I HC THI NGUYấN
TRNG I HC S PHM
----------------------------
NGUYN ANH HNG
Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã
bắc sơn (móng cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn
Chuyờn ngnh: Sinh thỏi hc
Mó s: 60-42-60
LUN VN THC S SINH HC
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Hong Chung
Thỏi Nguyờn - 2008
Công trình được hoàn thành tại:
Bộ môn Sinh thái học - Khoa Sinh - KTNN
Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Chung
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn họp tại
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2008
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
và Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Hoàng Chung, Nguyễn Anh Hùng (2008), Tiềm năng thức ăn chăn nuôi đại
gia súc của xã Bắc Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn,
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 8, Hà Nội.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong lụân văn là trung thực và chưa có ai công bố.
Tác giả
Nguyễn Anh Hùng
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng thành kính, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng tới:
- Thày giáo PGS - TS Hoàng Chung đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
- Ban chủ nghiệm khoa Sinh – KTNN, thày giáo TS Lê Ngọc Công cùng toàn thể
các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên; cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm Trung tâm - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học.
- Ban lãnh đạo khoa khoa Khoa học Tự nhiên & Xã hội - Đại học Thái Nguyên,
các phòng ban chức năng và bè bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên
trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu khoa học
- Các vị lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân xã Bắc Sơn - Móng Cái - Quảng Ninh,
Trung đoàn 42, phòng Thống kê và trạm Khí tượng thị xã Móng Cái đã giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 09 năm 2008
Tác giả
Nguyễn Anh Hùng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VCK: Vật chất khô
NC: Nghiên cứu
DS: Dạng sống
GTCT: Giá trị chăn thả
T
o
: Giá trị chăn thả tốt
TB: Giá trị chăn thả trung bình
Ke: Giá trị chăn thả kém
H
o
: Không có giá trị chăn thả
ĐVTĂ: Đơn vị thức ăn
UBND: Uỷ ban nhân dân
Nxb: Nhà xuất bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Sản lượng VCK và chất lượng những loại cỏ trên vùng đất thấp
vào 45 ngày cắt
32
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu khí hậu của thị xã Móng Cái năm 2007
41
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn dùng để phân loại các tiểu vùng sinh thái
48
Bảng 4.2. Thành phần loài trong các thảm cỏ bãi soi hoang hóa 52
Bảng 4.3. Những dạng sống chính của thực vật trong các soi bãi 59
Bảng 4.4. Năng suất thảm cỏ trong các bãi đất hoang hoá
62
Bảng 4.5. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ tự nhiên
63
Bảng 4.6. Những dạng sống chính của thực vật trong các đồi cỏ tự nhiên 70
Bảng 4.7. Năng suất thảm cỏ mọc trong các đồi cỏ tự nhiên 73
Bảng 4.8. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ dưới tán
rừng
74
Bảng 4.9. Dạng sống chính của thực vật trong các thảm cỏ dưới tán rừng 82
Bảng 4.10. Năng suất thảm cỏ mọc dưới rừng trồng
84
Bảng 4.11. Kết quả điều tra tình hình kinh tế gia đình tại xã Bắc Sơn
86
Bảng 4.12. Thống kê hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Bắc Sơn
87
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Bắc Sơn
39
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
1
MỞ ĐẦU
5
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
7
1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 7
1.1.1. Khái niệm vùng (Region)
7
1.1.2. Khái niệm phân vùng (Regionalisation)
7
1.2. Phân vùng địa vật lý
8
1.3. Phân vùng khí hậu
9
1.3.1. Vấn đề phân vùng khí hậu trên thế giới
9
1.3.2. Vấn đề phân vùng khí hậu ở Việt Nam
11
1.4. Phân vùng thổ nhưỡng
12
1.4.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng trên thế giới
13
1.4.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng ở Việt Nam
13
1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật
15
1.5.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên
thế giới
15
1.5.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở
Việt Nam
18
1.6. Phân vùng kinh tế nông nghiệp
19
1.6.1. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp trên thế giới
20
1.6.2. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
21
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.7. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và năng suất
24
1.7.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
24
1.7.2. Những nghiên cứu về dạng sống
26
1.7.3. Năng suất đồng cỏ
26
