Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tóm tắt luận án tiếng việt nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.24 KB, 29 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, nghiên cứu đánh giá cảnh quan, một công việc
tiên quyết trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng và là cơ sở khoa
học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 3.533,4 km
2
, nằm
trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, cách Hà Nội 80 km. Phú Thọ là
một trong những tỉnh có độ che phủ rừng khá cao (49%), có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp, có nhiều điều kiện
thuận lợi trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại, Phú Thọ còn có
nhiều tiềm năng về du lịch tự nhiên đặc biệt du lịch sinh thái, là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc
của tổ tiên,
Để khai thác được đầy đủ các tiềm năng của tự nhiên đó phục vụ cho phát triển KT-XH mà không gây tác
động xấu đến tự nhiên, đòi hỏi con người phải hiểu biết và nắm chắc về các quy luật phát triển của tự nhiên trước
khi tiến hành khai thác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lòng mong muốn đưa ra những ý tưởng định hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển KT-XH theo hướng phát triển bền vững địa bàn toàn tỉnh nói chung
và phát triển một giống cây trồng quý giá, một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ là cây bưởi Đoan Hùng nói riêng
theo định hướng phát triển của tỉnh, nên tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát
triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ” cho luận án của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
2
Xác lập được những luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lý Tài nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường
tỉnh Phú Thọ trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội (cụ thể 3 ngành
kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch).
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan. Xác lập cơ sở phương pháp luận,
các nguyên tắc và phương pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu cảnh quan trong quy hoạch sử dụng hợp lý Tài


nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan; thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1:100.000;
bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000; phân tích cảnh quan (cấu trúc, chức năng, động lực) nhằm làm
sáng tỏ quy luật phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu.
- Đánh giá cảnh quan tỉnh Phú Thọ cho mục đích phát triển 3 ngành nông, lâm nghiệp và du lịch; đánh giá
cảnh quan huyện Đoan Hùng cho phát triển và phân bố cây bưởi. Đề xuất các định hướng khai thác, sử dụng hợp lý
tài nguyên, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất theo các đơn vị cảnh quan tỉnh Phú Thọ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: toàn bộ lãnh thổ tỉnh Phú Thọ, với diện tích tự nhiên 3.533,4 km
2
.
4. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Phú Thọ có tiềm năng đa dạng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội đã
tạo nên đặc điểm phân hóa đa dạng, phức tạp nhưng có quy luật của tự nhiên lãnh thổ được thể hiện rõ qua các đặc trưng
của cảnh quan tự nhiên; đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đánh giá mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan
cho các mục đích thực tiễn.
3
- Luận điểm 2: Kết quả đánh giá cảnh quan, hiện trạng phát triển KT-XH lãnh thổ nghiên cứu là cơ sở khoa
học để đề xuất các định hướng tổ chức không gian, kiến nghị các giải pháp phù hợp cho phát triển các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Phú Thọ; không gian phân bố cây bưởi đặc sản ở huyện Đoan Hùng.
5. Những điểm mới của đề tài
5.1. Đã tiến hành nghiên cứu sự phân hóa đa dạng và có tính quy luật của các thành phần tự nhiên - các nhân
tố có vai trò quan trọng, quyết định đặc điểm cảnh quan tỉnh Phú Thọ. Xây dựng được hệ thống phân loại, thành lập
Bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000; Bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ lớn 1:50.000.
5.2. Đánh giá và xác lập được mức độ thích nghi sinh thái của các đơn vị cảnh quan đối với các ngành
nông, lâm nghiệp và du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, xây dựng các bản đồ đánh giá thích nghi và bản đồ quy
hoạch tổng hợp làm cơ sở đề xuất định hướng và các giải pháp cho phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch
trên địa bàn nghiên cứu.
5.3. Xác định được khả năng phát triển và không gian phân bố mở rộng cây bưởi đặc sản trên địa bàn huyện
Đoan Hùng trên cơ sở các đơn vị phân loại của bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1:50.000.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương với 17
bản đồ, 1 lát cắt, 5 hình vẽ, 23 bảng số liệu, 21 phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các mục đích ứng dụng thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm cảnh quan tỉnh Phú Thọ
4
Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Chương 4: Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
CHO CÁC MỤC ĐÍCH ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan các công trình có liên quan
1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới
- Nghiên cứu cảnh quan ở Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu
Cơ sở của địa lý tự nhiên hiện đại gắn liền với tên tuổi và các công trình nghiên cứu của nhà thổ
nhưỡng học người Nga V.V. Dokutsaev (1846-1903). Học thuyết về đất của ông là nhân tố khởi đầu về tổng hợp
thể địa lý tự nhiên.
Tiếp đó, các nhà địa lý Xô Viết giữa thế kỉ 19 như S.V. Kalexnik, A.A. Grigôriev, N.A. Xontxev, V.N.
Xukatxev, B.B. Polưnôv, V.I. Prokaev, V.X. Preobrajenxki, A.G. Ixatsenko tiếp tục hoàn thiện về lý luận và thực tiễn
nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nền kinh tế quốc dân.
Tại một số nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc) sự quan tâm về các vấn đề cảnh quan cũng chịu sự ảnh
hưởng của các nhà nghiên cứu cảnh quan Liên Xô
Có thể thấy rằng hướng nghiên cứu cảnh quan tại Nga và các nước Đông Âu ngày càng đi sâu vào nghiên cứu
đa dạng cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của cảnh quan, mục đích nghiên cứu cảnh quan để ứng dụng vào các
vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các vùng miền, lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý TNTN, BVMT và phát triển
kinh tế - xã hội một cách bền vững.

