Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

TẠ THỊ QUỲNH NHƯ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

TẠ THỊ QUỲNH NHƯ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS NGUYỄN THỊ CÀNH

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS. TS Nguyễn Thị Cành. Các kết quả nghiên cứu và
kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào và dưới
bất kỳ hình thức nào. Trong quá trình làm, học viên có tham khảo them các tài liệu
liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo
các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo
đúng quy định.
TP. HCM, ngày 25 tháng 05 năm 2020
Học viên


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

WB

Worldbank (Ngân hàng thế giới)

IMF

International Monetary Fund (Quỹ tiền
tệ quốc tế)


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung Ương

ARDL

Autoregressive Distributed Lag (mơ
hình phân phối trễ tự hồi quy)


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước. ................................................................21
Bảng 2.2 Kỳ vọng dấu của mơ hình ..........................................................................30
Bảng 3.1 Các biến trong mơ hình .............................................................................37
Bảng 3.2 Số liệu tổng hợp .........................................................................................38
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả ..............................................................................40
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định sự tương quan giữa các biến .......................................40
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến. ........................................41
Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra hiện tượng tự tương quan ..............................................44
Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi ...........................44
Biểu 4.1 Xác định độ trễ tối ưu bằng phương pháp AIC ..........................................42
Biểu 4.2 Kết quả kiểm định CUSUM ........................................................................45
Biểu 4.3 Kết quả kiểm định CUSUMQ .....................................................................45



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu .................................................................................................1
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc .......................................................................2
1.2.1 Các nghiên cứu quốc tế .................................................................................2
1.2.2

Các nghiên cứu Việt Nam...........................................................................6

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................................8
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................8
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................9
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................9
1.5.2 Nguồn số liệu .................................................................................................9
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................................10
1.7 Kết cấu đề tài .....................................................................................................10
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ...............12
2.1 Các khái niệm liên quan ...................................................................................12
2.1.1 Phát triển tài chính ......................................................................................12
2.1.2 Độ mở thương mại: ......................................................................................15
2.1.3


Lạm phát: .................................................................................................15

2.1.4

GDP bình quân đầu người (GDP per capital growth, annual %) ...........15

2.1.5

Lãi suất .....................................................................................................15

2.1.6

Nợ công: ...................................................................................................16

2.1.7

Tự do kinh tế: ...........................................................................................17

2.2 Tổng lƣợc các nghiên cứu trƣớc ......................................................................18
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước về tác động của các yếu tố đến phát triển
tài chính ................................................................................................................18


v

2.2.2 Tổng lược các nghiên cứu trước về mơ hình nghiên cứu ............................26
2.3 Lựa chọn mơ hình nghiên cứu .........................................................................29
Tóm lƣợc chƣơng 2 .................................................................................................33
CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH, PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG VÀ DỮ LIỆU .34
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................34

3.2 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mơ hình ....................................................................35
3.3 Mơ tả dữ liệu các biến .......................................................................................37
Tóm lƣợc chƣơng 3 .................................................................................................39
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................40
4.1 Kết quả mơ hình ................................................................................................40
4.1.1 Kết quả thống kê mô tả ................................................................................40
4.1.2 Kiểm định sự tương quan giữa các biến ......................................................40
4.1.3 Kiểm định tính dừng của các biến ...............................................................41
4.1.4 Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn giữa phát triển tài chính và các yếu
tố ảnh hưởng .........................................................................................................42
4.1.5 Kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn giữa phát triển tài chính và các yếu
tố ảnh hưởng .........................................................................................................43
4.1.6 Kiểm định các khuyết tật và tính ổn định của mơ hình................................44
4.2 Bàn luận kết quả và so sánh với các nghiên cứu trƣớc. ................................46
Tóm lƣợc chƣơng 4: ................................................................................................49
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH – HẠN CHẾ ĐỀ TÀI .50
5.1 Tóm lƣợc kết quả nghiên cứu ..........................................................................50
5.2 Hàm ý chính sách đƣa ra ..................................................................................52
5.3 Hạn chế đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo. .................................56
5.3.1 Hạn chế đề tài ..............................................................................................56
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................56
Tóm lƣợc chƣơng 5 .................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58
PHỤ LỤC .................................................................................................................61