1.8. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử
dụng hợp lý đồng cỏ miền Bắc Việt Nam
27
1.8.1. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả
27
1.8.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
29
1.9. Những nghiên cứu về đồng cỏ trồng và cây thức ăn gia súc
30
1.9.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới
30
1.9.1.1. Tình hình phát triển
30
1.9.1.2. Những kết quả nghiên cứu
32
1.9.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
33
1.9.2.1. Tình hình phát triển
33
1.9.2.2. Những kết quả nghiên cứu
34
CHƢƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN
CỨU
37
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của thị xã Móng Cái
37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
37
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
37
2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
37
2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên
37
2.1.1.4. Thực trạng môi trường
38
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.2. Tình hình xã hội Thị xã Móng Cái
38
2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Bắc Sơn
39
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
39
2.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
39
2.2.1.2. Khí hậu thuỷ văn
40
2.2.1.3. Đất đai
41
2.2.1.4. Thảm thực vật
42
2.2.2. Điều kiện xã hội
42
CHƢƠNG III: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
44
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
44
3.2. Phương pháp nghiên cứu
44
3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa
phương
44
3.2.2. Điều tra ngoài thực địa
44
3.2.3. Trong phòng thí nghiệm
44
3.2.3.1 Đối với mẫu thực vật
44
3.2.3.2. Đối với mẫu đất
45
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
47
4.1. Xây dựng bảng phân loại các tiểu vùng sinh thái
47
4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái
47
4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái
49
4.2. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng
50
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.3. Thực trạng về các tiểu vùng đang khai thác làm bãi chăn thả gia
súc
51
4.3.1. Thảm cỏ trong các bãi đất hoang hoá
51
4.3.1.1. Thành phần loài
51
4.3.1.2. Thành phần dạng sống
58
4.3.1.3. Năng suất cỏ trong các điểm nghiên cứu
61
4.3.2. Thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên
62
4.3.2. 1. Thành phần loài
63
4.3.2.2. Thành phần dạng sống
70
4.3.2.3. Năng suất cỏ trong các đồi cỏ tự nhiên
73
4.3.3. Thảm cỏ dưới tán rừng
74
4.3.3.1. Thành phần loài
74
4.3.3.2. Thành phần dạng sống
81
4.3.3.3. Năng suất các thảm cỏ dưới tán rừng
84
4.4. Thực trạng lao động và mức sống hiện nay của người dân xã Bắc
Sơn
85
4.5. Phương hướng sử dụng các tiểu vùng
87
4.6. Mô hình khai thác thức ăn
89
4.6.1. Đánh giá một số tình hình chăn nuôi hiện nay
89
4.6.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn
90
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
93
1. Kết luận
93
2. Đề nghị
93
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
96
PHỤ LỤC
101
MỞ ĐẦU
Tại hội nghị "Đẩy mạnh sản xuất, chế biến bảo quản thức ăn thô xanh phát
triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ
chức ngày 18/12/2007 tại Ba Vì (Hà Tây); Theo Cục chăn nuôi, hiện nay, tổng
đàn gia súc ăn cỏ của cả nước lên tới trên 11,5 triệu con. Tuy nhiên, diện tích
trồng cỏ của cả nước mới đạt trên 45.000 ha, chỉ đáp ứng được 7,6% nhu cầu
thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do
các địa phương chưa quy hoạch đất trồng cỏ, chưa khai thác hết diện tích đất
chưa sử dụng và chưa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang
trồng cỏ thâm canh. Nông dân chưa có tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức
ăn cho gia súc, chủ yếu dựa vào bãi chăn thả tự nhiên và thức ăn tận dụng. Bên
cạnh đó, các địa phương cũng chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển
đổi diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ và thức ăn xanh. Tình trạng thiếu thức
ăn thô xanh cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân làm cho ngành chăn
nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cao Đức Phát cho rằng, ngành chăn nuôi nước ta vẫn phát triển chậm so với nhu
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cầu. Có nhiều nguyên nhân, trong đó bên cạnh yếu tố dịch bệnh, việc thức ăn
chăn nuôi tăng giá với mức 20-30% là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển của ngành. Hiện nay, thị trường thức ăn chăn nuôi của
nước ta phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới, trong khi đó hiện giá dầu mỏ tăng
cao, một số quốc gia đã chuyển hướng dùng ngô để chế biến Ethanol. Vì vậy,
sản lượng ngô chế biến thức ăn chăn nuôi sụt giảm, dẫn đến giá thành tăng cao.
Dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp diễn và có thể ở quy mô cao hơn. Do đó,
ngành chăn nuôi tiếp tục phải đối mặt với vấn đề giá thức ăn chăn nuôi ở mức
cao.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, giải quyết tình trạng này, ngành chăn nuôi
phải có sự điều chỉnh cơ cấu chiến lược, trong đó đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
gia súc ăn cỏ được coi là hướng chính. Chủ trương phát triển sản xuất thức ăn
thô xanh là chủ trương mới và rất quan trọng của ngành chăn nuôi trong giai
đoạn hiện nay. Đối với những vùng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cỏ
phải được coi là cây trồng chính, phải là hàng hóa, trồng cỏ phải được coi là
hướng chuyển dịch hướng tới thâm canh và xuất hiện được nghề trồng cỏ, buôn
bán cỏ và sản phẩm cỏ chế biến như: đóng bánh, ủ chua…
Với định hướng quy hoạch sản xuất thức ăn thô xanh phù hợp với điều kiện
từng vùng, đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuôi trong cả
nước, đồng thời xuất khẩu sản phẩm thức ăn thô xanh trong khu vực và tiếp cận
thị trường quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu
đưa diện tích trồng cỏ lên 290.000 ha vào năm 2010 và 500.000 ha vào năm
2020. Bộ cũng yêu cầu các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển đồng cỏ,
đồng thời có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển trồng cỏ phục vụ
chăn nuôi.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trên đây là những đánh giá, nhìn nhận và giải quyết vấn đề phát triển chăn
nuôi gia súc ăn cỏ ở góc độ vĩ mô, còn tại các địa phương, cơ sở thì vấn đề này
được thực hiện ra sao? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Điều tra tiềm
năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn - Móng Cái và đề
xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn.
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, Bắc Sơn là xã miền núi của thị xã Móng
Cái, đất đai rộng nhưng chủ yếu là đồi cỏ, đồi sim, mua và guột. Đất nông
nghiệp rất ít, thuộc loại đất trung bình, xấu và rất xấu, năng suất cây trồng thấp.
Các đồi cỏ xã Bắc Sơn có nguồn gốc thứ sinh, do khai thác rừng không hợp lý,
do đốt phá rừng mà thành, gồm nhiều đồi liền dải, tiếp giáp với chúng là khu
rừng còn lại đang được bảo vệ. Trong các đồi cỏ có nhiều nhóm thực vật có giá
trị kinh tế như hoà thảo, họ đậu, cây họ cói... thực vật ở đây được sử dụng chủ
yếu cho chăn nuôi gia súc tự do. Những năm gần đây các cấp lãnh đạo địa
phương và đơn vị quân đội đóng trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch phát triển
chăn nuôi để khai thác thảm cỏ tự nhiên và nâng cao đời sống cho người dân địa
phương, nhưng kết quả đem lại còn rất hạn chế. Mục đích đề tài nhằm phân chia
các tiểu vùng sinh thái, đánh giá mức độ khai thác của các tiểu vùng xã Bắc Sơn,
qua đó đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý các tiểu vùng để góp phần nâng
cao thu nhập cho người dân địa phương đồng thời tránh được những suy thoái
về môi trường.
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng
1.1.1. Khái niệm vùng (Region)
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
“Vùng” thường được dùng để chỉ một lãnh thổ có phổ biến một hiện tượng
nào đó về mặt không gian được đặc trưng bởi sự thống nhất về các đặc điểm
khác nhau. Lãnh thổ đất nước được chia thành những vùng khí hậu, thổ nhưỡng,
các vùng kinh tế lớn và nhỏ, các vùng cải tạo đất, các vùng hoang mạc, rừng...
[26, tr.5].
Theo Lê Bá Thảo “Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc
thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ
tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệ
có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài” [39, tr.281].
