Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

De thi HSG L9 mon Sinh cap huyen 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.22 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN CHÂU THÀNH PHÒNG GIÁO DỤC-ĐAO TẠO. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: SINH HỌC 9 Ngày thi:13-01-2013 Thời gian: 150 phút (không kể phát đề). Câu 1: (3,0 điểm) Hãy hoàn thành bảng tầm quan trọng của các ngành thực vật? Các ngành thực vật Tảo Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín. Tầm quan trọng. Câu 2: (3,0 điểm) 1. Vì sao cơ thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Vì sao ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ (tè dầm)? 2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. Câu 3: (3,0 điểm) Hãy phân tích để chứng minh rằng có sự phân công chức năng và thống nhất giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá của hệ cơ quan tiêu hoá. Câu 4: (3,0 điểm) Cho giao phối thỏ lông đen, tai thẳng với thỏ lông đen cụp ở F 1 thu được tỉ lệ kiểu hình 3: 3: 1: 1. 1. Xác định kiểu gen của bố mẹ. Cho biết lông đen, tai thẳng trội hoàn toàn so với lông trắng, tai cụp. 2. Lai phân tích thỏ lông đen, tai thẳng ở P. Xác định kết quả thu được. Câu 5: (3,0 điểm) 1. Có 5 hợp tử cùng loài đều nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 1750 nhiễm sắc thể. Biết rằng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào con được tạo ra là 50. Xác định: a. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử. b. Tổng số nhiễm sắc thể có trong các tế bào con được tạo ra từ hợp tử nói trên. 2. Một phân tử ADN tự nhân đôi 2 đợt, tổng số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp là 19500. Tính chiều dài phân tử ADN..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 6: (3,0 điểm) 1. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, nhất là động vật bậc cao? Người ta có thể dự báo được sự xuất hiện của đột biến gen không? Tại sao? 2. Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85 Ao. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Tính số nuclêôtit loại A và G của gen sau khi đột biến. Câu 7: (2,0 điểm) 1. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? 2. Một đứa trẻ bị mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường (không mắc bệnh). Hai trẻ sinh đôi nói trên thuộc loại sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng? Giải thích. Nếu cặp sinh đôi nói trên đều cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng là cặp sinh đôi cùng trứng hay không? Giải thích. --- Hết---.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH --------------------------------------------. KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 __________________________________________. HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC (Văn bản gồm 05 trang) I. Hướng dẫn chung: 1. Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng thì cho đủ số điểm từng phần như hướng dẫn qui định. 2. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. II. Đáp án và thang điểm: CÂU Câu 1. ĐÁP ÁN Bảng tầm quan trọng của các ngành thực vật: Các ngành thực Tầm quan trọng vật - Cung cấp ôxi cho những sinh vật trong nước. - Dùng làm thức ăn cho con người và gia Tảo súc. - Một số tảo biển dùng làm giấy, chế biến iốt, làm hồ cho công nghiệp, làm thuốc, chế muối kali, làm phân bón... - Góp phần vào sự hình thành đất. - Những giống rêu mọc ở đầm lầy, khi chết Rêu tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, làm chất đốt. - Cây lông cu li dùng để rịt vết thương, cầm máu. - Cây rau bợ có thể dùng làm thuốc chữa sỏi Quyết thận. - Quyết cổ đại góp phần làm hình thành than đá. - Cho gỗ, cho nhựa là những sản phẩm quý có giá trị xuất khẩu (thông, pơ mu, hoàng Hạt trần đàn, kim giao...). - Trồng làm cảnh vì có dáng đẹp (tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre...) Hạt kín Là cây có giá trị kinh tế cao: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây làm thuốc, cây lấy gỗ; ngoài ra còn có nhiều loại cây làm cảnh và cây gia vị cũng là cây hạt kín.. ĐIỂM 3,0điểm 0.75đ. 0,5đ. 0,75đ. 0,5đ. 