Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Giao an lop 4 ke ngangTuan 26 day du cac mon 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.02 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ 2 ngày 11 tháng 3 năm 2013 Tập đọc Thắng biển. I- Mục tiêu 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn. Nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích vùng biển. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê giữ gìn cuộc sống yên bình. * Các KNS được giáo dục trong bài: - Giao tiếp : thể hiện sự cảm thông. - Ra quyết định, ứng phó. - Đảm nhận trách nhiệm. II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ chép đoạn 3 III- Các hoạt động dạy-học Ôn định A.Kiểm tra bài cũ - 2 em đọc thuộc bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nêu ý nghĩa bài. B.Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: SGV 135 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện đọc - GV treo tranh minh hoạ, giúp HS hiểu từ mới, luyện đọc từ khó phát âm - GV đọc mẫu diễn cảm cả bài b)Tìm hiểu bài - Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão được miêu tả theo trình tự nào? - Từ ngữ nói lên sự đe doạ của biển? - Cuộc tiến công dữ dội của cơn bão được miêu tả như thế nào? - Trong đoạn 1-2 tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để tả? - Tác dụng của các biện pháp này? - Những từ ngữ hình ảnh nào trong bài thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV hướng dẫn chọn đoạn, giọng đọc - Treo bảng phụ .Thi đọc diễn cảm 3. Củng cố, dặn dò - Nêu ý nghĩa của bài - Dặn học sinh chuẩn bị bài tiết sau. Kĩ thuật Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật A. Mục tiêu: - HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp, tháo các chi tiết - Biết lắp giáp một số chi tiết với nhau B. Đồ dùng dạy học - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật C. Các hoạt động dạy học I- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II- Dạy bài mới: - GV giới thiệu và nêu mục đích yêu cầu + HĐ1: Giáo viên hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ - GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính gồm 34 loại chi tiết khác nhau: * Các tấm nền * Các loại thanh thẳng * Các thanh chữ U và chữ L * Bánh xe, bánh đai, các chi tiết khác * Các loại trục * ốc và vít, vòng hãm * Cờ-lê, tua-vít - Cho HS nhận dạng, gọi tên, đếm chi tiết - Hướng dẫn cách xếp các chi tiết - Cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ + HĐ2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít * HDẫn cách lắp vít - Gọi HS lên thao tác - Giáo viên nhận xét và bổ xung * Hướng dẫn cách tháo vít - Cho HS thực hành cách tháo vít - Để tháo vít em sử dụng cờ - lê và tua - vít như thế nào ? * Hướng dẫn cách lắp ghép một số chi tiết - Yêu cầu học sinh gọi tên và số lượng của mối ghép. - Cho học sinh sắp sếp dụng cụ vào hộp. IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Toán Luyện tập I/Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia hai phân số. - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. *Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3* và Bài 4* dành cho HS khá, giỏi. III/Các hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ: Phép chia phân số - Muốn chia phân số ta làm sao? - Gọi hs lên bảng tính - Nhận xét, ghi điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) HD luyện tập Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - YC HS tự làm bài. Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Muốn tìm số chia ta làm sao? - YC hs tự làm bài Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi) Gọi 3HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp - Em có nhận xét gì về phân số thứ hai với phân số thứ nhất trong các phép tính trên? - Nhân hai phân số đảo ngược với nhau thì kết quả bằng mấy? Bài 4:(Dành cho HS khá, giỏi) Gọi hs đọc đề bài - Muốn tính độ dài đáy của hình bình hành ta làm sao? - YC HS tự làm bài sau đó nêu kết quả trước lớp C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập - Nhận xét tiết học Chiều thứ 2 ngày 12 tháng 03 năm 2013 Khoa học Nóng, lạnh và nhiệt độ (Tiếp theo) I. Mục tiêu : - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Nhannj biết đực vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi. II. Đồ dùng dạy học - Chuẩn bị chung : phích nước sôi, - Chuẩn bị nhóm : hai chiếc chậu, một cái cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh ( Hình III. Các hoạt động dạy học I- Tổ chức II- Kiểm tra : hãy cho biết nhiệt độ của nước đang sôi, nước đá đang tan, cơ thể người khoẻ mạnh III- Dạy bài mới + HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt B1: Cho học sinh làm thí nghiệm trang 102 B2: Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm - Gọi học sinh lấy thêm ví dụ B3: Giúp học sinh rút ra nhận xét : các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi + HĐ2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên B1: Cho học sinh làm thí nghiệm trang 103 B2: Học sinh quan sát nhiệt kế và trả lời : vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau. B3: Hỏi học sinh giải thích : tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm - Giáo viên nhận xét và bổ xung. IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tập làm văn. Ôn tập giữa kì I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn lại cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối - Vận dụng kiến thức đã học để viết được một kết bài trong bài văn miêu tả cây cối II.Các hoạt động dạy - học: 1/ Mở đầu: Giới thiệu Ôn tập giữa kì 2 2/ HD luyện tập Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu Kết bài nào dưới đây lầ kết bài mở rộng: - Em rất thích cây mai vàng nhà em. - Em mong cây mai vàng sẽ nở thật nhiều hoa để nhà em lúc nào cũng đẹp. - Cây mai vàng mang lại không khí vui vẻ, ấm cúng cho nhà em trong những ngày tết. Em thích cây mai này lắm. Tết xong, em sẽ cùng ông đem trồng cây mai ở góc vườn để sang năm nó lại nở hoa. - Cây mai vàng như một khách quý của nhà em trong dịp tết. Nhận xét chốt lại câu trả lời đúng Bài 2: Em hãy viết kết bài mở rộng cho những đề bài sau: 1. Em hãy tả một cây cảnh em yêu thích 2. Em hãy kể một cây ăn quả em yêu thích hoặc em thường chăm sóc. Cho Hs viết bài vào vở Nhận xét, cho điểm. tuyên dương một số bài viết tốt. 3/ Củng cố: Cho HS nhắc lại cách kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối. Dặn HS xem lại bài. Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học. Toán Kiểm tra thử I. Mục tiêu Kiểm tra kiến thức của học sinh về phân số: So sánh, sắp xếp và các phép tính với phân số. II. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu nội dung bài học 2. GV chép đề lên bảng – học sinh làm bài. Câu 1: (1 điểm) Viết vào ô trống (theo mẫu): Viết Đọc 6 Sáu phần tám 8 12 25. …………………………………………… …. Viết. Đọc Chín phần mười một Mười lăm phần hai mươi hai.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 7 19. …………………………………………… …. Hai mươi lăm phần ba mươi. Câu 2: (1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng nhất: a. Trong các phân số sau, phân số tối giản là: 9. 6. 4. 8. A. 18 B. 30 b. Phân số lớn hơn 1 là:. C.. 18 3. D. 21. 13. 5. 21. A. 5 B. 16 C. 25 D. 7 Câu 3: (1 điểm) Cho hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC và BD. Hãy cho biết: A a. Cạnh AB song song và bằng cạnh nào ? A. BC. B. CD. C. DA. B. D. AC. b. Hai đương chéo AC và BD của hình bình hành sẽ … A. Song song B. Không cắt nhau. C. D. C. Cắt nhau D. Vuông góc. Câu 4: (1 điểm) Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. 6 21 13. 9 18. 2 4 3. a. 12 ; 12 ; 12 ; 12 ; 12 b. 3 ; 5 ; 4 Câu 5: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống a.. 4 5. 3. 32. - 8 = 40. 15. 17. - 40 = 40. b.. 6 7. x. 5 = 3. 32 = 40. 18 35. Câu 6: (1 điểm) Điền dấu (> ; < ; = ) vào chỗ chấm của các phân số sau: 3. 5. 2. a. 8 ⋯ 8 c.. 7 .... 1 9. Câu 7: (1 điểm) Tính: 2. 5. 5. b. 3 ⋯ 9 d. 3. 9 .... 15. 6 10. 2 4. a. 3 × 7 + 1 =. b. 4 × 5 : 6 =. c. 247 x 400 =. d. 4290 : 15 =. Câu 8: (1 điểm) Một mảnh đất trồng rau hình bình hành có độ dài cạnh bên là 24m, chiều cao là 15m. Tính diện tích của mảnh đất trồng rau đó, biết nửa chu vi của mảnh đất trồng rau đó là 60m. Câu 9: (2 điểm).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Một cửa hàng bán gạo. Ngày đầu bán được 3 số gạo, ngày thứ 2 bán được 1 4. gạo, Hỏi số gạo còn lại bằng bao nhiêu phần số gạo trước khi bán ? ____________________________________________ Thứ 3 ngày 12 tháng 03 năm 2013 Toán Luyện tập I/Mục tiêu: Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số. Bài tập cần làm bài 1, bài 2 và bài 3* dành cho HS khá giỏi. II/Các hoạt động dạy và học: A/Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng làm bài tập về nhà. - Nhận xét, ghi điểm. B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài 2/Luyện tập Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yc HS làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2: GV thực hiện mẫu như SGK/137 - YC hs lên bảng thực hiện, cả lớp tự làm bài - Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi) Gọi 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp - YC hs nêu cách tính C/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập chung. Chính tả (nghe- viết) Thắng biển I- Mục tiêu 1. Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn 1 và 2 trong bài Thắng biển 2.Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và âm vần dễ viết sai chính tả: l/ n; in/ inh II- Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ chép nội dung bài tập 2 III- Các hoạt động dạy- học Ôn định A. Kiểm tra bài cũ GV đọc các từ ngữ ở bài tập 2 - 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - 1 em đọc bài đã viết đúng B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC 2. Hướng dẫn học sinh nghe- viết - Nội dung chính đoạn 1? - Nội dung chính đoạn 2? - HD học sinh viết chữ khó - GV đọc chính tả - GV đọc soát lỗi - GV chấm 10 bài, nhận xét 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả - GV nêu yêu cầu của bài - Phần a yêu cầu gì? - Phần b yêu cầu gì? - GV treo bảng phụ - GV nhận xét, chốt lời giải đúng a) Nhìn lại, búp nõn, khổng lồ,ngọn lửa, ánh nến, lóng lánh,lung linh, trong nắng,lũ lũ, lượn lên, lượn xuống. b) lung linh thầm kín Giữ gìn lặng thinh Bình tĩnh học sinh Nhường nhịn gia đình Rung rinh thông minh 4. Củng cố, dặn dò - Đoạn văn a tả cây gì? nêu nhận xét về cách tả? - GV dặn học sinh tìm và viết 5 từ bắt đầu bằng l, 5 từ bắt đầu bằng n. Chiều thứ 3 ngày 12 tháng 03 năm 2013 Lịch sử Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang tại sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay. - Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá. - Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau. - Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc. - Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ Việt Namthế kỉ XVI-XVII - Phiếu học tập của HS III. Các hoạt động dạy và học I- Tổ chức II- Kiểm tra: Nêu ý nghĩa của bài đọc “Trịnh – Nguyễn phân tranh ”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> III- Dạy bài mới + HĐ1: Làm việc cả lớp - GV giới thiệu bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII - Gọi HS đọc SGK và xác định địa phận + HĐ2: Thảo luận nhóm - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi: - Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long? - Gọi đại diện các nhóm báo cáo - GV kết luận + HĐ3: Làm việc cả lớp - GV đặt câu hỏi để HS trả lời: - Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì? - GV nhận xét và bổ xung - Gọi HS đọc ghi nhớ. IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Toán Ô tập I. Mục tiêu: -Biết QĐMS các phân số. -Viết được các phân số bằng phân số hoặc số tự nhiên đã cho. -Biết rút gọn phân số. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài 1:QĐMS các phân số: 5 3 a ¿ va 6 8 5 19 b ¿ va 8 24 1 2 3 c ¿ ; va 2 3 4. Lưu ý HS: Nên chọn MSC bé nhất. Bài 2:Viết tử số ,mẫu số còn thiếu trong phân số: 7. 14. ❑ =. a) 8 = ❑ =24 7. 21. = b) 2 = ❑ 4 ❑ 2. 10. =❑ = . c) 2= ❑ = ❑ 3 4 ❑ -Yêu cầu học sinh đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. -Chữa bài.Y/c học sinh nêu quy luật của dãy phân số. Bài 3:Rút gọn các phân số: 27 3 18 6 2 132 22 11 = ; = = . = = 36 4 315 105 35 204 34 17 75 15 3 8 1 = = ; = 100 20 4 1000 125.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bài 4*:Cho phân số 13/27.Hãy tìm 1 số tự nhiên sao cho khi cộng tử số với số đó và giữ nguyên mẫu số ta được phân số mới có giá trị bằng 7/9. - Học sinh nêu cách tìm Bài 5*:Cho phân số 23/35.Hãy tìm 1 số tự nhiên sao cho khi lấy tử số trừ đi số đó và giữ nguyên mẫu số ta được phân số mới có giá trị bằng 4/7. -Y/c học sinh làm bài vào vở -Chấm chữa bài. Tiếng việt Kiểm tra thử I Mục tiêu Kiểm tra nhằm củng cố cho học sinh về từ láy, về các mẫu câu, về chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? và về viết bài văn tả cây cối. II. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu nội dung bài học 2. Học sinh làm bài kiểm tra. Câu 1 : Tổ hợp từ nào sau đây đều là từ láy ? a. Điện Biên, bãi bờ, triền miên b. Ngoằn ngoèo, rúc rích, đột ngột c. Núi non, trắng sáng, máy bay Câu 2 : Câu Hôm nay cũng như mọi ngày khác, người Điện Biên ra đón bà con ở Hà Nội mới lên là kiểu câu kể nào ? a. Câu kể Ai làm gì ? b. Câu kể Ai thế nào ? c. Câu kể Ai là gì ? Câu 3 : Chủ ngữ trong câu Hôm nay cũng như mọi ngày khác, người Điện Biên ra đón bà con ở Hà nội mới lên là : a. Hôm nay cũng như mọi ngày khác b. Người Điện Biên c. ra đón bà con ở Hà nội mới lên 4.Tập làm văn: Tả một cây bóng mát, cây hoa, hoặc cây ăn quả. III. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học Thứ tư ngày 13 tháng 03 năm 2013 Tập đọc Ga - vrốt ngoài chiến luỹ. I- Mục tiêu; 1. Đọc trôi chảy toàn bài.Đọc đúng các tên riêng người nước ngoài(Ga-vrốt, Ănggiôn-ra, Cuốc-phây-rắc) lời đối đáp giữa các nhân vật với lời người dẫn chuyện. - Giọng đọc phù hợp thể hiện tình cảm hồn nhiên và tinh thân dũng cảm của Ga- Vrốt ngoài chiến luỹ. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga- Vrốt. * Các KNS được giáo dục trong bài: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. - Đảm nhận trách nhiệm; Ra quyết định. II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ chép đoạn 3.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> III- Các hoạt động dạy học Ôn định A.Kiểm tra bài cũ - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Thắng biển - Trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài B.Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ SGK - Giới thiệu tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Huy-gô 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện đọc - GV kết hợp viết bảng, hướng dẫn HS phát âm đúng tên riêng nước ngoài, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, câu khiến, giúp HS hiểu từ khó. - GV đọc diễn cảm cả bài b)Tìm hiểu bài - Ga- Vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? - Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của chú bé? - Vì sao tác giả lại gọi cậu là 1 thiên thần? - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga- Vrốt trong chuyện? c)Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS chọn đoạn đối thoại đọc theo cách phân vai - Thi đọc diễn cảm đoạn 3 3.Củng cố, dặn dò - Nêu ý nghĩa của chuyện - Dặn HS luyện đọc theo vai _______________________________ Toán Luyện tập chung I/Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia hai phân số. - Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên. - Biết tìm phân số của một số. * Bài tập cần làm bài 1a, bài 2, bài 4 và bài 3* dành cho HS khá giỏi. II/Các hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm BT về nhà. - GV kiểm tra Vở bài tập của HS. - Nhận xét, ghi điểm. B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. - 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2: Thực hiện mẫu như SGK/137 - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - 3HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Nhận xét, ghi điểm. *Bài 3:(Dành cho HS khá, giỏi) -Ghi bảng biểu thức, gọi HS nêu cách tính. -Gọi 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp. Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. - Gọi HS nêu các bước giải. - YC hs làm bài vào vở (1HS lên bảng làm) - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm bài tập trong VBT. - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học __________________________________________ Luyện từ và câu Luyện tập về câu kể Ai là gì ? I- Mục đích, yêu cầu 1. Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận CN, VN trong các câu đó. 2. Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? II- Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ chép 4 câu kể Ai là gì? bài tập III- Các hoạt động dạy- học Ôn định A. Kiểm tra bài cũ - 1 em làm lại bài 3 - 1 em làm lại bài 4 B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: nêu MĐ-YC 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1 - Gọi học sinh đọc đoạn văn - GV nhận xét, chốt ý đúng - Câu 1, 3 câu giới thiệu - Câu 2, 4 câu nhận định Bài tập 2 - GV treo bảng phụ - GV chốt lời giải đúng Chủ ngữ: Nguyễn Tri Phương; Cả hai ông; Ông Năm; Cần trục Bài tập 3 - Tình huống đến nhà bạn Hà như thế nào? - Gặp bố, mẹ Hà em cần làm gì? - Sử dụng kiểu câu gì? - GV nhận xét, cho điểm 5-7 bài 3. Củng cố, dặn dò - Đóng vai tình huống thăm bạn ốm - Dặn hoàn chỉnh bài vào vở..