Vùng sinh thái được hiểu là một bộ phận lãnh thổ cụ thể có chung nguồn
gốc phát sinh và phát triển, đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về các điều
kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất) và trên đó phát triển một
phức hợp sinh quần lạc điển hình. Vùng sinh thái bao gồm một tập hợp có quy
luật các đơn vị sinh thái cảnh quan cấu trúc (đơn vị cấp thấp). Mỗi vùng sinh
thái có những chức năng xã hội (chức năng kinh tế) nhất định, trước hết chúng
phải phù hợp với điều kiện và tài nguyên tự nhiên của chính vùng đó. Tại đây có
những hình thức khai thác, sử dụng và cải tạo thiên nhiên tương đối giống nhau
của cộng đồng con người [40, tr.9] .
Tóm lại, vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận
cấu thành với các dạng liên hệ địa lý, kỹ thuật, kinh tế, xã hội bên trong hệ thống
cũng như bên ngoài hệ thống. Vùng có quy mô rất khác nhau. Song dù quy mô
vùng thế nào, lớn hay nhỏ đều có điểm chung, đó là một lãnh thổ có ranh giới
nhất định, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên - môi
trường và con người.
1.1.2. Khái niệm phân vùng (Regionalisation)
* Sự phân vùng: Là phân chia lãnh thổ, vùng biển ra thành các vùng hay
các phần, được phân biệt bởi mức độ đồng nhất bên trong của nó. Những dấu
hiệu được sử dụng để phân vùng có thể khác nhau về đặc điểm, theo mức độ
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
rộng hẹp của dấu hiệu nào đó về phân bố hoặc theo mục đích phân vùng. Thời
kỳ đầu nghiên cứu lãnh thổ thường phải phân vùng, từ đó cho phép sử dụng hợp
lý tài nguyên và lao động.
Thường gồm các loại phân vùng như: Phân vùng biển, phân vùng đất
(phân vùng thổ nhưỡng), phân vùng khí hậu, phân vùng cảnh quan... Sau này
phân vùng đi vào chi tiết hơn như phân vùng địa vật lý, phân vùng sinh thái,
phân vùng các kiểu thảm thực vật, phân vùng kinh tế, phân chia các tiểu vùng
trong một vùng lớn hay một đơn vị hành chính, tự nhiên nào đó...
* Nguyên tắc phân vùng:
Theo Lê Bá Thảo phân vùng dựa trên 3 nguyên tắc:
- Về tính đồng nhất tương đối, thường được áp dụng để phân định các
vùng-cảnh quan, vùng tự nhiên hay vùng văn hoá lịch sử.
- Sự khai lợi và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó sự gắn kết của
vùng được thể hiện thông qua vai trò của hệ thống các đô thị các cấp, quan trọng
nhất là của thành phố có sức hút và của vùng ảnh hưởng lớn nhất, coi như cực
tạo vùng.
- Tính hữu hiệu của các điều kiện đảm bảo sự quản lý lãnh thổ [39, tr.282].
Trong phần tổng quan chúng tôi chỉ đề cập đến một số dạng phân vùng
như: Phân vùng địa vật lý, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng khí hậu, phân
vùng sinh thái thảm thực vật, phân vùng kinh tế nông nghiệp.
1.2. Phân vùng địa vật lý
Đới địa vật lý là sự phân chia các đai lớn vỏ trái đất theo chế độ nhiệt và độ
ẩm, đặc biệt là theo sự chuyển động lớn có tính chu kỳ của không khí và dòng
hải lưu; đồng thời bởi các quá trình của địa mạo và sinh địa hoá, bởi các thành
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
phần thảm thực vật và thế giới động vật. Người ta chia ra: Đai xích đạo, đai Bắc
và Nam xích đạo, đai nhiệt đới, đai á nhiệt đới, đai ôn đới, đai á hàn đới, đai Bắc
cực và đai Nam cực. Trong giới hạn của đai các yếu tố khí hậu có biến động ít
nhiều, điều này cho phép phân chia các vùng trong từng đai và vùng phụ. Theo
độ cao của địa hình người ta còn chia ra các đai tương ứng.
Phân vùng địa vật lý đó là hệ thống phân chia bề mặt trái đất, cơ sở để phân
chia và nghiên cứu là tổ hợp các dấu hiệu bên trong và rất đặc trưng cho riêng
nó- thiên nhiên. Người ta có thể phân chia theo từng tổ hợp riêng (như địa hình,
khí hậu, đất...) hoặc phân chia theo cả một tập hợp các yếu tố (phân vùng cảnh
quan).
