ý định sử dụng chúng vào q trình sản xuất. Cịn đối với hoạt động tiêu dùng,
sản phẩm hoặc vật liệu được coi là “bị loại ra” khi chủ sở hữu khơng khai thác cơng
dụng, giá trị sử dụng của nó nữa. Khi đó các vật chất này được chủ thể khác thu thập,
phân loại và sử dụng cho quá trình sản xuất thứ cấp hoặc là nguyên liệu của quá trình
sản xuất khác.
Thứ ba, phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn làm NLSX. Một
sản phẩm, vật liệu có thể trở thành phế liệu hay khơng phụ thuộc vào hành vi, ý định


khai thác cơng dụng của nó trong thực tế. Đây là cơ sở để phân biệt phế liệu với hàng
hóa và chất thải. Vật liệu hay sản phẩm mà chủ thể khơng có nhu cầu sử dụng và
được bán cho người khác tiếp tục sử dụng cơng dụng của nó thì khi đó nó là hàng
hóa; nếu được chuyển giao để xử lý, tiêu hủy thì nó là chất thải; cịn nếu nó được đưa
vào một q trình sản xuất khác thì khi đó nó là phế liệu. Do đó, trong thực tế để xác
định một vật liệu, sản phẩm có phải là phế liệu hay khơng chúng ta cần xem xét kỹ
hành vi tiếp theo của chủ sở hữu. Phế liệu phải được đưa vào một quá trình sản xuất
cụ thể, nếu sử dụng chúng vào một hành vi khác thì khi đó nó khơng cịn là phế liệu
theo luật định mà có thể là hàng hóa hoặc chất thải.
1.1.3.

Phân loại phế liệu
Để phân loại phế liệu chúng ta có nhiều cơ sở. Căn cứ vào nguồn gốc phát

sinh, phế liệu có thể phân loại thành phế liệu cơng nghiệp, phế liệu nông nghiệp và
phế liệu sinh hoạt, dịch vụ. Căn cứ vào địa lý thì có thể phân loại phế liệu trong nước
và phế liệu nhập khẩu. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, để phân tích, đánh giá
về hoạt động nhập khẩu phế liệu nên tác giả phân loại phế liệu thành phế liệu không

được phép nhập khẩu và phế liệu được phép nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Thứ nhất, phế liệu không được phép nhập khẩu. Quá trình nghiên cứu hệ
thống pháp luật qua các thời kỳ cũng như hiện đang có hiệu lực thi hành, tác giả
nhận thấy khơng có văn bản nào khái niệm rõ ràng về cụm từ này mà chỉ có thể hiểu
theo từng từ riêng lẻ. Tại Mục II, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số
187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý
mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngoài (sau đây được gọi tắt là
Nghị định 187/2013/NĐ-CP), quy định 12 mặt hàng được quy định là hàng hóa cấm
nhập khẩu. Trong đó, tại khoản 10 quy định cấm nhập khẩu đối với phế liệu chất
thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C (viết tắt của Chloroflurocarbon, là các hợp chất
hữu cơ của cacbon, clo, flo như CF 4, CCl4, CF2Cl2... các chất này được dùng trong
ngành công nghiệp, sản xuất tủ lạnh và có đặc điểm chung là khi xâm nhập vào khí
quyển sẽ gây hại cho mơi trường), Chính phủ giao Bộ Tài ngun và Mơi trường
cơng bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS (harmonized commondity descriptions


and coding system - hệ thống hài hịa mơ tả và mã hàng hóa) đúng trong biểu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tại Chương IV, phụ lục II Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành
của Bộ Tài ngun và Mơi trường, hàng hóa nhập khẩu được phân cấp quản lý
chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Mơi trường là “phế liệu” với hình thức quản lý
là Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn nhập khẩu bằng
cách ban hành danh mục, tiêu chuẩn hoặc điều kiện đối với phế liệu được phép nhập
khẩu vào Việt Nam, cụ thể hóa danh mục nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trên cơ sở điều kiện hoặc tiêu chuẩn và danh mục
các phế liệu được phép nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục tại cơ quan
Hải quan. Ở đây, các nhà lập pháp đã sử dụng kỹ thuật loại trừ để ban hành quy định
về quản lý nhập khẩu phế liệu. Phế liệu không được phép nhập khẩu là những loại cụ