5
- Nghiên cứu cảnh quan ở Tây Âu và Bắc Mỹ
So với Nga và Đông Âu, các nghiên cứu cảnh quan tại Tây Âu và Bắc Mĩ xuất hiện muộn hơn, chỉ thực sự bắt
đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và lúc đầu với những quan niệm không khác xa nhau.
Kể từ 1980 trở về trước các nghiên cứu cảnh quan học các nước Tây Âu và Bắc Mĩ không phát triển mạnh bằng
Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ yếu nghiên cứu theo hướng môi trường địa lí tự nhiên. Chỉ từ sau năm 1980, cảnh quan
học đã có sự kết hợp với sinh thái học xuất hiện một hướng nghiên cứu mới là cảnh quan sinh thái. Đây cũng là hướng
nghiên cứu phát triển mạnh mẽ bắt đầu từ các nước Tây Âu và Bắc Mĩ.
- Một số hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng
Cho đến nay, cảnh quan vẫn là một chủ đề rộng lớn và phức tạp với nhiều hướng nghiên cứu chuyên sâu như: cảnh
quan sinh thái (CQST), cảnh quan đô thị (CQĐT), cảnh quan nông thôn (CQNT), cảnh quan văn hóa hay còn gọi là cảnh
quan nhân sinh (CQNS)
Luận án cũng đã điểm qua vài nét sự phát triển của 3 hướng nghiên cứu cảnh quan đã và đang được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu, và phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay là: hướng nghiên cứu cảnh quan sinh thái,
cảnh quan nhân sinh và cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn.
1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, giai đoạn trước năm 1975 được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học cảnh
quan Việt Nam sau này, các nghiên cứu chủ yếu theo hướng phân vùng địa lí tự nhiên.
Giai đoạn sau năm 1975 là giai đoạn khoa học cảnh quan Việt Nam phát triển. Đặc biệt giai đoạn 1990 đến nay
là giai đoạn phát triển mạnh của ngành cảnh quan học Việt Nam. Các nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học từ của
các nhà cảnh quan học Nga đến các nhà cảnh quan học Tây Âu và Bắc Mĩ. Đặc biệt, hướng nghiên cứu cảnh quan
sinh thái theo trường phái Tây Âu và Bắc Mĩ đã được nhiều nhà khoa học áp dụng qua nhiều công trình nghiên cứu
có giá trị thực tiễn cao.
6
Ngoài ra, còn một số lượng lớn các đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công ở trong nước, nội dung
tương đối đa dạng, đề cập cả lý luận và thực tiễn.
Bên cạnh các công trình lý luận về cảnh quan sinh thái, các nhà cảnh quan và các nhà địa lí tổng hợp đã nghiên
cứu và thành lập hàng loạt các bản đồ cảnh quan ở các tỉ lệ khác nhau, phạm vi từ toàn lãnh thổ Việt Nam đến bản đồ
cảnh quan khu vực và các tỉnh.
1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh Phú Thọ

Từ trước đến nay các công trình nghiên cứu mang tính địa lí tự nhiên tổng hợp tỉnh Phú Thọ chưa có nhiều,
phần lớn là những nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận của môi trường tự nhiên phục vụ các yêu cầu trước mắt về
khai thác và quản lý tài nguyên trong tỉnh.
Luận án đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu tự nhiên, KT-XH đã có tại Phú
Thọ, thể hiện qua một một số đề tài, dự án của các cá nhân, cơ quan cấp Nhà nước, cấp tỉnh và cấp huyện trên địa
bàn nghiên cứu.
Thực tế cho đến nay, Phú Thọ chưa có một tài liệu hay một công trình nào đi sâu nghiên cứu cảnh quan tự
nhiên, sinh thái cảnh quan lãnh thổ. Có thể khẳng định hướng nghiên cứu cảnh quan để phục vụ những mục đích KT-
XH cụ thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa được quan tâm, vì thế đây là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ, có giá trị
thực tiễn đối với tỉnh.
1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan tỉnh Phú Thọ
1.2.1. Quan niệm về cảnh quan
Trong quá trình phát triển của cảnh quan học, đã có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm, học thuyết khác
nhau về cảnh quan, thể hiện qua hàng loạt các định nghĩa. Khái niệm “Cảnh quan” dần dần được hoàn chỉnh, mỗi
khái niệm đánh dấu một bước phát triển của khoa học cảnh quan trên thế giới.
7
Cho đến nay, đối với khoa học cảnh quan tồn tại ba quan niệm về cảnh quan khác nhau tùy theo ý và nội
dung muốn diễn đạt: quan điểm coi cảnh quan là một khái niệm chung (danh từ chung), quan điểm kiểu loại, quan
điểm coi cảnh quan là các cá thể.
Trong đề tài, cảnh quan tỉnh Phú Thọ được coi là một thể tổng hợp phức tạp, vừa có tính đồng nhất vừa bất
đồng nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố thành phần cấu tạo nên (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, ),
giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc tác động lẫn nhau, đồng thời có sự phân hóa phức tạp từ cấp cao đến thấp theo hệ
thống phân loại nhất định tạo nên tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan tỉnh.
1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan
- Đối tượng nghiên cứu cảnh quan: ở phạm vi cấp tỉnh đối tượng đánh giá là đơn vị Loại cảnh quan, phạm vi
cấp huyện đối tượng là đơn vị Dạng cảnh quan.
- Nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan:
Luận án căn cứ và vận dụng thống nhất 3 các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc phát sinh hình thái,
Nguyên tắc đồng nhất tương đối, Nguyên tắc tổng hợp.
- Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan: là nghiên cứu hợp phần tự nhiên thành tạo nên cảnh quan và mối quan

hệ tác động tương hỗ giữa chúng trong cảnh quan. Đó cũng chính là nghiên cứu và phân tích về cấu trúc đứng, cấu
trúc ngang, nghiên cứu chức năng và động lực cảnh quan.
1.2.3. Lý luận về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)
- Bản chất của đánh giá cảnh quan:
- Đối tượng đánh giá cảnh quan:
- Phương pháp đánh giá cảnh quan
Các phương pháp nghiên cứu đánh giá cảnh quan áp dụng trong đề tài
8
+ Phương pháp đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp
Phương pháp trung bình cộng, có trọng số được sử dụng trong quá trình đánh giá:
D
0
=

=
n
i
DiKi
n
1
.
1
D
0
: điểm đánh giá chung cảnh quan
Di: điểm đánh giá chỉ tiêu thứ i.
Ki: hệ số tầm quan trọng (trọng số) của
chỉ tiêu thứ i
i: yếu tố đánh giá i=1, 2, 3 n; n: số
lượng chỉ tiêu.