Lê Bá Thảo (1970), dựa trên chỉ tiêu địa mạo - kiến tạo, ông đã phân vùng
miền Bắc Việt Nam thành 6 miền thuộc á đới Bắc đó là: Đông Bắc, Tây Bắc,
Trường Sơn Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên [37].
Vũ Tự Lập (1976), khi nghiên cứu phân vùng cảnh quan miền Bắc ông đã
phân chia thành 2 miền: Miền Bắc và Đông Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ. Miền Bắc và Đông Bắc lại phân chia thành 3 khu: Khu Việt Bắc, khu Đông
Bắc và khu đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phân
chia thành 5 khu: Khu Tây Bắc, khu Phanxipăng - Puluong, khu Hoà Bình -
Thanh Hoá, khu Quảng Bình - Vĩnh Linh, khu Nghệ Tĩnh [27].
1.3. Phân vùng khí hậu
1.3.1. Vấn đề phân vùng khí hậu trên thế giới
Để biểu hiện nền chất lượng khí hậu của vùng (theo B.L.Alicôp), các vùng
này được chia ra trên cơ sở của chế độ ẩm và chế độ nhiệt độ, cùng với sự tính
toán của chế độ gió.
Về tự nhiên trái đất được chia thành 6 châu lục, mỗi châu lục có những đặc
điểm về khí hậu khác nhau. Trong mỗi châu lục lại có sự phân miền khí hậu.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Châu Âu chia làm 3 miền khí hậu: Miền khí hậu cực và cận cực, miền khí
hậu ôn đới đại dương và ôn đới lục địa, miền khí hậu á nhiệt đới khô (khí hậu
Địa Trung Hải, khí hậu cận nhiệt đới).
Châu Á được chia ra thành 6 miền khí hậu: Miền khí hậu xích đạo, miền
khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền khí hậu nhiệt đới, miền khí hậu á nhiệt đới,
miền khí hậu ôn đới, miền khí hậu ôn đới lạnh và cận cực.
Châu Phi được phân ra 7 miền khí hậu: Miền khí hậu xích đạo, 2 miền khí
hậu cận xích đạo, 2 miền khí hậu nhiệt đới khô, 2 miền khí hậu á nhiệt đới khô.
Châu Mỹ gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bắc Mỹ gồm các khu vực khí hậu:
Khu vực khí hậu cực và cận cực, khu vực khí hậu ôn đới, khu vực khí hậu á
nhiệt đới, khu vực khí hậu nhiệt đới. Nam Mỹ gồm các khu vực khí hậu: Khu
vực khí hậu xích đạo, khu vực khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới, khu vực khí
hậu á nhiệt đới, khu vực khí hậu ôn đới.
Châu Đại Dương chia ra các khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu nhiệt đới,
khu vực khí hậu nửa hoang mạc, khu vực khí hậu ôn đới.
Châu Nam Cực là một lục địa lạnh [48].
Các tác giả như H.Gaussen, P.Legris, P.blasco (1976) đã nghiên cứu và
thành lập bản đồ sinh khí hậu đối với vùng lãnh thổ Đông Nam Á [57].
Ngoài ra theo độ cao người ta cũng phân ra các đai khí hậu, tuỳ theo từng
vùng mà có sự phân chia khác nhau.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phân vùng khí hậu ngày nay, ngoài việc phân chia ra các đới, vùng còn
phân ra các đơn vị nhỏ hơn với sự giống nhau ít nhiều của các điều kiện khí hậu
chung hay những đặc điểm riêng biệt của khí hậu, nó có giá trị về mặt khoa học
hay kinh tế nông nghiệp. Thí dụ: M.I.Buđưko đã dung tổng nhiệt trong năm để
phân chia, có thể dùng lượng mưa hay lượng bốc hơi... của năm hay mùa nào đó.
M.I.Buđưko đã chia vùng Kratnôđa ra 3 kiểu cơ bản, sau đó theo điều kiện khí
hậu mùa đông, ông chia tiếp ra 4 tiểu vùng (đông tuyết khô - ít, đông tuyết khô,
đông hơi ít tuyết và hơi khô, đông tuyết khô ôn hoà).
