Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xay dung tu lieu giao duc bien dao cho sinh vienTruong Dai hoc Su pham Thanh pho Ho Chi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.36 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Năm học 2012 - 2013. XÂY DỰNG TƯ LIỆU GIÁO DỤC BIỂN ĐẢO CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM Hứa Ngọc Tuyền Ni, Trần Văn Thương (SV năm 3 Khoa Địa lí) GVHD: TS Nguyễn Văn Luyện 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại. Biển là tài sản của mỗi quốc gia, là kho tài nguyên, nguồn cung cấp thực phẩm vô cùng phong phú, là môi trường nuôi sống con người trong quá khứ, ở hiện tại và cả tương lai. Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn trên thế giới và giữ vị trí quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới. Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Theo Tuyên bố ngày 12/07/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì nước Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển và ven biển nước ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo. Với những lợi thế về kinh tế, chính trị và quốc phòng nên Biển Đông đã trở thành mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia trong khu vực. Những vấn đề tranh chấp diễn ra rất phức tạp và nhất là hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa, bởi vì hai quần đảo này giữ một vị trí chiến lược trọng yếu trên Biển Đông. Trong những năm gần đây, trước sự phát triển vượt bậc về kinh tế và quốc phòng của các nước trong khu vực, sự tranh chấp về chủ quyền Biển Đông giữa các quốc gia này ngày càng diễn ra căng thẳng không chỉ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà còn cả trong khu vực thềm lục địa của các nước trong khu vực. Đối với sự phồn vinh của dân tộc, Biển Đông có vị trí và tầm quan trọng vô cùng lớn lao nhưng sự hiểu biết của chúng ta về biển còn rất hạn chế, đặc biệt là trong thanh thiếu niên. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta phải trang bị kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cho học sinh, sinh viên (SV) - những người chủ tương lai của đất nước. 1.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Các tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã diễn ra từ rất lâu nhưng trong những năm gần đây những tranh chấp đó ngày càng diễn ra căng thẳng hơn. Đề tài tập trung nghiên cứu những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay.. 159.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và thành lập giáo trình điện tử giáo dục chủ quyền trên Biển Đông cho SV Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). 1.3. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây: phương pháp sưu tầm, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Các khái niệm 2.1.1.. Giáo dục biển, đảo. “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người… Giáo dục nảy sinh và phát triển trong lao động sản xuất và xã hội loài người” (Theo Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục chuyên nghiệp). Giáo dục biển, đảo là sự truyền đạt và lĩnh hội các kiến thức về biển, đảo Việt Nam cho người dân Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho người dân Việt Nam biết và hiểu sâu sắc hơn nữa về các vấn đề biển, đảo Việt Nam. Từ đó góp phần củng cố và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. 2.1.2.. Tư liệu. Tư liệu là những thông tin trình bày từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như: công cụ sản xuất, công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình, internet… và là những thông tin sống động từ con người. Tư liệu giáo dục biển, đảo cho SV là loại tư liệu văn tự tĩnh, được thu thập và biên soạn trực tiếp dưới dạng giáo trình điện tử bởi nhóm tác giả nghiên cứu khoa học. 2.1.3.. Giáo trình điện tử. Giáo trình điện tử là sự kết hợp một cách logic các phương tiện truyền thông nhằm tạo ra hiệu quả tối đa cho việc dạy và học thông qua công cụ hỗ trợ đắc lực: máy vi tính. Giáo