Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thế chấp quyền đòi nợ theo quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ QUỲNH NHUNG

THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ QUỲNH NHUNG

THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Thế chấp quyền đòi nợ theo quy định
pháp luật Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tơi trong thời gian qua.
Mọi thơng tin trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng và được
phép cơng bố. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong
thơng tin sử dụng trong nội dung đề tài nghiên cứu này.
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ QUỲNH NHUNG


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết Tắt

Diễn Giải

1

BLDS 1995

Bộ luật Dân sự năm 1995

2

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự năm 2005


3

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015

4

Luật đấu giá tài sản 2016

5

Nghị định 163

6

Nghị định 11-2012

7

Nghị định 102

8

Thông tư 08-2018

9

Thông tư liên tịch 16-2014


10

Thơng tư 39

Thơng tư số 39/2016.TT-NHNN

11

TCTD

Tổ chức tín dụng:

Luật đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày
17/11/2016
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006
Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày
22/02/2012:
Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017:
Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018
Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTPBTNMT-NHNN:


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................4
5. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................4
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
6.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
6.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
8. Kết cấu đề tài .........................................................................................................5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THẾ CHẤP QUYỀN
ĐÒI NỢ ......................................................................................................................6
1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền đòi nợ ...............................................................6
1.1.1. Khái niệm quyền đòi nợ. ...................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm của quyền đòi nợ. ............................................................................16
1.1.2.1. Quyền đòi nợ là một quyền tài sản trị giá được bằng tiền. ..........................16


1.1.2.2. Quyền địi nợ có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. ...........................17
1.1.3. Điều kiện của tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ...............................................21
1.1.3.1. Điều kiện về tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. ............................................21
1.1.3.2. Điều kiện về giao dịch hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ. ...........................24
1.1.3.3. Điều kiện về xác lập giao dịch bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ. .................26
1.2. Khái niệm và đặc điểm biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ. ...........27
1.2.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ. ...................................27
1.2.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ. ..............................29

1.2.2.1. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba. ..........................................................29
1.2.2.2. Tài sản bảo đảm là quyền địi nợ được thế chấp một phần hoặc tồn bộ
quyền địi nợ. .............................................................................................................31
1.2.3. Hình thức và phạm vi bảo đảm của biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ.
...................................................................................................................................33
1.2.3.1. Hình thức của biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ. ..........................33
1.2.3.2. Phạm vi bảo đảm của thế chấp quyền địi nợ. ..............................................35
1.2.4. Trình tự, thủ tục thế chấp quyền đòi nợ. .........................................................36
1.2.5. Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. ..........37
1.2.6. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ............................................................38
1.2.6.1. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm. ...............................................................38
1.2.6.2. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. ...................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................50
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO
ĐẢM LÀ THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ. .............................................................51


2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về biện pháp bảo đảm là thế chấp quyền
đòi nợ tại việt nam. ..................................................................................................51
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền địi nợ tại các tctd trong
hoạt động tín dụng. .................................................................................................55
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật. ..........................................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quy định của pháp luật hiện hành về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự đã có những điều chỉnh đáng kể, theo đó các biện pháp bảo đảm được
thay đổi góc nhìn từ khía cạnh bản chất tài sản bảo đảm theo hướng chuyển giao tài
sản bảo đảm trong giao dịch dân sự, đa dạng hóa các biện pháp bảo đảm cho phù
hợp thực tế giao dịch của cuộc sống trong thời đại tiếp nhận và chuyển giao công
nghệ.
Hoạt động cho vay của các TCTD, do vậy cũng thường xuyên được cập nhật
và điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi về hình thức cho vay và các biện pháp
bảo đảm. Trong đó, quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm đã có những
thay đổi đáng kể về tài sản thế chấp trong đó có quyền tài sản nói chung và quyền
địi nợ nói riêng.
Tuy nhiên, quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm là thế chấp quyền đòi
nợ hiện hành vẫn còn nhiều bất cập với thực tế, chưa phù hợp trong thực tiễn áp
dụng nên cần được nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn. Bên nhận thế chấp, bên thế chấp
quyền đòi nợ cũng như bên có nghĩa vụ đều chịu những rủi ro pháp lý trong mối
quan hệ giao dịch có tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.
Nhiều nghiên cứu luật học, bài báo khoa học của nhiều tác giả đã bình luận,
phân tích, đánh giá về các quy định pháp luật đối với thế chấp quyền đòi nợ. Tuy
nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều đặt đối tượng nghiên cứu trên cơ sở pháp lý
chưa được điều chỉnh, thay đổi. Vì lẽ trên, tác giả luận văn chọn tiếp tục nghiên cứu
đề tài về thế chấp quyền đòi nợ trên cơ sở pháp lý đã thay đổi và được điều chỉnh.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài này có thể đề cập một số bài viết của các nhà nghiên
cứu:


2


- Đỗ Văn Đại (2014), “Bản án số 78: thế chấp quyền tài sản là quyền đòi nợ”
trong Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Việt Nam, bản án
và bình luận bản án, tập 1”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trong nội dung bình luận bản án về việc địi nợ vay qua hợp đồng tín dụng
có tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, tác giả bàn về việc xác lập biện pháp thế chấp
quyền đòi nợ, xử lý thế chấp quyền đòi nợ. Dựa trên cơ sở pháp lý là BLDS 2005 và
Nghị định 163, tác giả đã phân tích, đánh giá việc chấp nhận bảo đảm bằng quyền
đòi nợ, bản chất của biện pháp bảo đảm bằng quyền địi nợ, hình thức của bảo đảm
bằng quyền địi nợ, phạm vi bảo đảm của quyền đòi nợ, về sự đồng ý của người có
nghĩa vụ trả nợ, việc thơng báo cho người có nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời, tác giả
cũng phân tích, đánh giá về yêu cầu trực tiếp bên có nghĩa vụ, thời điểm thực hiện
nghĩa vụ, quyền đối kháng của người có nghĩa vụ trong trường hợp xử lý thế chấp
quyền đòi nợ .
Hiện cơ sở pháp lý của biện pháp bảo đảm bằng quyền đòi nợ là BLDS 2005
đã được thay thế bằng BLDS 2015 và Nghị định 163 đã hết hiệu lực một phần, được
sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11-2012. Do vậy, việc tiếp tục phân tích, đánh giá
biện pháp bảo đảm bằng quyền địi nợ trong mơi trường pháp lý đã được điều chỉnh
là điều nên làm.
Nguyễn Trường Giang, Bùi Đức Giang, “Đi tìm triết lý thế chấp quyền tài
sản trong pháp luật Việt Nam”, tạp chí Ngân hàng số 7/2012.
Tác giả chủ yếu phân tích thế chấp quyền địi nợ trên cơ sở pháp lý của điều
22 Nghị định 163. Theo đó, tác giả tập trung bàn về quy định chưa rõ ràng về tính
đối kháng với bên có nghĩa vụ trả nợ trong nội dung quy định cung cấp thơng tin
của nghị định 163. Quyền địi nợ với bản chất là quyền tài sản phát sinh từ hợp
đồng được phân tích dưới góc độ của quyền tài sản. Biện pháp thế chấp quyền địi
nợ được phân tích chung trong thế chấp quyền tài sản.
Bùi Đức Giang, (2013),”Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ”,
tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5 (301), trang 43-49



3

Tác giả tập trung phân tích quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm
là quyền đòi nợ được quy định tại Nghị định 163, đối chiếu với các quy định tại
BLDS 2005. Theo đó, tác giả phân tích các vấn đề liên quan về (1) Nguyên tắc
chung về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, (2) Quyền đòi nợ
được thế chấp đến hạn trước nghĩa vụ được bảo đảm, (3) Nghĩa vụ được bảo đảm
đến hạn trước quyền đòi nợ được thế chấp, (4) Xử lý lãi phát sinh từ quyền đòi nợ
được thế chấp.
Tác giả đã làm rõ những bất cập trong quy định của pháp luật về nguyên tắc
xử lý tài sản bảo đảm thông qua cơ chế bán đấu giá tài sản bảo đảm đối với trường
hợp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những bất
cập của pháp luật trong các trường hợp thời điểm đến hạn nghĩa vụ được bảo đảm
và thời điểm đến hạn của quyền đòi nợ được thế chấp khác nhau, trường hợp xử lý
lãi phát sinh từ quyền đòi nợ được thế chấp.
Bùi Đức Giang, (2012),”Quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận thế chấp
quyền địi nợ”, tạp chí Ngân hàng số 17 tháng 9/2012.
Trong bài viết này tác giả chủ yếu phân tích xung đột lợi ích của các bên
tham gia trong q trình xác lập giao dịch sử dụng biện pháp bảo đảm là quyền đòi
nợ và khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Cơ sở pháp lý của lý luận là BLDS
2005 và các quy định pháp luật liên quan
Vấn đề đặt ra là liệu việc thay đổi, điều chỉnh của nội dung pháp lý mới,
những tồn tại của những quy định pháp luật đối với biện pháp bảo đảm là thế chấp
quyền địi nợ có được điều chỉnh, thay đổi theo hướng phù hợp hơn không. Do vậy,
sẽ khơng vơ ích nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề cũ trên bình diện pháp lý mới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Làm rõ những vấn đề về quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam đối
với biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ;



4

- Làm rõ thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm
thế chấp quyền đòi nợ trong hoạt động cho vay của các TCTD, phân tích những rủi
ro pháp lý và những khó khăn, bất cập khi áp dụng thế chấp quyền đòi nợ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống quy định của pháp
luật hiện hành về thế chấp quyền đòi nợ;
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về thế chấp
quyền đòi nợ trong hoạt động cho vay của các TCTD;
- Kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện quy định của pháp luật về thế chấp quyền
đòi nợ.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Việc xác lập biện pháp bảo đảm là thế chấp quyền đòi nợ được
quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành của Việt Nam? Có bất cập về pháp
lý nào trong những quy định này không?
Câu hỏi 2: Các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm là
quyền đòi nợ tạo ra những hệ quả pháp lý cũng như rủi ro nào cho bên nhận thế
chấp quyền đòi nợ là các TCTD?
5. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Các khoảng trống pháp lý của biện pháp bảo đảm là thế chấp quyền địi
nợ, hình thức, phạm vi bảo đảm của biện pháp bảo đảm này (nếu có).
(2) Rủi ro pháp lý cho bên nhận thế chấp quyền đòi nợ là TCTD.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về biện
pháp bảo đảm là thế chấp quyền đòi nợ trong hoạt động cho vay của các TCTD.
Thơng qua phân tích, đánh giá các chế định pháp luật hiện hành về thế chấp quyền