thể đã được Chính phủ quy định cấm nhập trong nghị định số 187/2013/NĐ-CP cùng
với các loại không nằm trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
Ngày 23/6/2014 Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ mơi trường 2014, có hiệu lực
từ ngày 01/01/2015. Tại khoản 1 điều 76 của luật này quy định “Phế liệu nhập khẩu
từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc
danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định”. Chính
vì thế, thẩm quyền ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu không cịn
thuộc Bộ Tài ngun và Mơi trường nữa mà sẽ do Thủ tướng Chính phủ ra quyết
định. Luật Bảo vệ môi trường 2014 ra đời đã thay thế cho Luật Bảo vệ mơi trường
2005. Do đó, Bộ Tài ngun và Môi trường ban hành Thông tư 01/2013/TTBTNMT ngày 28/11/2013 quy định về phế liệu được phép nhập khẩu để làm NLSX
được ban hành văn cứ quy định của Luật Bảo vệ mơi trường 2005 cũng bị vơ hiệu
theo. Chính vì thế Chính phủ cần ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu
mới để áp dụng. Ngày 19/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
73/2014/QĐ-TTg quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất (sau đây được gọi tắt là Quyết định 73/2014/QĐ-TTg), tại
phụ lục ban hành kèm theo quy định một cách cụ thể 36 mặt hàng phế liệu được phép


nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Cịn lại, các loại phế liệu khác
khơng nằm trong danh mục này thì khơng được phép, cấm nhập khẩu.
Ở đây vấn đề đặt ra là có gì khác nhau giữa việc Chính phủ quy định một số
mặt hàng cấm nhập khẩu và đối với phế liệu không được phép nhập khẩu làm NLSX
vì chung quy chúng đều khơng được phép nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Đó
chính là việc nếu có vi phạm ở hai nội dung này thì bị chế tài, xử lý bằng các văn
bản, quy phạm pháp luật khác nhau.
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm
nhập khẩu6 thì hiển nhiên điều này là VPPL và sẽ bị chế tài, xử lý theo quy định pháp
luật. Trong trường hợp khai báo, làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan và bị phát hiện
thì sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định: Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày
15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi

hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, cùng với các văn bản điều
chỉnh, sửa đổi sau nó gồm: Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày
15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Văn bản hợp nhất số 10/VBHNBTC ngày 12/7/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trường hợp vì một
nguyên nhân nào đó, mặt hàng cấm nhập khẩu đã vào nội địa, được lưu thông, vận
chuyển, mua bán, tàng trữ thì hành vi của chủ thể sẽ bị điều chỉnh bởi Nghị định
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP
ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, nếu số lượng, giá trị của hàng cấm vượt ngưỡng
6Mục II, Phụ lục I, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013


xử lý vi phạm hành chính thì chủ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
Điều 190, Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 về các tội buôn bán, sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm. Nếu cơ quan chức năng chứng minh được yếu tố qua biên giới vào
lãnh thổ Việt Nam thì chủ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bn lậu
theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp, vì một lý do nào đó doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hàng
hóa là phế liệu khơng thuộc danh mục được phép nhập khẩu làm NLSX thì hành vi
này sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và
sau này đã được thay thế bởi Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Đối với phế liệu, sẽ được áp dụng là buộc tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Nếu không thể xác định được chủ hàng, người vận chuyển thì sẽ được xử lý theo

Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý
hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, để có thể tổ chức bán, đấu giá
hoặc tiêu hủy. Đặc biệt, nếu vượt ngưỡng về khối lượng phế liệu nhập khẩu trong
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đơn vị
nhập khẩu không sử dụng phế liệu đúng mục đích nhập khẩu mà thải ra mơi trường
thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
theo Điều 239 Bộ luật Hình sự 2015.
Thứ hai, phế liệu được phép nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam là các loại phế
liệu được Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu vào Việt
Nam khi đã đảm bảo các yêu cầu về QCKT quốc gia về môi trường và các quy định
về chủ thể được phép nhập khẩu phế liệu. Hiện tại, phế liệu được phép nhập khẩu
được xác định dựa trên Quyết định 73/2014/QĐ-TTg bao gồm 36 mặt hàng phế liệu
cụ thể. Doanh nghiệp khi có nhu cầu nhập khẩu phế liệu để sản xuất hàng hóa có giá
trị và đảm bảo các điều kiện theo Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 9/09/2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất và chỉ được phép nhập khẩu các loại phế liệu được liệt
kê theo Quyết định 73/2014/QĐ-TTg nói trên.
Các loại phế liệu không được đưa vào danh mục phế liệu được phép nhập


khẩu là các loại phế liệu có nguồn gốc hữu cơ từ người, động thực vật, phế liệu
phóng xạ... có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao và ít giá trị làm NLSX. 36 mặt
hàng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có thể phân loại thành
07 ngành hàng là: Phế liệu sắt, thép; phế liệu nhựa; phế liệu giấy; phế liệu kim loại
màu; phế liệu hạt lò cao; thạch cao và Tơ tằm phế liệu. Trong tổng số 36 mặt hàng
phế liệu được phép nhập khẩu làm NLSX thì đến nay đã có 34 mặt hàng được phân
thành 06 nhóm được ban hành QCKT quốc gia về môi trường để làm cơ sở xem xét,
quản lý quá trình nhập khẩu phế liệu theo các văn bản pháp lý điều chỉnh vấn đề này.
Còn lại 02 mặt hàng là thạch cao và tơ tằm phế liệu thì vẫn chưa có quy chuẩn nào áp
dụng cho nó nên hiện nay vẫn chưa đảm bảo cho quy trình nhập khẩu phế liệu theo

quy định.
Nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề này thì nguyên nhân Bộ Tài nguyên
và Môi trường chậm trễ ban hành Quy chuẩn cho 02 mặt hàng này là vì: Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2018 phê duyệt Đề án
đẩy mạnh, xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa
chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các cơng trình
xây dựng nên các doanh nghiệp sản xuất bằng phế liệu thạch cao thường từ nguồn
trong nước hoặc nhập khẩu ngay thành phẩm thạch cao. Đối với phế liệu tơ tằm thì
tại nước ta ngành tơ tằm rất phát triển nên phế liệu tơ tằm trong nước khá nhiều, các
doanh nghiệp có thể thu mua trong nước, khơng cần nhập khẩu từ nước ngồi. Chính
vì thế, Thạch cao, loại là phế liệu được thu thập từ phế phẩm của các nhà máy nhiệt
điện cùng với Tơ tằm phế liệu từ trước đến nay mỗi loại chỉ có 01 đơn vị xin giấy
phép nhập khẩu mặt hàng này7. Đồng thời với tình hình trên, Bộ Tài nguyên và Mơi
trường đang hướng đề nghị Chính phủ loại 02 mặt hàng này ra khỏi danh mục Phế
liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
1

2

1

2

ĩ--

.2. Tổng quan về nhập khẩu phế liệu

7 truy cập ngày
24/6/2019



1.2.1.

Khái niệm nhập khẩu phế liệu
Khái niệm nhập khẩu là “đưa vào nước mình những thứ của nước ngồi” 8.