trình điện tử là cầu nối giữa người dạy và người học. Người học có thể học mọi lúc mọi nơi, xem bài giảng, làm bài trực tuyến và gửi kết quả về cho người dạy. Người dạy có thể theo dõi kết quả, phản hồi ý kiến cho người học và cập nhật nội dung bài giảng mọi lúc mọi nơi. Giáo trình điện tử giúp cả người dạy và người học tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao. Giáo trình điện tử thiết kế trực quan, sinh động kèm theo các hình ảnh, hiệu ứng flash, nhạc, phim đem lại cho người học cảm giác yêu thích môn học và tiếp thu nhanh hơn. Theo Giáo sư Hoàng Kiếm, Giám đốc Trung tâm phát triển Công nghệ Thông tin, trường Đại học Quốc gia TPHCM nhận định: “Nếu giáo trình điện tử cho một môn học hoặc cả ngành học được xây dựng hoàn chỉnh thì hiệu quả đào tạo có thể đạt mức 60%”. 160.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Năm học 2012 - 2013. 2.2. Các hình thức giáo dục biển, đảo và thực trạng về giáo dục biển, đảo cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1.. Các hình thức giáo dục biển, đảo. Thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 - 2015”. Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, từ năm 2010 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các vụ, trường đại học và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nghiên cứu biên soạn tài liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho giáo viên và học sinh. Đồng thời triển khai tập huấn cho giáo viên về tài liệu này để giảng dạy trong nhà trường ngay từ cấp tiểu học. Nội dung tài liệu tập trung vào những vấn đề: khái quát về vùng biển, hải đảo nước ta; tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; chủ quyền biển, hải đảo Việt Nam; vai trò của biển, hải đảo đối với an ninh quốc phòng, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; tình hình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, các biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên môi trường biển, hải đảo; giáo dục ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc; ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nội dung kiến thức về biển đảo đã đề cập kĩ hơn, sâu hơn, đa dạng và toàn diện hơn so với trước đây. Nội dung kiến thức liên quan đến giáo dục biển đảo trong trường phổ thông được cập nhật theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển kí kết năm 1982, có hiệu lực vào năm 1984; Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ được Việt Nam và Trung Quốc kí ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh. Những nội dung giáo dục về biển đảo đã được Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đọc và cho ý kiến góp ý. Nội dung về chủ quyền biển đảo cũng được giáo dục cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Theo đó, các cơ sở giáo dục đã lồng ghép các nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào nội dung sinh hoạt. Một số tỉnh ven biển còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo quê hương, điển hình như thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng,... Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ GD&ĐT đều có công văn hướng dẫn các sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ "Biển và Hải đảo Việt Nam". Năm học 2011-2012, Bộ đã tổ chức tập huấn cho hơn 400 giáo viên cốt cán về các nội dung: Biển Đông và vùng biển nước ta; tài nguyên thiên nhiên biển, đảo đa dạng, phong phú; bảo vệ môi trường biển, đảo. Nội dung giáo dục về biển đảo còn được thực hiện thông qua hình thức tổ chức ngoại khóa đa dạng như: tổ chức hội thi tìm hiểu về biển đảo và chủ quyền biển đảo nước ta; tổ chức buổi nói chuyện về biển đảo; tổ chức triển lãm, trưng bày học liệu, tư 161.