Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

De thi thu Hoa 2016 so 7 sua loi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.46 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2016 Môn HÓA HỌC Thời gian làm bài 90 phút Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207 Câu 1. Thành phần chính trong quặng boxit là A. Fe3O4. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. Cr2O3. Câu 2. Đốt cháy chất hữu cơ X thu được số mol CO2 ít hơn số mol nước. Chất X không thể là A. ancol đơn chức B. ancol đa chức C. ankan D. axit cacboxylic Câu 3. Phenol có tính axit yếu và không phản ứng với A. Kim loại Na B. dung dịch NaOH C. dung dịch HCl D. dung dịch Brom Câu 4. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường (a) Cho Na vào dung dịch NaOH. (b) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (c) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. (d) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 5. Số nguyên tử C ít nhất trong một phân tử ester là A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 6. Cho 10 gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 và dung dịch HCl dư, thu được thể tích khí (đktc) là A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 7. Các chất béo đều có A. khả năng làm mất màu dung dịch brom B. trạng thái rắn C. ba gốc axit béo giống như nhau D. sáu nguyên tử O trong phân tử Câu 8. Tơ nào sau đây được điều chế từ phản ứng trùng ngưng? A. Tơ visco B. Tơ tằm C. Tơ olon D. Nilon–6,6 Câu 9. Kim loại Cu không tan trong dung dịch A. AgNO3. B. FeCl3. C. FeSO4. D. HNO3. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH 4, C3H4, C4H6 và C6H6 cần V lít khí oxi (đktc) thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,16 gam nước. Giá trị của m và V lần lượt là A. 2,04g và 4,704ℓ B. 1,92g và 4,704ℓ C. 1,92g và 2,016ℓ D. 2,04g và 2,016ℓ Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm axit fomic, metyl fomat, axeton và anđehit axetic thu được 0,08 mol CO2 và m gam nước. Giá trị của m là A. 1,44g B. 3,52g C. 0,18g D. 1,16g Câu 12. Cho các phát biểu (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch của axit glutamic. (b) Anđehit acrylic có khả năng làm mất màu dung dịch brom. (c) Đốt cháy một rượu đơn chức thu được số mol nước không thể nhỏ hơn số mol CO2. (d) Các đipeptit đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. (e) Oxi hóa rượu đơn chức với CuO đun nóng luôn thu được anđehit. (g) Ester của axit formic có thể tham gia phản ứng tráng gương. Số câu phát biểu không đúng là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 13. Dung dịch X chứa 0,02 mol Na+; 0,01 mol Fe2+; 0,01 mol Zn2+; 0,04 mol Cl– và x mol SO42–. Để thu được dung dịch X, không thể hòa tan các chất nào sau đây vào nước? A. NaCl; FeSO4; ZnCl2. B. Na2SO4; ZnSO4; FeCl2. C. NaCl; FeCl2; ZnSO4. D. Na2SO4; FeCl2; ZnCl2. Câu 14. Hòa tan 3,9 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại thuộc hai nhóm chính liên tiếp và ở cùng một chu kỳ vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Hai kim loại đó có thể là A. Na; Mg B. K; Ca C. Li; Be D. Mg; Al Câu 15. Để phân biệt hai chất khí CO2 và CO người ta thường dùng dung dịch A. Ca(OH)2. B. HNO3. C. NaOH. D. H2SO4. Câu 16. Xà phòng hóa m gam metyl metacrylat cần lượng vừa đủ V lít NaOH 1M thu được m’ gam muối. Hệ thức liên hệ giữa m’, m và V là A. m’ = m + 22V B. m’ = m + 40V C. m’ = m + 23V D. m’ = m + 8V Câu 17. Cao su thiên nhiên và thủy tinh hữu cơ khác nhau ở đặc điểm là.