Khoảng điểm ∆D của cấp mức độ thích hợp được tính theo công thức khoảng cách đều:
∆D = (D
max
-
D
min
)/M
D
max
: điểm đánh giá chung cao nhất
D
min
: điểm đánh giá chung thấp nhất
M: số cấp đánh giá (3 cấp)
+ Phương pháp đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch
Để đánh giá mức độ thuận lợi của cảnh quan cho phát triển du lịch, chúng tôi tiến hành đánh giá riêng các dạng
tài nguyên du lịch Phú Thọ (địa hình, khí hậu, nước, sinh vật, di tích lịch sử, lễ hội ) và đánh giá theo các tuyến,
điểm du lịch.
+ Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho cây bưởi đặc sản huyện Đoan Hùng
Trên cơ sở mục tiêu đánh giá mức độ thích nghi cảnh quan của các đơn vị dạng cảnh quan cho phát triển
cây bưởi. Phạm vi nghiên cứu là huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở bản đồ cảnh quan tỉ lệ lớn 1:50.000,
đơn vị phân loại cơ sở cấp dạng cảnh quan.
9
Phương pháp đánh giá: cũng trên cơ sở phương pháp trung bình cộng các điểm thành phần, có tính trọng số
ở phần trên.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Đặc điểm, vai trò các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Vị trí địa lí
Phú Thọ được giới hạn bởi hệ tọa độ địa lí từ 20

0
55’B đến 21
0
43’B và từ 104
0
47’Đ đến 105
0
27’Đ. Với vị
trí trên, hàng năm Phú Thọ nhận được một lượng bức xạ lớn, nền nhiệt cao, là điều kiện cho sinh vật phát triển
mạnh mẽ, hình thành trên toàn lãnh thổ kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh. Điều này cũng quyết định thiên
nhiên Phú Thọ là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
2.1.2. Địa chất
Phú Thọ có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài, phức tạp và được cấu tạo bởi:các đá trầm tích biến
chất cổ, các đá trầm tích lục nguyên, trầm tích phun trào lục nguyên xen cacbonat Paleozoi - Mezozoi sớm, các
trầm tích Neogen - Đệ Tứ, các đá macma,
Đây là một trong các yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nền móng cảnh quan tỉnh Phú
Thọ.
2.1.3. Địa hình, địa mạo
Địa hình Phú Thọ có sự phân hóa rất rõ rệt, có thể chia thành 3 nhóm kiểu địa hình sau:
- Địa hình núi trung bình và núi thấp phân bố ở phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam
- Địa hình đồi gò bát úp phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc
10
- Địa hình đồng bằng xen kẽ núi sót phân bố theo dải dọc ven các sông Đà, Hồng (Thao), Lô.
Địa hình ngoài vai trò quan trọng quy định tính chất nền rắn trong cấu trúc đứng cảnh quan, nó còn chi
phối mạnh mẽ đến chế độ nhiệt - ẩm, tính chất đất, thảm thực vật các yếu tố cấu thành các đơn vị cảnh quan. Đây
là yếu tố cơ sở nền tảng trong quá trình thành tạo cảnh quan, hình thành nên các lớp, phụ lớp cảnh quan.
2.1.4. Khí hậu
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Phú Thọ khá cao, đạt trị số trung bình 22-23
0
C, nhiệt độ có sự phân

hóa rõ rệt theo độ cao địa hình.
Tổng lượng mưa năm ở Phú Thọ có sự phân hóa theo xu hướng tăng dần từ Đông sang Tây, từ vùng thấp
lên vùng cao, và thuộc loại mưa vừa (1500-2000 mm/n), chế độ mưa mùa hè.
Về đặc điểm sinh khí hậu, trên lãnh thổ Phú Thọ tồn tại 8 loại sinh khí hậu phân hóa từ hơi nóng, ấm, mát đến
hơi lạnh; từ mưa nhiều đến mưa ít
Khí hậu là một trong yếu tố quan trọng trực tiếp hoặc gián tiếp trong phân chia các cấp phân vị hệ cảnh
quan, phụ hệ cảnh quan và kiểu cảnh quan.
2.1.5. Thuỷ văn
Đặc điểm chung của các sông ngòi Phú Thọ là đều bắt nguồn từ đường phân thủy của sông Hồng và sông Lô hoặc
từ những dãy núi cao của huyện Thanh Sơn, Yên Lập có độ dốc lớn, về mùa mưa nước dâng cao đột ngột thường gây lũ
lụt, sạt lở ảnh hưởng xấu tới giao thông và phá hủy mùa màng.
Thủy văn có vai trò quan trọng trong vận chuyển, phân bố lại vật chất của cảnh quan, chế độ dòng chảy
cũng là nhân tố chi phối tính chu kì của cảnh quan, động lực phát triển của cảnh quan.
2.1.6. Thổ nhưỡng
Phú Thọ có 11 nhóm đất bao gồm: đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất
xám bạc màu trên phù sa cổ, đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét, đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit,
đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất feralit đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến
chất, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, đất dốc tụ thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá.
11
Sự phân hóa các loại đất trên những đá mẹ khác nhau là chỉ tiêu phân chia các loại cảnh quan tỉnh Phú Thọ,
mỗi loại cảnh quan hình thành trên loại đất khác nhau, nên có đặc điểm, chức năng khác nhau.
2.1.7. Sinh vật
Thảm thực vật tỉnh Phú Thọ hội tụ các tính chất nhiệt đới, á nhiệt đới, có các kiểu rừng tương ứng với sự
phân hóa của điều kiện tự nhiên:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
- Rừng thứ sinh
- Trảng cây bụi thứ sinh
- Thảm thực vật trồng.
Đặc trưng của thảm thực vật là chỉ tiêu quan trọng để phân chia cấp kiểu cảnh quan, còn trạng thái hiện tại của
kiểu thảm (quần hợp thực vật hiện tại) là một căn cứ để phân chia cấp loại cảnh quan.

