Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ke hoach thi tim hieu ve luat giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.15 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TX BÌNH MINH TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÀNH Số:. /KH-THCS. Đông Thành, ngày 05 tháng 03 năm 2013. KẾ HOẠCH Về cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục. Căn cứ Kế hoạch 1581/KH-SGDĐT-VP ngày 17 tháng 9 năm 2012 về Công tác pháp chế năm học 2012-2013 ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long. Thực hiện Kế hoạch số 07/ KH- PGDĐT ngày 04 tháng 03 năm 2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục, Trường THCS Đông Thành xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục với những nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Thông qua cuộc thi nhằm tuyên truyền rộng rãi những quy định của pháp luật về Luật giáo dục đến mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Giúp cho mọi người hiểu biết quy định của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về giáo dục. - Vận động tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục trong nhà trường đều được tham dự cuộc thi. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC CUỘC THI 1. Đối tượng tham dự cuộc thi Tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đều được dự cuộc thi. (Trừ các thành viên Ban tổ chức, Giám khảo và các cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cuộc thi). 2. Nội dung thi Các quy định pháp luật về Luật Giáo dục (Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 và bản tích hợp Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 và Nghị định 75/2006/NĐ – CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục). Nghị định 49/2005/NĐ–CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định 40/2011/NĐ–CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 49/2005/NĐ – CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực giáo dục như Điều lệ trường phổ thông, quy định về đánh giá xếp loại học lực hạnh kiểm…. 3. Hình thức cuộc thi: Thi viết. Ban tổ chức đưa ra câu hỏi, tình huống cụ thể cho người dự thi trả lời dưới hình thức bài viết. 4. Kinh phí phục vụ cuộc thi: Nguồn ngân sách Nhà nước (Theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT – BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp) và kinh phí do các đơn vị tài trợ. III. THỜI GIAN VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Thời gian: Được tiến hành từ 06/03/2013 đến trước 31 tháng 03 năm 2013. Cụ thể: Hình thức thi: Viết, thời gian làm bài 120 phút Nội dung: 18 câu hỏi và tình huống do Ban tổ chức đặt ra. Thời gian thi: 15 giờ 30 ngày 23 tháng 03 năm 2013 Địa điểm thi: Phòng học số 6 tại trường THCS Đông Thành. ( Người dự thi vòng huyện không được mang tài liệu vào phòng thi) Ban tổ chức vòng trường chọn 01 thí sinh có số điểm cao nhất để tham gia vòng thị xã 2. Phân công trách nhiệm - Trưởng ban (chỉ đạo chung: Ông Đặng Tấn Trung P.HT): chủ trì các cuộc họp của BTC cuộc thi, thành lập BGK, các đoàn kiểm tra thi, tổng kết cuộc thi. - Các ủy viên (tổ trưởng tổ Toán – Lý, Hóa – Sinh, AV – Sử - Địa, Văn – GDCD): Tham gia soạn câu hỏi, đặt tình huống; soạn đáp án và thang điểm chấm thi, thành viên BGK; - Thư ký (Bà Phan Thị Kim Anh tổ Văn phòng): Thường trực Ban tổ chức cuộc thi + Tham gia trong việc soạn đề thi, chỉnh lý câu hỏi, đáp án cuộc thi; quyết toán kinh phí cuộc thi. + Tham mưu tổ chức các cuộc họp của BTC, BGK; + Tiếp nhận bài thi, tổ chức việc phân loại bài; tổng hợp điểm các vòng chấm; + Xây dựng Báo cáo kết quả công tác tổ chức cuộc thi; IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN - BGH trường xây dựng kế hoạch, chọn thành viên ban tổ chức. - Tất cả CBGV-CNV trường tham gia tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Để đảm bảo cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục đạt kết quả tốt, các thành viên thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo về trưởng ban để có biện pháp hỗ trợ nhằm tổ chức thành công cuộc thi./. Nơi nhận: - Thành viên BTC cuộc thi; - Các tổ chuyên môn; - Lưu : VT. KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG. ( Đã ký ) Đặng Tấn Trung.