Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

VÕ THỊ CẨM THU

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

VÕ THỊ CẨM THU

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐỨC

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà
phê của Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, không sao chép, trùng lặp với các luận
văn đã được bảo vệ.

TÁC GIẢ

Võ Thị Cẩm Thu


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

Liên Minh Châu Âu


FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ

FEM

Mơ hình hiệu ứng cố định

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ICO

Tổ chức cà phê thế giới

IMF


Quỹ tiền tệ quốc tế

JPY

Đồng Yên Nhật

NK

Nhập khẩu

NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thơn
POOL OLS Mơ hình hồi quy thuần túy
PLS

Mơ hình bình phương nhỏ nhất

RCA

Lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế

REM

Mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên

USDA

Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ

VIF


Nhân tử phóng đại phương sai trong mơ hình Stata

VN

Việt Nam

VND

Việt Nam Đồng

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Giải thích các biến được sử dụng trong mơ hình ............................................... 30
Bảng 3.2. Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp chính của luận văn ......................................... 37
Bảng 4.1. Sản lượng cà phê thế giới phân chia theo khu vực từ niên vụ .......................... 39
Bảng 4.2. Tốp 10 quốc gia có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới .................................... 41
Bảng 4.3. Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới theo châu lục giai đoạn 2016 – 2019.......... 42
Bảng 4.4. Diện tích đất trồng cà phê giai đoạn 2013 – 2018 ............................................ 44
Bảng 4.5. Sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 ................................... 45
Bảng 4.6. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018 ................ 47

Bảng 4.7. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn năm 2018 - 2019 ........... 49
Bảng 4.8. Sản lượng sản xuất cà phê của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018 .................... 60
Bảng 4.9. Chỉ số LPI của Việt Nam và một số nước xuất khẩu cà phê dẫn đầu thế giới giai
đoạn năm 2010 – 2018 ...................................................................................................... 67
Bảng 4.10. Bảng Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của biến số
........................................................................................................................................... 74
Bảng 4.11. Bảng Tóm tắt các kết quả ước lượng mơ hình hồi quy POOL, FEM, REM đo
lường tác động các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam ..................... 75
Bảng 4.12. Giá trị VIF của các biến trong mơ hình .......................................................... 78


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam ........ 21
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu luận văn ......................................................................... 23
Hình 3.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ......................................................................... 28
Hình 4.1. Tỷ lệ sản lượng cà phê Arabica và Robusta trên thế giới niên vụ từ ............... 40
Hình 4.2. Biến động giá cà phê thế giới 2017 - 2018 ...................................................... 43
Hình 4.3. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018. ................. 48
Hình 4.4. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2019 ...................................... 49
Hình 4.5. Sản lượng cà phê của Việt Nam theo chủng loại giai đoạn 2015 - 2018 ......... 51
Hình 4.6. Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 .......................................... 52
Hình 4.7. Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo mặt hàng từ 2014 – 2018 .......... 53
Hình 4.8. Tỷ trọng trung bình quốc gia nhập khẩu cà phê Việt Nam .............................. 54
Hình 4.9. Giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 ........... 56
Hình 4.10. Lợi thế so sánh xuất khẩu cà phê của tốp 4 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên
thế giới giai đoạn 2010 - 2018 .......................................................................................... 57
Hình 4.11. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sau khi chạy mơ hình
trọng lực ............................................................................................................................ 80



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
CHƯƠNG 1. CHƯƠNG MỞ ĐẦU.................................................................................. 1
1.1. Lý do nghiên cứu ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................5
1.5. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ........ 7
2.1. Cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế ..................................................................... 7
2.1.1. Lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo .............................................................7
2.1.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter ..................................7
2.1.3. Mơ hình phân tích SWOT ...................................................................................7
2.2. Mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế............................................................ 8
2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan .......................................................... 9


vi


2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ...........9
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ................12
2.3.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu trong nước, ngồi nước và hướng đi của đề
tài

