Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang thực trạng và giải pháp khắc phục (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.32 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THANH CÓ

VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG -THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THANH CÓ

VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH HUY

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong Luận văn là khách quan và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào trước đây. Các thông tin tham khảo trong Luận văn đều được tác
giả trích dẫn một cách đầy đủ và chính xác.

TÁC GIẢ

NGUYỄN THANH CÓ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT

01

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự

02

QSHCN


Quyền sở hữu công nghiệp

03

SHCN

Sở hữu cơng nghiệp

04

SHTT

Sở hữu trí tuệ

05

UBND

Ủy ban nhân dân

06

WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

07

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

08

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương
Chương trình hành động số

09

CTHĐ168

2198/CTHD/BKHCN-BVHTTDLBNNPTNT-BTC-BCT-BCA-BTTTTTANDTC-VKSNDTC


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài .....................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...........................................................7
7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................7
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ VI PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ........................................................................8
1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp .............................................................8
1.1.1. Vài nét cơ bản về lịch sử lập pháp quyền sở hữu công nghiệp .........................8
1.1.2. Quyền sở hữu công nghiệp và các yếu tố cơ bản của quyền sở hữu công
nghiệp ........................................................................................................................13
1.2. Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp...................................................................18
1.2.1. Các dạng vi phạm sở hữu công nghiệp ...........................................................18
1.2.2. Các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ................................19
1.2.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ...................................25


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VI PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ...29
2.1. Thực trạng vi phạm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang thời gian qua ...................................................................................................29
2.1.1. Thực trạng vi phạm quyền sở hữu cơng nghiệp và tình hình xử lý vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua ...................29
2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang thời gian qua ..................................................................................36
2.2. Giải pháp khắc phục vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang thời gian tới ....................................................................................................38
2.2.1. Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp và
các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp......................................................38
2.2.2. Giải pháp khác góp phần khắc phục vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang ............................................................................................44


2.2.2.1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền sở hữu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang ........................................................................................ 44
2.2.2.2. Củng cố tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan chức năng
của tỉnh Kiên Giang liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp........... 47
2.2.2.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp
và đảm bảo phối hợp hoạt động hiệu quả với các cá nhân, tổ chức khác ngồi
tỉnh trong việc bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp .......................................... 49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................51
KẾT LUẬN ..............................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................54


A. Văn kiện của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam .................................................54
B. Văn bản quy phạm pháp luật ................................................................................54
C. Sách, đề tài khoa học, tạp chí, luận văn, tham luận hội thảo, website .................55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, có tiềm năng phát triển
kinh tế vào loại nhóm cao ở miền Tây. Tỉnh có ngư trường rộng lớn 63.290 km2, bờ
biển dài khoảng 200 km với trên 140 đảo lớn nhỏ, bao gồm 05 quần đảo (An Thới,
Bà Lụa, Hải Tặc, Nam Du và Thổ Châu), trong đó có hơn 40 đảo có cư dân sinh
sống, đặc biệt là đảo Phú Quốc - mệnh danh “Đảo Ngọc”. Kiên Giang có sản vật,
sản phẩm biển đa dạng và phong phú. Bên cạnh, nước mắm Phú Quốc, những sản
vật, sản phẩm khác của các địa phương trong tỉnh cũng nổi tiếng trong vùng nhưng
những sản vật, sản phẩm này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một
mặt, hầu hết những sản vật, sản phẩm này khơng có nhãn hiệu bảo hộ nên bị giới

hạn trong marketing, tiếp thị, khuyến mãi… Vả lại, những hàng hóa có giấy chứng
nhận bảo hộ thì lại bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nên những sản vật, sản phẩm
chưa có cơ hội phát triển hiệu quả.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp
(QSHCN) nói riêng ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo,
phát triển nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Theo quy
định của pháp luật Việt Nam, QSHCN là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. QSHCN là một bộ phận quyền
sở hữu trí tuệ, là thành quả sáng tạo của con người về khoa học, kỹ thuật. Các hành
vi xâm phạm QSHCN bao gồm: hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu
dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí; hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh
doanh; hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; hành vi xâm phạm quyền đối
với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; hành vi cạnh tranh không lành mạnh và một số hành
vi khác vi phạm trật tự quản lý nhà nước về lĩnh vực QSHCN… Những năm gần
đây, hoạt động đảm bảo thực thi QSHCN đã được các cơ quan chức năng tỉnh Kiên
Giang quan tâm nhiều hơn, bước đầu thu được những kết quả nhất định, nhiều vụ vi