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc. I- Mục đích, yêu cầu - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu ( đoạn) chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. Hiểu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa của chuyện. II- Đồ dùng dạy- học - GV và học sinh sưu tầm 1 số truyện viết về lòng dũng cảm - Truyện đọc lớp 4. - Bảng lớp chép đề bài KC. III- Các hoạt động dạy- học Ôn định A.Kiểm tra bài cũ - 2 học sinh nối tiếp kể: Những chú bé không chết, nêu nội dung chính, nêu ý nghĩa của chuyện B.Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - Giới thiệu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài 2.Hướng dẫn HS kể chuyện a)Hướng dẫn hiểu yêu cầu đề bài - GV gạch dưới các từ ngữ: lòng dũng cảm, nghe hoặc đọc - Gợi ý 1 là chuyện ở đâu? - Gọi HS giới thiệu tên chuyện b)HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức thi kể chuyện - GV nhận xét, đánh giá và chọn HS kể hay nhất. 3.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị nội dung tiết sau - Về nhà sưu tầm và đọc thêm những câu chuyện viết về chủ đề Dũng cảm.. Thứ 5 ngày 14 tháng 03 năm 2013 Toán Luyện tập chung I/Mục tiêu: - Thực hiện được các phép tính với phân số. *Bài tập cần làm bài 1, bài 2 , bài 3, bài 4 và bài 5* dành cho HS khá giỏi. II/Các hoạt động dạy và học: A /Bài mới: 1/Giới thiệu bài: 2/Luyện tập Bài 1: Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2: YC HS tự làm bài.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - N/xét bài làm trên bảng của bạn. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 3: YC HS tự làm bài. - 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - N/xét bài làm trên bảng của bạn. - Nhận xét, ghi điểm Bài 4: (Thực hiện tương tự BT3) - 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp. - N/xét bài làm trên bảng của b Bài 5:(Dành cho HS khá, giỏi) Gọi hs đọc đề bài. - GV cùng HS phân tích bài toán. - YC hs làm vào vở ( 1 hs lên bảng giải) - Nhận xét, ghi điểm. C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm các bài tập trong VBT - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học. _______________________________________ Thể dục Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay, tung và bắt bóng theo nhóm 2 ngươi, 3 người - Trò chơi: Trao tín gậy I. Mục tiêu: - Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay, tung và bắt bóng theo nhóm hai người, ba người; nhảy dây kiểu chân trước chân sau. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Trao tín gậy. II. Địa điểm phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, bóng, dây III. Các hoạt động dạy và học A . Phần mở đầu: - Tập hợp 4 hàng dọc - GV phổ biến nhiệm vụ * Khởi động: Xoay các khớp cổ * Ôn lại trò chơi vận động: GV tổ chức B. Phần cơ bản: a) Bài tập RLTTCB - Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay: GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích động tác sau đó tổ choc cho HS tập đồng loạt. - Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 2 người. - Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 3 người. b)Nhảy dây kiểu chân trước chân sau:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Cho HS dàn hàng triển khai đội hình tập + Cho HS nhảy tự do trước để HS nắm được cách thực hiện động tác nhảy sau đó mới tập chính thức. +) Trò chơi: Trao tín gậy. -GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu,cho HS chơi thử, sau đó cho HS chơi chính thức. C. Phần kết thúc: - Tập động tác điều hoà: hồi tĩnh - GV n/x đánh giá giờ học -dặn dò: tập các động tác đã được học. - Giao bài về nhà __________________________________________ Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối I- Mục tiêu 1. HS nắm được 2 kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cây cối. 2. Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng. II-Đồ dùng dạy- học - Tranh, ảnh 1 số loại cây: na, ổi, mít, si, tre, tràm, đa - Bảng phụ viết dàn ý quan sát (BT2) III- Các hoạt động dạy- học Ôn định A.Kiểm tra bài cũ - 2 em đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả B. dạy bài mới: 1.giới thiệu bài: - Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật? - Trong bài văn miêu tả cây cối cũng có 2 cách kết bài như vậy - GV ghi tên bài lên bảng 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1: GV nhận xét , chốt bài giải đúng có thể dùng các câu ở đoạn a,b để kết bài . Bài tập 2 - GV dán tranh ,ảnh đã chuẩn bị lên bảng Cây đó là cây gì? Cây có ích lợi gì? Em có cảm nghĩ gì về cây? - GV treo bảng phụ Bài tập 3: GV nêu yêu cầu - Gợi ý cho học sinh dựa vào dàn ý ở bài 2 thêm phần bình luận - GV nhận xét Bài tập 4: Gọi HS đọc đề bài - GV gợi ý: Chọn1trong 3 đề - GV nhận xét, cho điểm 5-7 bài 3.Củng cố, dặn dò . - GV đọc kết bài mẫu SGV 146.