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 2. Câu 3. 1. Cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn: 3,0điểm - Bóng đái là cơ quan chứa nước tiểu từ thận tạo ra chuyển xuống trước khi bài xuất ra ngoài môi trường qua ống đái: Chỗ bọng đái thông với ống đái có cơ vòng thuộc loại cơ trơn ( cơ co thắt 0,5đ không tự ý) bịt chặt. Loại cơ này co dãn theo cơ chế phản xạ thần kinh. - Khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên đến khoảng 200ml sẽ làm căng bọng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn 0,5đ tiểu tiện. Lúc này có luồng xung thần kinh đến gây co cơ bọng đái và mở cơ vòng trơn tại ống đái để thoát nước tiểu ra ngoài. - Ở người đã hình thành ý thức, phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân phát triển hoàn chỉnh. Cơ này có khả năng 0,5đ co rút tự ý. Vì vậy cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn. Ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ: Ở trẻ nhỏ do cơ vân thắt ống đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bọng đái sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bọng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước 0,5đ tiểu. Điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh, do đó ở trẻ nhỏ thường có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ. 2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. 1,0đ Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết - Không có ống dẫn, chất tiết - Có ống dẫn, chất tiết không ngấm trực tiếp vào máu và ngấm vào máu mà theo ống theo máu đến cơ quan. dẫn tới các cơ quan. - Có tác dụng điều hoà các - Có tác dụng trong các quá quá trình trao đổi chất và trình dinh dưỡng ( các tuyến chuyển hoá. tiêu hoá...) thải bả ( tuyến mồ hôi...) Chứng minh sự phân công chức năng giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá: Ống tiêu hoá: thực hiện 2 chức năng: - Biến đổi lí học thức ăn - Vận chuyển dần thức ăn qua các đoạn khác nhau của ống. Hai chức năng trên được thực hiện bởi các cơ trên thành ống tiêu hoá với sự tham gia của răng, lưỡi và miệng. Tuyến tiêu hoá: Các tuyến tiêu hoá thực hiện chức năng biến đổi hoá học thức ăn. Sự thống nhất giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá: Giữa ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá có sự thống nhất và hỗ trợ nhau trong hoạt động tiêu hoá thức ăn. Kết quả hoạt động của bộ phận này tạo điều kiện cho hoạt động của bộ phận còn lại. Thí dụ: - Thức ăn qua biến đổi lí học ( nhai, trộn, co bóp...) của ống tiêu hoá trở nên mềm, nhỏ hơn, rất thuận lợi cho các enzim của các dịch tiêu hoá tiết ra từ các tuyến tiêu hoá biến đổi hoá học.. 3,0điểm 0,5đ. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Ngược lại hoạt động biến đổi hoá học của các tuyến tiêu hoá càng triệt để thì các sản phẩm dinh dưỡng đơn giản hấp thu càng nhiều, cung cấp chất và năng lượng cho cơ thể nói chung, trong đó có ống tiêu hoá phát triển tốt. Câu 4. 0,5đ. 3,0điểm 1. Xác định kiểu gen của bố mẹ : - Quy ước : A : lông đen ; a : lông trắng B : tai thẳng ; b : tai cụp. Xác định kiểu gen : F1 thu được tỉ lệ :3 : 3 : 1 :1 = 8 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 2 Muốn có 4 loại gt thì thỏ lông đen, tai thẳng có kiểu gen : AaBb. Muốn có 2 loại gt thì thỏ lông đen, tai cụp có kiểu gen : Aabb. - Sơ đồ lai : P: AaBb x Aabb G : AB, Ab, aB, ab Ab, ab F1 : ♂ AB Ab aB ab ♀ Ab AABb Aabb AaBb Aabb ab AaBb Aabb aaBb aabb. 0,5đ 0,5đ. 1,0đ. Kiểu gen : 1AABb : 2AaBb : 3Aabb : 1aaBb : 1aabb Kiểu hình : 3 lông đen, tai thẳng : 3 lông đen, tai cụp : 1 lông trắng, tai thẳng : 1 lông trắng, tai cụp. 2. Kết quả FB : P: AaBb x aabb G : AB, Ab, aB, ab ab FB : AaBb : Aabb : aaBb : aabb. 1,0đ. Kiểu gen : 1 AaBb : 1Aabb : 1 aaBb : 1 aabb Kiểu hình : 1 lông đen, tai thẳng : 1 lông đen, tai cụp : 1 lông trắng, tai thẳng : 1 lông trắng, tai cụp. Câu 5 1. a. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử: Theo đề bài, suy ra 2n = 50. Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử, a là số hợp tử ban đầu. Suy ra số NST môi trường phải cung cấp cho quá trình nguyên phân là: (2x – 1). a . 2n = 1750 Suy ra 2x =. 1750 1750 +1 = +1 = 8 = 23 a. 2 n 250. => x = 3.Vậy mỗi hợp tử nguyên phân 3 lần b. Số NST trong các tế bào con được tạo ra từ mỗi hợp tử: 2x . 2n = 23 . 50 = 400 (NST). 3,0đ 0,5đ. 0,5đ 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Tổng số các loại nuclêôtit: ADN tự nhân đôi 2 đợt: Nmt=NADN(22-1) => 19500=NADN.3 => NADN= 6500 - Chiều dài của phân tử ADN: N 6500 L ADN  3, 4A 0  3, 4A 0 11050A 0 2 2 Câu 6 1. Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, nhất là động vật cao, vì : Đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen liên quan tới phân tử ADN, làm biến đổi mARN và biến đổi prôtêin tương ứng nên có thể biểu hiện ra thành kiểu hình của sinh vật. Những biến đổi này thường ít thích nghi với điều kiện môi trường sống của sinh vật nên thường có hại. Đối với sinh vật bậc cao, sự thích nghi thường hình thành chậm chạp trong quá trình sống nên những biến đổi về kiểu hinh của sinh vật thường gây hại. Người ta không thể dự báo được sự xuất hiện của đột biến gen, vì : Đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen liên quan tới phân tử ADN, làm biến đổi mARN và biến đổi prôtêin tương ứng nên có thể biểu hiện ra thành những biến đổi về kiểu hình của sinh vật tuỳ thuộc vào sự tương tác của kiểu gen và môi trường nên thường không dự báo được. 2. Tính số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến : Gọi N là tổng số nuclêôtit của gen, ta có : G = 2A và 2G + 2A = N => A = N/6 và G = N/3. Gen có 3000 liên kết H => 2.N/6 + 3.N/3 = 3000  N = 2250(nu)  A = T = N/6 = 375 (nu) và G = X = N/3 = 750 (nu) Đột biến làm chiều dài của gen giảm 85 A o => Số nuclêôtit bị mất là: Nbị mất = 2. 85/ 3.4 = 50 (nu) Gbị mất = Xbị mất = 5 (nu) Abị mất = Tbị mất = ( 50 – 10)/ 2 = 20 (nu) Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến: A = 375 – 20 = 355 (nu) G = 750 – 5 = 745 (nu) Câu 7. 1,0đ. 0,5đ. 3,0đ 0,25đ. 0,25đ 0,5đ. 0,5đ 0,5đ 0,5đ. 0,5đ 2,0đ. 1. Vai trò của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh : - Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng ở người. - Giống như ở động vật và thực vật, con người cũng có những tính trạng ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường. Ngược. 0,5đ. 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> lại, có những tính trạng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường nên dễ bị biến đổi. Thí dụ : Ở anh em hoặc chị em sinh đôi cùng trứng: + Các đặc điểm về màu sắc, màu tóc, nét mặt ít chịu tác động của môi trường. + Các đặc điểm về năng khiếu chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 2. - Cặp sinh đôi gồm 2 trẻ : một mắc bệnh, một không => kiểu gen của chúng khác nhau => sinh đôi khác trứng. Vì : nếu sinh đôi cùng trứng thì kiểu gen giống nhau, phải mắc cùng một thứ bệnh. - Không thể khẳng định được là cặp sinh đôi cùng trứng. Vì : do sự kết hợp ngẫu nhiên của các tinh trùng và trứng trong quá trình thụ tinh, mà các trẻ sinh đôi (đồng sinh) khác trứng vẫn có thể có kiểu gen giống nhau => mắc cùng một thứ bệnh, cùng giới tính, giống nhau một số tính trạng. HẾT. 0,5đ. 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×