2

phạm QSHCN được phát hiện, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm
QSHCN cịn nhiều, tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp. Các vi phạm
QSHCN xảy ra trong mọi lĩnh vực như: sao chép, nhái nhãn hàng hóa, thực phẩm,
thuốc bảo vệ thực vật… ở khắp các địa bàn của tỉnh Kiên Giang.
Thủ đoạn vi phạm QSHCN rất đa dạng, tinh vi trong thực tế, nhưng sự vi
phạm bất kỳ hoặc thủ đoạn vi phạm bất kỳ cũng nhằm mục đích cuối cùng là lừa
dối người tiêu dùng, tránh sự trừng trị của luật pháp. Tuy nhiên, thủ đoạn lợi dụng
đặc điểm riêng có của QSHCN, lợi dụng sơ hở, khoảng trống của luật pháp để vi
phạm sở hữu công nghiệp (SHCN) là thủ đoạn nguy hiểm nhất. Vi phạm QSHCN,

xét về bản chất là hành vi bất hợp pháp. Do đó, đấu tranh phịng, chống loại hành vi
này không hiệu quả sẽ đem lại nhiều hậu quả xấu, trước mắt nó đem lại hậu quả cho
người sản xuất, người tiêu dùng cũng như hạn chế, kìm hãm hoạt động sáng tạo như
đã trình bày trên. Ngồi những thiệt hại này, vi phạm QSHCN cịn gây rối loạn trật
tự quản lý kinh tế và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang.
Với các quốc gia khác trên thế giới, vi phạm QSHCN sẽ bị phạt rất nặng,
thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ở nước ta, vi phạm này chủ yếu
chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt vấn đề đền bù thiệt hại dân sự chưa
được coi trọng. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, trong đó có tỉnh Kiên Giang việc
thực hiện nhiệm vụ bảo hộ QSHCN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đầy
đủ và tích cực. Một số quy định, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe; hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành cịn chưa thống nhất, gây khó khăn cho cơ quan
thực thi; nhiều vi phạm QSHCN chưa được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời…
Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2005 và có
hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Luật Sở hữu trí tuệ là một trong những cơ sở để Việt
Nam, nước thứ 150 được xét gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
ngày 11/01/2007. Ngày 22/9/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2006/NĐCP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về


3

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ” và Nghị định
106/2006/NĐ-CP “Quy định các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu cơng
nghiệp, hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc
phục hậu quả”. Đến năm 2009, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung
Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Gần đây nhất là việc Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ
luật Dân sự năm 2015 có phần về SHCN… Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành vẫn còn nhiều điểm bất cập như: Quy định về QSHCN còn mang nặng
tính nguyên tắc chung, chưa đầy đủ và thiếu cụ thể; quy phạm pháp luật về bảo hộ

QSHCN chồng chéo, trùng lặp; hành vi xâm phạm QSHCN chưa được quy định tập
trung, thống nhất mà còn rải rác ở quá nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác
nhau làm phát sinh nhiều kẽ hở, nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng; việc quy
định về trình tự, thủ tục thực hiện xử lý vi phạm QSHCN theo pháp luật hiện hành
chưa đầy đủ, rõ ràng dẫn đến thời gian xử lý vụ việc kéo dài, không hiệu quả... Vì
vậy, việc hồn thiện pháp luật về SHCN là u cầu bắt buộc, nhằm đưa pháp luật về
QSHCN có vị trí tương xứng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và tạo hành lang
pháp lý xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm QSHCN.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả đấu tranh, xử lý với vi phạm QSHCN trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang là một yêu cầu cấp bách, cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp
khắc phục” làm Luận văn Tốt nghiệp Cao học Luật Dân sự và Tố tụng dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề vi phạm QSHCN và bảo vệ QSHCN là một vấn đề đã được khá nhiều
tác giả nghiên cứu, cụ thể như:
- Lê Hồng Hạnh (2000), Pháp luật về sở hữu trí tuệ - Thực trạng và hướng phát
triển trong những năm đầu thế kỷ XXI, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ;