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Có mấy cách kết bài - Dặn HS chuẩn bị tiết kiểm tra. __________________________________________ Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Dũng cảm I- Mục tiêu 1.Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Dũng cảm qua việc tìm từ cngf nghĩa, từ tráI nghĩa. Biết 1 số thành ngữ gắn với chủ điểm và đặt được1 câu với thanhf ngữ theo chủ điểm. 2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. II- Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết ND bài 1,4. Bảng lớp viết từ ngữ bài tập 2, mảnh bìa viết 3 từ cần điền. III- Các hoạt động dạy- học Ôn định A.Kiểm tra bài cũ - 2 HS đóng vai giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng bạn trong nhóm (câu kể ai là gì? ) B.Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - Thế nào là từ cùng nghĩa ? - Thế nào là từ trái nghĩa ? - GV treo bảng phụ, so sánh bài làm của HS, chốt ý đúng Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu - Muốn đặt câu đúng em phải làm gì ? - GV ghi nhanh 1 số câu lên bảng, nhận xét VD: Các chiến sĩ đặc công rất gan dạ. Bạn Hà rất nhút nhát, rụt rè. Bài tập 3 - GV gắn 3 mảnh bìa có 3 từ lên bảng - GV nhận xét, chốt ý đúng: - Dũng cảm bênh vực lẽ phải - Khí thế dũng mãnh - Hi sinh anh dũng Bài tập 4 - GV giải thích nghĩa của các thành ngữ - GV chốt lời giải đúng: hai thành ngữ - Vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt Bài tập 5 - Đặt câu với mấy thành ngữ ? - GV nhận xét, sửa những câu chưa đúng 3.Củng cố, dặn dò - Nêu thêm 1 số thành ngữ: dũng cảm - Học thuộc các thành ngữ trên.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ________________________________________ Địa lý Dải đồng bằng duyên hải miền Trung I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Dựa vào bản đồ và lược đồ, chỉ và đọc tên ĐB duyên hải miền Trung - Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển, Khí hậu mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễgaay ngập lụt,… - HS khá giỏi giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp; xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực bắc nam dãy Bạch Mã. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về thiên nhiên duyên hải miền Trung III. Các hoạt động dạy học: I- Dạy bài mới: 1. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển + HĐ1: Làm việc cả lớp và nhóm đôi B1: GV chỉ vị trí suốt dọc duyên hải miền Trung trên bản đồ B2: Cho HS dựa vào tranh ảnh, lược đồ để so sánh về vị trí, độ lớn của các đồng bằng duyên hải miền Trung với đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - GV nhận xét và bổ sung B3: Cho HS xem tranh ảnh về các đầm phá, cồn cát... 2. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam + HĐ2: Làm việc cả lớp B1: Cho HS quan sát lược đồ SGK và chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân... B2: Giải thích vai trò bức tường chắn gió Bạch Mã và sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã( SGV-107) B3: Giải thích để HS cùng quan tâm và chia sẻ với người dân miền Trung về khó khăn do thiên tai gây ra ( SGV-108 ) - Cho HS hoàn thành bài tập 2-SGK - GV nhận xét và bổ xung. IV, Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học __________________________________________ Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013 Tập làm văn Luyện tập miêu tả cây cối I- Mục tiêu 1. Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài 2. Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. II- Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý. - Tranh ảnh cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa. III- Các hoạt động dạy- học A.Kiểm tra bài cũ - 2 em đọc đoạn kết bài mở rộng miêu tả cây cối ở bài tập 4 B.Dạy bài mới.