Kết hợp với khái niệm của phế liệu thì chúng ta có thể khái niệm nhập khẩu phế liệu
là: Đưa vào nước mình vật (nguyên liệu, sản phẩm) bỏ đi sau khi đã qua chế biến,
hay đã sử dụng của nước ngoài. Tại khoản 2, điều 28 Luật Thương mại 2005 quy
định “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật”. Phế liệu theo quy định của nước ta là hàng
hóa. Chính vì vậy, nhập khẩu phế liệu chính là hoạt động đưa hàng hóa là phế liệu từ
nước ngoài hoặc từ khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào lãnh thổ
Việt Nam. Do đó, để khái niệm hóa hoạt động nhập khẩu phế liệu theo nghĩa rộng thì
đây là cả một quá trình liên quan thương mại quốc tế, bao gồm hợp đồng thương
mại, trình tự thủ tục nhập khẩu... với mục đích đưa phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam.
Mỗi công đoạn, mỗi tiến trình địi hỏi chủ thể có hành vi nhập khẩu phế liệu phải
tuân thủ theo quy định pháp luật cụ thể.
1.2.2.

Các hình thức nhập khẩu phế liệu
Nhập khẩu phế liệu là một trường hợp của nhập khẩu hàng hóa. Do đó, hoạt

động nhập khẩu phế liệu cũng có các hình thức tương tự như nhập khẩu hàng hóa
thơng thường, bao gồm:
Thứ nhất là nhập khẩu trực tiếp. Là hình thức nhập khẩu độc lập của một
doanh nghiệp nhập khẩu trên cơ sở nhu cầu thị trường, tính tốn đầy đủ các chi phí
đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước
cũng như quốc tế. Trong hoạt động nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm

quyền chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ
nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc
ký kết và thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí
phát sinh trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng
như phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ. Do đó, trong trường hợp nhập
khẩu phế liệu để làm NLSX thì đó là hình thức nhập khẩu trực tiếp
8, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, tr.790


Thứ hai là nhập khẩu ủy thác. Hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập
khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh
doanh một số mặt hàng nhập khẩu nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính,
về đối tác kinh doanh... nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao
dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hố theo u cầu của mình. Bên nhận
uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu
cầu của bên uỷ thác và được hưởng một hoa hồng gọi là phí uỷ thác. Quan hệ giữa
doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp
đồng uỷ thác. Nhập khẩu uỷ thác có đặc điểm: Trong hoạt động nhập khẩu này,
doanh nghiệp nhập khẩu (đơn vị nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không phải xin
hạn ngạch (nếu có), khơng phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì khơng phải tiêu thụ
hàng nhập mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch với bạn hàng nước
ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt cho bên uỷ thác
khiếu nại địi bồi thường với nước ngồi khi có tổn thất. Khi tiến hành nhập khẩu uỷ
thác thì đại diện của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch xuất
nhập khẩu chứ khơng được tính doanh số, không chịu thuế doanh thu.
Việc nhập khẩu phế liệu làm NLSX cũng có thể thực hiện bằng hình thức ủy
thác nhập khẩu phế liệu. Với hình thức này, bên nhập khẩu sẽ phát sinh hai đơn vị là
cá nhân, tổ chức nhập khẩu (bắt đầu từ đây gọi là - đơn vị được ủy thác) và cá nhân
tổ chức, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất sau (bắt đầu từ đây gọi
là - đơn vị ủy thác).

Đơn vị được ủy thác được phép nhập khẩu 9 khi đảm bảo các điều kiện: Có
hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với bên ủy thác đã đáp ứng đúng các quy định tại
Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu của bên ủy
thác nhập khẩu (Bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của bên ủy thác).
Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo đúng quy định. Có văn bản cam kết về việc
tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu
9
Khoản 2, điều 55 nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và
phế liệu