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. mắc xích của cao su thiên nhiên không có nhánh còn mắc xích của thủy tinh hữu cơ thì có nhánh. B. cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp còn thủy tinh hữu cơ là sản phẩm trùng ngưng. C. cao su thiên nhiên vẫn còn nối đôi C=C, còn thủy tinh hữu cơ thì không còn nối đôi C=C. D. cao su thiên nhiên có thể tác dụng với NaOH còn thủy tinh hữu cơ thì không thể. Câu 18. Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit X thu được 7,5 gam Gly và 13,35 gam Ala. Giá trị của m là A. 17,25 g B. 20,85 g C. 24,45 g D. 16,35 g Câu 19. Thủy phân 34,2 gam hỗn hợp X gồm mantozơ và saccarozơ rồi thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì sinh ra 34,56 gam Ag. Hiệu suất thủy phân của mantozơ đạt 60%. Hiệu suất thủy phân của saccarozơ là A. 90% B. 65% C. 75% D. 80% Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. chất hữu cơ no không thể tác dụng dung dịch Brom. B. chất hữu cơ no khi đốt cháy sẽ cho số mol nước luôn nhiều hơn số mol CO2. C. chất hữu cơ không no chắc chắn tác dụng được với dung dịch Brom. D. chất hữu cơ no không có nối đôi C=C. Câu 21. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 6,15g B. 3,65g C. 7,30g D. 5,84g Câu 22. Trong các chất gồm (a) axit axetic; (b) ancol etylic; (c) axit oxalic; (d) axeton, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. c B. d C. a D. b Câu 23. Trong các chất gồm Al, Cu, Al2O3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2CO3, AlCl3, NH4HCO3, NH4NO3; số chất không có tính lưỡng tính là A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 24. Xà phòng hóa m gam triolein với dung dịch NaOH dư sinh ra 13,8 gam glixerol. Giá trị của m là A. 131,2 g B. 133,2 g C. 132,6 g D. 133,5 g Câu 25. Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thì sản phẩm thu được có A. một chất khí và hai chất kết tủa B. chỉ một chất khí và không có kết tủa C. một chất khí và một chất kết tủa D. hỗn hợp hai chất khí Câu 26. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử? A. 2KI + O3 + H2O → 2KOH + I2 + O2. B. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O. to C. 4FeS2 + 7O2   8SO2 + 2Fe2O3. D. 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2. Câu 27. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4. (b) Cho FeS vào dung dịch HCl (c) Cho KMnO4 vào dung dịch chứa FeCl2 và HCl (d) Cho NaHCO3 vào dung dịch FeCl3. (e) Cho Al2O3 và dung dịch NaOH (g) Đun nóng hỗn hợp NH4Cl và NaNO2. Số thí nghiệm tạo ra khí là A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 28. Trong dãy các kim loại gồm Fe, Ag, Sn, Pb, Cu, Hg, Au. Kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Fe B. Sn C. Ag D. Au Câu 29. Phân biệt các chất CaCl2, HCl, Ca(OH)2 có thể dùng dung dịch A. NaOH. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaNO3. Câu 30. Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng? A. glucozơ, axit fomic, glixerol B. vinylaxetilen, natri fomat, mantozơ C. saccarozơ, etyl fomat, axetilen D. fructozơ, metyl acrylat, anđehit fomic Câu 31. Cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa Na[Al(OH)4] và BaCl2 thì khối lượng kết tủa sinh ra được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Khối lượng kết tủa cực đại là.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> mkt (gam) 38,9 số mol H2SO4 x. y. 2y – x a +b+c làlàn ứng FeCl là 0,25.23 3+ 0,1.78 = Ohị như hình vẽ sau. A. 58,25g B. 66,05g C. 73,85g D. 108,8g Câu 32. Cho phản ứng aFeCl2 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 → dFe2(SO4)3 + eCr2(SO4)3 + gK2SO4 + hCl2 + iH2O. Cân bằng phản ứng trên với hệ số nguyên tối giản thì tổng a + b + c là A. 5 B. 12 C. 10 D. 9 Câu 33. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3 thu được 4V lít khí (đktc). Nếu cho từ từ đến hết dung dịch chứa b mol Na 2CO3 vào dung dịch chứa a mol HCl thì thu được 7V lít khí (đktc). Tỉ lệ a : b là A. 7 : 5 B. 14 : 5 C. 10 : 7 D. 14 : 9 Câu 34. Cho hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic, axit propionic, axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 10,192 lít khí oxi (đktc) thu được 9,408 lít khí CO 2 (đktc) và 6,3 gam nước. Trung hòa m gam X bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, khối lượng muối khan thu được là A. 11,2g B. 12,4g C. 14,5g D. 13,3g Câu 35. Tiến hành các thí nghiệm gồm (a) cho Cu vào dung dịch FeCl3. (b) cho Na vào dung dịch CuSO4. (c) dẫn khí CO qua bột CuO đun nóng. (d) nhiệt phân Hg(NO3)2. (e) điện phân dung dịch Pb(NO3)2. (g) cho FeCl2 tác dụng với AgNO3. (h) sục khí NH3 vào dung dịch Cu(OH)2. (i) nung nóng hỗn hợp C và ZnO. Số thí nghiệm có tạo ra kim loại là A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm HCHO, HO–CH 2CHO, HO–C2H4COOH thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít khí (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch brom dư thì số mol Br2 tối đa phản ứng là A. 0,25 mol B. 0,15 mol C. 0,30 mol D. 0,20 mol Câu 37. Có 4 dung dịch loãng có cùng nồng độ mol lần lượt chứa H 2SO4; HCl; HNO3; KNO3 được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4). Cho 5 ml dung dịch (1) trộn với 5 ml dung dịch (2) thu được dung dịch hòa tan Cu dư sinh ra 224 ml khí NO (đktc). Cho 5 ml dung dịch (1) trộn với 5 ml dung dịch (3) thu được dung dịch hòa tan Cu dư sinh ra 224 ml khí NO (đktc). Cho 5 ml dung dịch (2) trộn với 5 ml dung dịch (3) thu được dung dịch hòa tan Cu dư sinh ra 448 ml khí NO (đktc). Cho 5 ml dung dịch (1) trộn với 5 ml dung dịch (4) thu được dung dịch hòa tan Cu dư sinh ra thể tích khí (đktc) là A. 448 ml B. 672 ml C. 224 ml D. 112 ml Câu 38. Thực hiện phản ứng tách nước ancol X đơn chức với xúc tác H 2SO4 đặc chỉ thu được một anken duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 5,6 lít khí