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do nghiên cứu

Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là một trong
những vấn đề nghiên cứu được các nhà hoạch định chính sách kinh tế tài chính quan
tâm hàng đầu trong những năm qua. Hiệu quả tích cực của phát triển tài chính đối
với tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ bởi các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm và
được chấp nhận rộng rãi rằng thị trường tài chính hoạt động tốt có thể đóng góp tích
cực vào tăng trưởng kinh tế ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Nhận thấy
được vai trò của phát triển tài chính trong việc tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia
đã có những chính sách nỗ lực nhằm thay đổi sự phát triển tài chính của quốc gia đó
nhưng kết quả ở mỗi nơi là khác nhau. Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao có sự khác
nhau này và để trả lời cho câu hỏi đó thì việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển tài chính tại quốc gia đó là điều thiết thực. Vì vậy, nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính đang dần trở thành vấn đề được các nhà hoạch
định chính sách ở mỗi quốc gia quan tâm để đưa ra chính sách phù hợp dựa trên sức
ảnh hưởng của các yếu tố đó lên phát triển tài chính, từ đó nâng cao tăng trưởng
kinh tế bền vững tại quốc gia đó.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên tăng trưởng kinh tế luôn là
mục tiêu hàng đầu của Chính phủ. Do đó, để nâng cao tăng trưởng kinh tế thì việc
nâng cao phát triển tài chính là điều tất yếu vì phát triển tài chính sẽ ảnh hưởng tích
cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen, 2011).
Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất định, tình hình trong nước cịn
khó khăn, do đó mục tiêu của các nhà chính sách hiện nay là tăng trưởng kinh tế
giai đoạn sau càng phải cao hơn, nhưng phải bền vững. Theo đó, hệ thống tài chính,
với vai trị huyết mạch của nền kinh tế, địi hỏi phải phát triển ở mức độ sâu hơn,
hiện đại hơn, song vẫn đảm bảo tính an tồn, lành mạnh trước những biến động của
thị trường tài chính tồn cầu (Trương Văn Phước, 2017). Từ đó, việc xem xét Các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại Việt Nam ngày càng được quan tâm
nhiều hơn. Đã có các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam về mối quan hệ tác


2


động của một yếu tố nào đó như kiều hối hay tăng trưởng kinh tế lên phát triển tài
chính, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu tổng quát và cụ thể về các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển tài chính. Vì vậy, trên đây là những lý do tác giả quyết định
lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại Việt Nam” để
nghiên cứu về vấn đề này.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc
1.2.1 Các nghiên cứu quốc tế
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển tài chính, chẳng hạn như:
Alan H. Gelb (1989) nghiên cứu “Chính sách tài chính, tăng trưởng và hiệu
quả” với bộ dữ liệu từ 34 quốc gia trong giai đoạn từ 1965 – 1985 bằng mơ hình
OLS. Các biến sử dụng trong mơ hình: biến phụ thuộc độ sâu tài chính được đo
lường bằng chỉ tiêu M3/GDP, các biến độc lập bao gồm: lãi suất tiền gửi thực, GDP
bình quân đầu người, lạm phát và 1 biến giả. Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất
tiền gửi thực và GDP bình quân đầu người tác động dương lên độ sâu tài chính,
trong khi đó lạm phát có tác động ngược lại.
Seetanah, B., Padachi, K., Hosany, J., & Seetanah, B. (2010) nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính ở Mauritius. Bài viết sử dụng mơ hình
ARDL với chuỗi dữ liệu thời gian từ năm 1970 – 2008. Tác giả đã dùng 2 chỉ tiêu
để đo lường phát triển tài chính gồm: Nợ thanh khoản/GDP hay M3/GDP và tín
dụng khu vực tư nhân/GDP. Các biến độc lập bao gồm: độ mở thương mại, đầu tư
trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ đầu tư (tổng vốn cố định trong nước/GDP), tỷ lệ nhập
học trung học (secondary enrolment ratio – SER), lạm phát (CPI), GDP bình quân
và biến giả biểu thị số lần chính phủ Mauritian sử dụng chính sách tự do hóa tài
chính. Kết quả cho thấy độ mở thương mại và tự do hóa tài chính là yếu tố quyết
định đến phát triển tài chính tại Mauritius. Thêm vào đó, tỷ lệ đầu tư, GDP bình
qn và SER cũng được xem là những yếu tố quan trọng trong việc kích thích phát
triển tài chính tại quốc gia này. Trong khi đó, lạm phát có tác động ngược lại đối
với phát triển tài chính cả trong ngắn và dài hạn.



3

Omid Dehghan Nejad (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
tài chính ở Iran và liệu chính sách tài khóa có tác động đáng kể đến phát triển tài
chính ở Iran hay khơng? Luận văn sử dụng kiểm định đồng liên kết Johansen với
chuỗi dữ liệu thời gian từ năm 1965 – 2006. Biến phát triển tài chính được đo lường
bằng 3 chỉ tiêu: M2/GDP, Tín dụng nội địa khu vực tư nhân/GDP và Tín dụng khu
vực ngân hàng/GDP. Các biến độc lập gồm: độ mở thương mại, GDP bình quân,
tiết kiệm, lạm phát, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc và chỉ số hạn chế tài chính (Financial
restraints index). Kết quả nghiên cứu cho thấy: độ mở thương mại, tiết kiệm và tăng
trưởng kinh tế có tác động tích cực đến phát triển tài chính ở Iran. Đặc biệt, trong
nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng đối với trường hợp của Iran trong giai đoạn này, khi
mà lạm phát tăng lên một khoảng nhất định sẽ khuyến khích các hoạt động và cải
thiện phát triển tài chính hơn là kiềm hãm nó. Đồng thời, các yếu tố: áp chế tài
chính và tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động ngược lại đối với phát triển tài chính ở
Iran.
Paul Owusu Takyi và Camara Kwesi Obeng (2013) nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại Ghana. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận
ARDL với bộ dữ liệu theo quý trong giai đoạn từ 1998 -2010. Biến phát triển tài
chính sử dụng trong bài là tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân/GDP. Các biến độc
lập bao gồm: lạm phát, độ mở thương mại, GDP bình quân đầu người, lãi suất, tỷ lệ
dự trữ bắt buộc và nợ công. Kết quả cho thấy độ mở thương mại và GDP bình quân
đầu người là yếu tố quan trọng đến phát triển tài chính ở Ghana. Lạm phát, lãi suất
và dự trữ bắt buộc tác động tiêu cực đến sự phát triển tài chính kể cả trong ngắn hạn
và dài hạn. Nợ cơng của chính phủ khơng có tác động kể cả trong ngắn hạn và dài
hạn.
Syed Hassan Raza, Hina Shahzadi & Misbah Akram (2014) nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính dựa trên số liệu bảng của 27 nước phát