15

2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 16
2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê .....................................................16
2.4.2. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam ......................20
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 23
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 24
3.2.1. Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết .................................................................24
3.2.2. Phương pháp so sánh .........................................................................................24
3.2.3. Phương pháp thống kê mơ tả .............................................................................24
3.2.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết ....................................................24
3.2.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................25
3.2.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .................................................................27
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 30
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ CỦA VIỆT NAM.................................................................................................... 39
4.1. Tổng quan về cà phê thế giới .................................................................................. 39
4.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới ...........................................39
4.1.2. Tiêu thụ cà phê trung bình thế giới ...................................................................42


vii


4.1.3. Giá cà phê trung bình thế giới ...........................................................................43
4.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất cà phê của Việt Nam......................................... 44
4.2.1. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam ................................................................44
4.2.2. Sản lượng cà phê của Việt Nam ........................................................................45
4.3. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam ...................................... 46
4.3.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam ........................................................46
4.3.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam ...............59
4.3.3. Dự báo về nhu cầu nhập khẩu và mức độ cạnh tranh của thị trường cà phê thế
giới giai đoạn 2020 – 2030 ..........................................................................................71
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam thông qua mơ
hình trọng lực ................................................................................................................. 73
4.4.1. Thống kê mơ tả các biến ...................................................................................73
4.4.2. Kết quả ước lượng mơ hình ...............................................................................74
4.4.3. Kiểm định lựa chọn mơ hình và sự phù hợp của mơ hình ................................75
4.4.4. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình ..............................................................76
4.4.5. Kết quả ước lượng mơ hình sau khi khắc phục khuyết tật. ...............................78
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................. 84
5.1. Cơ sở đề xuất hàm ý chính sách ............................................................................. 84
5.2. Hàm ý chính sách .................................................................................................... 84
5.2.1. Dựa vào yếu tố sản lượng sản xuất cà phê của Việt Nam và các yếu tố liên quan
trong mơ hình SWOT ..................................................................................................84


viii

5.2.2. Dựa vào yếu tố sản lượng cà phê nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu và các yếu
tố liên quan trong mơ hình SWOT ..............................................................................88
5.2.3. Dựa vào yếu tố giá cà phê trung bình của thế giới và các yếu tố liên quan trong
mơ hình SWOT ...........................................................................................................89
5.2.4. Dựa vào yếu tố tỷ giá hối đoái ..........................................................................90

5.3. Điểm mới của nghiên cứu ....................................................................................... 91
5.4. Hạn chế và hướng đi tiếp theo của đề tài nghiên cứu ............................................. 91
5.4.1. Hạn chế của đề tài .............................................................................................91
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..............................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

CHƯƠNG 1. CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu
Xu hướng tồn cầu hóa - hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố khách quan, tất yếu đối
với mỗi quốc gia, mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho sự
phát triển kinh tế của đất nước. Trong q trình hội nhập đó, xuất khẩu đóng vai trị hết
sức quan trọng trong việc mang ngoại tệ quốc gia, giải quyết việc làm cho lao động trong
nước đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần thúc
đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Theo số liệu của Bộ Cơng thương, tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD; tăng 12,2% tương ứng
tăng 52,05 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2017.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đa dạng gồm hàng nghìn các mặt hàng từ thơ sơ
đến các mặt hàng kỹ thuật cao. Trong giai đoạn 2015-2018, nhiều mặt hàng xuất khẩu
có tốc độ tăng trưởng cao, trong thời gian ngắn đã giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, như: điện thoại, các linh kiện điện thoại, máy tính
và các sản phẩm điện tử. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như giày dép, dệt may,
đồ gỗ cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng đóng góp nhiều vào hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm nơng nghiệp, thủy sản vẫn duy trì được đà
tăng trưởng xuất khẩu với tốc độ chậm nhưng ổn định, trong khi các mặt hàng thô đã
giảm đi nhanh chóng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, xuất khẩu nông sản thường bị ảnh hưởng lớn và bấp bênh trước sự biến đổi của

thời tiết và giá cả cũng như thị trường nước ngoài.
Việt Nam là một quốc gia đi lên từ truyền thống nơng nghiệp lâu đời. Sản xuất cà phê
đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế nơng nghiệp. Trong
đó, q trình hội nhập quốc tế của Việt Nam được tiến hành trong điều kiện nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, khoảng 24% (Nguồn: Tổng cục thống kê, năm
2017). Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày càng tăng cao, thêm
vào đó điều kiện thổ nhưỡng Việt Nam thích hợp và giá nhân cơng rẻ, đã giúp cà phê trở