5

đòi nợ, tác giả kỳ vọng làm rõ những bất cập, những khoảng trống pháp luật về thế
chấp quyền đòi nợ. Qua đó, tác giả mong góp một chút ý kiến trong quá trình điều
chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật về thế chấp quyền địi nợ nhằm hồn thiện
hơn môi trường pháp luật Việt Nam.
6.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên
quan đến thế chấp quyền đòi nợ; cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật liên
quan đến hoạt động cho vay của TCTD có thực hiện biện pháp bảo đảm là quyền
địi nợ, tìm hiểu các rủi ro pháp lý trong việc thực hiện biện pháp bảo đảm thế chấp
quyền đòi nợ
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, ở chương 1 tác giả chủ yếu sử dụng phương
pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp lịch sử nhằm làm rõ cơ sở lý luận chung
của đối tượng nghiên cứu; ở chương 2 tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân
tích và tổng hợp để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
8. Kết cấu đề tài
Luận văn gồm có 02 chương sau:
Chương 1: Khái quát về biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ.
Chương 2: Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm là thế chấp quyền đòi nợ.


6

CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THẾ CHẤP QUYỀN ĐỊI NỢ

1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền địi nợ
1.1.1. Khái niệm quyền đòi nợ.
Quyền đòi nợ được hiểu là "việc bên có quyền (gọi là chủ nợ) yêu cầu bên có
nghĩa vụ (gọi là người mắc nợ) trả cho mình một số tiền”1. Theo cách hiểu này
quyền địi nợ là một quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự về trả tiền
Trong lý thuyết vật quyền, quyền đòi nợ là quyền đối nhân, là quyền chống
lại hành vi của một người, gọi là người có nghĩa vụ2. Theo đó, quyền địi nợ được
thiết lập bởi mối quan hệ giữa hai chủ thể là chủ nợ, người có quyền và người mắc
nợ, người có nghĩa vụ, gọi là trái quyền. Trong mối quan hệ giữa chủ nợ và người
mắc nợ, quyền đối nhân phát sinh hiệu lực có tính đối kháng tuyệt đối, nghĩa là chủ
nợ chỉ có quyền yêu cầu người mắc nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà khơng có
quyền u cầu người khác. Trái quyền được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, giao dịch tự nguyện, người có nghĩa vụ tự nguyện hợp tác trả nợ, chủ nợ
thực hiện quyền yêu cầu người mắc nợ trả nợ. Chủ nợ không được tự động thu giữ
tài sản của người mắc nợ để trừ nợ.3
Trong quy định của luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ khơng có quy định
định nghĩa quyền địi nợ. Quyền đòi nợ chỉ được liệt kê là một loại quyền tài sản
trong BLDS 1995, BLDS 20054 và các văn bản dưới luật. BLDS 2015 chỉ đề cập
đến quyền đòi nợ tại khoản 2 điều 450 về mua bán quyền tài sản. Từ quy định này,

Nguyễn Ngọc Điện, giáo trình luật dân sự tập 2, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
2018, tr 378.
1

Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Trường Đại học Cần Thơ, Nhà XB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2009.Tr 12..
3
Nguyễn Ngọc Điện (2005), “ Cần xây dựng lại khái niệm “Quyền tài sản” trong luật dân sự”, tạp
2


chí nghiên cứu lập pháp số 3 năm 2005; Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật dân sự tập 2, Trường Đại
học Mở TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2018, Tr 228.
4

Khoản 2 Điều 442 BLDS 1995, Điều 322 BLDS 2005.


7

BLDS 2015 gián tiếp xác định quyền đòi nợ là một quyền tài sản. Đối chiếu quy
định về quyền tài sản tại điều 115 BLDS 2015, ta có thể hiểu quyền địi nợ là một
quyền tài sản khác.
Dưới góc độ lý thuyết vật quyền, các nhà nghiên cứu xác định quyền tài sản
là một khái niệm pháp lý của tài sản. Theo đó, tài sản được nhận biết là vật hoặc
quyền. Theo tiêu chí vật lý, tài sản là vật, có thể nhận biết bằng giác quan thì là vật
hữu hình, ngược lại là vật vơ hình. Theo góc độ là quyền tài sản, tài sản là quyền,
quyền được thực hiện trực tiếp trên một vật hữu hình mà khơng cần sự hỗ trợ của
một người nào khác gọi là quyền đối vật, quyền được thực hiện chống lại một người
gọi là quyền đối nhân. Trong đó, quyền chủ nợ được xem là quyền đối nhân điển
hình.
Theo quy định của luật dân sự Pháp năm 1827, tài sản là một quyền hưởng
dụng và định đoạt đối với một vật có tính cách tuyệt đối miễn khơng vi phạm điều
cấm của pháp luật.5 Luật dân sự Pháp phân loại tài sản gồm hai loại, động sản và
bất động sản.6 Trong đó, tài sản là động sản do tính chất của nó hoặc do quy định
của pháp luật.7 Quyền tài sản trong luật pháp Anh – Mỹ (hệ thống thông luật –
Common Law) trong nội hàm khái niệm tài sản, bao gồm tài sản hữu hình
(corporeal) và tài sản vơ hình (incorporeal) và tài sản là một quyền.8
Khác với các loại tài sản khác, quyền tài sản khơng có hình thái vật chất như
các loại tài sản khác (vật, tiền, giấy tờ có giá). Học thuyết pháp lý chia động sản


5
Điều 544 The Code Napoleon 1827 “Property is the right of enjoying and disposing of things in
the most absolute manner, provided they are not used in the way prohibited by the laws or statutes”.
6

Điều 516 The Code Napoleon 1827 “All property is moveable or immoveable.”