4

- Đặng Nguyên và Thu Hà (2002), Quản lý công nghệ trong nền kinh tế tri
thức, Nxb Hà Nội;
- Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai Hương (2004), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia;
- Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng
và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia;
- Nghiêm Ngọc Tú (2004), Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê;
- Đinh Văn Thanh (2004), Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật dân sự, Nxb
Cơng an nhân dân;
- Lê Văn Phát (2004), Giải pháp bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ;
- Lê Nết (2005), Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh;
- Thu Thủy, Mạnh Linh và Minh Đức (2005), Thành công nhờ thương hiệu,
Nxb Văn hóa - Thơng tin;
- Cục sở hữu trí tuệ (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, Nxb Bộ Văn hóa
Thơng tin;
- Lê Bộ Lĩnh (2006), Vịng đàm phán Doha nội dung, tiến triển và những vấn
đề đặt ra cho các nước đang phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
- Bùi Thị Dung Huyền (2010), Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học luật
Hà Nội;
Ngồi các cơng trình nêu trên trực tiếp liên quan đến bảo vệ QSHCN, trong
thời gian qua còn rất nhiều bài viết về QSHCN đăng trên báo, tạp chí trong nước,
các bài tham luận trong hội thảo quốc tế về QSHCN, cụ thể như:


5

- Phạm Đình Chướng, Quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển, Báo Nhân dân
điện tử ngày 24/4/2000;
- Shinichiro Suzuki (2004), Vai trị của sở hữu trí tuệ, Tham luận tại Hội
thảo vai trị của thơng tin sáng chế trong việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo, TP.Hồ
Chí Minh;
- Nguyễn Thanh Tâm (2006), Tính thương mại của sở hữu cơng nghiệp,
Thông tin chuyên đề, trang thông tin Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ngày

5/12/2006;
- Lê Linh, Luật bảo hộ đặc sản địa phương, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
số ra ngày 27/6/2008;
- Sở KH&CN Kiên Giang (2011), Báo cáo kết quả đề án “Phát triển tài sản
trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 - 2010”;
- Nguyễn Xuân Niệm (2015), Sở hữu trí tuệ nâng cao giá trị sản vật, sản
phẩm biển Kiên Giang, Website Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang;
- Nguyễn Xuân Niệm và Huỳnh Chánh Khoa (2015), Nghiên cứu, ứng dụng
chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển Kiên Giang,
Tham luận tại Hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển tỉnh Kiên
Giang”, tỉnh Kiên Giang.
Tóm lại, các cơng trình, bài viết của các tác giả nêu trên chỉ đề cập đến bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và có đề cập bảo vệ QSHCN nhưng chỉ dừng lại ở
một góc độ chung nhất. Chưa có cơng trình nào đề cập đến những giải pháp khắc
phục vi phạm SHCN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang một cách hệ thống, toàn diện. Vì
vậy, tác giả thấy rằng cần thiết tiến hành nghiên cứu về thực trạng vi phạm QSHCN
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua và những giải pháp khắc phục loại vi
phạm này trong thời gian tới.


6

3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những nhận thức chung về QSHCN và
vi phạm QSHCN; thực trạng vi phạm QSHCN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời
gian qua; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khắc phục vi phạm QSHCN trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn của vi phạm QSHCN.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Với đặc thù địa bàn tỉnh Kiên Giang, tác giả tập trung
nghiên cứu những vi phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý;
+ Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng đổi
mới đồng bộ thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với chủ
trương của Đảng và Nhà nước trong việc bảo hộ QSHCN đã được trình bày trong
các văn kiện của các kỳ Đại hội, Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp
tổng hợp, phân tích, tổng kết thực tiễn được sử dụng đồng thời với các phương pháp
quy nạp, hệ thống hóa các vấn đề cần nghiên cứu ở mức độ phù hợp để hoàn thành
mục tiêu của đề tài.


7

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn này là một cơng trình nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cơ
sở lý luận và thực tiễn về vấn đề khắc phục vi phạm QSHCN trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang nói riêng và cả nước nói chung.
Lợi ích thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu trong hoạt
động học tập và nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên những người nghiên cứu khoa
học quan tâm đến vấn đề này; đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, xử
lý vi phạm QSHCN của các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Lý luận về quyền sở hữu công nghiệp và vi phạm quyền sở hữu
công nghiệp;
Chương 2: Thực trạng và giải pháp khắc phục vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.