2

thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, đưa nước ta đứng vào vị trí chủ
chốt trên thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu cà phê có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng, việc phát triển nghề trồng cà phê và ngành cơng nghiệp sản
xuất, chế biến cà phê, trong đó những biện pháp hỗ trợ hoạt động xuất khẩu mặt hàng
này luôn là vấn đề được nhà nước xem trọng và tạo điều kiện phát triển.
Trong gần 5 năm qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam nằm trong tốp 2 các quốc gia xuất
khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới, sau Brazil. Theo Bộ công thương, tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2018 đạt gần 3,54 tỷ USD, đạt sản lượng hơn
1,88 triệu tấn, tăng 30,3% về sản lượng, tăng 9% về tổng kim ngạch xuất khẩu sao với
năm 2017 và đứng thứ 5 trong nhóm mặt hàng/ ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt
Nam. Theo số liệu thống kê từ cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, cà phê
Việt Nam vẫn trong tình sụt giảm về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, chín tháng
đầu năm 2019, sản lượng xuất khẩu cà phê đạt 919 nghìn tấn, giảm 11,6% về sản lượng
xuất khẩu, giảm 21,7% về kim ngạch và giảm 11,5% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Xét về góc độ thị trường xuất khẩu, năm 2018, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng
80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường EU chiếm 40% tổng lượng
cà phê xuất khẩu, tiếp đến là thị trường Đông Nam Á chiếm 13%.
Có được sự thành cơng trong xuất khẩu cà phê, đã có nhiều nhận định và giải thích các
ngun nhân từ nhiều nhà khoa học cũng như các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Sự thành

cơng đó có thể xuất phát từ việc Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương, chính
sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê. Cũng có thể xuất khẩu cà phê thành công là do nhà nước đã rất năng động
trong trang bị kiến thức cho nông dân về trồng cà phê đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế
để có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu xuất
khẩu. Bên canh đó, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đi đầu trong đầu tư thiết bị
công nghệ chế biến gắn với thị trường hay việc mở rộng được thị trường xuất khẩu sang
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là do nước ta có sự mở cửa ngày càng sâu


3

rộng hơn. Tuy nhiên, những nhận định trên chỉ xuất phát từ những quan điểm chủ quan,
chưa dựa trên những luận cứ khoa học về sự tương quan giữa các yếu tố tác động đến
xuất khẩu cà phê. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu và số liệu thống kê cũng cho thấy
ngành chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế như sản lượng và
chất lượng không ổn định, giá trị xuất khẩu không cao,… Theo dự báo của nhiều công
ty nghiên cứu thị trường, trong 5 năm tới thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ
bị cạnh tranh khốc liệt do xuất hiện đối thủ cạnh tranh đến từ Brazil, Columbia, Ấn Độ
liên tục chào bán với mức giá thấp. Bên cạnh đó, những rào cản, yêu cầu chất lượng vào
trường nhập khẩu lớn tiếp tục gia tăng nhằm mục đích thực hiện chính sách tự cung
lương thực, đa dạng hóa nguồn cung. Thêm vào đó, xuất khẩu cà phê nước ta liên tục
giảm về sản lượng và giá trị xuất khẩu, kể cả ở các thị trường truyền thống như Đức,
Mỹ, … cũng liên tục sụt giảm, dẫn đến tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta khá ảm
đạm. Điều này cho thấy xu thế khó khăn trong xuất khẩu cà phê vẫn còn được tiếp diễn
trong những năm tiếp theo.
Do đó, tơi chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt
Nam” nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ các
nhân tố tác động cụ thể trong các năm vừa qua. Kết quả nghiên cứu đó cùng với những
nghiên cứu định tính chun sâu sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng hệ thống các

giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định mơ hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê của Việt, từ kết quả mơ hình
đưa ra hàm ý chính sách trên cơ sở phát huy ảnh hưởng của các yếu tố tích cực và hạn
chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của
Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


4

-

Xây dựng mơ hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê của Việt
Nam thông qua mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế.

-

Lượng hóa, kiểm định và xác định mơ hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà
phê của Việt Nam.

-

Từ kết quả mơ hình, đưa ra hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển bền
vững trong xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu cụ thể, luận văn cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2018 như

thế nào?
2. Mơ hình nghiên cứu nào phù hợp để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu cà phê của Việt Nam?
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam là gì? Mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố như thế nào?
4. Những hàm ý chính sách nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện và nâng cao xuất khẩu
cà phê Việt Nam trong thời gian tới là gì?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam thông
qua các chỉ tiêu, chỉ số và mơ hình cụ thể. Để đánh giá được hoạt động xuất khẩu cà phê
của Việt Nam, tác giả đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhằm
có được những khái quát tổng thể, từ đó đưa ra phân tích mức độ tác động của các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê, chỉ ra hàm ý chính sách nhằm có những giải pháp
cải thiện, nâng cao hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Mã HS code của sản phẩm nghiên cứu là: 0901- Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã
hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa
cà phê theo tỷ lệ nào đó.