7

Điều 527 The Code Napoleon 1827 “Property is moveable in its nature or by the determination of

the law.”
8
Samantha Hepburn (2001), Principles of property law 2nd, Cavendish Publishing, New South
Wales, Australia “Property is used in the law in various senses to describe a range of legal and equitable
estates and interests, corporeal and incorporeal. Distinct corporeal and incorporeal property rights in relation
to the one object may exist concurrently and be held by different parties.”

“Property describes the relationship between an individual and an object or resource; it does not
refer to the object itself. The property relationship confers a legally enforceable right or, more accurately, a
bundle of rights entitling the holder to control an object or resource.”


8

thành 3 nhóm là động sản tự nhiên, động sản do bản chất kinh tế và động sản vơ
hình.9 Theo sự phân nhóm này thì quyền tài sản là động sản vơ hình.
Là quyền tài sản, theo phương pháp loại suy ta có thể xem quyền địi nợ là
động sản theo quy định tại khoản 2 điều 107 BLDS 2015. Dưới góc độ pháp luật về
tài sản, quyền địi nợ là một loại tài sản. Trong đó, quyền địi nợ là động sản vơ hình

mà người có quyền khơng được phép thực hiện một quyền gì đặc biệt trên một tài
sản đặc định.10 Quyền đòi nợ được quy định trong Luật dân sự của Cộng hịa Pháp
là động sản vơ hình.11 Biện pháp bảo đảm cầm cố quyền địi nợ được phân loại là
biện pháp bảo đảm đối vật (biện pháp bảo đảm đối nhân chỉ gồm bảo lãnh, bảo lãnh
độc lập và thư bảo trợ). Khái niệm động sản vơ hình hay tài sản vơ hình cho tới nay
khơng tồn tại trong pháp luật dân sự Việt Nam.
Dưới góc độ của pháp luật về nghĩa vụ dân sự, nhiều quan điểm pháp luật
xem quyền đòi nợ là một quyền phát sinh từ hợp đồng giống như các quyền tài sản
phát sinh từ hợp đồng khác (quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt
hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn,
hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho thuê, vv...) được luật
pháp quy định. Quyền đòi nợ được hiểu là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực
hiện một cơng việc, cụ thể là phải thanh tốn một khoản tiền cho bên có quyền tại
một thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Quyền địi nợ có thể được
thanh tốn khi bên có quyền yêu cầu hay khi phát sinh một sự kiện tương lai nhất
định mà các bên đã thỏa thuận.12 Về mặt lý luận, các nhà nghiên cứu cho rằng

9
Nguyễn Ngọc Điện, giáo trình luật dân sự tập 1, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
2018, tr 237.

Nguyễn Ngọc Điện, giáo trình luật dân sự tập 1, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
2018, tr 237.
10

ĐIỀU 2356 Luật dân sự Cộng hịa Pháp “ Việc cầm cố tài sản vơ hình là quyền đòi nợ phải được
xác lập bằng văn bản, nếu không sẽ bị vô hiệu.”
11

12


Bùi Đức Giang, (2013),”Giao dịch có đối tượng quyền địi nợ”, Tạp chí Ngân hàng số 19/2013.


9

quyền đòi nợ là một quyền yêu cầu (Đỗ Văn Đại, 2014)13. Nói khác hơn, quyền địi
nợ mang tính chất hỗn hợp, vừa là một mối quan hệ về mặt pháp luật, đồng thời lại
là một loại tài sản (Bùi Đức Giang-2013)14. Do đó, mua bán quyền địi nợ được xem
là một trường hợp đặc biệt của chuyển giao quyền yêu cầu (Nguyễn Ngọc Điện –
2018).15
Về bản chất, quyền đòi nợ được thiết lập bởi mối quan hệ giữa hai chủ thể là
chủ nợ và người mắc nợ, mối quan hệ này thông thường là quan hệ dân sự trong
hợp đồng song vụ. Trong đó, quyền địi nợ là quyền phát sinh khi một bên có nghĩa
vụ thanh tốn khi đến hạn và một bên có quyền yêu cầu thanh toán theo điều khoản
thanh toán được thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch.
Do vậy, nội dung quy định tại khoản 4 điều 22 Nghị định 16316 và khoản 11
điều 1 Nghị định 11-2012 bổ sung điều 22 của Nghị định 16317 đã xác định việc
chuyển giao quyền đòi nợ là chuyển giao quyền yêu cầu. Theo quy định của BLDS
2015, chuyển giao quyền yêu cầu là một nội dung về nghĩa vụ và hợp đồng, được
quy định tại điều 365 và 368.
Cũng trên tinh thần đó, quy định tại khoản 7 điều 6 Thơng tư 08-2018, quyền
địi nợ được xác định là quyền tài sản theo quy định tại điều 115 BLDS 2015 gồm
(i) quyền đòi nợ, (2i) quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng
góp vốn xây dựng nhà ở, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh nhà ở, hợp
Đỗ Văn Đại (2014), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Việt Nam, bản
án và bình luận bản án, tập 1, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. Tr. 771.
13

14


Bùi Đức Giang, (2013),”Giao dịch có đối tượng quyền địi nợ”, Tạp chí Ngân hàng số 19/2013.

Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật dân sự tập 1, tập 2, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2018, Tr.378.
15

Khoản 4 Điều 22 Nghị định 163 “4. Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy
định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế
chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm có thẩm quyền.”
16

khoản 11 điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ““5. Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển
giao theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự thì các bên khơng phải ký kết lại giao dịch bảo đảm. Khi thực
hiện thủ tục đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật thì bên nhận chuyển giao quyền
địi nợ xuất trình hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ để chứng minh sự thay đổi.”
17


10

đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua nhà ở (bao gồm cả nhà ở xã hội) giữa tổ
chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản trong dự án xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; (3i) quyền
đòi nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư,
hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho th mua cơng trình xây
dựng giữa tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản trong dự án xây dựng cơng trình theo quy định của pháp luật về
kinh doanh bất động sản.18

Tuy nhiên, ngoài quy định mua bán quyền tài sản là quyền đòi nợ quy định
tại khoản 2 điều 450 BLDS 2015, khơng có quy định nào của luật Dân sự xác định
quyền đòi nợ là quyền yêu cầu hay là quyền phát sinh từ hợp đồng. Do vậy, việc
hướng dẫn thực hiện BLDS 2015 của Thông tư 08-2018 về quyền đòi nợ chưa bám
sát quy định của BLDS 2015.
Với quan điểm lý luận xem quyền đòi nợ là quyền tài sản phát sinh từ hợp
đồng, quyền đòi nợ được hiểu là một quyền yêu cầu mang tính chắc chắn có thể
được thực thi trong khi quyền phát sinh từ hợp đồng là quyền yêu cầu ít chắc chắn
hơn, phụ thuộc vào các tình huống nhất định để chuyển một quyền tiềm năng thành
một quyền có thể thực thi được. Quyền phát sinh từ hợp đồng bao gồm rất nhiều
loại quyền, chẳng hạn như quyền chọn (options), quyền phát sinh từ một hợp đồng
cho thuê tàu biển, quyền phát sinh từ vận đơn, quyền phát sinh từ hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ,vv...19
Theo quy định của Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư
Pháp (đã hết hiệu lực ngày 20/4/2011), quyền đòi nợ còn được phân loại là quyền
địi nợ hiện có hoặc quyền địi nợ hình thành trong tương lai20. Ngoài ra, nội dung

18

Khoản 7 điều 6 Thơng tư 08/2018/TT-BTP.

19

Bùi Đức Giang, (2013),”Giao dịch có đối tượng quyền địi nợ”, Tạp chí Ngân hàng số 19/2013.

Điểm d mục 1.1 phần I Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư Pháp Hướng dẫn
về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng
20



11

khoản 1 điều 22 Nghị định 163 đề cập đến quyền địi nợ hình thành trong tương lai
trong quy định về phạm vi bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ.
Quyền địi nợ hiện có: Về mặt lý thuyết, cơ sở lý luận để xây dựng khái
niệm tài sản hiện có dựa trên hai yếu tố hình thành tài sản và xác lập quyền sở hữu
tài sản, hay nói cách khác là yếu tố vật lý và yếu tố pháp lý của tài sản. Trong
trường hợp tài sản là tài sản hữu hình, yếu tố vật lý là hình thái vật chất có thể nhận
dạng được. Trong trường hợp tài sản là vật vơ hình (tài sản trí tuệ chẳng hạn) thì
yếu tố vật lý của tài sản là tập hợp các ý niệm xây dựng nên việc nhận dạng, phân
biệt với các tài sản vơ hình khác.21
Theo quy định tại khoản 1 điều 108 BLDS 2015, tài sản hiện có là tài sản đã
hình thành (đủ yếu tố vật lý) và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền khác
đối với tài sản (yếu tố pháp lý). Trường hợp quyền đòi nợ là quyền đòi nợ hiện có
thì quyền địi nợ cũng phải hội tụ đủ 2 yếu tố nêu trên. Quyền địi nợ hình thành do
giao dịch dân sự mà có, khi giao dịch đủ điều kiện có hiệu lực theo điều 117 BLDS
2015.
Quyền địi nợ hình thành trong tương lai: Theo phương pháp suy lý
nghịch, tài sản thiếu một trong 2 yếu tố nêu trên (vật lý, pháp lý) tại thời điểm giao
dịch thì được phân loại là tài sản hình thành trong tương lai.22 Tuy nhiên, đối chiếu
các đặc điểm của Tài sản hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 2 điều
108 BLDS 2015 thì quyền địi nợ hình thành trong tương lai có vẻ như khơng phù
hợp về các tiêu chí xác định .
Theo liệt kê của khoản 2 điều 108 BLDS 2015 thì tài sản hình thành trong
tương lai gồm 2 loại tài sản, loại tài sản chưa hình thành (thiếu yếu tố vật lý) nhưng
đã xác lập quyền sở hữu tại thời điểm giao dịch (điểm a), loại tài sản đã hình thành
thuê tài sản, hợp đồng cho th tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền địi nợ. (hết hiệu lực ngày
20/4/2011).
Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật dân sự tập 1 Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh,
Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr 246.