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH. liệu học sinh tìm kiếm được về biển đảo nước ta, sự đa dạng về tài nguyên và môi trường biển đảo; tổ chức buổi văn nghệ hát về biển đảo quê hương; tổ chức tham quan cắm trại, dạy học tại thực địa về nội dung biển đảo; tổ chức cho học sinh làm các chuyên đề về biển đảo. Năm học 2012 - 2013, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục về nội dung bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang tổ chức, triển khai xây dựng đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Các kết quả nghiên cứu về biên giới, hải đảo và bảo vệ môi trường biển, hải đảo sẽ được xem xét và vận dụng để biên soạn chương trình và sách giáo khoa cho các cấp học trong thời gian tới, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước nói chung, chủ quyền biển đảo Việt Nam nói riêng. Qua đó, ta thấy các hình thức giáo dục về biển, đảo rất phong phú và đa dạng nhưng chúng ta chưa tận dụng được thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, việc giáo dục biển đảo chủ yếu tập trung ở lứa tuổi học sinh phổ thông mà chưa có một tư liệu chính thức nào dành cho SV, đặc biệt là SV sư phạm – những người trẻ tuổi năng động và đầy sáng tạo, những người làm nhiệm vụ giáo dục thiêng liêng và cao cả. Chính vì thế, việc xây dựng tư liệu giáo dục biển đảo cho SV sư phạm là một điều rất cần thiết. 2.2.2. Thực trạng về giáo dục biển, đảo cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.1. Thông qua các cuộc thi liên quan đến chủ đề biển, đảo Hiện nay, các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi vẽ tranh, hùng biện về chủ đề biển, đảo đã được tổ chức khá nhiều. Và SV của Trường ĐHSP TPHCM tham gia vào các hoạt động này tương đối đông về số lượng. Có đến 64,3% số SV được khảo sát trả lời là thường và có 35,7% số SV ít hoặc không có tham gia. Tuy nhiên, thông qua kết quả cuộc thi Vui cùng địa lí với chủ đề “Biển Đông yêu dấu” của Khoa Địa lí kết hợp với cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo của Đoàn Trường với chủ đề “Kết nối đảo xa”, chúng tôi rút ra được bảng số liệu sau đây: Bảng 1. Bảng tổng hợp điểm số của SV trường ĐHSP TPHCM thông qua hai cuộc thi tìm hiểu về biển đảo của Đoàn Trường Điểm số (a) a≥8 6.5 ≤ a < 8 5 ≤ a < 6.5 a<5. Số lượng tham gia: 690 SV Số lượng (SV) Tỉ lệ (%) 9 1,30 58 8,41 253 36,67 370 53,62 Nguồn: Xử lí và tổng hợp từ kết quả thi. 162.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Năm học 2012 - 2013. Một trong những điểm đáng lưu ý là mặc dù SV Trường ĐHSP TPHCM rất tích cực trong việc tham gia các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo nhưng kiến thức về biển, đảo của SV còn có rất nhiều lỗ hổng. Có đến 53,62% số lượng SV có điểm dưới 5 và chỉ có 1,3% số lượng SV có điểm từ giỏi trở lên. 2.2.2.2. Hoạt động tự tìm hiểu của SV trường ĐHSP TPHCM Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục biển, đảo. Bảng 2. Bảng thống kê hoạt động tự tìm hiểu về vấn đề biển, đảo của SV trường ĐHSP TPHCM Số lượng khảo sát: 500 SV. Hình thức. Tỉ lệ (%). Khảo sát. Tỉ lệ (%). Khảo sát. Tỉ lệ (%). Rất ít hoặc không có Khảo Tỉ lệ sát (%). 19,5. 278. 55,6. 98. 19.5. 26. 5,2. 18,8. 229. 45,8. 124. 24,8. 53. 10,6. Nhiều. Mức độ. Khảo sát. Tự tìm hiểu thông tin về 98 vấn đề biển, đảo Cùng bạn bè trao đổi những hiểu biết về vấn đề biển, 94 đảo của Việt Nam. Trung bình. Ít. (Nguồn: khảo sát thực tế) Mặc dù số lượng SV tự tìm hiểu về vấn đề biển, đảo ở mức độ nhiều chưa cao (19,5%) nhưng qua đây cũng cho chúng ta thấy một tín hiệu khả quan là SV Trường đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề về biển, đảo. Trong đó: 43,8% số SV tự tìm hiểu thông qua Internet, 25,2% từ các chương trình truyền hình, phần còn lại chủ yếu các SV tìm hiểu thông qua sách, báo và các tài liệu chuyên đề về biển, đảo Việt Nam. 2.2.2.3. Thông qua các chương trình dự án giáo dục về biển, đảo từ các Khoa trong trường và các tổ chức Hiện nay, vẫn chưa có chính thức một dự án nào của tổ chức hay cơ quan về giáo dục chủ quyền biển, đảo được áp dụng cho SV trường Đại học Sư phạm TPHCM. Và có đến 76,6% số SV được khảo sát tỏ ra rất hứng thú với chủ đề biển, đảo và muốn được phổ biến nhiều hơn về vấn đề này. Điều này cho thấy nhu cầu tìm hiểu về thông tin biển, đảo của SV Trường là rất cao. Chính vì điều đó, chúng tôi đã xây dựng một bộ giáo trình điện tử “Tư liệu giáo dục biển đảo” nhằm cung cấp thêm thông tin về vấn đề biển, đảo và hệ thống lại một số chứng cứ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho SV Trường ĐHSP TPHCM. 