triển và 30 nước đang phát triển giai đoạn 1990 – 2012. Biến phát triển tài chính
được đo lường bằng chỉ số tín dụng nội địa khu vực tư nhân (% of GDP). Các biến
độc lập bao gồm: tăng trưởng dân số, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, tăng trưởng


4

GDP, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngồi (% of GDP), chi tiêu của
Chính phủ (% of GDP), chỉ số dân chủ (index of democracy) và chỉ số pháp luật
(index of rule of law). Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng kiểm định
Hausmen để kiểm tra xem việc sử dụng mơ hình hiệu ứng cố định (FEM) hay mơ
hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) là phù hợp. Kết quả cho thấy việc sử dụng mơ
hình FEM là phù hợp hơn và mơ hình này cũng cho ra được kết quả nghiên cứu
ngoài trừ hai yếu tố: đầu tư trực tiếp nước ngoài và chỉ số pháp luật thì các yếu tố
khác đều ảnh hưởng đáng kể đến phát triển tài chính tại các quốc gia này.
Norlita Binti Zainudin và Nurnaddia Binti Nordin (2017) nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại 4 quốc gia Asean. Bài viết sử dụng dữ liệu
bảng gồm 4 nước: Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippin giai đoạn 1987 –
2013. Tác giả dùng 2 phương pháp bao gồm: Ước tính gộp bình phương tối thiểu
(POLS) và mơ hình hồi quy dường như khơng liên quan (SUR) để điều tra các yếu
tố tác động đến phát triển tài chính tại 4 nước này. Các biến trong bài viết gồm: biến
phụ thuộc phát triển tài chính được đo lường bằng tín dụng nội địa khu vực tư nhân
(% of GDP), các biến độc lập gồm: GDP bình quân, lãi suất, lạm phát và độ mở
thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu dùng POLS sẽ đưa ra kết quả là yếu
tố tác động đáng kể đến phát triển tài chính của 4 nước này là thu nhập và được hỗ
trợ bằng yếu tố độ mở thương mại. Nếu dùng SUR sẽ cho kết quả là thu nhập là yếu
tố tác động đáng kể đến phát triển tài chính ở Singapo và Thái Lan, cịn độ mở
thương mại là yếu tố tác động chính ở Malaysia và Philippin.
Ramez Abubakr Badeeb và Hooi Hooi Lean (2017) nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại Yemen, bằng chứng từ phương pháp tiếp cận

thành phần chính (PCA). Bài viết sử dụng bộ dữ liệu từ năm 1980-2012. Trong bài
viết này, phát triển tài chính được đo lường theo 4 chỉ tiêu: M2/GDP, Tín dụng nội
địa của khu vực tư nhân/GDP, Tiền gửi/GDP và chỉ tiêu cuối: dùng PCA dựa trên 3
chỉ tiêu kia. PCA được đo lường như sau: Các thành phần chính của một tập hợp
các biến được thu được bằng cách tính tốn phân tách giá trị Eigen của ma trận
phương sai quan sát được. Thành phần chính đầu tiên là tổ hợp tuyến tính độ dài


5

đơn vị của các biến ban đầu với phương sai tối đa. Các thành phần chính tiếp theo
tối đa hóa phương sai giữa các kết hợp tuyến tính có độ dài đơn vị trực giao với các
thành phần trước đó. Bài viết chỉ ra rằng: tăng trưởng kinh tế, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, độ mở thương mại và lạm phát là các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
tài chính tại Yemen. Trong đó: tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại tác động
dương và nguồn tài nguyên tác động âm đến phát triển tài chính. Bên cạnh đó, tác
động của lạm phát âm hay dương sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn chỉ tiêu của phát
triển tài chính.
Shabbir, B., Jamil, L., Bashir, S., Aslam, N., & Hussain, M. (2018) nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính – trường hợp Pakistan. Dữ liệu
được thu thập từ năm 1995 – 2015 với các biến bao gồm: biến phụ thuộc phát triển
tài chính đo lường bằng chỉ tiêu tín dụng nội địa khu vực tư nhân/ GDP, các biến
độc lập là: lạm phát, độ mở thương mại, vốn hóa thị trường, lãi suất đầu tư
(investment rate) và lãi suất thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát có tác động
ngược chiều với phát triển tài chính trong khi các biến cịn lại tác động cùng chiều.
Ngồi những nghiên cứu kể trên, các nhà khoa học trên thế giới cũng đã có
nhiều nghiên cứu về mối quan hệ/tác động qua lại giữa phát triển tài chính và 1 yếu
tố cụ thể nào đó, ví dụ như:
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và phát triển tài chính tại Thổ Nhĩ
Kì (Nurettin Ozturk & Kadir Karagoz, 2012). Trong bài viết này, tác giả sử dụng