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> UBND THỊ XÃ BÌNH MINH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. THỂ LỆ CUỘC THI Tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục. Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục là một trong những hình thức tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đến cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và sinh viên, học sinh trong phạm vi toàn tỉnh, nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, đảm bảo cho việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về giáo dục và đào tạo. Thực hiện Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Thực hiện số 07/QĐ-SGDĐT ngày 04/03/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo TX Bình Minh về việc thành lập Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục; Ban tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về Luật Giáo dục” ban hành thể lệ cuộc thi như sau: I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trương THCS Đông Thành đều được dự thi (Trừ các thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo và các cán bộ, chuyên viên trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cuộc thi). II. NỘI DUNG THI Các quy định pháp luật về Luật Giáo dục (Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 và bản tích hợp Nghị định 31/2011/NĐ – CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 và Nghị định 75/2006/NĐ – CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục). Nghị định 49/2005/NĐ – CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định 40/2011/NĐ – CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 49/2005/NĐ – CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục) và một số văn bản vi phạm có liên quan đến lĩnh vực giáo dục. III. HÌNH THỨC THI: Thi viết. Ban tổ chức đặt câu hỏi và tình huống, thí sinh trả lời dưới hình thức viết. IV. YÊU CẦU VỀ BÀI DỰ THI - Bài dự thi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người dự thi ngay ở phần phách.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> của bài thi; Số điện thoại của cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân (nếu có); - Bài dự thi (không phải viết lại câu hỏi), được trình bày trang trọng, sạch đẹp. Không sao chép bài của người khác (bài giống nhau sẽ bị loại); - Bài dự thi phải trả lời cụ thể lần lượt từng câu, theo thứ tự từ câu 1 đến câu cuối cùng do Ban tổ chức đề ra (không nhập chung tất cả các câu làm một). V. THỜI GIAN TỔ CHỨC Lúc: 15 giờ 30 ngày 23 tháng 03 năm 2013 VI. GIẢI THƯỞNG: (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010TTLT-BTP-BPC ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.). Giải cá nhân: - 01 giải nhất: 300.000 đ; - 01 giải nhì: 200.000đ; - 01 giải ba: 100.000đ; VII. TỔNG KẾT VÀ TRAO GIẢI VÀO DỊP LỄ: Tổng kết năm học 2012-2013 Thể lệ này được công bố trên mạng thông tin điện tử của trường; in phát hành tới các tổ chuyên môn trong trường./.. Nơi nhận: - Thành viên BTC cuộc thi; - Các tổ chuyên môn trường; - Lưu: VT. KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG. ( Đã ký ). Đặng Tấn Trung.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CÂU HỎI – TÌNH HUỐNG THAM KHẢO (Thi tìm hiểu pháp luật về luật Giáo dục) Câu 1 : Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào ? Luật này có bao nhiêu Chương, Điều ? Luật Giáo dục quy định như thế nào về mục tiêu giáo dục? Câu 2 :Nguyên lý, tính chất, nội dung, phương pháp của nền giáo dục Việt Nam? Câu 3 : Người tham gia học tập được học ở các cấp học và trình độ đào tạo nào trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như chương trình giáo dục hiện hành? Câu 4 : Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục? Câu 5 : Mục tiêu của giáo dục mầm non? Yêu