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Giới thiệu bài SGV 150 2. Hướng dẫn HS làm bài tập a)Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu - GV mở bảng lớp - Gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài: Tả một cây có bóng mát( hoặc cây hoa, cây ăn quả) mà em yêu thích. - Đề bài yêu cầu tả gì ? - Em chọn tả loại cây gì ? - Nêu ví dụ cây có bóng mát - Ví dụ cây ăn quả - Ví dụ cây hoa - GV dán 1 số tranh ảnh lên bảng - Cấu trúc bài văn có mấy phần ? b)Hướng dẫn HS viết bài - GV nhận xét chấm 7- 10 bài 3.Củng cố, dặn dò - Đọc 1 bài viết hay nhất của HS - Dặn HS hoàn chỉnh bài ở nhà. _________________________________________________ Toán Luyện tập chung I/Mục tiêu - Thực hiện được các phép tính với phân số. - Biết giải bài toán có lời văn. *Bài tập cần làm bài 1, bài 3, bài 4 và bài 2* ; bài 5 dành cho HS khá giỏi II/Các hoạt động dạy và học: A/ Giới thiệu bài: B/ HD hs làm bài tập Bài 1: Gọi hs nêu y/c của bài - YC HS kiểm tra từng phép tính, sau đó báo cáo kết quả trước lớp. - Cùng HS nhận xét câu trả lời của HS. *Bài 2: Khi thực hiện nhân 3 phân số ta làm ntn? - YC HS thực hiện - 3HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. 1. 1. 1. 1×1 ×1. 1. 1 1 1. 1. a) 2 × 4 × 6 = 2× 4 × 6 = 48 1. 6. 6. 4. 1. 4. 3. b) 2 × 4 : 6 = 2 × 4 × 1 = 8 = 4 1 1. 1. 1. 1. c) 2 : 4 × 6 = 2 × 1 × 6 =12 = 3 - Nhận xét, ghi điểm. Bài 3: YC HS tự làm bài - Nhắc nhở: Các em nên chọn MSC bé nhất. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. - GV cùng HS phân tích bài toán..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Gọi HS nêu các bước giải. - YC HS tự làm bài. Giải Số phần bể đã có nước là: 3 2 29 + = (bể) 7 5 35. Số phần bể còn lại chưa có nước là: 29. 6. 1 - 35 =35 (bể) Đáp số:. 6 bể 35. Bài 5 (Dành cho HS khá, giỏi). Học sinh nêu yêu cầu. Gọi học sinh lên bảng làm C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm các BT trong VBT. - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học. ______________________________________ Khoa học Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt I. Mục tiêu : sau bài học học sinh có thể - Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại)và những vật dẫn nhiệt kém,(gỗ, nhựa...) - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. - Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản gần gũi. * Các KNS được giáo dục trong bài: - Kỹ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt/ cách nhiệt tốt. - Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt , cách nhiệt. II. Đồ dùng dạy học: - phích nước nóng, xoong nồi....; Nhóm : hai chiếc cốc, thìa kim loại, thìa gỗ, thìa nhựa.... C. Các hoạt động dạy học I- Kiểm tra : nêu n/ tắc hoạt động của nhiệt kế II- Dạy bài mới + HĐ1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém B1: Cho học sinh làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi trang 104 - Xoong và quai xoong làm bằng chất dẫn nhiệt tốt hay kém? Vì sao? B2: Học sinh làm việc nhóm và thảo luận - Tại sao trời rét chạm tay ghế sắt thấy lạnh. - Khi chạm tay vào ghế gỗ không có cảm giác bằng ghế sắt + HĐ2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí B1: HS đọc đối thoại SGK và làm thí nghiệm 3 B2: Các nhóm tiến hành thí nghiệm như SGK trang 15 B3: Trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận HĐ3: Kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Cách tiến hành : chia thành 4 nhóm, thi kể tên và nói công dụng của các vật cách nhiệt - Chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm thi kể. IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. ___________________________________________ SINH HOẠT LỚP I, Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 26 -HS tự đánh giá về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng cá nhân trong tổ của mình. - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần sau. - Phương hướng tuần 27 * Giáo dục ý thức tập thể, ý thức bảo vệ môi trường. II,Nội dung chính:(20’) 1. Lớp trưởng nêu nội dung sinh hoạt: - Đánh giá hoạt động nề nếp, hoạt động học tập của từng tổ trong tuần. - Tổ trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng cá nhân trong tổ mình. - Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt: 2. Các tổ trưởng nhận xét từng thành viên trong tổ mình. 3. Lớp trưởng đánh giá nhận xét của tổ trưởng 4. Giáo viên nhận xét từng mặt: * Ưu điểm: + Học tập: …………………………………………………………………….. ..................................................................................................................................... ... .................................................................................................................................. + Đạo đức:……………………………………………………………………… ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... + Thểdục: ……………………………………………………………………… ..................................................................................................................................... + Vệ sinh: ……………………………………………………………………… ..................................................................................................................................... +Các mặt khác: ……………………………………………………………..... ..................................................................................................................................... *Nhược điểm……………………………………………………………………….. ..................................................................................................................................... 