21

Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật dân sự tập 1 Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh,
Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr 247.
22


12

nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch (thiếu
yếu tố pháp lý) (điểm b). Với quy định trên của điều 108 BLDS 2015 thì các quy
định về tài sản hình thành trong tương lai của các văn bản dưới luật triển khai
BLDS 2005 đã khơng cịn phù hợp.23 Điều đáng nói là các văn bản dưới luật này
hiện vẫn còn hiệu lực thực hiện, gây khá nhiều lúng túng cho việc áp dụng pháp luật
trong một số hoạt động của của các ngành liên quan, trong đó có hoạt động cho vay
của các TCTD.
Theo quy định tại khoản 2 điều 108 BLDS 2015,24 trong trường hợp quyền
đòi nợ là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai thì quyền địi nợ có thể là quyền
địi nợ chưa hình thành hoặc quyền địi nợ đã hình thành nhưng chủ thể xác lập
quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Việc dựa vào tiêu chí xác định
quyền địi nợ hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 2 điều 108 BLDS
2015 thật không thể dễ dàng trong thực tế do tài sản hình thành trong tương lai này
thích hợp hơn với các tài sản hữu hình, và theo ý kiến luật gia là “có vẻ khá trùng
lặp và chưa bao quát hết các loại tài sản có thể coi là tài sản tương lai, đặc biệt là
các quyền tài sản.”25
Ở một góc nhìn khác, quyền địi nợ hình thành trong tương lai được xem là
một quyền yêu cầu tương lai. Nội dung quy định tại khoản 4 điều 22 Nghị định
16326 và khoản 11 điều 1 Nghị định 11-2012 bổ sung điều 22 của Nghị định 16327

khoản 2 Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo

đảm, có hiệu lực kể từ ngày 27/01/2007, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày
23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2010 và Nghị
định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực kể từ ngày 10/4/2012.
23

24

Khoản 2 điều 108 BLDS 2015 “2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao
dịch”.
25

Bùi Đức Giang, (2013),”Giao dịch có đối tượng quyền địi nợ”, Tạp chí Ngân hàng số 19/2013.

26
Khoản 4 Điều 22 Nghị định 163 “4. Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy
định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế
chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm có thẩm quyền.”


13

đã xác định việc chuyển giao quyền đòi nợ là chuyển giao quyền yêu cầu. BLDS
2005 cũng như BLDS 2015 khơng có quy định nào đối với việc chuyển giao quyền
yêu cầu hình thành trong tương lai. Quy định tại điều 309, điều 313 BLDS 2005
được thay thế bằng điều 365, điều 368 BLDS 2015 chỉ quy định đối với việc chuyển

giao quyền yêu cầu hiện hữu. Ý kiến nhà nghiên cứu luật Bùi Đức Giang cho rằng
khi chuyển giao một quyền yêu cầu tương lai thì bên chuyển giao sẽ gặp khó khăn
là khơng thể thực hiện việc thơng báo về việc chuyển giao cho bên có nghĩa vụ quy
định tại khoản 2 điều 309 BLDS 2005 trong khi đây lại là điều kiện để đảm bảo tính
đối kháng của giao dịch chuyển giao đối với bên có nghĩa vụ. Quyền đòi nợ tương
lai là quyền đòi nợ chưa trở thành tài sản của bên thực hiện giao dịch. Nó có thể cịn
chưa phát sinh do giao dịch hay sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh quyền đòi nợ
này còn chưa diễn ra. Đồng thời, một khoản nợ được thỏa thuận thanh toán trong
tương lai theo điều khoản của một hợp đồng đã được ký kết là một quyền địi nợ
hiện tại chứ khơng phải là một quyền đòi nợ tương lai do giao dịch đã thực hiện. 28
Tuy nhiên, việc cho rằng quyền đòi nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng
nơi doanh nghiệp mở tài khoản và thế chấp tài khoản giao dịch của mình để vay vốn
ngân hàng là một quyền đòi nợ tương lai thì chưa hợp lý và dường như mâu thuẫn
với lập luận về sự kiện pháp lý phát sinh quyền địi nợ nêu trên của chính tác giả.
Việc xử lý tài sản bảo đảm không phải là sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền địi
nợ tương lai dù nó cho phép ấn định số dư tài khoản thế chấp (giá trị của quyền đòi
nợ) và chưa diễn ra vào thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Bởi lẽ quyền đòi nợ
đã phát sinh từ hợp đồng dân sự về tiền gửi giữa doanh nghiệp và ngân hàng tại thời
điểm mở tài khoản gửi tiền.

khoản 11 điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ““5. Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển
giao theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự thì các bên khơng phải ký kết lại giao dịch bảo đảm. Khi thực
hiện thủ tục đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật thì bên nhận chuyển giao quyền
địi nợ xuất trình hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ để chứng minh sự thay đổi.”
27

28

Bùi Đức Giang, (2013),”Giao dịch có đối tượng quyền địi nợ”, Tạp chí Ngân hàng số 19/2013.



14

Dưới góc độ là một quyền yêu cầu, nhà nghiên cứu luật Bùi Đức Giang cho
rằng một quyền đòi nợ tương lai là một quyền địi nợ có điều kiện, sự kiện pháp lý
làm phát sinh nghĩa vụ chính là điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng,
ví dụ như quyền địi nợ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.29
Tuy nhiên, theo thiển ý người viết thì sự kiện pháp lý khơng làm phát sinh
quyền địi nợ mà đó là điều kiện thực hiện quyền đòi nợ. Quyền đòi nợ phát sinh từ
hợp đồng, chẳng hạn như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nêu trên đã được xác định từ
thời điểm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực và việc thực hiện quyền đòi nợ
này được thực hiện trong tương lai khi sự kiện pháp lý phát sinh (trường hợp người
được bảo hiểm chết trong thời hạn quy định trong hợp đồng hoặc thời điểm kết thúc
hợp đồng theo thỏa thuận). và quyền đòi nợ trong trường hợp này vẫn là quyền đòi
nợ hiện có được thực hiện có điều kiện trong tương lai chứ khơng phải là quyền địi
nợ hình thành trong tương lai.
Cũng theo ý kiến các nhà nghiên cứu, “Trong hợp đồng song vụ thì quyền
địi nợ chỉ thực sự phát sinh khi một bên đã hoàn thành toàn bộ hay một phần nghĩa
vụ của mình trước chủ thể phía bên kia. Giá trị của quyền đòi nợ cũng như hiệu lực
của nó phụ thuộc vào tính tồn vẹn (khơng tỳ vết) của nghĩa vụ mà họ đã thực
hiện.”30 Điều này cho thấy một số nhà nghiên cứu luật hiện nay tại Việt Nam chỉ
thừa nhận quyền đòi nợ hiện có, ở một góc độ nào đó nhiều ý kiến của họ về quyền
địi nợ hình thành trong tương lai do vậy có tính gượng ép và khiên cưỡng.
Điều này càng cho thấy quy định quyền đòi nợ tương lai đưa đến một tình
trạng khá lúng túng khi thực hiện thế chấp hay chuyển giao quyền đòi nợ tương lai
do khơng có quy định định nghĩa nào rõ ràng cho quyền tài sản này.
Ngồi ra việc mơ tả quyền địi nợ tương lai theo quy định cũng là một việc
không dễ dàng trong thực tế áp dụng trong việc xác định một đối tượng chưa hình