phương pháp ARDL với bộ dữ liệu từ năm 1971-2009. Bài viết gồm các biến: phát
triển tài chính được đo lường bằng 2 chỉ tiêu là: tín dung nội địa khu vực tư
nhân/GDP và M2/GDP; lạm phát được đo lường bằng chỉ số CPI và 1 biến kiểm
sốt là GDP bình qn đầu người. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát có tác
động tiêu cực đến phát triển tài chính tại quốc gia này. Và đây cũng là kết quả
nghiên cứu mà Haroon Khan (2015) chứng minh được đối với trường hợp của
Pakistan. Nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng lạm phát có tác động tích cực đối với
phát triển tài chính trong thời gian ngắn đối với các nhóm nền kinh tế có lạm phát
thấp hoặc các quốc gia có thu nhập (Dong Hyeon Kim & Shu Chin Lin, 2010).


6

R. W. Hafer (2013) nghiên cứu về tự do kinh tế và phát triển tài chính với bộ
dữ liệu từ năm 1980-2009 của 81 quốc gia. Bài viết bao gồm biến phụ thuộc: phát
triển tài chính được đo lường bằng 3 chỉ tiêu: Nợ phải trả/GDP, %tài sản
NHTM/(tài sản NHTM + tài sản NHTW) và tín dụng tư nhân/GDP. Các biến độc
lập bao gồm: pháp lý (legal), log GDP/người và tự do kinh tế. Biến tự do kinh tế
trong bài được lấy từ “the Economic Freedom of the World Index” của Gwartney
(2010). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quốc gia có mức độ tự do kinh tế năm đầu
cao hơn thì mức độ phát triển tài chính lớn hơn trong những năm tiếp theo.
Hatem Abdulkadhim và cộng sự (2014) nghiên cứu “Phát triển tài chính, Độ
mở thương mại và Tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng tại Oman (1972-2012)”. Bài
nghiên cứu sử dụng mơ hình VAR thơng qua kiểm định nhân quả Engle – Granger
với bộ dữ liệu từ năm 1972-2012 tại Oman. Các biến trong bài đều được lấy logarit
tự nhiên bao gồm: tăng trưởng kinh tế được đo bằng “real GDP in local currency”,
phát triển tài chính được đo lường bằng tín dụng nội địa khu vực tư nhân/GDP và
biến độ mở thương mại được đo bằng %độ mở thương mại/GDP. Kết quả bài viết
cho thấy cú shock về mở cửa thương mại sẽ tác động đến phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, bài viết cịn chỉ ra rằng các chính sách kinh tế

nhằm mở cửa thương mại có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với sự phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế.
1.2.2 Các nghiên cứu Việt Nam
Tại Việt Nam, trong sự tìm hiểu của tác giả chưa có bài viết đi vào chủ đề:
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều bài
viết nghiên cứu về mối quan hệ/tác động qua lại giữa phát triển tài chính và 1 yếu tố
cụ thể nào đó, ví dụ như:
Sajid Anwar & Lan Phi Nguyen (2011) nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bài viết sử dụng dữ liệu bảng
gồm 61 tỉnh thành Việt Nam giai đoạn từ năm 1997-2006 dựa trên mơ hình tăng
trưởng nội sinh, tác giả chỉ ra rằng phát triển tài chính tạo điều kiện giúp tăng
trưởng kinh tế Việt Nam.


7

Phạm Thị Hoàng Anh (2015) nghiên cứu về tác động của kiều hối
(remittances) lên phát triển tài chính ở Việt Nam. Bài viết sử dụng bộ dữ liệu theo
quý từ năm 1996-2010 bằng phương pháp VAR. Trong đó, có 2 chỉ tiêu phát triển
tài chính được sử dụng là: tăng trưởng tín dụng (credit growth) và tăng trưởng tiền
gửi (deposit growth). Các biến còn lại là: GDP, lãi suất cho vay và kiều hối
(remittances). Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối chảy về nước có sẽ làm tăng
tiền gửi ngân hàng nhưng mức tăng khơng cao.
Hồng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh (2016) nghiên cứu “Tác động của
phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực châu
Á”. Nghiên cứu sử dụng mơ hình DOLS với bộ dữ liệu của 29 quốc gia trong khu
vực châu Á từ năm 1996-2013. Các biến trong mơ hình bao gồm: biến phụ thuộc là
phát triển kinh tế được đo lường bằng log của GDP/người (LOGGDP); các biến độc
lập là: phát triển tài chính được đo lường bằng logarit tự nhiên của tín dụng khu vực
tư nhân/GDP (PRV), quy mơ chính phủ (GOV), độ mở thương mại (OPEN) và lạm