2.3. Xây dựng tư liệu giáo dục biển đảo cho sinh viên Trường ĐHSP TPHCM 2.3.1.. Nguyên tắc xây dựng 163.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH. 2.3.1.1. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu giáo dục và truyền thông Căn cứ vào mục tiêu giáo dục biển, đảo, khi thiết kế giáo trình điện tử, người biên soạn phải cụ thể hoá được nội dung giáo dục bằng hệ thống câu hỏi, sơ đồ, hình ảnh,... Tất cả phải chứa đựng nội dung học tập trong đó. Thông qua quá trình truyền thông (thao tác giữa người học với các phương tiện giáo dục) thì nội dung giáo dục đến được với người được giáo dục. 2.3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác của nội dung giáo dục và truyền thông Khi thiết kế một giáo trình điện tử là chúng ta đi mã hóa các nội dung giáo dục thành các dạng web chứa nội dung đó. Tuy nhiên, khi thực hiện công việc này đòi hỏi đảm bảo tính chính xác về nội dung, tính logic. Tức là giáo trình điện tử phải đảm bảo tính chính xác trong cấu trúc logic của nội dung và trong hoạt động tìm tòi của SV mới đạt mục tiêu giáo dục đề ra. 2.3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan Giáo trình điện tử đảm bảo tính trực quan trong giáo dục là điều kiện quan trọng của tư liệu. Các nguồn tư liệu phải được gia công kĩ thuật và gia công sư phạm sao cho đẹp, rõ nét, màu sắc hài hoà để người xem có thể quan sát và tiếp thu được dễ dàng. 2.3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tối đa vai trò của các giác quan Khi đảm bảo các nguyên tắc trên trong quá trình xây dựng và sử dụng sẽ đem đến kết quả là người xem có thể lĩnh hội tri thức nhanh hơn, dễ dàng hơn, sâu sắc hơn và qua sự hỗ trợ của phương tiện giáo dục độ bền kiến thức được duy trì lâu dài. 2.3.2.. Quy trình xây dựng. Hình 1. Quy trình xây dựng giáo trình điện tử 164.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Năm học 2012 - 2013. 2.3.3.. Giáo trình điện tử Tư liệu giáo dục biển, đảo Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ trang bị kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cho SV, tư liệu giáo dục biển đảo cho SV này cung cấp những kiến thức khái quát về Biển Đông, sơ lược về Luật Biển quốc tế và công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, sơ lược các hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước liên quan đến Biển Đông, các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nguyên nhân của sự tranh chấp, các chứng cứ khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.. Hình 2. Cấu trúc chung của giáo trình 2.3.3.1. Trang bìa Trang bìa trình bày vài thông tin tổng quan về tư liệu, tác giả và tiêu đề của tư liệu.. Hình 3. Trang bìa Ngoài ra, trang bìa còn đề cập đến các bản đồ về lịch sử và địa lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng những hình ảnh của các anh chiến sĩ không quản ngày đêm tuần tra và bảo vệ biển đảo. 2.3.3.2. Lời nói đầu Lời nói đầu của giáo trình nêu lên khái quát về tầm quan trọng của biển và sự cần thiết của việc xây dựng giáo trình này. 2.3.3.3. Trang nội dung. 165.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH. Nội dung của tư liệu được thiết kế hoàn toàn bằng các trang html thiết kế trên nền web, sử dụng phần mềm Dreamweaver. Các banner, tiêu đề của tư liệu được thiết kế bằng phần mềm Flax 3.0 nhằm tạo hiệu ứng sinh động cho giáo trình. Hệ thống nội dung tư liệu được thiết kế thành hai chương chính: + Chương 1 nêu lên khái quát về Biển Đông, vùng biển Việt Nam và sơ lược về Luật Biển quốc tế và công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.. Hình 4. Mục lục chương 1 + Chương 2 đề cập sơ lược về quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo Việt Nam thông qua các Hiệp định, thỏa thuận kí kết giữa Việt Nam và các nước liên quan đến Biển Đông. Ngoài ra, trong chương này còn đề cập sơ lược các quá trình tranh chấp trên Biển Đông đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó, tác giả phân tích nguyên nhân của sự tranh chấp và sưu tầm một số bản đồ, chứng cứ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.. Hình 5. Mục lục chương 2. 