Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Su 7 tuan 31 tiet 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 31: Tiết 60:. NS: 07/04/2013 NG: 13 /04/2013. KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA : - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIII). Từ kết quả kiểm tra, các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập cho các nội dung sau. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. 1. Về kiến thức : - Biết được ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nêu nội dung của bộ luật Hồng Đức. - Hiểu biết về các nhân vật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Hiểu được lý do Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và lý do quân Minh chấp thuận tạm hòa năm 1423. - Hiểu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu (1789). - Hiểu được nguyên nhân hình thành Nam- Bắc Triều. - Hiểu được nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài. - Nhận xét về hậu quả của hai cuộc chiến tranh phong kiến Nam -Bắc triều và Trịnh-Nguyễn. 2. Về kĩ năng : Rèn luyện cho HS các kĩ năng : Trình bày vấn đề, kĩ năng vận dụng kiến thức để nhận xét, giải thích, đánh giá sự kiện. 3. Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện lich sử.... II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA : TNKQ và tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TNKQ và TL ) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề. 1. Đại Việt đầu thế kỉ XV. Thời Lê Sơ.. TN. TL. TN. TL. - Biết được ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.. - Hiểu biết về các nhân vật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Hiểu được lý do. Hiểu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam. TN. TL. Cộng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nêu nội dung của bộ luật Hồng Đức.. Số câu: 3,5 Số điểm: 5,0 2. Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVIXVIII.. 1,5 câu 2,5 điểm. Số câu: 3,5 Số điểm: 5,0 Tổng số. 1,0 câu 1,5 điểm. Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu (1789).. Số câu: 2,5 Số điểm: 4. Lê Lợi Sơn. dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và lý do quân Minh chấp thuận tạm hòa năm 1423. 1,5 câu 0,5 câu 1,5 điểm 1,0 điểm - Hiểu được nguyên nhân hình thành Nam- Bắc Triều. - Hiểu được nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài. 1,5 câu 1,5 điểm Số câu: 3,5 Số điểm: 4. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: I/ TRẮC NGHIỆM: (3,0) Câu 1 (1,0 đ): Khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn vì: A. giặc Minh thường xuyên cướp bóc nơi đây. B. căm thù quân xâm lược, muốn giành lại độc lập cho dân tộc.. Số câu: 3,5 Số điểm: 5,0. Nhận xét về hậu quả của hai cuộc chiến tranh phong kiến Nam -Bắc triều và TrịnhNguyễn.. 1,0 câu 2,0 điểm Số câu: 1 Số điểm: 2. Số câu: 3,5 Số điểm: 5,0 Số câu: 7 Số điểm: 10. C. căm ghét giặc Minh. D. là người giàu có.. 2. Lý do quân Minh chấp thuận tạm hòa với Lê Lợi vào năm 1423 là: A. tấn công nghĩa quân trên núi cao khó thắng. C. để có thời gian vận chuyển lương thực. B. để có thời gian chuẩn bị lực lượng. D. để thực hiện âm mưu mua chuộc Lê Lợi. 3. Nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài là: A. vua chúa ăn chơi xa xỉ. B. chính quyền phong kiến mục nát, đời sống nông dân đói khổ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. quan lại đục khoét nhân dân. D. kinh tế nông nghiệp đình đốn. 4. Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài là: A. thể hiện lòng yêu nước của nông dân. B. nói lên ý chí chống giặc ngoại xâm của nông dân. C. góp phần làm lung lay chính quyền họ Trịnh. D. thể hiện truyền thống đánh giặc giữ nước. Câu 2 (1,0đ): Nối thông tin ở cột (A) sao cho phù hợp với thông tin ở cột (B): (A) (B) Đáp án 1. Lê Lai a. Tướng giặc chỉ huy viện binh bị thua trận ở Tốt Động – Chúc 1- ........... Động. 2. Lê Lợi b. Tướng giặc bị thua trận và bị tiêu diệt ở Chi Lăng. 2- ........... 3. Liễu Thăng c. Người đã bí mật chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Minh ở Lam 3- ........... Sơn – Thanh Hóa. 4. Vương Thông d. Người đã hi sinh để cứu Lê Lợi. 4- ........... g. Người đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An. Câu 3 (1,0đ): Hãy chọn những cụm từ cho sẵn dưới đây để điền vào chỗ trống (.....) sao cho đúng: Năm 1527, .....(1).... cướp ngôi nhà Lê, lập ra.....(2)..... (sử cũ gọi là Bắc Triều). Năm 1533, một võ quan triều Lê là ......(3)..... chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi......(4).......lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” (sử cũ gọi là Nam Triều). A. Nguyễn Kim B. Mạc Đăng Dung C. nhà Lê D. nhà Mạc II/ TỰ LUẬN: ( 7,0đ) Câu 4 (1,5đ): Em hãy trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu (1789)? Câu 5 (2,0đ): Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi? Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 6 (1,5đ): Thời Lê Sơ có bộ luật gì được ban hành? Nêu nội dung của bộ luật đó? Câu 7 (2,0đ): Nhận xét về hậu quả của hai cuộc chiến tranh phong kiến Nam –Bắc triều và Trịnh - Nguyễn? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: I/ TRẮC NGHIỆM: (3,0đ). Câu 1 Câu 2 Câu 3. 1 B d B. 2 C c D. 3 B b A. 4 C a C. Tổng 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ. II - TỰ LUẬN: (7,0đ) Câu 4 (1,5đ): Quang Trung đại phá quân Thanh: - Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung. (0,25đ) - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo. (0,25đ) - Đêm 30 Tết: tiêu diệt địch ở đồn tiền tiêu. (0,25đ) - Đêm mồng 3 Tết: hạ đồn Hà Hồi. (0,25đ) - Rạng sáng mồng 5 Tết: tấn công Ngọc Hồi, Đống Đa. (0,25đ) - Kết qủa: trong 5 ngày đêm đã quét sạch 29 vạn quân Thanh. (0,25đ) Câu 5 (2,0đ): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Nguyên nhân thắng lợi: (1,0đ) - Do lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta. - Do sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. * Ý nghĩa lịch sử: (1,0đ) - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. - Mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc. Câu 6 (1,5đ): - Thời Lê Sơ ban hành bộ “Quốc triều hình luật” (luật Hồng Đức). (0,5đ) - Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, quốc gia. (0,25đ) + Khuyến khích phát triển kinh tế. (0,25đ) + Giữ gìn truyền thống dân tộc. (0,25đ) + Bảo vệ quyền lợi phụ nữ. (0,25đ) Câu 7 (2,0đ): - Cuộc chiến tranh Nam –Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn là những cuộc chiến tranh để tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến. (0.25đ) - Các cuộc chiến tranh này đã gây nên nhiều hậu quả tai hại cho dân tộc và cho đất nước. (0.25đ) - Nhân dân phải gánh chịu nhiều đau thương do chiến tranh: đói khổ, li tán....(0.75đ) - Đất nước bị chia cắt kéo dài đã làm tổn hại nghiêm trọng đến khối thống nhất lãnh thổ, cản trở sự phát triển của đất nước về nhiều mặt. (0.75đ) -------------------------Hết-----------------------. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp. Giỏi SL. 7A5. Khá %. SL. %. Trung Bình SL %. Yếu SL. %.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×