Phân vùng khí hậu nông nghiệp là sự phân chia theo mức độ thuận lợi cho
nghề nông. Phân vùng khí hậu nông nghiệp có thể đánh giá tình trạng thực tế về
tài nguyên khí hậu cho mục đích kinh tế nông nghiệp. Tiêu chí sử dụng là nhiệt
độ và độ ẩm thuận lợi cho thực vật. Với nhiệt độ người ta lấy chuẩn từ 10
0
C trở
lên, nó được chia ra 10 bậc theo sự giảm sút của tổng nhiệt không khí vùng đó
(trong cả 24 tiếng). Với độ ẩm người ta lấy tổng lượng mưa của những ngày có
nhiệt độ trên 10
0
C trở lên. Người ta còn chia ra các tiểu vùng với việc sử dụng
thêm yếu tố độ ẩm...
1.3.2. Vấn đề phân vùng khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và có cả
sự phân hoá từ thấp lên cao. Vấn đề phân vùng khí hậu Việt Nam từ trước đến
nay đã được nhiều nhà nghiên cứu khí hậu Việt Nam quan tâm và nghiên cứu.
Vào thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã có những nhận xét về đặc điểm khí hậu
các vùng địa lý và dựa trên đó đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công
cuộc mở mang kinh tế ở từng vùng. Tiếp theo đó là Lê Tắc, Vân An, Lê Quý
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đôn, Ngô Thời Sỹ, Nguyễn Nghiễm và nhiều nhà địa lý khác bắt đầu đi sâu vào
nhiều khía cạnh khí hậu kinh tế các vùng của đất nước.
Những năm 70, Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc đã đưa ra những sơ đồ
đầu tiên về phân vùng khí hậu miền Bắc Việt Nam [46]. Đến những năm 80, khi
xây dựng Atlat quốc gia, viện khí tượng thuỷ văn cũng đưa ra sơ đồ phân vùng
khí hậu Việt Nam ở tỷ lệ 1/3.000.000.
Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993) đã phân chia lãnh thổ Việt Nam
thành 3 miền khí hậu lớn: Miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường
Sơn và miền khí hậu phía Nam. Ngoài ra còn có thêm một miền khí hậu phụ nữa
là miền khí hậu Biển Đông.
Miền khí hậu phía Bắc được chia thành 5 vùng khí hậu: Khí hậu khu vực
núi Đông Bắc, khu vực núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, khu vực núi Tây Bắc,
khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó khí hậu khu vực
núi (Đông Bắc, Việt Bắc và Tây Bắc) đều được phân chia thành 3 vùng: Vùng
thấp, vùng có độ cao trung bình và vùng núi cao.
Miền khí hậu Đông Trường Sơn có sự phân hoá thành 3 vùng khí hậu:
Vùng khí hậu khu vực Bình - Trị - Thiên, khu vực Trung Trung Bộ (được chia
thành 2 khu vực nhỏ hơn: Quảng Nam - Quảng Ngãi cũ và Bình Định - Phú Yên
cũ), khu vực Nam Trung Bộ.
Miền khí hậu phía Nam chia thành 2 vùng khí hậu sau: Vùng khí hậu khu
vực Tây Nguyên (được phân chia thành 3 khu vực nhỏ hơn: Bắc Tây Nguyên,
Trung Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên), khu vực đồng bằng Nam Bộ.
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Miền khí hậu Biển Đông chia thành 2 vùng khí hậu: Vùng khí hậu khu vực
phía Bắc Biển Đông, khu vực phía Nam Biển Đông [47].
Trong công trình Atlas Khí hậu Thuỷ văn Việt Nam (1994) đã đưa ra một
sơ đồ về phân vùng khí hậu Việt Nam. Phân chia khí hậu ở Việt Nam có 2 miền
khí hậu: Miền khí hậu miền Bắc và miền khí hậu miền Nam với ranh giới là dãy
núi Bạch Mã. Đồng thời nước ta còn được phân chia ra 7 vùng khí hậu, trong đó
có 4 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Bắc (khu vực núi phía Bắc, khu vực
núi Tây Bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và khu vực núi phía Tây, khu vực Bắc
Trung Bộ) và 3 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Nam (khu vực Nam Bộ,
khu vực ven biển Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên) [49].
Mai Trọng Thông (1998) và một số tác giả khi nghiên cứu phân vùng khí
hậu Việt Nam đã nêu nguyên tắc và đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam.