8

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ VI PHẠM QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp
1.1.1. Vài nét cơ bản về lịch sử lập pháp quyền sở hữu công nghiệp
Thuật ngữ sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được xuất hiện trong luật của
nước Pháp đầu thế kỷ XIX, lúc bấy giờ khái niệm QSHCN là quyền sở hữu của
người sáng chế và ngăn cấm việc sử dụng sáng chế mà không xin phép chủ nhân
của nó.
Ngày 19/3/1474, văn bản có tính chất pháp lý đầu tiên về sáng chế được ban
hành ở thành phố Vơnigiơ (Italia). Tuy chưa phải là Bộ luật sáng chế quốc gia
nhưng văn bản trên có ý nghĩa lịch sử quan trọng và có tác dụng bảo hộ đối với các
sáng chế. Ngày 15/9/1594, nhà bác học Galile được cấp bằng sáng chế về thiết bị
nâng nước lên cao để tưới ruộng. Thời hạn có hiệu lực bảo hộ là 10 năm... Luật
Sáng chế đầu tiên được ban hành ở nước Anh vào năm 1624. Bất kỳ ai có sáng chế
đạt yêu cầu luật định đều có quyền được công nhận là tác giả và được cấp bằng sáng
chế. Sau nước Anh, nhiều nước đã ban hành luật sáng chế của mình: Luật Sáng chế
của Mỹ ban hành năm 1790; Luật Sáng chế của Pháp ban hành năm 1791; Luật
Sáng chế của Bỉ ban hành năm 1854; Luật Sáng chế của Nga ban hành năm 1870;
Luật Sáng chế của Đức ban hành năm 1877; Luật Sáng chế của Nhật ban hành năm
1885. Cuối thế kỷ XIX, khái niệm SHCN được mở rộng, nó khơng chỉ là các quyền
liên quan đến đối tượng của sản xuất công nghiệp mà tất cả các đối tượng của ngành

sản xuất kinh doanh khác.
Ở Việt Nam, sau khi đất nước thống nhất, nhiệm vụ chính trị hàng đầu cách
mạng Việt Nam là xây dựng Tổ quốc gắn liền bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Phát triển khoa học kỹ thuật để xây dựng đất nước được đặc biệt chú ý, Đại
hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: phải tiến hành
đồng thời ba cuộc cách mạng, cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học, kỹ


9

thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là
then chốt1... Đường lối chính sách của Đảng nêu trên đã được thể chế bằng hàng loạt
văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài quy định tại Điều 43, Điều 72 trong Hiến pháp
năm 1980, trong thời kỳ này Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp quy để điều
chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học.
Trong lĩnh vực SHCN, Nghị định của Chính phủ số 31-CP ngày 23/1/1981
ban hành Điều lệ cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất và sáng chế là văn bản pháp
lý đầu tiên của Việt Nam quy định chi tiết cụ thể về sáng chế. Tiếp theo Nghị định
31, văn bản thứ hai về SHCN là Nghị định số 197-HĐBT, ngày 14/12/1982 của Hội
đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa... các quy định về SHCN
Việt Nam trong thời kỳ này đều thể hiện rõ nét sự tiếp thu tinh thần Sắc lệnh số 19,
ngày 30/6/1919 của Lênin. Các đối tượng của QSHCN được sử dụng như công sản.
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam được tiến hành. Đại hội VI của Đảng đã thực hiện chính sách cải cách
mở cửa, trong đó có đổi mới cơ chế về quản lý khoa học - cơng nghệ. Nhằm thể
chế hóa đường lối chính sách của Đảng, từ năm 1987 - 2001, Nhà nước Việt Nam
ban hành nhiều văn bản pháp luật trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nói
chung, trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và SHCN nói riêng.
Năm 1989, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về Sở hữu
công nghiệp. Bắt đầu từ 01/7/1996, các quan hệ mới phát sinh về sở hữu trí tuệ

được điều chỉnh theo chương I, II phần sáu của Bộ luật Dân sự 2015. Sau đó là các
Nghị định 63/CP của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp và Nghị
định 76/CP về quyền tác giả; Nghị định 54/2000/NÐ-CP của Chính phủ về Bảo hộ
quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại
và bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan sở hữu công nghiệp. Nghị

