Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.58 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHỤ LỤC ( kèm công văn số 1527/SGDĐT-GDTH ngày 23 tháng 11 năm 2012) PHỤ LỤC 1.. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐƠN GIẢN. Hiện nay có những phần mềm xử lý số liệu thống kê giúp người nghiên cứu xử lý nhanh, chính xác các số liệu thu được từ khảo sát, thực nghiệm. Tuy nhiên đối với những người chưa có điều kiện tiếp cận các công thức thống kê trong phần mềm Excel, hơn nữa trong phạm vi một đề tài nhỏ, số liệu điều tra không nhiều thì chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đơn giản như sau: 1. Phương pháp tính tỉ lệ % : Đây là phương pháp đơn giản nhất, thường áp dụng cho những câu hỏi được soạn theo thang định danh. Ví dụ với câu hỏi: Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện chương trình môn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường của anh (chị) là : □ Không có thời gian để xếp thời khóa biểu □ CSVC hạn chế □ Kinh phí hạn hẹp □ Năng lực tổ chức họat động của GVCN còn hạn chế □ HS không hứng thú họat động Chúng ta có thể lập bảng thống kê các số liệu thu được và tính tỷ lệ % của mỗi khó khăn được chọn trong tổng số những người trả lời câu hỏi trên: Những khó khăn khi triển khai thực hiện chương trình môn học HĐGDNGLL TS người trả lời: 200 Khó khăn 1. Không có thời gian để xếp TKB 2. CSVC hạn chế 3. Kinh phí hạn hẹp 4. Năng lực tổ chức họat động của GVCN còn hạn chế 5. HS không hứng thú họat động. Tổng số ý kiến. Tỉ lệ %. 126. 63%. 140. 70%. 144. 72%. 48. 24%. 72. 36%.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Từ đó chúng ta có thể xếp thứ tự các khó khăn được chọn theo tỷ lệ % giảm dần và lý giải vấn đề theo kết quả đã thu thập được. 2. Phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc: Phương pháp này áp dụng có hiệu quả để xử lý những thông tin thu được từ những câu hỏi được sọan thảo theo thang thứ tự, thang khoảng cách hoặc thang Likert. Ví dụ với câu hỏi: Để tiến hành thực hiện tốt chương trình môn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, theo anh (chị) các yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào?(Đánh dấu X vào cột mức độ quan trọng tương ứng với từng yếu tố ) Các yếu tố. MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG Rất Khá Không Quan Ít quan quan quan quan trọng trọng trọng trọng trọng. 1. Sự chỉ đạo quyết tâm của hiệu trưởng 2. Phối hợp chặt chẽ với họat động Đội 3. CSVC đầy đủ 4. GVCN nhiệt tình, trách nhiệm cao 5. Bồi dưỡng tự quản cho HS 6. Chọn ND, hình thức HĐ phù hợp. Chúng ta thiết lập bảng thống kê dưới đây: Những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL TS người trả lời: 20 Số ý kiến chọn theo từng mức độ Rất Khá Không Điểm Các yếu tố Quan Ít quan TB quan quan quan trọng trọng trọng trọng trọng 1.Sự chỉ đạo… 12 6 2 3,5 2.Phối hợp chặt chẽ… 6 9 4 1 3 3.CSVC đầy đủ… 8 9 3 3,1 4.GVCN nhiệt tình… 11 8 1 3,5 5.Bồi dưỡng tự quản… 9 9 3,15 6.Chọn ND,HT…. 7 5 3 3 2 2,6. Trong đó điểm trung bình của mỗi yếu tố được tính bằng cách:. Thứ bậc 1 5 4 1 3 6.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Cho điểm 4 , 3 , 2 , 1 , 0 tương ứng với mỗi ý kiến chọn rất quan trọng, khá quan trọng, quan trọng, ít quan trọng hoặc không quan trọng *Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố: Ví dụ: ĐTB (yếu tố 1 ) = ( 12 x 4 + 6 x 3 + 2 x 2 ) / 20 = 3,5 * Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó: - Từ 3,2 đến 4 : Rất quan trọng - Từ 2,4 đến cận 3,2 : Khá quan trọng - Từ 1,6 đến cận 2,4 : Quan trọng - Từ 0,8 đến cận 1,6 : Ít quan trọng - Từ 0 đến cận 0,8 : Không quan trọng * Dựa vào điểm trung bình của các yếu tố để xếp thứ bậc về mức độ quan trọng của các yếu tố đó. Rút ra những nhận xét cần thiết. Trong lọai câu hỏi được sọan theo thang Likert có thể cho điểm mỗi yếu tố cần xem xét theo