2.1.8. Các hoạt động nhân sinh
Một số hoạt động nhân tác có tính chất thành tạo và biến đổi cảnh quan Phú Thọ bao gồm:
- Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, khai thác khoáng sản.
- Quá trình đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, các quá trình phát triển kinh tế và khai thác tài nguyên khác
(khai thác lâm nghiệp, khai thác và sử dụng nước mặt và nước ngầm, khai thác và phát triển các hoạt động du
lịch),
2.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan Phú Thọ
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan
2.2.1.1. Cơ sở xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan
2.2.1.2. Các hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu
a. Hệ thống phân loại cảnh quan để thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000
Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ được xây dựng gồm 6 cấp, cấp
phân loại cơ sở là cấp loại cảnh quan.
12
Bảng 2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho
bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ
TT Cấp
phân vị
Chỉ tiêu phân loại
1. Hệ cảnh quan Nền bức xạ, năng lượng bức xạ Mặt trời quyết định chế độ nhiệt -ẩm theo đới, kết
hợp hoàn lưu cỡ châu lục
2. Phụ hệ
cảnh quan
Tương tác giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa, phân bố lại chế độ nhiệt - ẩm lãnh thổ
3. Kiểu
cảnh quan
Chỉ tiêu sinh khí hậu trong mối tương quan nhiệt-ẩm của lãnh thổ quyết định sự hình
thành kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh.
4. Lớp
cảnh quan

Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, thể hiện quy luật phân hóa
phi địa đới của tự nhiên.
5. Phụ lớp
cảnh quan
Đặc trưng trắc lượng hình thái của địa hình, thể hiện qua sự phân hóa đai cao, được
phân chia trong cấp lớp.
6. Loại
cảnh quan
Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các quần xã thực vật và loại đất.
Kết quả, trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu đã xác định được 86 đơn vị cảnh quan thuộc cấp loại cảnh quan.
b. Hệ thống phân loại cảnh quan để thành lập bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000
Hệ thống phân loại của bản đồ được xây dựng gồm 7 cấp, ngoài 6 cấp phân loại kế thừa từ hệ thống phân
loại của bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, đơn vị phân loại cơ sở là cấp dạng cảnh quan. Kết quả, huyện Đoan Hùng
có 62 đơn vị dạng cảnh quan.
13
2.2.2. Bản đồ cảnh quan (BĐCQ)
Luận án đã tiến hành xây dựng 2 BĐCQ gồm:
- BĐCQ tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000, đơn vị phân loại cơ sở cấp loại CQ. Bản đồ là cơ sở để đánh giá
cảnh quan cho các mục đích lâm nghiệp (phòng hộ, sản xuất rừng), mục đích phát triển một số loại hình sử dụng đất
nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm), mục đích phát triển du lịch.
- BĐCQ huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000, đi sâu nghiên cứu chi tiết cho địa bàn có diện tích nhỏ là cấp
huyện, từ đó đánh giá chi tiết và bố trí cụ thể cho một loại cây trồng đã lựa chọn (cây bưởi).
2.2.3. Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan tỉnh Phú Thọ
2.2.3.1. Cấu trúc cảnh quan
a. Cấu trúc đứng cảnh quan tỉnh Phú Thọ:
b. Cấu trúc ngang cảnh quan tỉnh Phú Thọ:
Chỉ tiêu các cấp phân vị và đặc điểm chung về cấu trúc ngang của cảnh quan tỉnh Phú Thọ như sau:
- Hệ và phụ hệ cảnh quan: Phú Thọ thuộc Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, phụ hệ cảnh quan
nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, ẩm.
- Kiểu cảnh quan: Với điều kiện khí hậu địa phương, lãnh thổ nghiên cứu chỉ tồn tại một kiểu cảnh quan duy nhất

là Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa.
- Lớp cảnh quan: Phú Thọ có 3 lớp cảnh quan: lớp cảnh quan núi, lớp cảnh quan đồi và lớp cảnh quan đồng bằng.
+ Lớp cảnh quan núi: phân bố ở độ cao >500 m, nằm ở đầu nguồn sông Bứa, Ngòi Giành, đây là địa hình
núi bị chia cắt, các sườn của loại địa hình này có độ dốc lớn >25
0
, có nhiều dãy núi cao >1000m. Do ảnh hưởng địa
hình núi chia cắt, đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với các vùng khác. Tuy nhiên, vùng còn nhiều
tiềm năng phát triển, nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và du lịch sinh thái. Phân thành 2 phụ lớp: phụ
lớp núi trung bình và phụ lớp núi thấp.
14
+ Lớp cảnh quan đồi: địa hình lượn sóng tạo thành hệ thống đồi bát úp, xen kẽ những thung lũng rộng, cao
trung bình >100m, độ dốc < 20
0
, có quá trình bóc mòn xảy ra khá mạnh. Đây là lớp cảnh quan được khai thác lâu
đời, đất bị xói mòn rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy lụt chua úng. Phân thành 3 phụ lớp: phụ lớp đồi cao, phụ lớp đồi
thấp, phụ lớp cảnh quan thung lũng vùng đồi.
+ Lớp cảnh quan đồng bằng: đặc trưng bởi quá trình bồi tụ vật liệu, vật chất chủ yếu do dòng chảy mang
xuống từ các lớp cảnh quan phía trên (trên núi và vùng đồi). Đây là vùng có tiềm năng thâm canh lúa, màu và cây
công nghiệp ngắn ngày. Lớp đồng bằng có 2 phụ lớp: phụ lớp đồng bằng cao và phụ lớp đồng bằng thấp.
- Loại cảnh quan: Số lượng loại cảnh quan khá phong phú với 86 đơn vị, phân bố trên hàng nghìn khoanh vi,
trong đó, mỗi loại cảnh quan đều hàm chứa những chức năng riêng biệt, riêng loại cảnh quan số 86 là quần xã thủy
sinh, có đặc trưng riêng. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Phú Thọ được thể hiện rõ trên bản đồ cảnh quan, bản chú giải, lát
cắt cảnh quan và bảng tổng hợp đặc điểm các loại cảnh quan.
c. Cấu trúc cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- Cấu trúc ngang cảnh quan huyện Đoan Hùng:
Huyện Đoan Hùng có 36 đơn vị loại cảnh quan, thuộc 3 lớp cảnh quan và 5 phụ lớp cảnh quan. Các dạng
cảnh quan của Đoan Hùng được phân chia từ cấp loại cảnh quan, dựa trên sự phân hóa của các tổ hợp đất. Trong
đó:
Vùng núi thấp có 3 loại CQ phân hóa thành 6 dạng CQ (từ số 1-6), với 3 cấp độ dốc, thành phần cơ giới từ
trung bình đến nhẹ, 2 cấp tầng dày.