CO 2 (đktc) và 5,4 gam nước. Số công thức cấu tạo có thể của X là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 39. Hòa tan 25,53 gam hỗn hợp X gồm Al; Al 2O3 và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và 3,024 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 59,04 gam muối khan. Mặt khác cho 25,53 gam X tác dụng với NaOH dư thu được 4,704 lít khí (đktc). Nếu hòa tan hoàn toàn 25,53 gam X vào dung dịch HNO 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> loãng dư thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 100,68 g B. 98,55 g C. 69,51 g D. 93,25 g Câu 40. Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl với điện cực trơ, màn ngăn xốp và dòng điện không đổi, trong thời gian t giây thu được 2,8 lít khí ở cả hai điện cực (đktc). Nếu điện phân thêm t giây nữa thì thể tích khí thu được trong thời gian 2t giây, ở cả hai điện cực là 7,28 lít (đktc). Dung dịch thu được có khả năng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. Giả sử hiệu suất điện phân đạt 100% và khí sinh ra thoát ra hết khỏi dung dịch. Giá trị của a là A. 0,025 B. 0,075 C. 0,045 D. 0,095 Câu 41. Để phân biệt AlCl3; ZnCl2 có thể dùng một lượng dư dung dịch A. NaOH B. Na2SO4. C. Na2CO3. D. NaNO3. Câu 42. Tiến hành các thí nghiệm gồm (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH. (d) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (e) Sục khí NH3 dư vào dung dịch H2SO4. (g) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại một muối tan là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 43. Một loại nước cứng X có chứa Ca 2+; Mg2+; HCO3–; SO42–; Cl–. Sau khi đun nóng một thời gian dài rồi lọc bỏ kết tủa thì thu được dung dịch Y. Cho vào dung dịch lượng dư Na 3PO4 rồi lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Z. Dung dịch Y và Z lần lượt là loại nước gì? A. Y là nước mềm và Z là nước cứng toàn phần B. Y là nước cứng vĩnh cửu và Z là nước mềm C. Y là nước cứng tạm thời và Z là nước mềm D. Y là nước cứng vĩnh cửu và Z là nước cứng tạm thời Câu 44. Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO 3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO; 0,13 mol H 2; đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sulfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây? A. 25,5% B. 18,5% C. 20,5% D. 22,5% Câu 45. Cho kim loại Ba dư vào 200 ml dung dịch CuSO 4 rồi lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 15,65 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là A. 0,15M. B. 0,35M. C. 0,25M. D. 0,45M. Câu 46. Trộn 0,64 mol hỗn hợp X gồm C2H2; C2H4O; C3H6O2; C4H6O2 với 0,24 mol hỗn hợp Y gồm CH4O; C2H6O2; C3H8O3 được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đủ 2,46 mol O 2 thu được tổng khối lượng CO2 và nước là 119,84. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào V lít dung dịch Ba(OH) 2 0,8M rồi lọc phần không tan thì thấy khối lượng dung dịch tăng 37,1 gam. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1,5 lít B. 1,6 lít C. 2,2 lít D. 2,0 lít Câu 47. Hỗn hợp X gồm 3 ester đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol đơn chức Y với 3 axit cacboxylic đơn chức; trong đó, có hai axit no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no có đồng phân hình học thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam nước. Phần trăm khối lượng của ester không no trong X là A. 34,01% B. 29,25% C. 31,45% D. 39,52% Câu 48. Nung hỗn hợp gồm 0,08 mol Al và 0,03 mol Fe3O4 một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 21 gam. B. 22 gam. C. 23 gam. D. 20 gam.  CO 2  H 2 O  NaOH Câu 49. Cho sơ đồ chuyển hóa X     Y    X. Công thức của X không thể là A. MgCO3. B. K2CO3. C. CH3ONa. D. CH3–C6H5ONa. Câu 50. Cho hai peptit mạch hở là X và Y, đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,12 mol hỗn hợp T gồm x mol X và y mol Y trong lượng dư dung dịch KOH thì có 0,82 mol KOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO 2. Biết tổng số nguyên tử nitơ trong hai phân tử X và Y là 14, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 5. Giá trị của m là.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. 85,98.. B. 98,40g.. C. 107,14g.. D. 99,10g..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. B 2. D 3. C 4. D 5. D 6. A 7. D 8. D 9. C 10. A Số mol CO2 và nước thu được lần lượt là 0,15 và 0,12 m = mC + mH = 0,15.12 + 0,12.2 = 2,04g Áp dụng bảo toàn nguyên tố O => no2 = 0,15 + 0,12/2 = 0,21 => V = 0,21.22,4 = 4,704ℓ 11. A (số mol nước và CO2 từ phản ứng cháy của mỗi chất trong X đều bằng nhau nên m = 0,08.18 = 1,44g) 12. C (gồm c, d, e) 13. B (số mol Cl– sau khi điện li nhỏ hơn 0,04) 14. D Số mol H2 là 0,2. Gọi x, y lần lượt là số mol của hai kim loại. Xét hệ phương trình cho mỗi đáp án thì chỉ đáp án D có nghiệm Thử đáp án A là 0,5x + y = 0,2 và 23x + 24y = 3,9 => nghiệm không dương. 15. A 16. D (số mol NaOH = V; gốc CH 3– = 15 được thay bởi Na = 23 nên phân tử khối của muối lớn hơn ester ban đầu là 8 đvC => m’ = m + 8V) 17. C 18. A (nGly = 0,1; nAla = 0,15 => nX = 0,05 => nnước = 0,2 => m = 7,5 + 13,35 – 0,2.18 = 17,25) 19. D Gọi x, y lần lượt là số mol của mantozơ và saccarozơ. Gọi b là hiệu suất phản ứng thủy phân của saccarozơ. Tổng số mol ban đầu là x + y = 34,2/342 = 0,1. Mỗi mol chất bị thủy phân sẽ cho ra 2 mol sản phẩm sinh ra 4 mol Ag. Mantozơ dư sẽ phản ứng tạo Ag theo tỉ lệ 1 : 2 nhưng saccarozơ dư không phản ứng. nAg = 34,56/108 = 0,32. => 0,6x.4 + by.4 + 0,4x.2 = 0,32 => 3,2x + 4(0,1 – x)b = 0,32 => b = 0,8 = 80% 20. D (benzen không no nhưng không thể tác dụng được với dung dịch Brom; anđehit no có thể tác dụng với dung dịch Brom) 21. D Gọi x, 2x lần lượt là số mol Al, Na. => số mol khí là 1,5x + x = 0,2 => x = 0,08 => m = 0,08.27 + 0,16.23 = 5,84 g 22. A 23. B (Al, Cu, AlCl3, Na2CO3, NH4NO3) 24. C (số mol triolein = số mol glixerol = 13,8/92 = 0,15 => m = 0,15.884 = 132,6 g) 25. C 26. B 27. B 28. A 29. B 30. B 31. B Theo hình thì khi số mol H2SO4 nhỏ hơn x thì có hai kết tủa tạo thành; sau đó tạo thêm kết tủa BaSO 4 nhưng Al(OH)3 tan dần; đến khi số mol lớn hơn y thì kết tủa Al(OH)3 tan đến hết mà không tạo BaSO4 nữa. Ta có: 233x + 2x.78 = 38,9 => x = 0,1. => số mol Al(OH)3 lớn nhất là 2x = 0,2 Tổng số mol H+ đã phản ứng đến khi kết tủa Al(OH)3 tan ra hết là 0,2.4 = 0,8 => 2(2y – x) = 0,8 => y = 0,25 => Số mol Al(OH)3 đã tan một phần lúc kết tủa cực đại là 2.