Theo sơ đồ này khí hậu Việt Nam được chia thành 2 miền khí hậu: Miền khí hậu
phía Bắc (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh) và miền khí hậu
phía Nam (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh). Trong
phạm vi mỗi miền khí hậu, đã phân chia ra các vùng khí hậu khác nhau: Miền
khí hậu phía Bắc được phân thành 6 vùng khí hậu (vùng khí hậu Đông Bắc,
vùng khí hậu Tây Bắc, vùng khí hậu Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn, vùng khí hậu
đồng bằng Bắc Bộ và bắc của bắc Trung Bộ, vùng khí hậu của Bắc Trung Bộ,
vùng khí hậu ven biển Bình Trị Thiên), miền khí hậu phía Nam được phân thành
3 vùng khí hậu (vùng khí hậu Tây Nguyên, vùng khí hậu Trung và Nam Trung
Bộ, vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ) [43].
1.4. Phân vùng thổ nhƣỡng
Phân vùng thổ nhưỡng được coi như là cơ sở khoa học để phân vùng quy
hoạch nông nghiệp đồng thời tạo tiền đề để phân vùng sinh thái nông nghiệp.
Phân vùng thổ nhưỡng cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá các đặc điểm
và sự phân hoá về mặt lãnh thổ của thổ nhưỡng trong các mối quan hệ chặt chẽ
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
với các thành phần khác của tự nhiên phục vụ cho nghiên cứu sự phân hoá của
tự nhiên và phân vùng địa lý tự nhiên [28, tr.119].
Vùng được coi là đơn vị phân vùng cơ sở thấp nhất trong hệ thống phân vị
trong phân vùng địa lý thổ nhưỡng. Vùng được chia ra trong phạm vi của khu
địa lý thổ nhưỡng. Vùng được đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về tất cả các
yếu tố: độ cao, địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng.
1.4.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhƣỡng trên thế giới
Để phân loại đất, người ta dựa vào các kiểu đá mẹ, đặc điểm và phẫu diện
của các kiểu đất, độ phì của đất, cấu trúc và chế độ nước, chế độ nhiệt. Nó được
thể hiện trên bản đồ đất.
V.V.Đokutsaev đã căn cứ vào kinh nghiệm và những tài liệu điều tra thổ
nhưỡng trên một đơn vị rộng lớn, đề ra học thuyết về tính địa đới của thổ
nhưỡng: Theo chiều ngang, theo chiều cao, tính địa phương hay tính vùng [38].
E.N.Ivanova và cộng sự (1962) đã công bố sơ đồ phân vùng địa lý thổ
nhưỡng của Liên Xô. Trong đó lãnh thổ Liên Xô được chia theo các dấu hiệu tự
nhiên thành các dải, miền, đới và tỉnh thổ nhưỡng - khí hậu sinh vật [20].
Ở phía Đông, Đông Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, từ Bắc xuống
Nam phân bố 3 vùng đất: Vùng đất nâu rừng, vùng đất nâu của các rừng khô và
cây bụi, vùng đất cận nhiệt đới và đất đỏ [23].
Kết quả sự phân bố thổ nhưỡng trên thế giới gồm: Nhóm đất thuộc đới Bắc
cực và đài nguyên (chia thành 5 đới phụ), nhóm đất thuộc đới rừng Taiga, nhóm
đất thuộc đới rừng cây lá rộng ôn đới, nhóm đất thuộc đới thảo nguyên ôn đới,
nhóm đất rừng và rừng cây bụi cận nhiệt đới, nhóm đất thuộc vành đai nhiệt đới
[38].
1.4.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhƣỡng ở Việt Nam
Một vùng địa lý thổ nhưỡng là một thành phần cấu tạo lãnh thổ toàn vẹn,
tương đối đồng nhất về cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng bao gồm 2 đến 3 loại đất
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trong đó có một loại đất chính có diện tích lớn nhất trong vùng và quyết định
phương hướng sản xuất của vùng [18, tr.389]. Vấn đề phân vùng thổ nhưỡng ở
nước ta từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm.
Năm 1930, Jve Henry đã nghiên cứu về đất đỏ và đất đen phát triển trên đá
mẹ bazan ở Đông Dương ông đã nêu đầy đủ điều kiện phát sinh, phát triển tính
chất các nhóm đất trên đá mẹ bazan và các tiểu vùng phân bố của chúng ở Việt
Nam [58].