Lớp cảnh quan đồi có sự phân hóa phong phú và đa dạng nhất. Trong đó, phụ lớp cảnh quan đồi cao có 4
loại CQ phân hóa thành 13 dạng CQ (từ số 7 đến 21). Phụ lớp cảnh quan đồi thấp có 4 loại CQ, phân hóa với 15
dạng CQ (từ số 22-36). Tại các thung lũng vùng đồi có 12 loại CQ chỉ phân hóa ra 15 dạng CQ. Trên đồng bằng,
15
độ dốc nhỏ <3
0
, phần lớn là những loại đất có tầng dày lớn, nên sự phân hóa khá đơn giản. Các loại CQ ở đây chỉ phân
hóa thành 1 dạng CQ, độ dốc từ 0-3
0
, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, tầng dày lớn >100cm.
2.2.3.2. Chức năng cảnh quan Phú Thọ
- Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường: nhóm cảnh quan rừng tự nhiên, rừng tái sinh trên núi trung
bình, núi thấp có độ dốc lớn >25
0
, gồm: 1-2, 4-7, 11-12, 16, 19-20.
- Chức năng phục hồi, bảo tồn: nhóm cảnh quan rừng thứ sinh độ dốc trung bình <15
0
, đôi chỗ độ dốc có thể
đạt 15 - 25
0
, gồm: 12, 16, 20, 25.
Nhóm cảnh quan rừng thứ sinh tại thung lũng vùng đồi, đồng bằng cao độ dốc từ 8 - 15
0
tới < 8
0
, với: 55,
63, 67.
- Chức năng phát triển kinh tế sinh thái: Gồm nhóm loại CQ cây lâu năm, cây hàng năm, trảng cỏ cây bụi
thuộc phụ lớp cảnh quan đồi cao, đồi thấp, thung lũng vùng đồi: 21-24, 27- 35, 39-54, 56-62.
Nhóm loại cảnh quan cây hàng năm, cây lâu năm, trảng cỏ cây bụi, mặt nước thủy sinh thuộc phụ lớp cảnh

quan đồng bằng cao, gần nguồn nước: 65-66, 69-71, 73, 75-85. 84, 86.
2.3.2.3. Động lực cảnh quan
Luận án đã đề cập một cách khái quát về đặc điểm động lực CQ ở hai mặt: Tác động tự nhiên và những tác
động của hệ thống KT-XH, sự biến đổi theo không gian và biến đổi theo thời gian của cảnh quan.
Các yếu tố động lực cảnh quan Phú Thọ có sự phân hóa đa dạng, phức tạp đây chính là các yếu tố làm thay
đổi cảnh quan lãnh thổ và cũng chính là cơ sở cho công tác quy hoạch, định hướng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.
CHƯƠNG 3
16
ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH
TỈNH PHÚ THỌ
Luận án tiến hành đánh giá mức độ thích nghi các đơn vị Loại cảnh quan đối với các ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và du lịch toàn tỉnh Phú Thọ. Ngành lâm nghiệp lựa chọn đánh giá cho hai mục đích phòng hộ và sản
xuất kinh doanh rừng. Ngành nông nghiệp cho các mục đích sử dụng đất: trồng cây hàng năm, cây lâu năm. Đánh
giá thí điểm phát triển cây bưởi huyện Đoan Hùng theo đơn vị Dạng cảnh quan.
Phương pháp trung bình cộng, có trọng số được sử dụng trong quá trình đánh giá, kết quả đánh giá thành
phần được được xác định ở 3 cấp độ (rất thích nghi, thích nghi, kém thích nghi).
Cơ sở để lựa chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu, trọng số đánh giá căn cứ vào nhu cầu sinh thái của
từng loại hình phát triển nông, lâm nghiệp đã lựa chọn.
3.1. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp
3.1.1. Đánh giá cho mục đích phòng hộ
Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá gồm: Vị trí, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hiện trạng thảm thực
vật.
Luận án loại trừ những đơn vị cảnh quan có hiện trạng thảm thực vật tồn tại và phát triển theo thời vụ (các
cảnh quan lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, quần xã thủy sinh), không có giá trị phòng hộ, không tiến hành
đánh giá. Kết quả, loại trừ 53 đơn vị cảnh quan, đánh giá cho 33 đơn vị, trong đó, 12 loại rất thích nghi, 13 loại
thích nghi và 8 loại kém thích nghi.
3.1.2. Đánh giá cho mục đích sản xuất kinh doanh rừng
Các tiêu chí được lựa chọn gồm: địa hình, độ dốc, loại đất, tầng dày, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung
bình năm, hiện trạng thảm thực vật.