(0,25 – x)/3 = 0,1.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tổng số mol BaSO4 là y = 0,25; số mol Al(OH)3 còn lại là 0,1 Khối lượng kết tủa lớn nhất khi đó là 0,25.233 + 0,1.78 = 66,05 32. C 2FeCl2 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 2Cl2 + 7H2O 33. A Do lượng khí thu được ở hai trường hợp không như nhau nên b < a < 2b Số mol khí thu được khi cho HCl vào Na2CO3 là a – b Số mol khí thu được khi cho Na2CO3 vào HCl là 0,5a và Na2CO3 sẽ dư Theo đề ta có 0,5a = 7(a – b)/4 <=> 2a = 7a – 7b <=> a/b = 7/5 34. D Số mol khí oxi đã phản ứng, số mol CO2 và số mol nước lần lượt là 0,455; 0,42; 0,35. Gọi x, y, z, t và u lần lượt là số mol axit metacrylic (C 4H6O2), axit ađipic (C6H10O4), axit axetic (C2H4O2), axit propionic (C3H6O2) và axit acrylic (C3H4O2). Vì có ba axit gồm metacrylic, ađipic, acrylic cho số mol nước ít hơn số mol CO 2 đúng bằng số mol chất đem đốt và hai chất còn lại cho số mol nước bằng số mol CO2 nên x + y + u = 0,42 – 0,35 = 0,07 (a) Áp dụng bảo toàn nguyên tố O ta có 2x + 4y + 2z + 2t + 2u = 2.0,42 + 0,35 – 2.0,455 = 0,28 => x + 2y + z + t + u = 0,14 => y + z + t = 0,07 (b) Từ (a) và (b) suy ra z + t = x + u. (c) Áp dụng bảo toàn nguyên tố C => 4x + 6y + 2z + 3t + 3u = 0,42 <=> x + 3(x + u) + 2(z + t) + t + 6y = 0,42 <=> x + t + 3(0,07 – y) + 2(0,07 – y) + 6y = 0,42 <=> x + t + y = 0,07 (d) Từ (b) và (d) suy ra x = z và từ (c) lại suy ra t = u Vì axit metacrylic và axit axetic có cùng số mol nên công thức trung bình của hai chất này là C3H5O2. Vì axit propionic và axit acrylic có cùng số mol nên công thức trung bình của hai chất này là C3H5O2. Axit ađipic có công thức thu gọn là C3H5O2 và có thể xem như hai gốc C3H5O2. Quy đổi toàn bộ X thành một chất C3H5O2 có số mol là x + 2y + z + t + u = 0,14 và số mol nhóm chức trong chất quy đổi sẽ như tổng số mol nhóm chức ban đầu nên xảy ra phản ứng sau C3H5O2 + NaOH → C3H4O2Na + H2O 0,14 0,14 Vậy khối lượng muối là 0,14.95 = 13,3 g 35. B (c, d, e, g, i) 36. A Số mol CO2 thu được là 11,2/22,4 = 0,5 Số mol khí hiđro thu được là 2,8/22,4 = 0,125 Gọi x, y, z lần lượt là số mol HCHO, HO–CH2CHO, HO–C2H4COOH => x + 2y + 3z = 0,5 và 0,5y + z = 0,125 => x – z + 4(0,5y + z) = 0,5 => x – z = 0 => x = z Vì CH2O và C3H6O3 có cùng số mol nên công thức trung bình của chúng là C 2H4O2 và số nhóm anđehit trong đó trung bình là 1 => số mol brom phản ứng sẽ không đổi khi quy đổi. Vì x = z nên 4x + 2y = 0,5 => 2x + y = 0,25 => x + y + z = 0,25 = nX. Nếu quy đổi X thành một chất C2H4O2 có tổng số mol là 0,25 thì có tối đa 0,25 mol brom phản ứng. 37. A (1 là KNO3; 2 và 3 là HCl và HNO 3; 4 là H2SO4. Vì cùng nồng độ mol nên số mol H + khi trộn luôn nhỏ hơn 4 lần số mol NO3–. Do đó nếu có NO3– thể tích khí sinh ra tỉ lệ với số mol H +. Trộn 1 và 4 sẽ giống như khi trộn 2 và 3 nên chọn A) 38. C Số mol CO2 và nước lần lượt là 0,25 và 0,3 → số mol CO2 bé