phát (INF). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện cân bằng giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế thì phát triển tài chính có tác động tích cực đến phát
triển kinh tế. Điều này đúng cho cả hai trường hợp các quốc gia có thu nhập thấp và
các quốc gia có thu nhập cao. Hơn nữa, mức thu nhập của các quốc gia cũng có tác
động khác nhau đến mối quan hệ giữa tài chính và kinh tế. Cụ thể các quốc gia có
thu nhập thấp hơn thì phát triển tài chính dẫn đến phát triển kinh tế mạnh hơn. Bên
cạnh đó, nếu có một sự mất cân bằng giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
thì việc gia tăng phát triển tài chính sẽ có tác động tiêu cực, làm giảm đi mức độ
tăng trưởng kinh tế.
Từ tổng quan các nghiên cứu trên, tác giả sẽ kế thừa mô hình phân phối trễ
tự hồi quy (ARDL) đã được áp dụng trong nghiên cứu của Paul Owusu Takyi và
Camara Kwesi Obeng (2013). Tác giả sử dụng biến tự do kinh tế thay thế cho biến
dự trữ bắt buộc của mô hình Paul Owusu Takyi và Camara Kwesi Obeng (2013) do
tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở Việt Nam là cố định, được áp dụng theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và như vậy nếu để biến này trong mơ hình có thể khơng


8

đem lại kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, biến tự do kinh tế đã từng được R. W.
Hafer (2013) đưa vào nghiên cứu và chứng minh là có tác động tích cực đến phát
triển tài chính tại 81 quốc gia. Do đó, việc thêm biến này là phù hợp với ngành và
góp phần phát triển thêm mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam.
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài
chính tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm kích thích, nâng cao phát
triển tài chính.
Mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại Việt Nam. Xây
dựng mơ hình định lượng để kiểm định các yếu tố này.

- Sau khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng sẽ đưa ra một số kiến nghị
dựa trên các yếu tố này để kích thích, nâng cao phát triển tài chính tại Việt Nam.
Để làm rõ những mục tiêu ở trên, cần trả lời những câu hỏi sau đây:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển tài chính ở Việt Nam? Nếu có
tác động là tác động tích cực hay tiêu cực?
- Làm thế nào để nâng cao phát triển tài chính tại Việt Nam?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
phát triển tài chính và Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính tại Việt Nam.
Chỉ tiêu đo lường phát triển tài chính là tín dụng nội địa khu vực tư nhân/GDP.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Số liệu về chỉ tiêu phát triển tài chính: tín dụng nội
địa khu vực tư nhân/GDP và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính của Việt
Nam.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được sử dụng từ năm 1995 – 2018.


9

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để làm rõ
các vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp định tính: Dùng phương pháp tổng quan lịch sử: tổng lược
các nghiên cứu trước liên quan đến phát triển tài chính, từ đó nhận diện khoảng
trống cần nghiên cứu tiếp và xác định các biến phù hợp cho bài viết (Các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển tài chính tại Việt Nam).
- Phương pháp định lượng: Áp dụng phương pháp ARDL để kiểm định lại
mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng lên phát triển tài chính ở Việt Nam, cụ thể:
+ Phương pháp ước lượng mô hình: Áp dụng mơ hình phân phối trễ tự hồi

quy ARDL (AutoRegressive Distributed Lag là sự kết hợp giữa mô hình tự hồi quy
vector VAR và mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS) với phương pháp kiểm
định đường bao (Bound test) đã được sử dụng trong nghiên cứu của Paul Owusu
Takyi và Camara Kwesi Obeng (2013) nhằm xác định đồng liên kết giữa các biến,
tức là tìm mối quan hệ dài hạn giữa các yếu tố ảnh hưởng và phát triển tài chính.
Tiếp theo, sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số của ARDL đã được dùng trong nghiên
cứu của Paul Owusu Takyi và Camara Kwesi Obeng (2013) để kiểm tra mối quan
hệ trong ngắn hạn giữa các yếu tố này và phát triển tài chính.
+ Phần mềm excel được sử dụng để xử lý số liệu ban đầu của dữ liệu và
dùng phần mềm Eview 10 để phân tích định lượng các nội dung đề cập ở trên.
1.5.2 Nguồn số liệu
Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu theo năm, từ năm 1995-2018, được lấy từ
trang web của World Bank (WB) và tradingeconomics.com, riêng biến tự do kinh tế
lấy từ trang web: Biến phụ thuộc là phát
triển tài chính (FD). Các biến độc lập bao gồm: độ mở thương mại (TO), lạm phát
(INF), GDP bình quân đầu người (GDP), lãi suất thực (IR), nợ công (GB) và tự do
kinh tế (EF). Nguồn số liệu và cách đo lường được trình bày cụ thể như sau:


10

Biến

Cách đo lƣờng

FD

Tín dụng nội địa khu vực tư WB

Nguồn


nhân/GDP (%)
TO

Tổng giá trị xuất nhập khẩu/GDP WB
(%)

INF

Tỷ lệ lạm phát

WB

GDP

GDP/người (%)

WB

IR

Lãi suất

WB

GB

Tỷ lệ nợ công/GDP (%)

WB, tradingeconomics.com


EF

Tự do kinh tế (%)