17
Kết quả, luận án đã loại trừ 46 đơn vị cảnh quan có yếu tố giới hạn cho mục đích sản xuất rừng (các cảnh
quan có độ dốc <8
0
hoặc >25
0
, có thảm thực vật hiện tại là cây lúa, cây hàng năm, quần xã thủy sinh), tiến hành
đánh giá 40 đơn vị cảnh quan, trong đó: 22 loại rất thích nghi, 12 thích nghi và 6 loại kém thích nghi.
3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp
3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
3.2.2. Đánh giá cho mục đích trồng cây hàng năm
Các tiêu chí được lựa chọn gồm: loại đất, tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới, chế độ nước, nhiệt độ
trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa khô.
Luận án loại trừ 43 đơn vị loại cảnh quan có yếu tố giới hạn (độ dốc >15
0
, thảm thực vật hiện tại là rừng,
mặt nước thủy sinh, thổ nhưỡng là các loại đất mùn vàng đỏ trên núi, đất feralit xói mòn trơ sỏi đá, núi đá vôi, khả
năng tưới nước khó khăn, ngập úng nặng, ), đánh giá là 43 loại cảnh quan. Kết quả, 12 loại rất thích nghi, 22 loại
thích nghi và 9 loại kém thích nghi.
3.2.3. Đánh giá cho mục đích trồng cây lâu năm
Các tiêu chí lựa chọn để đánh giá tương tự cây hàng năm. Luận án loại trừ 27 đơn vị cảnh quan có yếu tố
giới hạn (độ dốc ≥25
0
, thảm thực vật hiện tại là rừng, trảng cây bụi, mặt nước thủy sinh, khả năng thoát nước khó
khăn), kết quả đánh giá 59 đơn vị cảnh quan, trong đó 23 loại rất thích nghi, 34 loại thích nghi và chỉ có 2 loại kém
thích nghi.
3.3. Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi cho phát triển nông-lâm nghiệp
Luận án đã đưa ra kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi của các loại cảnh quan như
sau:
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá cảnh quan cho từng

mục đích phát triển nông - lâm nghiệp
Mục đích sử dụng Mức độ thích nghi Loại cảnh quan Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
18
Phòng hộ Rất thích nghi 1- 9, 11, 19- 20 52.709 14,92
Thích nghi 10, 12-18, 21, 24-26 98.218 27,79
Kém thích nghi 23, 27-30, 37, 39 33.235 9,40
Sản xuất, kinh
doanh rừng
Rất thích nghi
22, 34, 36, 40- 41, 47-48, 50-52, 54-
56, 63-64, 67- 69, 71-72 45.775
12,95
Thích nghi
23, 30, 24-27, 29, 31, 33, 35-37, 39,
44, 66 74.249 21,01
Kém thích nghi 12-15, 57, 59
54.801
15,5
Cây hàng năm
Rất thích nghi 57-59, 73, 78-84 66.723 18,09
Thích nghi
32-33, 42-43, 45-50, 52-53, 60- 62,
65, 69-71, 75-77, 85
54.098 15,31
Kém thích nghi 27-29, 37-39, 41, 44, 66 81.062 22,94
Cây lâu năm
Rất thích nghi
13-15, 22-24, 26-32, 37-39, 44- 46,
52- 53, 65-66
106.500 30,14

Thích nghi 17, 33, 40- 43, 48-50, 56- 62, 68- 85 101.200 28,64
Kém thích nghi 34, 35 2.905 0,82
3.4. Đánh giá cảnh quan huyện Đoan Hùng cho phát triển cây bưởi
3.4.1. Đặc điểm sinh thái cây bưởi Đoan Hùng:
3.4.2. Đánh giá mức độ thích nghi của các dạng cảnh quan cho phát triển cây bưởi Đoan Hùng
Quy trình đánh giá, phân hạng dựa trên cơ sở đặc tính các dạng cảnh quan và nhu cầu sinh thái cây bưởi
Sửu và bưởi Bằng Luân, với phương pháp tính điểm tổng hợp bằng bài toán trung bình cộng đã nêu ở chương 1,
mục 1.2.3.4. Kết quả đánh giá cho 32 dạng cảnh quan như sau:
19
Bảng 3.9. Tống hợp kết quả đánh giá của các dạng cảnh quan
cho phát triển cây bưởi
Cây bưởi Mức độ thích nghi Dạng cảnh quan Diện tích
(ha)
Tỉ lệ (%)
Bưởi Sửu
Rất thích nghi 20-21, 26, 28, 38-39, 41 670 2,1
Thích nghi
6, 9-10, 15, 17, 30, 32, 34, 36, 40, 49, 51, 54, 56-
57, 59, 61
6.431 20,5
Kém thích nghi 4, 13, 19, 23, 43, 45-46, 48 4.909 15,7
Bưởi
Bằng Luân
Rất thích nghi 6, 9-10, 15, 17, 20, 26, 28 3.539 11,3
Thích nghi
4, 13, 19-21, 23, 30, 32, 34, 36, 38-41, 49, 51, 57,
59
9.695 31,0
Kém thích nghi 43, 45-46, 48, 61, 54, 56 3.708 11,8
Kết quả đánh giá cho thấy, cây bưởi khá thích nghi điều kiện sinh thái cảnh quan huyện Đoan Hùng. So