cầu về nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục mầm non ? Câu 6 : Mục tiêu của giáo dục phổ thông? Yêu cầu về nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục phổ thông? Câu 7 : Các loại hình nhà trường nào được tổ chức trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay ? Câu 8 : Điều kiện nào để được thành lập nhà trường và điều để được cho phép hoạt động giáo dục? Câu 9 : Những trường hợp nào dẫn đến việc đình chỉ hoạt động giáo dục và giải thể nhà trường? Câu 10 : Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường? Câu 11 : Những quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của nhà giáo? Câu 12: Luật Giáo dục quy định thế nào về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo? Câu 13: Người học có nhiệm vụ và quyền gì? Câu 14 : Luật giáo dục quy định các hành vi nào mà nhà giáo và người học không được làm?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 15: Nhà trường, gia đình và xã hội cần có trách nhiệm gì để thực hiện tốt công tác giáo dục? Câu 16 : Nêu nội dung quản lý nhà nước về giáo dục? Câu 17 : Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ gì? Quyền hạn và trách nhiệm của thanh tra giáo dục? Câu 18 : Luật giáo dục quy định những hành vi nào sẽ bị xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục?. TÌNH HUỐNG THAM KHẢO I. TÌNH HUỐNG TRUNG HỌC Câu 1 : Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh H nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A là Phụ huynh em Nguyễn Văn T với nội dung khiếu nại cô giáo Hà Hồng B, trường THPT C, dạy môn Văn lớp 10A2 của trường đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với con trai ông là cháu T, bắt con trai ông đứng chịu phạt trước lớp và đeo biển “Tôi đẹp trai nhưng lười học”, làm cháu sợ hãi không muốn tới trường và có dấu hiệu tự kỷ vì không muốn giao tiếp với người khác. Câu hỏi: 1. Xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại trên? 2. Xác định văn bản pháp lý làm cơ sở để xử lý vụ việc trên? Câu 2 : Em Nguyễn Văn H là học sinh lớp 9, trường THCS N có làm đơn khiếu nại lên Trưởng phòng GD- ĐT huyện V về việc em đang học gần hết học kỳ I của năm học thì nhà trường buộc em phải quay về học lại lớp 8 với lý do năm học vừa qua em đã nghỉ quá số buổi quy định (hơn 45 buổi) mà đến cuối năm học Cô G, GVCN không phát hiện nên xét lên lớp thẳng. Câu hỏi: 1. Đơn thư em H gửi đến nơi đúng thẩm quyền giải quyết không? 2. Việc trường THCS N buộc học sinh H ở lại lớp 8 khi đang theo học giữa học kỳ I lớp 9 như vậy là đúng hay sai? Tại sao? Câu 3: Khi kiểm tra hồ sơ dự thi TN THPT của học sinh khối 12 (NH2011-2012), tổ công tác phát hiện học sinh M của trường THPT K không đủ điều kiện dự thi vì trong học bạ lớp 11 của khóa học cả 2 môn Văn Toán cả năm đều dưới 3,5 mà nhà trường xét lên lớp thẳng. Sau khi nhận được thông tin, gia đình của em M có làm đơn gởi lên Giám đốc Sở GD- ĐT xin cho em được dự thi tốt nghiệp THPT vì sai sót trên không phải là lỗi của em M. Câu hỏi: 1. Học sinh M có đủ điều kiện dự thi TNTHPT không? 2. Xác định văn bản pháp lý làm cơ sở để xử lý vụ việc trên? Câu 4:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trong kỳ kiểm tra môn GDCD học kỳ I (đề kiểm tra do nhà trường ra đề chung cho toàn trường), toàn bộ học sinh lớp 12M, trường THPT P không làm được bài kiểm tra vì cô B giáo viên dạy bộ môn GDCD của lớp cho rằng môn GDCD chỉ là môn học phụ không thi tốt nghiệp và kiểm tra học kỳ do giáo viên dạy bộ môn tự ra đề nên cô chỉ dạy các bài trọng tâm còn các bài khác thì học sinh tự đọc thêm. Câu hỏi: 1. Học sinh lớp 12M có phải kiểm tra lại môn GDCD không? 2. Xác định văn bản pháp lý làm cơ sở để xử lý vụ việc trên? Câu 5: Sau giờ kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh (đề kiểm tra chung cho cả khối), bạn V lớp 12T, trường THPT H nhìn thấy một nhóm các bạn trong lớp đang dò đáp án, em mượn để xem thử thấy các bạn có sẵn đề trong đề cương mà các bạn học thêm ngoài nhà trường. Em V đã đem vấn đề này trình bày với Hiệu thưởng. Câu hỏi: 1. Hiệu trưởng có giải quyết cho học sinh lớp 12 T kiểm tra lại môn Tiếng Anh không? 