1

Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, tr 23


10

định 42/2003/NÐ-CP của Chính phủ về bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn và nhiều văn bản có liên quan.
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực, Việt Nam phải chấp nhận luật lệ, điều kiện mà các nước, các Tổ chức
quốc tế trong đó có Tổ chức thương mại thế giới đưa ra, đặc biệt là các luật lệ, điều
kiện về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Với tinh thần đó, Nhà nước Việt Nam chủ động
ban hành, sửa đổi hàng loạt văn bản pháp lý phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, trong đó có các văn bản liên quan đến SHCN, cụ thể như:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, đây là
đạo luật làm nền tảng cho các đạo luật khác nói chung và các đạo luật về sở hữu
trí tuệ nói riêng. Trong Hiến pháp năm 2013 có nội dung trực tiếp quy định về
SHCN, đó là: Điều 40: "Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và cơng nghệ,
sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó".
- Bộ luật Dân sự năm 2015 (Bộ luật dân sự được Quốc hội khóa XIII thơng
qua ngày 24/11/2015), ghi nhận những nguyên tắc cơ bản, những vấn đề chung nhất
về sở hữu trí tuệ;
- Luật Khoa học và Cơng nghệ, được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày 18 tháng 6 năm 2013;
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội Khóa XI
thơng qua tại kỳ họp thứ 8, từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005), là
đạo luật chuyên biệt về sở hữu trí tuệ, do đó nó quy định đầy đủ, chi tiết về SHCN
nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung;
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thơng qua ngày 19 tháng 6 năm 2009
- Luật Chuyển giao cơng nghệ được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ
ngày 19/06/2017.


11

Ngoài những đạo luật nêu trên điều chỉnh trực tiếp các quan hệ trong lĩnh
vực SHCN, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt đạo luật và văn bản dưới luật có
liên quan, như: Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Cơng nghệ thơng tin...
Ngồi những văn bản trực tiếp quy định mang tính chất ghi nhận, hướng dẫn
về SHCN nêu trên, Nhà nước ta còn ban hành nhiều văn bản pháp luật khác liên
quan đến bảo vệ QSHCN như:
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trong Bộ luật
Hình sự, một số điều quy định liên quan đến SHCN, như: “Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả” (Điều 192); “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” (Điều 226);
- Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2005;
- Luật Công an nhân dân được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII thơng qua ngày 27 tháng 11 năm 2014...
Do yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và QSHCN nói riêng,
Việt Nam là một trong những nước tham gia các công ước quốc tế về SHCN từ rất

sớm: tham gia công ước Paris về bảo hộ SHCN ngày 08/3/1949; Thỏa ước Marid
về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa ngày 08/3/1949. Ngày 02/7/1976, không
lâu sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam tham gia vào Công ước Stockholm về
thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức này.
Ngày 10/3/1993, Việt Nam tham gia Hiệp ước Washington về hợp tác sáng
chế. Ngày 7/7/1999, Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và Hợp tác trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ.


12

Ngày 26/11/2001, Việt Nam ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (BTA), 15
giờ ngày 10/12/2001 Hiệp định có hiệu lực (trước khi ký BTA, Chính phủ Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ký kết Hiệp định
về thiết lập quan hệ quyền tác giả).
Vừa qua, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ký Nghị định thư gia nhập
WTO của Việt Nam ngày 07/11/2006 và Việt Nam trở thành thành viên chính thức
đầy đủ thứ 150 của WTO vào tháng 01/2007. Việt Nam gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới đòi hỏi phải tuân thủ các luật lệ của tổ chức này, trong đó có Hiệp định
về các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs - Agreement on
Trade related of Intellectual Property Rights) có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, được
coi là hệ thống bảo hộ toàn cầu đối với quyền sở hữu trí tuệ.
Việc Việt Nam tham gia WTO, thực thi Hiệp định TRIPs đòi hỏi các quy
định về sở hữu trí tuệ cũng như thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải đáp ứng yêu cầu
của WTO - yêu cầu mà các nước phát triển giữ vai trị chi phối mà khơng có một
ngoại lệ nào, trừ ân hạn về lộ trình thực hiện. Với tư cách là thành viên của WTO từ
07/11/2006, Việt Nam phải tuân thủ Hiệp định về những vấn đề liên quan tới
thương mại quyền sở hữu trí tuệ