5

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cà phê và các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam mà luận văn đề cập là thị trường 30
quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu: luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu trong
giai đoạn 2000 – 2018. Ngoài ra, với các nội dung cần thảo luận khác, luận văn có thể
sử dụng dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2019 đến 6 tháng đầu năm 2020.

1.5. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1: Chương mở đầu
Chương này cung cấp thông tin tổng quát về lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khái quát về phương pháp và dữ
liệu nghiên cứu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất
Chương này tác giả trình bày các cơ sở lý thuyết kinh tế cũng như các nghiên cứu thực
nghiệm về mối liên hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến kim ngạch xuất khẩu của ngành, của
thị trường cà phê, từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương này cung cấp thông tin về những phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn,
cách thức thu thập thông tin nghiên cứu, đồng thời chỉ ra nguồn dữ liệu được sử dụng
trong nghiên cứu của luận văn.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Chương này tập trung nghiên cứu về tình hình cà phê thế giới, tình hình sản xuất cà phê
trong nước, kim ngạch xuất khẩu, đồng thời xác đinh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến xuất khẩu cà phê sang thị trường 30 quốc gia nhập khẩu chính của Việt Nam trong
giai đoạn 2000 – 2018, nêu lên khó khăn, thách thức đối với ngành cà phê nước ta.


6

Chương 5: Hàm ý chính sách, đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu cà phê
Việt Nam
Chương này sẽ tổng kết lại vấn đề đưa ra, trình bày một số hạn chế của đề tài, từ đó đưa
ra hàm ý chính sách cũng như đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu cà phê Việt
Nam ra thị trường quốc tế.
Tóm tắt chương 1
Chương này khái quát được tầm quan trọng trong việc chọn đề tài nghiên cứu cho luận

văn, thể hiện mục tiêu tổng quát và cụ thể, cũng như phương pháp và nguồn dữ liệu phục
vụ cho đề tài nghiên cứu. Thông qua chương 1, tác giả đã khái quát cấu trúc sơ lược của
bài nghiên cứu, làm tiền đề cho các chương nghiên cứu tiếp theo của luận văn.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.1. Cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế
2.1.1. Lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo
Theo lý thuyết này, những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối
so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm vẫn có lợi khi tham gia vào phân công
lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản
xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác.
Bằng việc chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so
sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có
lợi ích từ thương mại.
Theo quy luật này, chi phí sản xuất chỉ tính đến một yếu tố duy nhất chính là lao động.
Khơng đề cập đến các yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai, trình độ người lao động.
Do đó, khơng thể tìm ra ngun nhân năng suất lao động của nước này lại cao (thấp) hơn
năng suất lao động nước khác. Lý thuyết không xác định được tỷ lệ giao hoán quốc tế,
tức là giá cả quốc tế, chỉ dựa trên căn bản hàng đổi hàng.
2.1.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter
Lý thuyết khai thác lợi thế canh tranh quốc gia dựa vào sự tương tác giữa các yếu tố
trong môi trường kinh doanh. Khả năng cạnh tranh sẽ quyết định đến sự thịnh vượng của
vùng/lãnh thổ đó. Khả năng này phụ thuộc vào năng lực sáng tạo để nâng cao năng suất.
Lý thuyết chỉ ra rằng các quốc gia khác nhau sẽ có năng lực cạnh tranh khác nhau. Theo
lý thuyết này, một quốc gia chỉ nên xuất khẩu những sản phẩm của những ngành mà tại
đó có cả bốn thành phần của mơ hình kim cương có điều kiện thuận lợi và nhập khẩu
những lĩnh vực tại đó các thành phần khơng có điều kiện thuận lợi trong mơ hình.

2.1.3. Mơ hình phân tích SWOT
SWOT là viết tắt của thuật ngữ Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Mơ hình này đánh giá những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức của các yếu tố tác động đến sản xuất, xuất khẩu cà phê


8

của Việt Nam ra thị trường quốc tế trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó đưa ra hàm ý chính
sách để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian sắp tới.
2.2. Mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế
Mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế hay cịn gọi là mơ hình lực hấp dẫn (gravity
model) giải thích trao đổi thương mại song phương dựa trên ba biến giải thích là quy mơ
của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng, được sử dụng lần đầu vào năm 1962 và
được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về dòng chảy thương mại giữa các quốc gia.
Mơ hình trọng lực được Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) khởi xướng và áp dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm để lượng hóa tác động thương mại của các
mối liên kết khối kinh tế. Họ kết luận rằng xuất khẩu bị ảnh hưởng một cách tích cực bởi
thu nhập của các quốc gia và khoảng cách có thể được dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến xuất khẩu. Mơ hình trọng lực đã được sử dụng rộng rãi như là một mơ hình cơ sở để
tính tốn tác động của một loạt các vấn đề chính sách liên quan đến các nhóm thương
mại khu vực, liên minh tiền tệ khác nhau. Mơ hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế
A và B được biểu diễn theo công thức sau:
EXABt = K*GDPAtβ1*GDPBtβ2*DISABβ3*ε
Logarit cả hai vế của phương trình, ta có thể chuyển đổi thành một cơng thức tuyến tính
sử dụng cho phân tích kinh tế lượng như sau:
ln(EXABt) = K + β1*ln(GDPAt) + β2*ln(GDPBt) + β3*ln(DISAB) + ε
Trong đó:
-