sánh tương quan cho thấy cây bưởi Bằng Luân có điều kiện thích nghi rộng hơn bưởi Sửu. Từ các kết quả trên cùng
với những nghiên cứu đánh giá thực tiễn tại một số xã trong huyện cho thấy bưởi Bằng Luân có ưu thế về năng suất
và ổn định hơn bưởi Sửu, bưởi Sửu khả năng thích ứng hẹp.
3.5. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
3.5.1. Đánh giá riêng các dạng tài nguyên du lịch trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Phú Thọ
3.5.2. Đánh giá các điểm, tuyến du lịch tại địa bàn nghiên cứu
Đối tượng đánh giá tập trung vào các điểm du lịch có giá trị khai thác (chú trọng các điểm du lịch có ý
nghĩa quốc gia và khu vực), kết hợp các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương thành các điểm du lịch phụ trợ tạo các
điểm tiếp nối không gian du lịch cho các tuyến điểm du lịch. Từ mối liên kết giữa các điểm du lịch đó là cơ sở kết
20
nối tạo nên tuyến du lịch hợp lý. Hướng xây dựng các tuyến du lịch tập trung vào các khu vực có mật độ các điểm
du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn khá tập trung, nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Mức độ tập trung các loại tài nguyên du lịch là cơ sở hình thành các tuyến, điểm du lịch. Luận án đã dựa trên kết
quả đánh giá riêng các dạng tài nguyên du lịch, đặc điểm cấu trúc cảnh quan, hiện trạng ngành du lịch địa bàn nghiên
cứu chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu ảnh hưởng đến điểm du lịch tỉnh Phú Thọ.
Kết quả đánh giá cho thấy các điểm du lịch có sức hút du lịch tập trung ở những đơn vị cảnh quan có nhiều
tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Phú Thọ có nhiều tuyến, điểm du lịch được đánh giá rất
thuận lợi cho mục đích phát triển du lịch.
Bảng 3.10. Chỉ tiêu đánh giá các điểm du lịch tỉnh Phú Thọ
Các chỉ tiêu Mức độ thuận lợi
Rất thuận lợi Thuận lợi Kém thuận lợi
Vị trí địa lí
Gần đường giao thông, đi lại
dễ dàng
Gần các điểm du lịch ở
xung quanh
Xa đường giao thông, khó đi lại
Nhiệt độ tb năm (
0
C) <20 20-27

Lượng mưa tb năm
(mm)
<1800 1800-2500
Độ dài mùa mưa (tháng) <5 5-6 ≥7
Dạng địa hình
Đồi lượn sóng, karst Đỉnh núi, đỉnh đồi
Núi thấp, đồng bằng thấp thoải,
thung lũng giữa núi, đồi cao
Độ dốc (
0
) <8 8-15 >15
Tài nguyên nước Nước khoáng nóng Sông suối, hồ, đầm
21
Tài nguyên
sinh vật Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh
Rừng trồng, cây lâu năm, cây hàng
năm, trảng cây bụi
Tài nguyên
nhân văn
Các di tích đặc biệt quan
trọng
Các di tích đã xếp hạng,
lễ hội, làng nghề quan
trọng
Các đối tượng gắn với du lịch khác
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ
DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Cơ sở của việc định hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ
Những định hướng phát triển của địa phương được xuất phát từ kết quả nghiên cứu đánh giá cảnh quan, tình

hình thực tiễn, những quy hoạch tỉnh đã xây dựng. Định hướng được xây dựng trên những cơ sở sau:
4.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
4.1.2. Hiện trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay
4.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch đến năm 2020
Luận án tập trung phân tích những nội dung trọng tâm của Quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ
đến năm 2020, đây là một trong những cơ sở cho định hướng phát triển các ngành kinh tế mang tính chiến lược và
lâu dài cho địa phương.
- Đối với Nông nghiệp: phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, đảm bảo chủ động nguồn lương thực tại
chỗ, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Quy hoạch vùng
22
chuyên canh lúa ở những nơi sản xuất lúa ăn chắc, thuận lợi tưới, tiêu, thực hiện cơ giới hóa các khâu canh tác, thu
hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới,
- Đối với Lâm nghiệp: chú trọng phát triển lâm nghiệp bảo tồn và tái tạo. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong khâu sản xuất giống, thâm canh theo đúng kỹ thuật để trồng rừng sản xuất. Áp dụng các biện pháp bảo vệ
đất thông qua lựa chọn cây trồng và hệ thống canh tác phù hợp, không làm giảm độ phì của đất. Đồng thời phát huy
được tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái,
- Đối với Du lịch: chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích danh thắng. Tập trung đầu
tư xây dựng các khu du lịch có sự gắn kết giữa tự nhiên và giá trị lịch sử văn hóa của du lịch nhân văn như: Quần
thể khu du lịch VQG và hệ thống hang động Xuân Sơn, quần thể khu du lịch Đền Hùng, Tận dụng thế mạnh của
tỉnh là du lịch nhân văn, lễ hội hướng về cội nguồn, kết hợp khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên hiện có thành
các tuyến có hiệu quả,
4.2. Định hướng bố trí không gian phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch theo đơn vị cảnh
quan
Trên cơ sở các kết quả đánh giá, hiện trạng phát triển các ngành, các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
địa bàn nghiên cứu, luận án đề xuất các định hướng phát triển cho từng ngành cụ thể theo đơn vị cảnh quan và định
hướng tổng hợp phát triển KT-XH và BVMT toàn tỉnh Phú Thọ.
Kết quả được thể hiện trên bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Phú Thọ, tổng hợp kết quả
đánh giá và đề xuất các định hướng phát triển nông, lâm nghiệp cụ thể như sau (bảng 4.3)
Bảng 4.3. Tổng hợp định hướng sử dụng cảnh quan
cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ

Mục đích ưu tiên sử
dụng
Số lượng và tên
loại cảnh quan
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Phạm vi phân bố và quy hoạch định hướng
I. Lâm nghiệp 35 133.939 41,03 Núi trung bình, núi thấp và đồi cao
23
1. Phòng hộ đầu nguồn
1-12, 16, 18, 20-
21
50.881 15,59
Phân bố chủ yếu ở khu vực núi trung bình và một số đỉnh núi đá vôi ở các
huyện phía nam và tây nam của tỉnh Phú Thọ. Bao gồm toàn bộ các cảnh
quan rừng phòng hộ đầu nguồn nằm trong khu vực Vườn quốc gia Xuân
Sơn, huyện Tân Sơn; khu phòng hộ Ao Châu, huyện Hạ Hòa.
Đây là những cảnh quan hiện là rừng kín thường xanh cây lá rộng ít
bị tác động, rừng thứ sinh có mật độ che phủ cao, có khả năng phòng
hộ, chống xói mòn, giảm được dòng chảy khá tốt.
2. Phòng hộ, bảo tồn 11.350 3,47
Toàn bộ các cảnh quan thuộc VQG Xuân Sơn, khu bảo tồn thiên nhiên
Đền Hùng, cảnh quan rừng đặc dụng núi Nả- huyện Hạ Hòa. Đây là những
khu vực cảnh quan rừng đặc dụng có độ đa dạng sinh học cao, nguồn dự
trữ gen đa dạng và hiện vẫn còn bảo tồn khá nguyên vẹn. Cần ưu tiên công
tác phục hồi, bảo tồn.
3. Sản xuất rừng
30, 33-36, 40-41,
47-48, 50-51, 54-
56, 63-64, 67- 69
71.708 21,97
Những loại cảnh quan đã hình thành quần xã cây tiên phong được ưu