thang khẳng định hoặc thang phủ định:. Thang khẳng định. Thang phủ định. 5đ 4đ 3đ 2đ 1đ. 1đ 2đ 3đ 4đ 5đ. Hòan tòan đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hòan tòan không đồng ý. Trong thang khẳng định, giá trị trung bình của một yếu tố nào càng cao thì mức độ chấp nhận của nó càng cao. Ngược lại trong thang phủ định, giá trị trung bình của yếu tố nào càng cao thì mức độ được chấp nhận của nó càng thấp (mức độ không chấp nhận càng cao). Ví dụ với câu hỏi: Theo anh ( chị ), tầm quan trọng của các yếu tố sau đây như thế nào đối với nhà quản lý giáo dục ? ( 1=không quan trọng, 7= rất quan trọng ). Đối với mỗi yếu tố, anh ( chị ) khoanh tròn chữ số biểu thị mức độ tầm quan trọng của yếu tố đó theo ý kiến của mình. 1. Am hiểu lĩnh vực mình đang quản lý 2. Có trình độ học vấn cao 3. Có năng lực quản lý, lãnh đạo 4. Đạo đức gương mẫu 5. Được mọi người tôn trọng 6. Có sức khỏe tốt. 1 1 1 1 1 1. 2 2 2 2 2 2. 3 3 3 3 3 3. 4 4 4 4 4 4. 5 5 5 5 5 5. 6 6 6 6 6 6. 7 7 7 7 7 7.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chúng ta thiết lập bảng thống kê số liệu thu được từ các phiếu trả lời như trình bày dưới đây: Tầm quan trọng của các yếu tố đối với quản lý giáo dục TS người trả lời: 20 Số ý kiến lựa chọn theo từng mức độ ĐTB Hạng Các yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 1.Am hiểu lĩnh vực mình đang 5 2 3 10 5,55 3 quản lý 2. Có trình độ học vấn cao 1 1 2 3 2 4 7 5,2 5 3. Có năng lực quản lý, lãnh đạo 4 1 5 10 6,05 1 4. Đạo đức gương mẫu 1 3 3 5 9 5,57 2 5. Được mọi người tôn trọng 9 5 3 3 2,3 6 6. Có sức khỏe tốt 1 2 2 3 6 7 5,3 4. Theo đó cho điểm 1, 2 ,3, 4, 5, 6, 7 tương ứng với mỗi ý kiến chọn mức độ là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Căn cứ điểm trung bình để xác định mức độ giá trị và xếp hạng các yếu tố theo mức độ giá trị đó. Ví dụ với câu hỏi: Trong các lọai họat động sau đây, em hãy xếp thứ bậc từ thích nhất đến không thích ( 1: thích nhất … 6:không thích nhất ) bằng cách ghi chữ số chỉ thứ bậc vaò ô tương ứng với từng họat động. □ Nghi thức Đội □ Sinh họat chủ đề □ Làm kế họach nhỏ □ Cắm trại □ Phụ trách sao nhi đồng □ Công tác Trần Quốc Toản Số liệu thu được từ câu hỏi trên được trình bày trong bảng thống kê dưới đây: Mức độ hứng thú của học sinh đối với các hoạt động TS học sinh trả lời: 40. Hoạt động Nghi thức Đội Sinh họat chủ đề Làm kế họach nhỏ Cắm trại Phụ trách sao nhi đồng Công tác Trần Quốc Tỏan. Thứ bậc của HĐ được HS chọn 1 2 3 4 5 2 5 8 10 5 10 7 8 7 5 11 5 9 25 6 4 5 10 15 8 4 3 2 5 10 11. lựa 6 15 3 10. 12. ĐTB. Hạng. 4,775 3,275 4,200 1,725 2,735 4,650. 6 3 4 1 2 5.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Với cách tính này, họat động nào có điểm trung bình thấp hơn thì họat động đó được học sinh ưa thích hơn. Chú ý: Trong việc tính giá trị trung bình của các yếu tố nghiên cứu như trình bày ở trên, nếu chúng ta tính phương sai và độ lệch chuẩn để xác định độ phân tán của các biện lượng chung quanh giá trị trung bình thì kết luận sẽ xác đáng hơn..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHỤ LỤC 2. MẪU BÁO CÁO. UBND HUYỆN/TP.......................... PHÒNG GDĐT................ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ............................, ngày….. tháng ….năm 2012. BÁO CÁO SỐ LƯỢNG VÀ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NĂM HỌC ……………….. 1. Tổng số cán bộ, GV, NV: 2. Số lượng đề tài :……………trong đó : SKKN : Cấp trường : NCKHSPUD : Cấp trường : -. Cấp huyện/tp : Cấp huyện/tp :. 3.Xếp loại NCKHSPUD của Hội đồng chuyên môn hoặc Hội đồng KH Phòng GD - ĐT Loại A: ……………. …..Chiếm ……% Loại B:……………. ……Chiếm ……% Loại C:……………. ……Chiếm ……% Không đạt: …………….. Chiếm ……%. 4. Nhận xét chung (Ưu điểm, hạn chế): …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….. TRƯỞNG PHÒNG (Ký và đóng dấu).
<span class='text_page_counter'>(7)</span>