Ln: logarit

-

EXABt: là kim ngạch trao đổi thương mại giữa quốc gia A và B tại năm t

-

GDPAt và GDPBt: là quy mô kinh tế của hai quốc gia A và B tại năm t

-

DISAB: là khoảng cách giữa hai quốc gia A và B. Khoảng cách địa lý được tính từ thủ
đơ hoặc trung tâm kinh tế của quốc gia xuất khẩu A đến thủ đô hoặc trung tâm kinh
tế của quốc gia nhập khẩu B. Khoảng cách địa lý đại diện cho chi phí vận chuyển và
thời gian giao hàng.


9

-

β1, β2, β3: Hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mơ hình

-

ε: Sai số ngẫu nhiên

Theo mơ hình nghiên cứu tổng qt như trên, nhiều nghiên cứu thực hiện đưa thêm các
biến khác ảnh hưởng vào mơ hình. Các yếu tố khác được xem xét trong nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu như tỷ giá hối đoái (Ozgur Uysal và Abdulakadir Said
Mohamoud, 2018; Anup Adhikari, 2016; Ika Inayah và cộng sự, 2015), dân số của quốc
gia nhập khẩu, quốc gia xuất khẩu (Xiao Feng and Xue Long Fei, 2019; Trần Nhuận
Kiên và Ngô Thị Mỹ, 2015; Đỗ Thị Hòa Nhã, 2017), giá xuất khẩu trung bình (Anup
Adhikari, 2016; Ika Inayah và cộng sự, 2015; Mai Thị Cẩm Tú, 2015), tham gia vào các
liên minh kinh tế thế giới (Xiao Feng and Xue Long Fei, 2019; Ika Inayah và cộng sự,
2015; Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008; Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ,
2015) và một vài biến khác.
2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan
2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Ozgur Uysal và Abdulakadir Said Mohamoud (2018) đã nghiên cứu về các yếu tố và
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu của bảy quốc gia Đông Phi bao gồm:
Ethiopia, Madagascar, Kenya, Sudan, Mozambique, Tanzania and Zambia. Nhóm tác
giả sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng thông qua phần mềm Stata 12, với số liệu thứ
cấp từ 1990 đến 2015 để ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lực lượng lao động
có mối tương quan tích cực, giải thích đến 26% khối lượng xuất khẩu của các nước. Lạm
phát có tương quan nghịch, tăng lạm phát dẫn đến giảm hiệu suất xuất khẩu. Bên cạnh
đó, đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động tích cực, giải thích đến 29% khối lượng xuất
khẩu. Trong khi đó, GDP là biến số duy nhất khơng ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của
các nước Đông Phi. Cuối cùng, tác động tích cực của tỷ giá hối đối đối với xuất khẩu
được nhìn thấy là khoảng 14%.
Nghiên cứu về xuất khẩu mặt hàng gạo, có ba nghiên cứu của Adbullah và cộng sự
(2015), Anup Adhikari (2016), Luo Xiao Feng and Xue Long Fei (2019)


10

Adbullah và cộng sự (2015) sử dụng mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ở Pakistan trong giai đoạn 2000 –
2012 sang thị trường 54 quốc gia đối tác nhập khẩu. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ

cấp từ WB, IMF, United Nations, … Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP thực của Pakistan
và quốc gia nhập khẩu, GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái
thực và biên giới chung ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu gạo của Pakistan. Yếu tố
khoảng cách địa lý tác động ngược chiều, trong khi đó ngơn ngữ chung và độ mở của
nền kinh tế Pakistan và nước nhập khẩu khơng có ảnh hưởng đáng kể.
Anup Adhikari (2016) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Ấn Độ
giai đoạn 1980 – 1981 đến 2012 – 2013 đi các nước Ả Rập Saudi, Tiểu Vương quốc Ả
Rập Thống Nhất, Iran, Irac Kuwait. Bài viết sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và mơ hình
hồi quy bội thơng qua phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) được thực hiện trên
phần mềm thống kê E-Views. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ năm 1980 – 2012
với nguồn dữ liệu từ WTO, WB, …Kết quả cho thấy, xuất khẩu gạo Ấn Độ rất nhạy cảm
khi giá xuất khẩu biến động hay nói cách khác là giá xuất khẩu có tác động tiêu cực đến
khối lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ (-2,02). Để giành được thị trường thì giá xuất khẩu
gạo của Ấn Độ phải thật cạnh tranh. Giá xuất khẩu gạo trung bình thế giới (1,23) và tỷ
giá hối đối (1,21) tác động tích cực đến xuất khẩu, riêng tỷ giá hối đối đã giải thích
được 10% ý nghĩa của mơ hình. Ngược lại, lượng gạo tiêu thụ trong nước có ảnh hưởng
tiêu cực (-1,3) và sản lượng sản xuất lại khơng có ý nghĩa trong mơ hình.
Xiao Feng and Xue Long Fei (2019) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến xuất khẩu gạo Trung Quốc sang các đối tác thương mại sau khi gia nhập WTO.
Bài viết sử dụng mơ hình trọng lực và phân tích mơ hình hồi quy dữ liệu bảng để phân
tích các yếu tố, trong đó nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ năm 2001 – 2014.
Kết quả cho thấy, năm nhân tố sau có tác động tiêu cực đến xuất khẩu gạo Trung Quốc:
tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia nhập khẩu (-0,37), thu nhập bình quân đầu người
ở Trung Quốc (-5,1), tỷ giá hối đoái (-3,84), sản lượng sản xuất (-4,84), giá xuất khẩu


11

(-1,53). Rõ ràng, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc có tác động lớn nhất, thu
nhập bình qn đầu người càng lớn thì tổng xuất khẩu gạo cho đối tác thương mại càng

ít. Ba yếu tố sau có tác động tích cực đến xuất khẩu: tổng sản phẩm quốc nội ở Trung
Quốc (3,87), dân số Trung Quốc (43,94), thu nhập bình quân đầu người tại quốc gia nhập
khẩu (0,397). Ngoài ra, yếu tố khoảng cách, độ mở của nền kinh tế, thành viên WTO,
thành viên APEC khơng có ý nghĩa trong mơ hình.
Đối với mặt hàng tiêu, Ika Inayah và cộng sự (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu tiêu Indonesia ra thị trường quốc tế. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên
cứu hồi quy dữ liệu bảng, kết hợp ba mơ hình: mơ hình bình phương nhỏ nhất (PLS), mơ
hình FEM, REM. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2002 – 2014. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu có tác động
tích cực (7,58). Nó ngụ ý rằng khi GDP bình qn đầu người của các nước nhập khẩu
tăng lên, nhiều khả năng sẽ làm tăng nhu cầu của hồ tiêu Indonesia. Biến khoảng cách
địa lý có tác động tiêu cực và đáng kể đến khối lượng xuất khẩu của hồ tiêu Indonesia (5,62). Về mặt lý thuyết, sự gia tăng khoảng cách kinh tế sẽ dẫn đến tăng chi phí vận
chuyển hàng hóa. Do đó, nhu cầu của hàng hóa sẽ giảm vì giá cao hơn được áp dụng cho
người tiêu dùng. Giá xuất khẩu tiêu của Indonesia tại các nước nhập khẩu có tác động
tiêu cực (-0,1625) và đáng kể ở mức ý nghĩa 10%. Yếu tố tham gia vào FTA có tác động
âm đến khối lượng xuất khẩu (-0,1724). Tỷ giá hối đối thực tế có tác động tiêu cực đến
khối lượng xuất khẩu tiêu của Indonesia (-0,72) và đáng kể ở mức ý nghĩa 5%.
Đối với mặt hàng cà phê, có hai nghiên cứu của Oumer và Rao (2015) và Tadese
Gebreyesus (2015) như sau:
Oumer và Rao (2015) dùng mô hình trọng lực và phương pháp hồi quy dữ liệu bảng
nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê của Ethiopia đi 14 quốc gia nhập
khẩu trong giai đoạn 2002 – 2005 thông qua công cụ phân tích REM. Kết quả cho thấy
GDP của nước xuất khẩu, chênh lệch GDP bình quân đầu người của Ethiopia và nước
nhập khẩu, dân số nước xuất khẩu tác động tích cực đến xuất khẩu cà phê của Ethiopia.


12

Dân số nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất
khẩu của Ethiopia.