/>
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài đem lại những ý nghĩa, cụ thể như sau:
- Về mặt lý luận: tác giả tổng hợp lại một số nghiên cứu cùng chủ đề về các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính. Từ đó cho người đọc thấy được tổng
quan lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đã được áp dụng để nghiên cứu về đề tài này.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà làm chính sách nhận
thấy các yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến phát triển tài
chính tại Việt Nam, từ đó có sự kiểm sốt và điều chỉnh sao cho các yếu tố này tạo
ra những tác động tích cực đến phát triển tài chính của Việt Nam.
1.7 Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm 5 chương và được trình bày thứ tự như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu.
Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu và vấn đề nghiên cứu, phương pháp,
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và cấu trúc của luận văn.
Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến
phát triển tài chính.
Trình bày cơ sở lý thuyết và các khái niệm liên quan, giới thiệu những
nghiên cứu trước. Từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài.
Chƣơng 3: Quy trình, phƣơng pháp ƣớc lƣợng và dữ liệu.


11

Trình bày các bước của quy trình nghiên cứu, phương pháp ước lượng mơ

hình và mơ tả dữ liệu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu.
Trình bày kết quả thực hiện và so sánh với các nghiên cứu trước.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra một số hàm ý chính sách dựa
trên các kết quả đó. Hạn chế đề tài.


12

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Phát triển tài chính
 Đã có rất nhiều khái niệm liên quan đến phát triển tài chính, cụ thể như sau:
Theo Merton và Bodie (1995), phát triển tài chính là một q trình thành lập
các định chế nhằm mục đích tăng cơ sở thơng tin, tăng cường khả năng phân tích
của hệ thống tài chính và đáp ứng các nhu cầu mới của nhà kinh doanh, hộ gia đình,
v.v.. thơng qua việc đa dạng hóa các loại cơng cụ, hợp đồng tài chính.
Theo Chee-Keong Choong và Sok-Gee Chan (2011), phát triển tài chính
thường được định nghĩa là sự cải thiện về chất lượng, số lượng và hiệu quả dịch vụ
của các trung gian tài chính.
Theo Nguyễn Thị Cành (biên soạn, 2011, 282), “phát triển tài chính liên
quan đến phát triển hệ thống tài chính bao gồm phát triển các tổ chức tài chính, phát
triển các thị trường tài chính và các cơng cụ tài chính, phát triển các định chế và cơ
sở hạ tầng tài chính”.
Theo Martin Čihák và cộng sự (2012), phát triển tài chính có thể được định
nghĩa là sự cải thiện về chất lượng 5 chức năng quan trọng của hệ thống tài chính
bao gồm: Cung cấp và xử lý thơng tin về các khoản đầu tư tiềm năng cũng như phân
bổ vốn dựa trên những đánh giá này; Giám sát cá nhân và doanh nghiệp, quản trị

doanh nghiệp sau khi phân bổ vốn; Thuận lợi cho quá trình giao dịch, đa dạng hóa
và quản lý rủi ro; Huy động và tiết kiệm vốn; Hỗ trợ quá trình trao đổi hàng hóa,
dịch vụ và các cơng cụ tài chính.
Theo Worldbank, phát triển tài chính xảy ra khi các cơng cụ tài chính, thị
trường tài chính và trung gian tài chính làm giảm bớt những tác động của các chi
phí như: chi phí thơng tin, chi phí thực thi hợp đồng hay chi phí thực hiện giao dịch;
do đó thực hiện tốt hơn việc cung cấp chức năng quan trọng của khu vực tài chính
đối với nền kinh tế.


13

 Về đo lường, Worldbank đưa ra khung đo lường phát triển tài chính dựa
trên 4 khía cạnh của một hệ thống tài chính bao gồm: độ sâu tài chính, sự tiếp cận
tài chính, hiệu quả tài chính và sự ổn định tài chính.
“Độ sâu tài chính” phản ánh quy mơ của trung gian tài chính và thị trường
tài chính trong tương quan với nền kinh tế. Độ sâu tài chính càng cao càng cho thấy
khả năng của thị trường tài chính trong việc huy động và đáp ứng nhu cầu về vốn
cho các hoạt động kinh tế (Chu Minh Hội, 2017, 33).
Một số chỉ tiêu đo lường độ sâu tài chính có thể kể đến: M2/GDP, M3/GDP,
tín dụng tư nhân/GDP. Trong đó, chỉ tiêu tín dụng tư nhân/GDP thường được sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu vì chỉ tiêu này phản ánh tốt mức độ phát triển tài
chính vì khơng bao gồm tín dụng nhà nước (Nguyễn Thị Cành, 2011).
“Tiếp cận tài chính” hay tài chính tồn diện là một vấn đề đã và đang được
quan tâm rất nhiều trên toàn thế giới, đăc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Tuy
nhiên, hiện chưa có một khái niệm thống nhất về vấn đề này. Một số chỉ tiêu đo
lường “Tiếp cận tài chính” hay tài chính tồn diện có thể kể đến như:
+ Số chi nhánh ngân hàng thương mại/100.000 người trưởng thành: tỷ lệ này
thể hiện mức độ bao phủ của hệ thống ngân hàng so với quy mơ dân số, từ đó phản
ánh tính sẵn có cũng như khả năng đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của