Năm 1958, dựa trên sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000 (xây dựng năm 1957), V.M.Fridland và Lê Duy Thước đã xây dựng
bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam phân chia miền
Bắc Việt Nam thành 40 vùng địa lý thổ nhưỡng, quy lại thành 17 liên vùng.
Năm 1975, dựa trên bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Ban
biên tập bản đồ đất Việt Nam chủ trì cho xây dựng bản dự thảo Phân vùng địa lý
thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam thành 63 vùng địa lý tự nhiên. Sau khi nhà nước
thống nhất (1975), dựa trên bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000, Ban biên tập
bản đồ đất Việt Nam đã xây bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam
phân chia lãnh thổ cả nước thành 154 vùng địa lý tự nhiên (kể cả các đảo) [18].
Lê Văn Khoa (1993), căn cứ vào địa hình có thể chia ra 3 vùng đất: Vùng
núi hay vùng thượng du, vùng đồi gò hay trung du, vùng đồng bằng [23].
Dựa vào đặc điểm chủ yếu của đất đai, khí hậu, tổ nghiên cứu sinh thái và
môi trường-Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã chia ra 5 vùng đất: Vùng
đất cát và cồn cát ven biển, vùng đất phèn, vùng ngập mặn ven biển, vùng đồng
bằng châu thổ và vùng đồi núi [13].
Tổng hợp những kết quả nghiên cứu phân vùng thổ nhưỡng năm 1996 đã
xác định hệ thống phân vị trong phân vùng thổ nhưỡng Việt Nam có 4 cấp là:
Miền thổ nhưỡng, á miền thổ nhưỡng, khu thổ nhưỡng và vùng thổ nhưỡng.
Theo kết quả nghiên cứu này, nước ta được phân thành 2 miền thổ nhưỡng, 6 á
miền thổ nhưỡng, 16 khu thổ nhưỡng và 142 vùng thổ nhưỡng. Hai miền thổ
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhưỡng là miền thổ nhưỡng phía Bắc và miền thổ nhưỡng phía Nam. Miền thổ
nhưỡng phía Bắc được chia thành 3 miền á thổ nhưỡng (á miền thổ nhưỡng Bắc
và Đông Bắc Bộ; á miền thổ nhưỡng Tây Bắc; á miền thổ nhưỡng Trường Sơn
Bắc) và 8 khu thổ nhưỡng. Miền thổ nhưỡng phía Nam cũng được chia thành 3
miền thổ nhưỡng (Á miền thổ nhưỡng Đông Trường Sơn Nam, Á miền thổ
nhưỡng Tây Trường Sơn Nam, Á miền thổ nhưỡng Nam và Đông Nam Bộ) và
8 khu thổ nhưỡng. Các khu thổ nhưỡng trên lại được phân chia ra 142 vùng thổ
nhưỡng, trong đó miền thổ nhưỡng phía Bắc có 77 vùng thổ nhưỡng và miền thổ
nhưỡng phía Nam có 65 vùng thổ nhưỡng [17].
1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật
1.5.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên thế
giới
Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ giữa sinh vật và
môi trường và giữa các sinh vật với nhau. Các yếu tố sinh thái bao gồm ánh
sáng, nhiệt độ, gió, mưa, đất... Trên trái đất khí hậu thay đổi từ lạnh sang nóng,
từ khô sang ẩm. Mỗi loại hình lớn của nó có thành phần thực vật, động vật đặc
trưng - người ta gọi nó là các biomes. Biomes theo trường phái Anh Mỹ đó là hệ
sinh thái xâm chiếm vùng rộng lớn có sự giống nhau về khí hậu và sinh vật.
Cũng có thể coi biomes đó là hệ sinh thái mà ở đó có một số nơi sống cùng tồn
tại.
Xét ở một góc độ nào đó thì phân vùng sinh thái là xác định vùng phân bố
của các biomes trên trái đất. Phân chia và xác định vùng phân bố của các biomes
là dựa trên cơ sở phân định vùng phân bố của thảm thực vật. Những nghiên cứu
đầu tiên về phân vùng sinh thái thảm thực vật mang nặng tính địa lý thực vật.
Humboldt (1805), có xu hướng địa lý trong việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa phân bố thực vật với sự phân bố nhiệt độ trên lục địa, ông đã hệ thống hoá