cầu về bảo vệ mơi trường. Có kho bãi đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1
Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Đơn vị ủy thác cho bên được ủy thác nhập khẩu phế liệu cũng cần thỏa mãn
các điều kiện: Có kho bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện
bảo vệ môi trường. Có cơng nghệ, thiết bị để tái chế phế liệu nhập khẩu. Có phương
án, giải pháp xử lý phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo
mọi chất thải từ quy trình sản xuất đều được xử lý đạt quy chuẩn bảo vệ môi trường.
Đã chấp hành tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khi hai bên ủy thác và được ủy thác nhập khẩu phế liệu đảm bảo các yêu cầu
trên thì việc nhập khẩu có thể được tiến hành bằng hình thức nhập khẩu ủy thác đối
với các phế liệu thuộc danh mục được phép nhập khẩu làm NLSX theo Quyết định
số 73/2014/QĐ-TTg.
Tuy nhiên với tình hình phế liệu nhập khẩu đang ứ đọng tại các cảng biển Việt
Nam nhưng khơng có người nhận, vơ chủ hiện nay. Ngày 17/9/2018 Thủ tướng
Chính phủ có chỉ thị số 27/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường công
tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên
liệu sản xuất. Tại điểm b, chỉ thị cho Bộ Tài nguyên và Môi trường: Không cấp mới
Giấy xác nhận, không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu

phế liệu; chỉ xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi
trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với đơn vị nhập khẩu
phế liệu để sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu
và năng lực sử dụng phế liệu. Như vậy, từ khi có chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng
cho đến khi có chỉ thị mới thì Bộ Tài ngun và Mơi trường tạm dừng cấp giấy xác
nhận mới và không gia hạn giấy xác nhận cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế
liệu.
Ngồi ra, việc nhập khẩu phế liệu cịn có thể thực hiện dưới các hình thức
nhập khẩu khác như: Nhập khẩu hàng đổi hàng, nhập khẩu gia công, nhập khẩu liên
doanh và trường hợp tạm nhập tái xuất. Tuy nhiên, đối với trong phạm vi luận văn
này, tác giả chủ yếu tập trung làm rõ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm NLSX nên


các hình thức nhập khẩu các tác giả khơng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu.
1.2.3.

Ngun tắc nhập khẩu phế liệu
Chính vì tính chất của phế liệu là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nên

hoạt động nhập khẩu phế liệu cần đảm bảo các nguyên tắc một số nguyên tắc sau để
vừa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu NLSX vừa phát triển bền vững, BVMT:
Một, Phế liệu nhập khẩu phải thuộc danh mục được phép nhập khẩu: Hiện
nay, Quyết định số 73/2014/QĐ -TTg vẫn còn hiệu lực thi hành. Chính vì thế khi một
tổ chức, cá nhân muốn nhập khẩu phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam thì cần phải xác
định rõ phế liệu dự định nhập khẩu có nằm trong danh mục được phép nhập khẩu
hay khơng. Nếu khơng, thì dù đơn vị nhập khẩu có thể đảm bảo các quy định khác về
BVMT sau khi nhập khẩu phế liệu này vào lãnh thổ Việt Nam cũng khơng được phép
nhập khẩu. Do đó, ngun tắc này là nguyên tắc tiên quyết của hoạt động nhập khẩu
phế liệu.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn có sự “mềm dẻo” nhất định trong

việc quy định phế liệu nào được nhập khẩu làm NLSX. Trong trường hợp tổ chức, cá
nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu ngồi danh mục được phép nhập khẩu thì vẫn có
thể thực hiện được trong trường hợp cần nhập khẩu để thử nghiệm làm NLSX với
quy trình, thủ tục nhập khẩu được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định riêng. Tại
điều 56, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu; Tại điều 09, Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/09/2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất, quy định nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập
khẩu để thử nghiệm làm NLSX như sau: Tổ chức, cá nhân đảm bảo các điều kiện
gồm: Điều kiện về kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; Công nghệ, thiết bị tái chế,
tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy
định; Có cơng nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt QCKT mơi trường.
Trường hợp khơng có cơng nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao
cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý; Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc
xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về


×