người dân về các dịch vụ của ngân hàng (Chu Minh Hội, 2017, 34).
+ Tỷ lệ % doanh nghiệp được cấp hạn mức tín dụng: Chỉ tiêu này cho biết
khả năng một doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn tín dụng cho các hoạt động
sản xuất, đầu tư. Tỷ lệ này cảng cao cho thấy các doanh nghiệp càng thuận lợi hơn
trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng (Chu Minh Hội, 2017, 35).
+ Một số chỉ tiêu đo lường tiếp cận tài chính trên thị trường tài chính như: tỷ
lệ vốn hóa thị trường ngồi 10 cơng ty lớn nhất, lợi suất trái phiếu chính phủ ( 3
tháng và 10 năm),...
Về Hiệu quả tài chính, thước đo sẽ xem xét đối với hai khía cạnh: thị trường
tài chính và trung gian tài chính:


14

Đối với thị trường tài chính, các thước đo về hiệu quả sẽ tập trung nhiều hơn
vào việc đo lường các giao dịch hơn là chi phí giao dịch. Một thước đo cơ bản về
hiệu quả trong thị trường chứng khốn là tỷ lệ doanh thu trên vốn hóa trong thị
trường. Logic của việc sử dụng biến này là doanh thu càng cao (thanh khoản càng
cao), thị trường càng hiệu quả.
Đối với các trung gian tài chính, hiệu quả chủ yếu được xây dựng để đo
lường chi phí tín dụng trung gian. Một số thước đo về hiệu quả các tổ chức tài chính
như là: tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng tài sản, thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập
ngoài lãi trên tổng thu nhập (Martin Čihák et al., 2012).
Ổn định tài chính là một đặc tính quan trọng của khu vực tài chính. Theo
WB, một hệ thống tài chính ổn định có khả năng phân bổ hiệu quả các nguồn lực,
đánh giá và quản trị rủi ro tài chính, duy trì mức độ việc làm gần với tỷ lệ tự nhiên
của nền kinh tế, loại bỏ những biến động giá tương đối của tài sản thực hoặc tài sản
tài chính mà sẽ ảnh hưởng đến mức độ ổn định tiền tệ hoặc việc làm. Một hệ thống
tài chính ở trong phạm vi ổn định khi nó làm tiêu tan sự mất cân đối tài chính do nội
sinh hoặc do kết quả của các sự kiện bất lợi và không lường trước.

Tầm quan trọng của ổn định tài chính, theo WB, được minh họa rõ nhất trong
những giai đoạn tài chính bất ổn định. Trong những thời kỳ này, các ngân hàng
khơng sẵn lịng tài trợ cho các dự án có lợi nhuận. Giá trị tài sản chệch quá mức so
với giá trị nội tại và các khoản thanh tốn có thể khơng đến đúng hạn. Những bất ổn
lớn có thể dẫn đến việc người gửi tiền ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng, siêu lạm phát
hoặc sự sụp độ của thị trường chứng khốn. Nó cũng có thể làm lung lay niềm tin
vào hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế.
Một chỉ số quan trọng để đo lường ổn định tài chính là hệ số z-score. Ngồi
ra cịn có một số chỉ tiêu khác như: tỷ lệ chất lượng tài sản, tỷ lệ thanh khoản (đối
với tổ chức tài chính) hay mức độ biến động của chỉ số giá chứng khoán, tỷ số
giá/thu nhập (đối với thị trường tài chính).


15

2.1.2 Độ mở thương mại:
- Độ mở thương mại được dùng để chỉ quy mô tương đối của khu vực ngoại
thương trong một nền kinh tế.
- Theo Worldbank, độ mở thương mại được đo lường bằng % của tổng giá
trị xuất khẩu và nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ cho tổng sản phẩm quốc nội.
2.1.3 Lạm phát:
Theo Friedman và những nhà kinh tế khác: lạm phát là việc giá cả tăng
nhanh và kéo dài, lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ – lạm
phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ.
Theo Nguyễn Như Ý (2008) tổng hợp, lạm phát được hiểu là tình trạng mức
giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định, được đo
lường bằng tỷ lệ lạm phát.

- Có ba loại chỉ số giá được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát:
+ Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)

+ Chỉ số giá hàng sản xuất (PPI)
+ Chỉ số giảm phát theo GDP
2.1.4 GDP bình quân đầu người (GDP per capital growth, annual %)
GDP bình quân đầu người (GDP) được tính bằng tỷ lệ tổng sản phẩm quốc
nội trên tổng dân số và là một chỉ số về mức sống của một quốc gia dựa trên đồng
nội tệ không đổi (Paul Owusu Takyi & Camara Kwesi Obeng, 2013).
2.1.5 Lãi suất
Theo Keynes, lãi suất là sự trả công cho số tiền vay còn Adebiyi (2002) định
nghĩa lãi suất là lợi nhuận hoặc lợi tức của vốn chủ sở hữu hoặc chi phí cơ hội của
việc trì hỗn tiêu dùng hiện tại trong tương lai.
Theo IMF (1983), lãi suất được coi là lợi nhuận trên tài sản tài chính đóng
vai trị là động lực cho người tiết kiệm. Lãi suất thực hiện các chức năng quan trọng
khác nhau và nó ảnh hưởng đến các quyết định và giá cả của nền kinh tế như tỷ giá
hối đoái và mức lương cơ bản.