Tadese Gebreyesus (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của
Ethiopia. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được tập hợp từ năm 1981-2011 với
mơ hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá xuất khẩu cà phê, sản
lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng (đường bộ) và độ mở thương mại có tác động tích cực đến
khối lượng xuất khẩu. Trong đó, tỷ giá hối đối và sản lượng cà phê thế giới có tác động
tiêu cực đến khối lượng xuất khẩu cà phê Ethiopia.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Nguyen Hai Tho (2013) dùng mơ hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường 40 quốc gia trong giai đoạn từ 1995 – 2011. Kết
quả cho thấy xuất khẩu của Việt Nam tăng lên khi GDP của Việt Nam tăng và GDP của
quốc gia nhập khẩu tăng. Chi phí vận chuyển thơng qua việc tính khoảng cách địa lý tác
động tiêu cực đến xuất khẩu. Yếu tố FDI của Việt Nam có tác động tiêu cực đến xuất
khẩu của Việt Nam.
Đối với xuất khẩu nơng sản, có ba nghiên cứu của Trần Nhuận Kiên, Ngô Thị Mỹ (2015)
và Đỗ Thị Hịa Nhã (2017) và Nguyễn Bình Dương (2019)
Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Sử dụng mơ hình trọng lực, mơ hình hồi quy dữ
liệu bảng, mơ hình FEM, REM để định lượng các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt
Nam. Bài viết sử dụng liệu thứ cấp từ năm 1997 -2013 được lấy từ nguồn WB, UN
Comtrade, FAO, IMF… Biến GDP của Việt Nam và GDP của nước nhập khẩu cùng có
tác động cùng chiều đến xuất khẩu nơng sản của Việt Nam. Cụ thể, cứ 1% tăng lên của
GDP Việt Nam và GDP nước nhập khẩu sẽ làm xuất khẩu nơng sản của Việt Nam tăng
bình qn lần lượt là 0,537% và 0,270%. Biến dân số gộp có hệ số mang dấu dương có
nghĩa tích số giữa dân số Việt Nam với dân số nước nhập khẩu nơng sản có tác động tích
cực đến xuất khẩu nơng sản của Việt Nam. Hệ số của biến diện tích đất nơng nghiệp,


13

khoảng cách địa lý mang dấu âm. Biến lạm phát, ở mặt hàng gạo, hệ số của biến này

nhận giá trị dương cho thấy xu hướng tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu nông
sản gạo. Tỷ giá hối đoái, biến độ mở nền kinh tế của Việt Nam, gia nhập WTO, APEC
của nước xuất khẩu, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và nước
nhập khẩu cũng có tác động tích cực đến xuất khẩu nơng sản nói chung của Việt Nam.
Đỗ Thị Hịa Nhã (2017) nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của
Việt Nam vào thị trường EU. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình trọng lực để phân tích các
yếu tố chính tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU trong giai
đoạn 2005 - 2015. GDP bình qn đầu người gộp có tác động cùng chiều tới kim ngạch.
Kết quả ước lượng cho thấy, khi GDP bình quân đầu người gộp tăng 1% thì kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng 0,419% (với điều kiện các yếu tố khác
không đổi). Chỉ số dân số gộp tác động cùng chiều tới xuất khẩu. Khi dân số gộp tăng
1% thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU tăng
1,163%. Chỉ số khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều tới xuất khẩu. Kết quả này
phù hợp với thực tế vì chi phí vận chuyển của nước ta thường cao hơn so với các nước
khác. Hơn nữa, nơng sản lại có giá thấp hơn và trọng lượng lớn hơn tương đối so với các
hàng hóa khác. Chỉ số cơng nghệ gộp có tác động cùng chiều tới xuất khẩu. Khi điểm số
của chỉ số cơng nghệ gộp tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
EU tăng 1,376%. Gánh nặng trong quy định của Chính Phủ có tác động cùng chiều tới
xuất khẩu. Khi điểm số về chất lượng của yếu tố này tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường EU sẽ tăng 0,886%. Kết quả này cho thấy, chính sách của
Chính phủ hai bên có vai trị quan trọng đến hoạt động xuất khẩu.
Nguyễn Bình Dương (2019) dùng phương pháp thống kê mơ tả để nghiên cứu ảnh
hưởng của các FTA đến xuất khẩu nơng sản của Việt Nam, theo đó có sự khác biệt giữa
FTA truyền thống (bao gồm sáu FTA trong khuôn khổ ASEAN, hai FTA song phương
với Nhật Bản và Chile) và FTA thế hệ mới (FTA song phương với Hàn Quốc, FTA với
khối liên minh Châu Âu). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc ký kết FTA thông qua