hơn số mol nước suy ra ancol no → số mol ancol nX = 0,3 – 0,25 = 0,05 => số C là 0,25/0,05 = 5 => X = C5H12O CH3–CH2–CH(OH)–CH2–CH3; CH3[CH2]4OH; (CH3)2CH–[CH2]2–OH; CH3CH2–CH(CH3)–CH2OH 39. B Số mol khí thu được khi tác dụng với NaOH dư là 4,704/22,4 = 0,21 Chỉ có Al tham gia phản ứng với NaOH mới tạo ra khí => nAl = 0,21/1,5 = 0,14 Số mol khí sinh ra khi tác dụng với HCl dư là 3,024/22,4 = 0,135 Số mol Al phản ứng với HCl là 0,135/1,5 = 0,09. Còn 0,05 mol Al sẽ phản ứng với muối FeCl3. Al + 3FeCl3 → AlCl3 + 3FeCl2. => số mol FeCl2 = 0,15 Gọi x, y lần lượt là số mol Al2O3 và Fe2O3 lúc ban đầu.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Muối thu được sau phản ứng với HCl dư là (0,14 + 2x) mol AlCl3; 0,15 mol FeCl2 và (2y – 0,15) mol FeCl3. => (0,14 + 2x)(27 + 35,5.3) + 0,15.(56 + 35,5.2) + (2y – 0,15).(56 + 35,5.3) = 59,04 <=> 267x + 325y = 45,675 (1) Theo đề ta có 0,14.27 + x(27.2 + 16.3) + y.(56.2 + 16.3) = 25,53 <=> 102x + 160y = 21,75 (2) Giải hệ (1) và (2) => x = 0,025 và y = 0,12 Muối thu được khi X tác dụng với HNO3 loãng dư là 0,19 mol Al(NO3)3; 0,24 mol Fe(NO3)3. m = 0,19.(27 + 62.3) + 0,24.(56 + 62.3) = 98,55 gam. 40. B Dung dịch thu được còn dư Cl– vì tạo kết tủa với AgNO3. Tổng số mol khí sau thời gian điện phân t và thời gian 2t lần lượt là 0,125 và 0,325. Số mol khí sinh ra thêm ở hai điện cực trong thời gian t lúc sau là 0,325 – 0,125 = 0,2 Sau thời gian t đầu thì Cu đã hết. Sau đó khí sinh ra chỉ gồm H2 và Cl2. => mỗi điện cực sinh ra thêm 0,1 mol khí vì H2 và Cl2 cùng hóa trị nên số mol điện phân là như nhau. => số mol e truyền qua dung dịch là 0,1.2 = 0,2 => sau thời gian t đầu sinh ra 0,1 mol Cl 2 ở anot và 0,125 – 0,1 = 0,025 mol H2 ở catot => số mol Cu2+ = (0,2 – 0,025.2)/2 = 0,075. 41. C (AlCl3 cho khí bay ra còn phản ứng của ZnCl2 sẽ tạo tra kết tủa) 42. A (b, e) 43. B 44. C Số mol H2SO4 phản ứng là 0,43. Gọi x, y, z, t lần lượt là số mol Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 ban đầu. 27x + 65y + 72z + 188t = 21,5 (a) 3+ Dung dịch Z có chứa các ion Al , Zn2+, Fe2+, Cu2+, NH4+, SO42–. Sắt có hóa trị 2 vì kim loại Al, Zn phải tác dụng axit tạo ra H2 chỉ sau khi đã hết Fe3+. Áp dụng bảo toàn nguyên tố N => số mol NH4+ là 2t – nNO = 2t – 0,06 Áp dụng bảo toàn điện tích ta có 3x + 2y + 2z + 2t + 2t – 0,06 = 0,43.2 <=> 3x + 2y + 2z + 4t = 0,92 (b) Mặt khác khối lượng muối khan tính theo các ion là 27x + 65y + 56z + 64t + 18(2t – 0,06) + 0,43.96 = 56,9 => 27x + 65y + 56z + 100t = 16,7 (c) Áp dụng bảo toàn electron ta có 3x + 2y = 0,06.3 + 0,13.2 + 8(2t – 0,06) <=> 3x + 2y = 16t – 0,04 (d) Thay (d) vào (b) => 20t + 2z = 0,96 <=> z + 10t = 0,48 (e) Lấy (a) trừ (c) => 16z + 88t = 4,8 (g) Giải hệ (e) và (g) => z = 0,08 và t = 0,04 Thay vào (c) và (d) => 27x + 65y = 8,22 và 3x + 2y = 0,6 => x = 0,16 và y = 0,06. Phần trăm khối lượng của Al là 0,16.27/21,5 ≈ 20,09% 45. C Chất rắn gồm CuO và BaSO4 có cùng số mol với CuSO4 là x. 80x + 233x = 15,65 => x = 0,05 => [CuSO4] = 0,05/0,2 = 0,25M 46. A Cả hỗn hợp X và hỗn hợp Y khi đốt có số mol O2 phản ứng nhiều hơn CO2 sinh ra bằng nửa số mol hỗn hợp => số mol CO2 là 2,46 – 0,5.