Với tư cách thành viên của ASEAN, tháng 12/1995, Việt Nam đã cùng các
nước ASEAN ký hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ, trong đó xác
định phạm vi hợp tác, bao gồm: bản quyền và các quyền liên quan; bằng sáng chế
nhãn hiệu hàng hóa; kiểu dáng cơng nghiệp; chỉ dẫn địa lý; thơng tin mật và sơ đồ
mạch tích hợp…
Như vậy, trong tiến trình lập pháp về sở hữu trí tuệ nói chung và SHCN nói
riêng, về cơ bản, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có hệ thống pháp luật quốc nội
đầy đủ, và tham gia hầu hết các hiệp ước, công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ như
quốc gia khác có nền kinh phát triển trên thế giới.


13

1.1.2. Quyền sở hữu công nghiệp và các yếu tố cơ bản của quyền sở hữu
công nghiệp
- Quyền sở hữu cơng nghiệp
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), đối
tượng QSHCN bao gồm: sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh.2
Trên cơ sở đặc điểm của đối tượng SHCN, pháp luật Việt Nam có chế độ
pháp lý khác biệt nhất định cho hai loại đối tượng bảo hộ QSHCN. Nhóm đối tượng
mang tính sáng tạo bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, bí
mật kinh doanh và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; nhóm mang các dấu hiệu
phân biệt đặc trưng bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Quyền sở hữu công nghiệp là một quyền đối với một loại hình thành chủ yếu
từ lao động sáng tạo, do đó pháp luật Việt Nam, cũng như pháp luật quốc tế đều

thừa nhận QSHCN bao gồm quyền nhân thân và quyền về tài sản đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Quyền về nhân thân là các quyền gắn liền với các lợi ích về tinh thần. Quyền
nhân thân thuộc về người đã tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn, bằng lao động sáng tạo của mình, bao gồm quyền được
đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nước cấp, trong các tài liệu công bố,
giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

2

Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí

tuệ 2005, Khoản 4, Điều 4.


14

Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, về chủ sở hữu các đối tượng đó, bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc
cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn. Quyền nhân thân được bảo hộ vơ thời hạn, quyền về tài sản bảo hộ
hữu hạn được ấn định cụ thể theo quy định của luật pháp.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập đến các đối tượng sau:
+ Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt, xác định hàng hóa, dịch vụ
của các chủ sở hữu nhãn hiệu với các chủ sở hữu nhãn hiệu khác. Nhãn hiệu có thể
là từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một
hoặc nhiều màu sắc. Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ khi
thoả mãn các điều kiện sau: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,

hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở
hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được chia làm nhiều loại: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng
chung cho các thành viên của một tổ chức; Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà
chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính của của hàng hóa, dịch vụ
mang nhãn hiệu đó; Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng
ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự
nhau hoặc có liên quan với nhau; Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu
dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
+ Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý


15

có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ. Chỉ dẫn địa
lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có
nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với
chỉ dẫn địa lý; sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một
hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh
và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc
chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
- Nội dung quyền sở hữu công nghiệp

Cũng như quyền sở hữu tài sản khác, nội dung QSHCN bao gồm ba quyền
năng: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ thể đối với đối
tượng quyền.
Đối tượng của QSHCN có đặc tính vơ hình, vì vậy, trong các quyền năng của
QSHCN thì quyền sử dụng là quyền năng quan trọng nhất. Chủ sở hữu đối tượng
QSHCN không thể cất giấu sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp… vì sự cất giấu đồng
nghĩa với sự vô hiệu của quyền này. Người có quyền SHCN chỉ có thể khai thác lợi
ích của quyền này bằng cách cho phép người khác khai thác, sử dụng theo ý chí của
mình. Chính vì vậy, trong ba quyền năng, thì quyền sử dụng đối tượng QSHCN là
quyền năng quan trọng nhất. QSHCN là một dạng của quyền sở hữu trí tuệ, kết quả,
thành quả sáng tạo của một cá nhân, của tổ chức. Sự sáng tạo này chỉ có thể đạt
được trên nền tảng, kết quả sáng tạo, tri thức của nhân loại. Suy cho cùng, một cá
nhân không thể độc lập sáng tạo, thành quả sáng tạo của một người là sự tiếp nối, kế
thừa của những thế hệ trước, của người đi trước.
Chính vì những lẽ nêu trên mà QSHCN bao giờ cũng có giới hạn chung như
các quyền dân sự khác, đó là: Khai thác QSHCN khơng trái pháp luật, tơn trọng đạo