14


hiệp định đa phương hay song phương mang lại chiều hướng tích cực nhưng cũng đi
kèm nhiều thách thức cho Việt Nam. Việc ký kết FTA mang lại nhiều ưu đãi xuất khẩu,
thị trường xuất khẩu nông sản cho Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này cũng mang lại những
thách thức cho Việt Nam như hàng rào về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm, …
Đối với xuất khẩu cà phê, Lê Hồng Vân (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đã sử dụng mơ hình trọng lực để nghiên cứu
tác động các yếu tố vĩ mô trong giai đoạn 2003 -2013. Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu
tố ảnh hưởng như: dân số và GDP của quốc gia nhập khẩu, giá xuất khẩu và độ mở nền
kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu phân tích thực trạng của ngành cà phê Việt
Nam, đồng thời cũng chưa nghiên cứu đến yếu tố quan trọng trong xuất khẩu là tỷ giá
hối đoái và nhu cầu tiêu thụ của quốc gia nhập khẩu.
Đối với xuất khẩu gạo, Nguyễn Đình Luận (2013) dùng phương pháp thống kê mơ tả
để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu gao của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011.
Nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố trong xuất khẩu gạo của Việt Nam như: sản
lượng sản xuất, thị trường xuất khẩu, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm đưa ra giải
pháp phát triển xuất khẩu gạo trong giai đoạn tiếp theo.
Đối với xuất khẩu thủy sản, Mai Thị Cẩm Tú (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp phân tích định lượng với nguồn dữ liệu thứ cấp theo năm từ 1988 - 2013. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, mức độ tác động của khối lượng đánh bắt cá của Việt Nam trong
dài hạn là 2,94; khối lượng nuôi tôm của Việt Nam trong dài hạn là 0,22 và trong ngắn
hạn là 0,29. Giá bán trong nước cá, tôm của Việt Nam tác động âm lên khối lượng xuất
khẩu cá, tôm cả trong dài hạn và ngắn hạn. Mức độ tác động của giá bán trong nước cá
trong dài hạn là 0,69, mức độ tác động của giá bán trong nước tôm trong dài hạn là 0,52
và trong ngắn hạn là 0,74. mức độ đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất
khẩu (cụ thể vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc) tác động dương lên khối lượng xuất


15


khẩu cá, tôm cả trong dài hạn và ngắn hạn. Mức độ tác động của đầu tư vốn vào cơ sở
hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu đối với mặt hàng cá trong dài hạn là 0,49. Mức độ tác
động của đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu đối với mặt hàng tôm
trong dài hạn là 0,23 và trong ngắn hạn là 0,28. Tỷ giá hối đoái thực JPY/ VND tác động
âm lên khối lượng xuất khẩu cá cả trong dài hạn là 0,31 và trong ngắn hạn là 0,0026.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật tác động âm lên khối lượng xuất khẩu cá, tôm
trong dài hạn. Mức độ tác động của hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đối
với mặt hàng cá trong dài hạn là 0,31 và đối với mặt hàng tôm là 0,32. Mức thu nhập
bình quân đầu người của Nhật tác động dương lên khối lượng xuất khẩu tôm trong dài
hạn là 6,9 và trong ngắn hạn là 0,65.
2.3.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu trong nước, ngoài nước và hướng đi
của đề tài
Thông qua việc tổng hợp nghiên cứu các thực nghiệm trong và ngoài nước về xuất khẩu
thì tác giả cho thấy rằng mơ hình trọng lực (hay mơ hình hấp dẫn thương mại) được sử
dụng phổ biến trong các nghiên cứu về phân tích yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến thương mại quốc tế.
Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
nông sản đều sử dụng biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu trong mơ hình lượng hóa các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. Do có sự tương đồng về đối tượng nghiên cứu nên tác
giả sẽ tiếp tục kế thừa biến phụ thuộc của mơ hình là kim ngạch xuất khẩu.
Từ những tổng hợp về nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, tác giả thấy được
những khoảng trống nghiên cứu bao gồm:
Một là, cơng trình nghiên cứu của nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
không thể áp dụng cho trường hợp của Việt Nam. Do sự khác biệt về trình độ phát triển
kinh tế, thể chế chính trị, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, … nên các yếu tố và mức độ
ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó, tác giả chỉ tiếp tục kế thừa các yếu tố ảnh hưởng điển
hình đến xuất khẩu như: GDP thực của nước nhập khẩu (+), dân số của nước nhập khẩu



×