(0,64 + 0,24) = 2,02 => khối lượng CO2 = 2,02.44 = 88,88g => khối lượng nước thu được là 119,84 – 88,88 = 30,96 => số mol nước = 1,72 Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào Ba(OH)2 giả sử sinh ra x mol kết tủa 197x + 37,1 = 119,84 => x = 0,42. Kết tủa không cực đại mà CO2 lại hết => kết tủa đã tan một phần Số mol OH– = 2,02 + 0,42 = 2,44 → số mol Ba(OH)2 = 1,22. → V = 1,22/0,8 = 1,525 lít 47. B Số mol khí thu được khi cho m gam Y tác dụng với Na dư là 0,896/22,4 = 0,04 nY = 0,04.2 = 0,08 m = 2,48 + 0,04.2 = 2,56 g => MY = m/nY = 32 => Y là metanol (CH4O).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> số mol NaOH phản ứng là 0,08 cũng là số mol của X => MX = 5,88/0,08 = 73,5 Gọi RCOOCH3 là công thức trung bình của X => R + 44 + 15 = 73,5 <=> R = 14,5 Trong các gốc axit phải có HCOO và CH3COO. Đốt cháy 5,88 gam X thu được số mol nước là 3,96/18 = 0,22 Hỗn hợp X gồm có x mol HCOOCH3; y mol CH3COOCH3 và z mol CnH2n–1COOCH3. => x + y + z = 0,08 và 2x + 3y + (n + 1)z = 0,22 (1) Mặt khác 60x + 74y + 14nz + 58z = 5,88 (2) (1) => 28x + 42y + 14nz + 14z = 3,08 (3) Từ (2) và (3) suy ra 32x + 32y + 44z = 2,8 => 32.0,08 + 12z = 2,8 => z = 0,02 => x + y = 0,06 và 2x + 3y + 0,02n = 0,2 => 0,02n + y = 0,08 => n < 4 Axit không no có đồng phân hình học nên n ≥ 3 => n = 3 Ester không no là CH3–CH=CH–COOCH3 với số mol là 0,02. Phần trăm của ester không no là 0,02.100/5,88 ≈ 34,01% 48. C Quy đổi 0,03 mol Fe3O4 thành 0,03 mol FeO và 0,03 mol Fe2O3. Số mol Fe3+ là 0,03.2 = 0,06 mol Xét sau cả hai phản ứng, tổng số mol e mà Al nhường = 0,08.3 = 0,24. Trong dung dịch Fe3+ nhận 1e để biến thành Fe2+, trước khi dung dịch hết H+ thì không thể tạo Fe. Số mol H2 sinh ra là 0,1 Giả sử có x mol Fe3+ nhận 1e và 0,1.2 = 0,2 mol e mà H2 đã nhận. Áp dụng bảo toàn e => 0,24 = x + 0,2 → x = 0,04 => số mol Fe3+ còn dư là 0,06 – 0,04 = 0,02 Muối thu được có FeCl3 (0,02 mol), FeCl2 (0,03 + 0,04 = 0,07 mol), AlCl3 (0,08 mol) → m = 22,82 gam 49. C 50. D Gọi a, b lần lượt là số gốc amino axit của X và Y. Giả sử a ≤ b. Gọi m, n lần lượt là số C trong phân tử X và Y Theo đề số liên kết peptit không nhỏ hơn 5 nên a – 1 ≥ 5 và b – 1 ≥ 5 => a ≥ 6 và b ≥ 6 Giả sử a, b đều không nhỏ hơn 7 => ax + by ≥ 7(x + y) (*) Số mol KOH phản ứng là ax + by = 0,82 (1) mà x + y = 0,12. (2) (*) <=> 0,82 ≥ 0,84 (loại) => a < 7 => a = 6 => b = 8 vì tổng số nguyên tử nitơ trong X và Y là a + b = 14 Giải hệ (1), (2) với a = 6 và b = 8 => x = 0,07 và y = 0,05. Mặt khác mx = ny (vì khi đốt cháy x mol X và y mol Y đều thu được cùng số mol CO2) => 0,07m = 0,05n => 7m = 5n (3) Vì Gly chỉ có 2C; Ala có 3C trong phân tử nên a = 6 => 12 ≤ m ≤ 18 và b = 8 => 16 ≤ n ≤ 24. Từ (3) => m chia hết cho 5 => m = 15 => n = 21. với m = 15, phân tử X có 3 gốc Gly và 3 gốc Ala với n = 21, phân tử Y có 3 gốc Gly và 5 gốc Ala Tổng số mol gốc Gly và Ala lần lượt là 0,07.3 + 0,05.3 = 0,36 và 0,07.3 + 0,05.5 = 0,46 Giá trị của m là 0,46.(89 + 39 – 1) + 0,36(75 + 39 – 1) = 99,1g.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×