29


Bùi Đức Giang, (2013),”Giao dịch có đối tượng quyền địi nợ”, Tạp chí Ngân hàng số 19/2013.

Bùi Đức Giang,Vũ Thị Hồng Yến (2013),’Tính đối kháng của các phương tiện phịng vệ của bên
có nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ”, tạp chí Ngân hàng số 15 tháng 8/2013, tr 6.
30


15

thành. Khoản 2 điều 276 BLDS 2015 quy định “Đối tượng của nghĩa vụ phải được
xác định”. Khơng có quy định riêng cho việc mơ tả chung về quyền địi nợ hình
thành trong tương lai là tài sản bảo đảm trong giao dịch bảo đảm, vấn đề sẽ được đề
cập cụ thể ở chương 2 của luận văn.
Ngoài ra, nội dung quy định của Thông tư liên tịch 16-2014 về xử lý tài sản
bảo đảm đã quy định một điều khoản riêng về xử lý tài sản hình thành trong tương
lai (điều 8) khác với quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ (điều 7).
Quy định này chỉ chủ yếu dành cho tài sản hình thành trong tương lai là bất động
sản, nhà ở thương mại hình thành trong tương lai. Điều đó cho thấy các nhà làm luật
Việt Nam vẫn khơng xem quyền địi nợ hình thành trong tương lai là tài sản hình
thành trong tương lai.
Đối chiếu Luật dân sự Pháp, ta thấy khái niệm quyền đòi nợ tương lai đã
được đề cập đến trong nội dung cầm cố quyền đòi nợ, trong đó quyền địi nợ được
xem là tài sản vơ hình. Bộ luật dân sự Pháp quy định nếu cầm cố quyền địi nợ là tài
sản tương lai thì văn bản cầm cố phải cá thể hóa quyền địi nợ hoặc có những thơng
tin cho phép cá thể hóa quyền địi nợ đó như thơng tin về người có nghĩa vụ, nơi
thanh toán, số tiền thanh toán, phương thức định giá và thời hạn thanh tốn. Đồng
thời, quyền của người có quyền nhận cầm cố quyền đòi nợ tương lai được xác lập
ngay khi quyền địi nợ đó hình thành.31 Như vậy, khái niệm quyền địi nợ tương lai
khơng phải là một khái niệm mới trong pháp luật dân sự. Tuy nhiên, qua đối chiều

ta thấy quyền đòi nợ tương lai của pháp luật dân sự Pháp được quy định khá cụ thể
và rõ ràng, điều mà ta chưa thấy trong nội dung BLDS 2015 hiện hành của Việt
Nam. Trong khi đó, các văn bản dưới luật cũng chưa triển khai khái niệm “quyền
địi nợ hình thành trong tương lai” và cũng chưa có quy định cụ thể nào về quyền
địi nợ hình thành trong tương lai. Mọi vấn đề bàn luận liên quan đến quyền địi nợ
hình thành trong tương lai như đã nêu trên vẫn chỉ dừng lại ở cách hiểu, cách suy

31

Điều 2356 và điều 2357 Bộ luật dân sự Pháp.


16

luận của từng cá nhân, do đó vẫn tồn tại khá nhiều khoảng cách trong tiếp cận với
vấn đề này.
1.1.2. Đặc điểm của quyền đòi nợ.
Là quyền tài sản, quyền địi nợ có hai đặc điểm của quyền tài sản là (1) trị
giá được bằng tiền và (2) có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự theo quy định
của BLDS 2005.32 Tuy nhiên, đặc điểm của quyền đòi nợ vẫn có những đặc thù
riêng do vừa có tính chất tài sản vừa mang tính chất của nghĩa vụ trong một quan hệ
giao dịch dân sự của quyền đòi nợ.
1.1.2.1. Quyền đòi nợ là một quyền tài sản trị giá được bằng tiền.
Quyền trị giá được bằng tiền được hiểu là quyền địi nợ phải có giá trị kinh tế
nhất định33. Nói khác hơn, quyền trị giá được bằng tiền là khả năng định giá bằng
tiền tệ của quyền đòi nợ. Tính định giá được bằng tiền theo học thuyết pháp lý là
một cách tiếp cận để xác định tài sản dưới hai cách tiếp cận khác nhau – tài sản
hoặc là vật hoặc là quyền, khơng có giá trị kinh tế thì vật hay quyền khơng được
xem là tài sản. Dưới góc độ là vật, tài sản phải thỏa mãn nhu cầu sử dụng của con
người và được định giá bằng tiền trong trao đổi.