16

Ibimodo (2005) định nghĩa lãi suất, là khoản thanh toán tiền thuê cho việc sử
dụng tín dụng của người vay và trả lại cho việc chia tay với thanh khoản của người
cho vay. Giống như các mức giá khác, lãi suất thực hiện chức năng phân phối bằng
cách phân bổ nguồn cung tín dụng hạn chế trong số nhiều nhu cầu cạnh tranh.
Như vậy, ta có thể thấy rằng chức năng cơ bản của lãi suất trong một nền
kinh tế trong đó các tác nhân kinh tế cá nhân quyết định xem họ có nên vay, đầu tư,
tiết kiệm hoặc tiêu dùng hay không.
2.1.6 Nợ công:
Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những
cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một
quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật
ngữ nợ cơng thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước

hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ cơng hồn tồn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia
là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà
nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là
một bộ phận của nợ quốc gia mà thôi. (Theo misa.com.vn)
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ cơng được hiểu là nghĩa vụ
nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm:
- Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương;
- Nợ của các cấp chính quyền địa phương;
- Nợ của Ngân hàng trung ương;
- Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc
quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người
chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam được ban hành tại Luật Quản lý nợ
công số 20/2017/QH14, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ
được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương, cụ thể như sau:
- Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các


17

khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy
định của pháp luật. Nợ Chính phủ khơng bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh.
- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ
quyền phát hành.
Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được

đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế.
2.1.7 Tự do kinh tế:
- Chỉ số tự do kinh tế (Economic Freedom) được công bố thường niên bởi
The Wall Street Journal và The Heritage Foundation để đo lường chính sách tự do
kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới.
- Chỉ số này được đánh giá dựa trên 10 yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế
bao gồm: Tự do kinh doanh (Business Freedom), Tự do thương mại (Trade
Freedom), Tự do tiền tệ (Monetary Freedom), Độ lớn của nhà nước (Government
Size), Tự do công khố (Fiscal Freedom), Quyền tư hữu (Property Rights), Tự do
đầu tư (Investment Freedom), Tự do tài chính (Financial Freedom), Tự do khơng bị
tham nhũng (Freedom from Corruption) và Tự do lao động (Labor Freedom).
- Mức độ tự do của nền kinh tế thể hiện qua điểm tổng thể của chỉ số, cụ thể
như sau:
+ 80 - 100 điểm: Tự do
+ 70,0 – 79,9 điểm: Gần như tự do
+ 60,0 – 69,9 điểm: Tự do trung bình
+ 50,0 – 59,9 điểm: Hầu như khơng tự do
+ 0 – 49,9 điểm: Đàn áp


18

2.2 Tổng lƣợc các nghiên cứu trƣớc
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước về tác động của các yếu tố đến phát triển
tài chính
 Tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính:
Độ mở thương mại là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển tài
chính và đã có nhiều nghiên cứu với các ý kiến khác nhau về sự tác động của nó lên
phát triển tài chính.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến nghiên cứu của Newbery

và Stiglitz (1984), theo đó bài nghiên cứu cho rằng sự mở cửa thương mại ảnh
hưởng đến sự phát triển tài chính bởi vì tự do thương mại sẽ dẫn đến sự khơng chắc
chắn và không thống nhất trong thu nhập của các đại lý, từ đó làm tăng nhu cầu về
bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác và do đó làm tăng quy mơ của hệ thống tài
chính. Ở một vài nghiên cứu khác, các tác giả cũng chứng minh được độ mở thương
mại có tác động tích cực đến phát triển tài chính ở một số quốc gia, ví dụ như: Omid
(2010) với trường hợp của Iran, Paul & Camara (2013) trong trường hợp của Ghana
và Ramez & Hooi (2017) đối với trường hợp của Yemen,...
Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu khác cho thấy sự khơng tác động
hoặc tác động ngược lại của độ mở thương mại lên phát triển tài chính có thể kể đến
như:
Quy Toan & Levchenko (2004) trong bài viết: “Thương mại và phát triển tài
chính” cho rằng độ mở thương mại sẽ tác động khác nhau lên phát triển tài chính
giữa nước giàu và nước nghèo. Ở các nước giàu, độ mở thương mại sẽ tác động tích
cực đến sự phát triển tài chính vì các nước này chun về hàng hóa phụ thuộc tài
chính. Trong khi đó, độ mở thương mại tăng sẽ làm suy giảm quy mơ của hệ thống
tài chính ở các nước nghèo, vì họ nhập khẩu hàng hóa phụ thuộc tài chính thay vì
sản xuất trong nước.
Hay nghiên cứu của Dogga, Suresh and Amaresh (2014) về “Độ mở thương
mại, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế - Trường hợp Ấn Độ (1971-2012)”
lại cho rằng: độ mở thương mại không tác động đến cả phát triển tài chính và tăng


×