16

đức truyền thống tốt đẹp, không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác. Ngồi giới hạn chung này, việc khai thác, sử dụng QSHCN có giới hạn mang
tính đặc trưng sau:
- Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền3
Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép
chủ thể khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích
cơng cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phịng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh
cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự
đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng

chế theo hợp đồng độc quyền. Việc thực hiện quyền này của Bộ, cơ quan ngang bộ
phải theo đúng quy định của luật pháp.
- Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp4
Nếu trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của một người
được cơng bố mà đã có người sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử
dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (người có quyền sử
dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử
dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc
đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
- Thực hiện các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm: Trả thù lao cho tác giả
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và sử dụng sáng chế, nhãn hiệu5

3

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 133

4

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 134

5

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 135, 136


17

Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả

thù lao cho tác giả theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong
trường hợp nhãn hiệu khơng được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở
hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định pháp luật.
Khi được yêu cầu, chủ sở hữu sáng chế cơ bản có nghĩa vụ cho phép người
khác sử dụng sáng chế của mình để thực hiện sử dụng sáng chế phụ thuộc nếu sáng
chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và
có ý nghĩa kinh tế lớn. Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một
sáng chế khác (gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện
phải sử dụng sáng chế cơ bản.
Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở
hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều
kiện thương mại hợp lý. Nếu chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu
của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu
sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản theo
quy định pháp luật.
- Giới hạn về không gian, thời gian bảo hộ đối với QSHCN
Về nguyên tắc chung, QSHCN chỉ được bảo hộ nếu tuân thủ các quy định
của pháp luật của một quốc gia và chỉ được bảo hộ trong phạm vi quốc gia đó.
QSHCN chỉ được bảo hộ ở các quốc gia khác nếu chủ thể quyền có chỉ định đăng
ký tới các quốc gia đó hoặc theo thỏa thuận giữa các quốc gia với nhau theo hiệp
ước song phương hoặc đa phương.


18

1.2. Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1. Các dạng vi phạm sở hữu công nghiệp
Vi phạm được đề cập ở đây là vi phạm các quy định quản lý nhà nước về

SHCN. Để quản lý lĩnh vực SHCN, Nhà nước đề ra các biện pháp quản lý như các
quy định trong việc xác lập QSHCN, bản quyền tác giả, trong hoạt động dịch vụ và
trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực SHCN. Các quy
định quản lý này nhằm đảm bảo sự ổn định, thống nhất trong quản lý nhà nước. Vì
vậy, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định ở mức độ dân sự, hành
chính hay hình sự. Yếu tố vi phạm đối tượng QSHCN là những thể hiện cụ thể kết
quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp, nhãn hiệu thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hố. Chính những yếu tố
này là căn cứ để khẳng định hành vi xâm phạm quyền. Các yếu tố vi phạm quyền
cũng thể hiện rất đa dạng phụ thuộc vào đối tượng QSHCN.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, các hành vi xâm phạm QSHCN bao
gồm: Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí; hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh; hành vi xâm phạm quyền
đối với nhãn hiệu; hành vi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
hành vi cạnh tranh không lành mạnh và một số hành vi khác vi phạm trật tự quản lý
nhà nước về lĩnh vực SHCN pháp luật. Tuy nhiên, vi phạm QSHCN xảy ra trên
thực tế chủ yếu ở các dạng: Vi phạm quy định về đăng ký xác lập QSHCN; xâm
phạm bí mật kinh doanh; khai thác, sử dụng trái pháp luật các đối tượng QSHCN.
Vi phạm quy định về đăng ký xác lập QSHCN có thể là vi phạm thuộc về
phía chủ thể quản lý nhà nước về QSHCN hoặc vi phạm do các chủ thể khác khơng
có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về QSHCN. Vi phạm của các chủ thể có
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước QSHCN trên thực tế đã có xảy ra, nhưng
khơng nhiều và nó đều xuất phát từ các lỗi do nhận định sai từ sự thiếu các thông tin
cần thiết, và sự vi phạm ngày càng hạn chế, ít dần. Vi phạm quy định về đăng ký,
xác lập QSHCN là một hình thức chiếm đoạt, làm thiệt hại đến lợi ích của chủ


×