tiên khoanh nuôi tái sinh rừng hoặc kết hợp trồng bổ sung, dựa trên khả
năng tái sinh của các loài bản địa và diễn thế sinh thái phục hồi rừng.
Trồng rừng nguyên liệu (bạch đàn, keo) làm giấy trên các cảnh quan
trống, trọc hiện tại chưa thể tái sinh. Phân bố phổ biến ở các hầu hết xã gò
đồi thuộc tất cả các huyện trong tỉnh Phú Thọ, thị xã Phú Thọ và một số xã
ở Thành phố Việt Trì.
II. Nông nghiệp 34 115.777 35,47 Đồi thấp, thung lũng vùng đồi, đồng bằng
24
1. Cây hàng năm
58-59, 61, 65, 70,
73, 76, 79-84, 85
59.817 18,33
Phân bố ở hầu hết các xã thuộc đồng bằng thấp dọc thung lũng các sông
Chảy, sông Đà, sông Hồng.
2. Cây lâu năm
27- 28, 38, 42-46,
49, 53, 57, 60, 62,
69, 74-75, 77, 78
48.946 14,99
Phân bố chân đồi thấp và đồng bằng cao của hầu hết các huyện trong
tỉnh.
3. Nuôi trồng thủy sản 84,86 7.014 2,15
Phân bố tại các sông suối, ao, hồ, đầm trong khắp các huyện của tỉnh,
tập trung nhiều dọc các huyện Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Thủy, Thanh
Ba, thị xã Phú Thọ nơi tập trung hệ thống các sông Đà, sông chảy, sông
Hồng.
Nuôi thả cá, tôm trong các ao hồ, nuôi cá lồng trên các sông suối. Nuôi
cá một vụ tại các chân ruộng thấp bị ngập nước.
III. Nông-Lâm kết hợp 16 76.687 23,49 Vùng gò đồi
1. Phòng hộ, sản xuất 14-15, 17, 26 15.430 4,73

Cần trồng rừng phòng hộ kết hợp với sản xuất hoặc xen kẽ cây nông
nghiệp, chủ yếu là cây lâu năm. Hiện trạng lớp phủ là rừng thứ sinh và
rừng trồng nên đảm bảo tương đối an toàn về chức năng bảo vệ.
Ngoài ra, chủ yếu trồng rừng phòng hộ phân tán để bảo vệ vườn tược,
cây hoa màu, nhà cửa ở các xã Yên Lương, Thượng Cửu, Tân Minh,
Hương Cẩn, Thắng Sơn,
2. Rừng sản xuất và cây
lâu năm
22-24, 29, 31-32,
37, 39, 52, 66, 71-
72
61.257 18,76 Phân bố ở các vùng đồi thấp, bằng phẳng, trên các loại đất có tầng
dày khá thuộc nhiều xã như: Phúc Lai, Tây Cốc, Phương Viên, Ấm
Hạ, Phúc Khánh, Đồng Lương,
Cần kết hợp bố trí giữa cây lâu năm bao gồm một số loại cây ăn quả
25
dài ngày (vải, dứa, ) hoặc cây công nghiệp dài ngày (chè, sơn, cao
su ). Trồng thiết kế theo kiểu đồi nương, canh tác theo phương thức
nông-lâm kết hợp, trồng xen canh với một số loại cây rừng (bạch đàn,
keo, mỡ )
4.2.1. Kiến nghị bố trí hợp lý cây bưởi Đoan Hùng
Luận án đưa ra một số đề xuất cơ bản sau:
- Những dạng cảnh quan có mức độ rất thích nghi (S
1
) cần được giữ nguyên và ưu tiên để trồng bưởi.
- Các khu vực có mức độ thích nghi S
2
, S
3
có thể trồng bưởi Sửu hoặc bưởi Bằng Luân tùy theo nhu cầu

sinh thái của giống bưởi đó và khả năng đáp ứng của khu vực
- Những dạng cảnh quan không thích hợp phát triển cây bưởi bao gồm những dạng cảnh quan đang là rừng,
cảnh quan lúa nước, cây hàng năm, quần xã thủy sinh cần được giữ nguyên trạng.
Việc phát triển bưởi Đoan Hùng là việc làm cần thiết do chúng vừa đảm bảo thu nhập, tạo việc làm cho
người dân trong vùng, đảm bảo tính bền vững môi trường. Tuy nhiên, cần tránh việc phát triển quá mức, cần nâng
cao kỹ năng chăm sóc để tạo nhiều sản phẩm có chất lượng cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo
giữ đúng thương hiệu.
4.2.2. Kiến nghị phát triển một số mô hình nông - lâm kết hợp tại Phú Thọ
Trên cơ sở một số tài liệu thống kê của các cơ quan chức năng tại Phú Thọ, kết hợp quá trình điều tra, nghiên
cứu trực tiếp tại một số địa phương tại địa bàn nghiên cứu, có thể thấy Phú Thọ có khá nhiều mô hình nông-lâm kết
hợp trong đó có 3 mô hình được ứng dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
a. Mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng
b. Mô hình Vườn - Chuồng - Rừng
c. Mô hình Vườn - Rừng, Rừng - Vườn
4.2.3. Định hướng phát triển bền vững không gian du lịch

×