Quyền đòi nợ là một quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. Trong hầu hết giao
dịch, đối tượng của quyền đòi nợ là một khoản tiền. Do đó, giá trị quyền địi nợ
thường được thỏa thuận xác định thông qua hợp đồng, việc định giá quyền đòi nợ
trong trường hợp là tài sản bảo đảm thông qua tổ chức định giá theo quy định tại
điều 306 BLDS 2015 có thể khơng phù hợp.
Vấn đề định giá quyền địi nợ như nêu trên có thể dễ dàng đối với quyền địi
nợ hiện có, nhưng với quyền địi nợ hình thành trong tương lai thì khác. Vấn đề xác
định trị giá của quyền địi nợ hình thành trong tương lai do sự không rõ ràng trong

32

Điều 181 BLDS 2005.

Nguyễn Trường Giang, Bùi Đức Giang, “Đi tìm triết lý thế chấp quyền tài sản trong pháp luật
Việt Nam”, tr 1.
33


17

khái niệm và quy định lại là việc gây khó khăn cho các bên trong giao dịch có liên
quan.
1.1.2.2. Quyền địi nợ có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.
Quy định của BLDS 1995 và BLDS 2005 chỉ quy định về khả năng chuyển
giao trong giao dịch dân sự của quyền tài sản. Quyền tài sản theo quy định tại Điều
188 BLDS 1995 là “có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự”. Điều đó cho phép
hiểu luật thừa nhận khơng phải tất cả quyền tài sản đều có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự. Tương tự, điều 181 BLDS 2005 quy định định nghĩa về quyền tài
sản “có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự” (thay từ “giao lưu” trong BLDS
1995 thành từ “giao dịch”) và sự thừa nhận về khả năng chuyển giao của quyền tài

sản là ở mức tương đối. Tuy nhiên, thay vì quy định chung chung như BLDS 1995,
BLDS 2005 liệt kê danh sách cụ thể những quyền tài sản nào được dùng để bảo đảm
nghĩa vụ dân sự.34 Đến BLDS 2015, quyền tài sản chỉ còn quy định đặc điểm là
quyền trị giá được bằng tiền. Điều 115 BLDS 2015 quy định “Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu
trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Với quy định của điều 115
BLDS 2015, quyền tài sản vẫn mang đặc điểm có thể được chuyển giao trong giao
dịch dân sự mà không cần xác định lại trong quy định do đã được quy định ở các
quy định khác trong BLDS 2015. Giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 35 Là quyền tài sản, quyền đòi nợ mang đặc điểm
có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.
Quyền có giá trị tài sản được chia làm ba nhóm: (1) quyền tài sản gắn với
nhân thân và khơng thể chuyển giao, ví dụ như quyền được cấp dưỡng; (2) quyền
được chuyển giao có điều kiện, ví dụ như quyền tài sản đối với phần vốn góp cơng

34

Điều 322 BLDS 2005.

35

Điều 130 BLDS 1995, điều 121 BLDS 2005, điều 116 BLDS 2015.


18

ty; (3) quyền tài sản được chuyển giao không hạn chế trong giao dịch dân sự.36 Là
một quyền tài sản, quyền địi nợ thuộc nhóm (2) hoặc nhóm (3), nghĩa là quyền địi
nợ có thể là quyền địi nợ có điều kiện hoặc quyền địi nợ được chuyển giao khơng
hạn chế trong giao dịch dân sự. Việc chuyển giao quyền đòi nợ trong giao dịch dân

sự mang một đặc thù riêng. Nó vừa có thể là chuyển giao quyền yêu cầu vừa có thể
là mua bán quyền địi nợ theo quy định của pháp luật.
Với việc xem quyền đòi nợ là một quyền yêu cầu, trường hợp chuyển giao
quyền đòi nợ mang tính chất chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 4
điều 22 Nghị định 163 và khoản 11 điều 1 Nghị định 11-2012 sửa đổi bổ sung Nghị
định 163, việc chuyển giao thực hiện theo điều 309, điều 313 BLDS 2005, được
thay thế bằng điều 365, điều 368 BLDS 2015. Việc chuyển giao quyền đòi nợ được
thực hiện theo hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ. Hợp đồng chuyển giao quyền
đòi nợ là loại hợp đồng được quy định phải đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao
dịch, tài sản.37 Chuyển giao quyền đòi nợ theo quy định của chuyển giao quyền yêu
cầu thì việc chuyển giao khơng cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ nhưng bên
chuyển giao phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản và chuyển giao
giấy tờ có liên quan cho bên thế quyền. Sau khi chuyển giao quyền địi nợ, bên
chuyển giao khơng chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa
vụ.38 Ngồi ra, việc chuyển giao quyền địi nợ mang tính chất chuyển giao tồn bộ
bao gồm cả biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của quyền đòi nợ39. Trong một
số trường hợp, quyền đòi nợ được chuyển giao có thể đã đến hạn hoặc chưa đến
hạn, hoặc có thể là quyền địi nợ có điều kiện theo quy định về thực hiện nghĩa vụ
có điều kiện.40

Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật dân sự tập 2, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh,
Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2018, Tr 228.
3636

37

Điểm c khoản 2 điều 5 Thông tư 08/2018/TT-BTP.

38


Điều 365, điều 366, điều 367 BLDS 2015.

39

Điều 368 BLDS 2015.

40

Điều 284 BLDS 2015.


×