166.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Năm học 2012 - 2013. 2.3.3.4. Phần trắc nghiệm Bài tập trắc nghiệm được biên soạn phù hợp với bài giảng nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu của người sử dụng. Bài tập kiểm tra kiến thức được thiết kế bằng các phần mềm thiết kế bài tập thông dụng như Adobe Captive, Hot Potatoes,... Tùy theo dạng câu hỏi hỏi mà sử dụng phần mềm. Bài tập kiểm tra kiến thức có nhiều dạng: dạng trắc nghiệm lựa chọn, dạng trắc nghiệm điền từ, trắc nghiệm nối cột,... nhằm kiểm tra một cách tổng quát nhất khả năng tiếp thu của người sử dụng. 2.3.3.5. Phần tài liệu tham khảo Thiết kế bằng html liệt kê tất cả các tài liệu đã tham khảo trong quá trình biên soạn và xây dựng tư liệu. 2.4. Giải pháp giáo dục Giáo trình điện tử tư liệu giáo dục biển, đảo Việt Nam được tổng hợp từ những thẻ html. Vì vậy, chúng ta có thể thành lập một website hoặc forum để giáo dục biển, đảo cho SV Việt Nam nói chung và SV Trường ĐHSP TPHCM nói riêng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể upload file tổng hợp dạng “.chm” của giáo trình lên website của Trường hoặc trang ebook của Bộ GD&ĐT. Thông qua đó, SV có thể xem được tư liệu về biển đảo một cách tổng hợp, kiểm tra được những hiểu biết của mình về biển, đảo. Ngoài ra SV còn có thể gửi những câu hỏi thắc mắc của mình và sẽ nhận được phản hồi sau đó. 3. Kết luận Như phân tích trên việc giáo dục biển, đảo cho SV đại học sư phạm là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi mà các vấn đề biển, đảo đang ngày càng trở nên căng thẳng giữa các nước liên quan đến Biển Đông. Bất cứ môn học nào cũng cần có cách thức dạy và học phù hợp. Tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo cũng vậy. Điều vô cùng quan trọng là cả người dạy và người học phải thật sự kiên trì, bền bỉ, tiến hành liên tục theo phương châm “mưa dầm, thấm lâu”. Nếu chúng ta mang tâm lí “ăn xổi”, mong có hiệu quả ngay thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với thất bại. Ở bậc đại học và cao hơn, việc giáo dục này càng trở nên quan trọng và có tính chuyên sâu, chuyên ngành hơn, nhất là đối với những SV sư phạm, bởi sau này họ sẽ trở thành các thầy giáo, cô giáo truyền dạy kiến thức cho nhiều thế hệ học sinh khác. Việc xây dựng tư liệu giáo trình điện tử là một trong những cách tiếp cận hiệu quả và khả thi để đạt được mục tiêu hàng đầu là hình thành những hiểu biết về các vấn đề biển, đảo cho SV. Thông qua đó có thể rèn luyện kĩ năng tiếp cận công nghệ thông tin cho SV, một trong những kĩ năng rất cần thiết cho những nhà giáo tương lai.. 167.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Bắc (2012), Xây dựng một số bản đồ điện tử hỗ trợ việc học Địa lí của học sinh lớp 12, Kỉ yếu hội thảo khoa học Những vấn đề Địa lí học và Biến đổi khí hậu, Khoa Địa lí, Trường ĐHSP TPHCM. 2. Tạ Thi Ngọc Bích, Trần Văn Thương (2012), Vai trò của biển đảo và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cho học sinh, sinh viên, Kỉ yếu hội thảo khoa học Những vấn đề Địa lí học và Biến đổi khí hậu, Khoa Địa lí, Trường ĐHSP TPHCM. 3. Trung tâm Tin học Đại học Sư phạm (2012), Giáo trình điện tử, tài liệu lưu hành nội bộ. 4. Trung tâm tin học Đại học Sư phạm (2012), Giáo trình Thiết kế Website Dreamweaver CS5, tài liệu lưu hành nội bộ. 5. Trương Thị Thanh Tuyền và nnk (2011), Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở huyện Cần Giờ - TPHCM, Kỉ yếu Hội thảo Sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII, Khoa Địa lí, Trường ĐHSP TPHCM.. 168.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×