2. Xác định văn bản pháp lý làm cơ sở để xử lý vụ việc trên? Câu 6: Toản và Hạ là học sinh lớp 8A trường THCS H, trong giờ kiểm tra cuối học kỳ, hai bạn đã giở sách và cùng nhau chép bài. Khi thầy gíam thị coi thi phát hiện Toản và Hạ đã cãi thầy và nói lời vô lễ. Toản và Hạ bị nhà trường ra quyết định kỷ luật ghi học bạ. Việc làm của Toản và Hạ có vi phạm pháp luật không ? Câu 7: Gần hết năm học, nhiều học sinh lớp 8D không đồng tình với lời phê khiếm nhã trong bài kiểm tra môn Toán và sổ liên lạc của cô K giáo viên dạy Toán và là GVCN, cô cũng nhiều lần bắt phạt học sinh không thuộc bài và không làm bài tập phải “thụt dầu” và “hít đất” từ 5 đến 15 lần. Các em phân vân không biết có bày tỏ ý kiến với cha mẹ không, nếu tiết lộ vụ việc các em lo sợ GVCN và nhà trường không hài lòng. Xin hỏi có phương án nào giúp các em không? Câu 8: XQ học sinh lớp 8 (14 tuổi), học sinh giỏi nhiều năm liền, là Liên Đội trưởng có kinh nghiệm, được thầy cô và bạn bè yêu mến. Đến đầu năm học mới này em đã nghỉ học lý do là mẹ em cho rằng con gái thì không phải học nhiều, mặc cho thầy cô và bạn bè đến khuyên giải, mẹ em nhất quyết không cho em đi học. Câu hỏi: 1. Việc làm của mẹ XQ có vi phạm pháp luật không? 2. Tại sao nói học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? II. TÌNH HUỐNG TIỂU HỌC. Câu 1: Do nhà nghèo, lại đông con nên khi thấy con bé lớn học xong tiểu học, anh A quyết định cho con nghỉ học để phụ giúp việc gia đình. Biết chuyện, bác Trưởng ấp đã sang động viên gia đình cố gắng cho con tiếp tục đi học để ít ra thì cũng hoàn thành phổ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> cập giáo dục. Anh A thì cho rằng, con anh đã học xong tiểu học là hoàn thành phổ cập giáo dục. Câu hỏi:1. Hiện nay, Nhà nước ta quy định về phổ cập giáo dục như thế nào? 2. Xác định văn bản pháp lý làm cơ sở để xử lý vụ việc trên? Câu 2: Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, thầy T nhận thấy có một trường hợp xuất sắc “đột xuất”: bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Tỏ thái độ nghi ngờ thầy giáo không cho điểm vào bài đó vì lý do em đó có thể quay cóp hoặc chép bài của người khác. a. Theo bạn hành động của thầy T là đúng hay sai? b. Nếu học sinh khiếu nại thầy T sẽ giải quyết như thế nào? Câu 3: Một lần do đồng nghiệp thầy H bị ốm phải nghỉ dạy, H được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc buổi học, H hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ! Cô V chủ nhiệm dạy chúng em khó hiểu. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Sáng hôm sau, H báo sự việc này với Hiệu trưởng và kiến nghị chuyển cô V sang làm công tác khác với lý do dạy các em không hiểu. a. Cơ sở pháp lý nào để giải quyết vấn đề trên ? b. Kiến nghị của thầy H là đúng hay sai? Tại sao? Câu 4: Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, Thầy B phát hiện có hai bài giải giống nhau từng chữ. Thầy B phê bình hai em đó trước lớp và cho cả hai điểm một để làm gương cho các em khác và giáo dục đạo đức cả lớp về tính trung thực. a. Cách giải quyết vấn đề của thầy B là đúng hay sai? b. Theo bạn nên giải quyết vấn đề này như thế nào? III. TÌNH HUỐNG MẦM NON 1. Bé Ngọc, 3 tuổi, học lớp mầm. Hằng ngày bé Ngọc rất thích chơi với búp bê và chơi rất tình cảm, nhẹ nhàng. Nhưng không hiểu sao sáng nay, trong giờ chơi bé Ngọc vặn bẻ tay chân búp bê ra từng mảnh và xé quần áo búp bê. Cô giáo An nghĩ bé Ngọc phá đồ chơi nên giận dữ và đánh vào mông bé Ngọc 2 cái, sau đó phạt bé Ngọc đứng khoanh tay, dựa lưng vào vách tường. Câu hỏi 1: Cô giáo An xử lý sự việc như thế có hợp lý chưa? Vì sao? Câu hỏi 2: Hành động của cô giáo An đã vi phạm điều nào trong Điều lệ trường mầm non? 2. Vào đầu năm học, có một phụ huynh đưa 01 bé trai vào xin nhập học lớp Lá 1 của trường. Sau một tuần, cô hiệu trưởng nhận được yêu cầu xin chuyển lớp của một số phụ huynh lớp Lá 1 vì không muốn con mình học chung với bé trai kia. Tìm hiểu sự việc, cô Hiệu trưởng biết cha của bé trai này chết vì bệnh AIDS nên các phụ huynh tỏ ra kỳ thị bé trai này. Để trấn an các phụ huynh, cô hiệu trưởng đã cho bé trai nghỉ học. Bà nội của bé không đồng ý với quyết định của cô hiệu trưởng nên đã gởi đơn khiếu nại đến UBND xã và phòng GD-ĐT về việc này. Câu hỏi 1: Quyết định của cô hiệu trưởng đúng hay sai? Câu hỏi 2: Quyết định của cô Hiệu trưởng đã vi phạm vào điều nào của luật Giáo dục? Câu hỏi 3: Cô Hiệu trưởng phải làm gì để giải quyết sự việc này một cách hợp lý, hợp tình? 3. Ban đại diện cha mẹ học sinh tại một trường mầm non hoạt động rất tốt, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động giáo dục vì vậy Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường hằng năm với thành phần không thay đổi. Được biết trong thành phần này, có những thành viên mà con, cháu của họ không còn học tại trường. Để có kinh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> phí hoạt động, BĐD cha mẹ học sinh của trường qui định mỗi phụ huynh phải đóng góp 100.000 đồng/năm học. Câu hỏi 1: Hiệu trường nhà trường ra quyết định thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường là đúng hay sai? Vì sao? Câu hỏi 2: Việc qui định số tiền phải đóng góp của phụ huynh cho kinh hoạt động của BĐD là đúng hay sai? Nếu sai, thì đã vi phạm vào nội dung nào của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh? Câu hỏi 3: Trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường trong việc thực hiện Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh? 4. Cuối năm học, thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá xếp loại giáo viên, BGH một trường mầm non đã tổ chức cho giáo viên tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá và hiệu trưởng đánh giá xếp loại giáo viên theo đúng qui trình đánh giá. Tuy nhiên, có một giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp là XUẤT SẮC, tổ chuyên môn cũng thống nhất đánh giá, xếp loại XUẤT SẮC. Tuy nhiên, khi hiệu trưởng công khai đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp trong hội đồng, giáo viên này chỉ được đánh giá, xếp loại TRUNG BÌNH và phiên ngang xếp loại TRUNG BÌNH theo qui chế đánh giá xếp loại GVMN và GVPT công lập. Giáo viên này không đồng ý và cho là hiệu trưởng “đì” cô. Hiệu trưởng nhà trường giải thích lý do cô chỉ được xếp loại trung bình vì cô không đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn (giáo viên này có trình độ đào tạo đại học tiểu học). Câu hỏi 1: Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp GVMN, hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên này ở mức TRUNG BÌNH là hợp lý chưa? Vì sao? Câu hỏi 2: Từ kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp phiên ngang kết quả qua đánh giá, xếp loại giáo viên theo quyết định 06/2006/QĐ-BNV là đúng hay sai? Vì sao?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tài liệu tham khảo - Luật Giáo dục - Các quy định pháp luật về Luật Giáo dục (Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 và bản tích hợp Nghị định 31/2011/NĐ – CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 và Nghị định 75/2006/NĐ – CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục). - Nghị định 49/2005/NĐ – CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. - Nghị định 40/2011/NĐ – CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 49/2005/NĐ – CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục). - Một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Nguồn tra cứu tài liệu tham khảo Người dự thi có thể khai thác tư liệu tại các nguồn: + Tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị; + Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; + Ngăn sách, tủ sách ở các khóm ấp; + Tin Tư pháp Vĩnh Long + Công báo Chính phủ: năm 2009, 2010, 2011; + Truy cập trên mạng internet tại các địa chỉ: Thư viện pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×