4, Phương hướng hoạt động tuần 27 ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Chiều thứ 6 ngày 15 tháng 03 năm 2013 Đạo đức Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết: - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. - Hiểu vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo - Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động gia đình bạn bè cùng tham gia. - Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo. * Các KNS được giáo dục trong bài: - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo. B. Đồ dùng dạy học: - Mỗi HS có 3 tấm bìa xanh, đỏ, trắng - Phiếu điều tra theo mẫu C. Các hoạt động dạy học: I- Tổ chức: II- Kiểm tra: III- Dạy bài mới: + HĐ1: Thảo luận nhóm - Cho HS đọc các thông tin và thảo luận câu hỏi: - Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra - Em có thể làm gì để giúp đỡ họ? - Gọi đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh phải chịu nhiều khó khăn thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của đỡ họ đó là hoạt động nhân đạo + HĐ2: Làm việc theo nhóm đôi Bài tập 1: Cho các nhóm thảo luận - Gọi đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận + HĐ3: Bày tỏ ý kiến Bài tập 3: GV phổ biến cách chơi - GV lần lượt nêu ý kiến để HS bày tỏ - GV nhận xét - Gọi HS đọc phần ghi nhớ IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Thể dục Nhảy dây kiểu chân trước , chân sau Trò chơi: Trao tín gậy I. Mục tiêu: - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2,3 người; nhảy dây kiểu chân trước, chân sau..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Trao tín gậy. II. Địa điểm phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, bóng, dây III. Các hoạt động dạy và học A . Phần mở đầu: - Tập hợp 4 hàng dọc - GV phổ biến nhiệm vụ * Khởi động: Xoay các khớp cổ * Ôn lại trò chơi vận động: GV tổ chức B. Phần cơ bản: a) Bài tập RLTTCB - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2,3 người: GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích động tác sau đó tổ chức cho HS tập đồng loạt. - Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 2 người. - Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 3 người. b)Nhảy dây kiểu chân trước chân sau: + Cho HS dàn hàng triển khai đội hình tập + Cho HS nhảy tự do trước để HS nắm được cách thực hiện động tác nhảy sau đó mới tập chính thức. +) Trò chơi: Trao tín gậy. -GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu, cho HS chơi thử, sau đó cho HS chơi chính thức. C. Phần kết thúc: - Tập động tác điều hoà: hồi tĩnh - GV n/x đánh giá giờ học -dặn dò: tập các động tác đã được học. - Giao bài về nhà _________________________________ Luyện viết LUYỆN VIẾT BÀI 26 I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết Thắng biển - Rèn tư thế ngồi viết đúng đồng thời rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh. II. Chuẩn bị dạy- học - Bảng phụ, Vở Luyện viết. III. Các hoạt động dạy- học 1. Giới thiệu: 2. Dạy bài mới: - GV đọc mẫu một lượt..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: - Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão được miêu tả theo trình tự nào? - Cuộc tiến công dữ dội của cơn bão được miêu tả như thế nào? - Trong đoạn 1-2 tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để tả? - Tác dụng của các biện pháp này? - Những từ ngữ hình ảnh nào trong bài thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến - GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Trình bày sao cho đẹp, đúng với thể loại. - GV đọc cho HS viết - Đọc soát lỗi. - Chấm bài IV Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét - Về nhà xem lại bài.. Duyệt của tổ trưởng ..................................................................................................................................... .... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×